Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập vật lí t...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập vật lí trong chương iii quang học

.DOC
18
205
59

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thực tế dạy học bộ môn Vật lí thì bài tập Vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật các phương pháp Vật lí. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư duy một cách tích cực luôn luôn là việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. Trong quá trình dạy học môn Vật lí, các bài tập Vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Bài tập Vật lí giúp học sinh hiểu và khắc sâu thêm phần lí thuyết đặc biệt giúp học sinh có phương pháp giải bài tập. Biết vận dụng kiến thức Vật lí để giải quyết các nhiệm vụ học tập và những vấn đề thực tế của đời sống, là thước đo mức độ hiểu biết, kĩ năng thực hành của mổi học sinh. Bài tập Vật lí giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật Vật lí, những hiện tượng Vật lí, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt, tự giải quyết những vấn đề cụ thể khác nhau để từ đó hoàn thiện về mặt nhận thức và tích luỹ vốn riêng của học sinh. Muốn làm được bài tập Vật lí, học sinh phải biết cách vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để xác định được bản chất Vật lí, trên cơ sở đó chọn ra các công thức thích hợp cho từng bài tập cụ thể. Vì thế bài tập Vật lí còn là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, tính tự lực trong suy luận. Bài tập Vật lí là hình thức củng cố, ôn tập mở rộng và đi sâu vào các trường hợp riêng lẻ của định luật mà nhiều khi nếu nhắc lại nhiều lần ở phần lí thuyết có thể làm học sinh nhàm chán. Khi làm bài tập bắt buộc học sinh phải nhớ lại kiến thức đã học và vận dụng, đào sâu kiến thức do vậy đứng về mặt điều khiển nhận thức thì đây là phương tiện tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Trong việc giải bài tập, nếu học sinh tự giác, say mê tìm tòi thì nó còn có tác dụng rèn luyện cho các em đức tính tốt Trang 1 như tinh thần tự lập vượt khó, tính cẩn thận, tính kiên trì và đăc biệt tạo niềm vui trí tuệ trong học tập. Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp đổi mới. Ở chương III: “Quang Học”: là một trong những chương quan trọng của chương trình Vật lí lớp 9 nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. mắt, máy ảnh, Mắt cận mắt lão, kính lúp, ánh sáng, màu sắc các vật dưới ánh sáng, các tác dụng của ánh sáng; kỹ năng thực hành thí nghiệm để rút ra kiến thức mới, vận dụng các định luật, kiến thức hình học để giải bài tập. Vì vậy để giúp học sinh nắm vững các kiến thức trong chương này và vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các dạng bài tập Vật lí trong chương III, tôi đã chọn đề tài : “Phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập Vật lí trong chương III: Quang học” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Điểm mới của đề tài Sáng kiến này chưa có ai nghiên cứu. Đề tài này có điểm mới là: Phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập Vật lí chương III: Quang Học. §Ó thùc hiÖn tèt ch¬ng tr×nh s¸ch gi¸o khoa míi m«n Vật lí líp 9 vµ d¹y, häc theo ph¬ng ph¸p ®æi míi ®¹t hiÖu qu¶ cao th× ®ßi hái gi¸o viªn ph¶i nghiªn cøu, t×m tßi ®Ó ®Ò ra ®îc nh÷ng ph¬ng ph¸p gi¶ng d¹y cã hiÖu qu¶ nh»m híng dÉn häc sinh biÕt ph©n lo¹i, n¾m v÷ng ph¬ng ph¸p vµ lµm tèt c¸c d¹ng bµi tËp trong ch¬ng tr×nh s¸ch gi¸o khoa. Phân loại và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí lớp 9 chương III: Quang học. Bổ sung Phạm vi áp dụng của đề tài theo lĩnh vực. Trang 2 PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí khi chưa áp dụng đề tài. * Đặc điểm tình hình nhà trường: Ngôi trường nơi tôi giảng dạy có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt, phòng học và phòng thực hành Vật lí kiên cố, sạch sẽ đúng qui cách, có đồ dùng đầy đủ cho các khối lớp. Học sinh trường đa phần là các em ngoan chịu khó trong học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập. Đội ngũ giảng dạy môn Vật lí ở trường có 2 giáo viên. Trong chương III: Quang Học Vật lí lớp 9 yêu cầu đối với học sinh về kiến thức là: nắm vững khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Nhận dạng được các loại thấu kính, dựng được ảnh của một vật qua thấu kính. Vận dụng kiến thức hình học để tính được chiều cao ảnh, chiều cao vật, khoảng cách từ vật tới thấu kính, từ ảnh tới thấu kính. So sánh được giữa mắt và máy ảnh, tìm hiểu được các tật khúc xạ của mắt. Hiểu biết nhất định về kính lúp. Nắm được những hiểu biết ban đầu về ánh sáng , màu sắc. Về kỹ năng học sinh biết tiến hành các thí nghiệm kiểm tra hay thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kiến thức, vận dụng được các kiến thức hình học để giải bài tập. Giải thích được một số hiện tượng về Mắt cận mắt lão và một số hiện tượng có liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Màu sác các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu.... Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy Vật lí nhất là bài tập Vật lí như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc hướng Trang 3 dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí thì học sinh sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức trong chương. Thực tế về trình độ học tập của học sinh qua khảo sát cuối học kì 1 môn Vật lí ở 4 lớp 9A, 9B, 9C, 9D như sau: Số liệu Lớp 9A 9B 9C 9D Số bài kiểm tra 40 37 39 40 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2 1 3 4 5 2,7 7,7 10 6 6 8 10 15 16,2 20,5 25 16 12 18 20 40 32,4 46,2 50 10 10 8 5 25 27,1 20,5 12,5 6 8 2 1 15 21,6 5,1 2,5 Đánh giá chung về chất lượng (kết quả, so sánh, đối tượng…) 2. Giải pháp: * Phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập Vật lí trong chương III: Quang Học 2.1. Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi: Đó là những bài tập Vật lí mà khi giải học sinh không cần tính toán hay chỉ làm những phép toán đơn giản có thể nhẫm được. Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính toán có thể giải được phải thông qua những bài tập định tính....Vì vậy việc luyện tập, đào sâu kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo hứng thú học tập của học sinh. Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học sinh cần vận dụng kiến thức nhằm phát hiện bản chất Vật lí được nêu bật lên, vận dụng tri thức kỹ năng đã biết đi tới kết luận cuối cùng, còn những chi tiết không bản chất được lượt bớt. Với các bài tập định tính ta có thể chia ra là hai loại: Loại bài tập định tính đơn giản và loại bài tập định tính phức tạp. 2.1.1. Loại bài tập định tính đơn giản: - Giải bài tập định tính đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng một hai khái niệm hay định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này nên dùng để củng cố, khắc sâu khái niện hay định luật như các ví dụ sau : Trang 4 Ví dụ 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng : A. Truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. B. Truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. C. Truyền thẳng từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. D. Truyền theo một đường công từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Hãy chọn đáp án đúng ? - Với bài tập này giáo viên nên đưa ngay sau khi học sinh học xong bài hiện tượng khúc xạ ánh sáng. + (Đáp án B là đúng ) Ví dụ 2: Chiếu một chùm tia sáng song song và vuông góc với mặt thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được có đặc điểm gì? A. Chùm tia ló cũng là chùm tia song song. B. Chùm tia ló là chùm tia hội tụ C. Chùm tia ló là chùm tia phân kì D. Chùm tia ló là chùm hội tụ tại quang tâm của thấu kính + Đáp án đúng là B Với bài này giúp học sinh khắc sâu thêm đường đi của các tia sáng khi đi qua thấu kính hội tụ. Muốn làm tốt loại bài tập này yêu cầu học sinh phải ghi nhớ tốt các khái niệm, tính chất, định luật đã học 2.1.2.Dạng bài tập định tính phức tạp : Đối với các bài tập dạng định tính phức tạp thì việc giải các bài tập này là giải một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải dựa vào việc vận dụng một định luật Vật lí, một tính chất Vật lí nào đó. Khi giải các bài tập định tính phức tạp này ta thường phân tích ra ba giai đoạn : + Phân tích điều kiện câu hỏi. + Phân tích các hiện tượng Vật lí mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với định luật Vật lí, định nghĩa, một đại lượng Vật lí hay một tính chất Vật lí liên quan. Trang 5 + Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải. Ví dụ 3: Quan sát chiếc đũa cắm trong một cóc nước, ta thấy chiếc đũa dường như bị gãy khúc tại giao điểm của nó và mặt nước. Đồng thời ta nhìn thấy phần đũa ngập dưới nước dường như to hơn bình thường. Hãy giải thích tại sao + Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy vận dụng các kiến thức đã học trong chương để giải quyết, nên giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ và giải quyết lần lượt : + Giáo viên có thể hướng bằng cách đưa ra một số câu hỏi sau : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò - GV: Câu hỏi này liên quan đến phần - HS : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng kiến thức nào? - GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại xem - HS: Mắt ta nhìn thấy một vật khi có khi nào ta nhìn thấy một vật? ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - GV: Ta nhìn thấy phần đũa ngập - HS : ánh sáng từ phần đũa dưới nước trong nước thì có ánh sáng đi từ đâu đi vào mắt qua hai môi trường là nước đến đâu và qua những môi trường và không khí nào?. - HS: ánh sáng bị gãy khúc tại mặt - GV: Theo hiện tượng khúc xạ ánh phân cách giũa hai môi trường. sáng thì khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì xãy ra hiện tượng gì? - HS : không mà ánh sáng đi theo hai - GV: Vậy việc mắt nhìn thấy phần đường khác nhau đến mắt đũa trên không khí và phần đũa dưới nước ánh sáng có đi theo một đường nhất định vào mắt không? - HS : ta thấy chiếc đũa dường như bị - GV: Như vậy cùng một chiếc đũa gãy khúc tại giao điểm của nó và mặt nhưng ta lại có hai đường truyền của nước. Đồng thời ta nhìn thấy phần đũa ánh sáng từ phần trên và phần dưới ngập dưới nước dường như to hơn bình của chiếc đũa đến mắt. điều đó làm thường. Do hiện tượng khúc xạ ánh mắt ta nhìn thấy hình dạng của chiếc sáng. Trang 6 đũa ra sao? + Trên đây là một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các đối tượng học sinh yếu, trung bình, có thể tìm ra câu trả lời giải nhanh chóng và dễ hiểu sau đó giáo viên có thể đưa ra câu hỏi mang tính tổng hợp. + Trên cơ sở đó ta có thể dần dần trang bị cho học sinh phương pháp suy nghĩ logic và lập luận có căn cứ. 2.2. Dạng bài tập Toán vẽ Đây là dạng bài tập muốn thực hiện đúng yêu cầu học sinh nắm tốt đường đi của các tia sáng qua các loại thấu kính , Đặc điểm của từng loại thấu kính để xác loại thấu kính, quang tâm, tiêu điểm. Nắm được bản chất của vật và ảnh + Vật là giao của các tia tới , còn ảnh là giao của các tia ló + Vật và ảnh nằm trên một đường thẳng khi đường thẳng đó trùng với tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính Nắm được đường truyền của các tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính + Dùng tia tới song song với trục chính để xác định tiêu điểm F của thấu kính (tia tới song song với trục chính cho tia ló hội tụ tại tiêu điểm đối với thấu kính hội tụ và cho tia ló loe rộng ra trên đường truyền nhưng đường kéo dài phải đi qua tiêu điểm F đối với thấu kính phân kì) Hai tiêu điểm F và F’ nằm đối xứng nhau qua quang tâm Ví dụ 4: Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ trong trường hợp sau: B A F O F’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ? Muốn dựng ảnh của vật sáng AB ta HS: Ta chỉ cần dựng ảnh của điểm sáng chỉ cần dựng ảnh của điểm sáng nào? B. Từ điểm ảnh của điểm sáng B ta hạ Và làm sao từ ảnh của điểm sáng đó đường thẳng vuông góc với trục chính dựng được ảnh của vật sáng AB cắt trục chính tại điểm nào thì điểm đó Trang 7 chính là điểm ảnh của A ? Vậy muốn dựng ảnh của điểm sáng B HS: Sử dụng 2 trong 3 tia sáng dặc biệt ta nên sử dụng những tia sáng đặc biệt tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng nào? song song với trục chính và tia sáng đi ? Làm thế nào để xác định được ảnh của qua tiêu điểm F điểm sáng B? HS: ảnh của điểm sáng B là điểm giao GV: Yêu cầu HS dựng ảnh của vật sáng của hai tia ló ứng với hai tia tới xuất phát từ B AB vào vë HS: Dựng ảnh B A I F’ A’ F O B’ Đây là loại bài tập tương đối đơn giản vận dụng ngay sau khi hoc bài ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Bài tập loại này giúp cho học sinh yếu , trung bình vận dụng được để ghi nhớ kiến thức’ Ví dụ 5. Cho AB là vật , A’B’ là ảnh, A và A’ nằm trên trục chính. Đây là thấu kính gì?Hãy xác định quang tâm tiêu điểm của thấu kính này? B A’ A B’ Hoạt động của giáo viên GV: ảnh A’B’ cùng chiều hay ngược Hoạt động của học sinh HS : Ảnh ngược chiều với vật chiều vật AB? HS: Vật thật cho ảnh ngược chiều nên Đối với loại thấu kính gì vật thật qua nó chính là thấu kính hội tụ thấu kính cho ảnh ngược chiều? HS: Trùng với tia sáng khi đi qua quang Trang 8 ? điểm sáng và điểm ảnh của nó nằm tâm của thấu kính trên một đường thẳng thì đường thẳng này trùng với tia sáng đặc biệt nào khi HS:Nối BB’cắt trục chính tại điểm nào đi qua thấu kính? thì điểm đó chính là quang tâm O ? Vậy làm cách nào để xác định quang HS: Sử dụng tia tới song song với trục tâm của thấu kính trên? chính. Vì khi sử dụng tia tới này nó cho ? Để xác định tiêu điểm F của thấu kính tia ló hội tụ tại tiêu điểm và tia ló lại đi nên sử dụng tia sáng đặc biệt nào? Vì qua điểm ảnh sao sử dụng tia sáng đó? HS Từ B dựng tia tới song song với trục chÝnh c¾t thÊu kÝnh t¹i I Nèi I víi B ’ c¾t trôc chÝnh t¹i ®iÓm nµo th× ®iÓm ®ã lµ Yêu cầu học sinh xác định tiêu điểm F tiªu ®iÓm F. lÊy F’®èi xøng víi F qua ’ và F quang t©m O. I B A’ Đây là loại bài tập tương đối khó cần chú trọng loại bài tập này cho đối tượng F O F’ A học sinh khá giỏi *Tương tự giáo viên có thể ra các bài tập dạng này cho loại thấu kính phân B’ kì. Cách vẻ ảnh của một vật qua máy ảnh: vì vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ nên cách vẻ ảnh cũng giống như cách vẻ ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ nhưng chú ý khi vẻ hình không cần phải đúng tỉ lệ và ảnh của một vật tạo bởi máy ảnh luôn là ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật . Hoặc cách vẻ ảnh một vật qua kính lúp) Loại bài tập này giúp học sinh nắm chắc hơn về đặc điểm của thấu kính đồng thời nắm tốt tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính. Vận dụng , khai thác được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính. Trang 9 2.3.Dạng bài tập định lượng: Đó là dạng bài tập muốn giải đựơc phải thực hiện một loạt các phép tính : Để làm tốt loại bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề, tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ mới (nếu có), nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải tìm. Phân tích nội dung bài tập, làm sáng tỏ bản chất Vật lícủa các hiện tượng mô tả trong bài tập. Xác định phương pháp giải và vạch ra kế hoạch giải bài tập. Đối với bài tập tính toán ta có thể phân làm các dạng cụ thể để giải 2.3.1. Xác định vị trí ảnh khi biết tiêu cự và vị trí của vật đặt trước thấu kính Phương pháp giải: Vẻ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính Áp dụng tính chất của các cặp tam giác đồng dạng để suy ra các đại lượng cần tìm. Ví dụ 6 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự OF = f= 10cm. Vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính và cách thấu kính một đoạn OA =d=30cm. a) Xác định vị trí và tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính. b) Cho ảnh cao 3cm , tìm độ cao của vật ? Hoạt động của giáo viên GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán Hoạt động của học sinh Tóm tắt: OF=OF’= f = 10cm OA= d = 30cm; A’B’= 3cm OA’ = ? AB = ? -HS: Dựng ảnh B GV: Y/C HS dùng các tia sáng đặc biệt A I F’ A’ F O B’ để dùng ảnh của vật sáng AB -HS: Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA’B’ có GV: Để tìm vị trí của ảnh và chiều cao OA/OA’=OB/O’B’=AB/A’B’ (1) của vật ta nên sử dụng các cặp tam giác Trang 10 đồng dạng nào? Từ các cặp tam giác đó ta suy ra các cặp cạnh nào của tam giác tỉ lệ với _ HS: Tam giác BB’I đồng dạng với nhau. GV: Để tính tỉ lệ OB/OB’ từ OA và OF tam giác OB’F’ ta sử dụng cặp tam giác đồng dạng nào? BB’/OB’ = BI/OF” = (OB+OB’)/OB’ ? Từ cặp tam giác trên đồng dạng ta nên = OA/OF’ = OB/OB’+OB’/OB’ = chọn cặp cạnh nào tỉ lệ với nhau? OA/OF’ = OB/OB’+1 = 30/10 ? Giữa BB’ và OB, OB’ có mối quan hệ OB/OB’=30/10 – 1= 2 như thế nào HS: Thế vào (1) ta được ? Khi ta tính được tỉ lệ OB/OB’ làm thế 30/OA’ = 2  nào để tính OA’ và AB AB/3 = 2  OA’= 15cm AB = 6 cm 2.3.1. Xác định vị trí của vật qua thấu kính khi biết tiêu cự và vị trí của ảnh: Phương pháp giải: Dựng ảnh của vật sáng qua thấu kính. Sử dụng các cặp tam giác đồng dạng để suy ra các đại lượng cần tìm. Ví dụ 7: Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính và cho ảnh ảo và cách thấu kính hội tụ một khoảng 30cm . Biết thấu kính này có tiêu cự 20cm. a) Xác định vị trí vật. b) Cho ảnh cao 3cm, tìm độ cao của vật ? Hoạt động của giáo viên GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. Hoạt động của học sinh Tóm tắt: OF=OF’ =f= 20cm OA’= d’ = 30cm; A’B’= 3cm Tính : OA = ? AB = ? -GV:? Đối với thấu kính hội tụ vật thật -HS: Vật nằm trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo thì vật nằm trong hay nằm của kính ngoài khoảng tiêu cự? Y/C HS dùng các tia sáng đặc biệt để HS: Dựng ảnh B’ A’ B I F' F A O Trang 11 A dung ảnh của vật sáng AB F A’ O F’ GV: Để tìm vị trí của vật và chiều cao của vật ta nên sử dụng các cặp tam giác đồng dạng nào? -HS: Tam giác OAB đồng dạng với Từ các cặp tam giác đó ta suy ra các tam giác OA’B’ có cặp cạnh nào của tam giác tỉ lệ với OA/OA’=AB/A”B’ (1) nhau. GV: Để tìm mối quan hệ giữa d và f ta nên sử dụng cặp tam giác đồng dạng HS: Tam giác IOF’ đồng dạng với nào? tam giác B’A’F’ ? Giữa F’A và F’O, A’O Có mối quan OI/A’B’ = F’O/F”A’ = AB/A’B’ (2) hệ như thế nào với nhau? Từ (1) và (2) ta thấy: Như vậy khi đã biết tỉ lệ F ’O/ F’A và OA/A’O = F’O/F”A’ = F’O/ A’O ta có thể tính được AO không và (F’O+A’O). suy ra tính như thế nào? AO= A’O*F’O/(F’O+A’O) =30*20/(20+30) = 12cm 2.3.1. Xác định tiêu cự của thấu kính khi biết vị trí của vật và vị trí của ảnh Phương pháp giải: Vẻ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính Áp dụng tính chất của các cặp tam giác đồng dạng để suy ra các đại lượng cần tìm. Ví dụ 8. Một vật sáng AB cao 6cm, đặt trước một thấu kính phân kì một đoạn 30cm cho ảnh cách thấu kính 10cm. Xác định: a) Tiêu cự của thấu kính ? a) Độ lớn của ảnh ? Hoạt động của giáo viên GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán Hoạt động của học sinh Tóm tắt: 0*/1OA’= 10cm OA= d = 30cm AB= 6cm Tính : Trang 12 OF = ? A’B’ = ? GV: Y/C HS dùng các tia sáng đặc biệt để -HS: Dựng ảnh dung ảnh của vật sáng AB GV: Để tìm vị trí của ảnh và chiều cao của B I vật ta nên sử dụng các cặp tam giác đồng B’ dạng nào? F A’ O F’ A Từ các cặp tam giác đó ta suy ra các cặp cạnh nào của tam giác tỉ lệ với nhau. ’ ’ ?Khi đã biết tỉ lệ của AB/A B và AB làm ’ ’ thế nào để tính A B -HS: Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA’B’ có OA/OA’=OB/O’B’=AB/A”B’ (1) GV: Để tính tỉ lệ OB/OB ’ từ d và f ta sử OB/OB’ = 30/10 = 3 dụng cặp tam giác đồng dạng nào? ? Từ cặp tam giác trên đồng dạng ta nên chọn cặp cạnh nào tỉ lệ với nhau? A’B’ = AB/3 = 6/3 = 2 cm ? Giữa BB’ và OB, OB’ có mối quan hệ như thế nào ? Khi ta đã có tỉ lệ OB/OB’ làm thế nào để tính OF - HS: Tam giác BB’I đồng dạng với tam giác OB’F BB’/OB’=BI/OF”= = (OB-OB’)/OB’ OB/OB’-OB’/OB’ = = OA/OF = OA/OF = OB/OB’-1 = 30/OF HS: Từ (1) ta được: 3-1=30/OF OF= 30/2= 15cm Là những bài tập phức tạp mà muốn giải được chúng ta phải vận dụng nhiều khái niệm, nhiều định luật hoặc qui tắc, công thức nằm ở nhiều bài nhiều mục. Loại bài tập này có mục đích chủ yếu là ôn tập tài liệu giáo khoa, đào sâu mở rộng kiến thức giúp các em học sinh thấy được mối quan hệ giữa những phần khác nhau. Bài tập dạng này giáo viên cần hướng dẫn cặn kẽ để giúp các đối tượng học sinh trong lớp có thể nắm bắt kịp thời. Trang 13 2.4. Dạng bài tập có nội dung thực tế Đó là những bài tập có liên quan trực tiếp tới đời sống thực tế,kĩ thuật, sản xuất, các hiện tượng thiên nhiên và đặc biệt là thực tế lao động sinh hoạt hàng ngày (mà học sinh thường gặp) Những bài tập này có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Loại bài tập này rơi nhiều vào kiến thức từ bài 47 đến bài 56 Ví dụ 9: Giải thích vì sao ban ngày ta thường thấy lá cây màu xanh ( trừ một số loại lá đặc biệt) còn trong đêm tối ta thường thấy lá cây có màu đen. Ví dụ 10: Ánh sáng đỏ ,xanh, vàng ở đèn tín hiệu giao thông (đặt ở các nút giao thông đường phố) được tạo ra như thế nào? ví dụ 11: Tại sao máy bay hoặc các tàu biển hoạt động tại vùng nhiệt đới lại thường sơn màu trắng? hoặc tại sao vào mùa hè thì người ta thường khuyên chúng ta nên mặc áo sáng màu còn về mùa dông lại nên mặc áo tối màu? 2.5. Dạng bài tập thí nghiệm: Là dạng bài tập mà trong khi giải phải tiến hành thí nghiệm, những quan sát hoặc kiểm chứng cho lời giải lý thuyết hoặc tìm số liệu, dữ kiện dùng cho việc giải bài tập. Loại bài tập này có nhiều tác dụng về giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Một ưu điểm của loại bài tập này là học sinh phải biết đầy đủ quá trình Vật lí của bài tập chứ không phải áp dụng công thức một cách máy móc. Bài tập thí nghiệm có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, gây hứng thú gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn , kích thích tính tích cực rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Để học sinh dễ dàng thực hiện được các loại bài tập thí nghiệm thì thường các bài toán thí nghiệm Vật lí phải xây dựng bằng những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền dễ làm. Mức độ chính xác củng ở mức độ vừa phải. Phải hướng dẫn kỹ năng thực hành cho học sinh, phải được xem trọng về độ an toàn, tính khoa học. Ví dụ 12: Cho một kính, một ngọn đèn điện, một tấm bìa cứng một chiếc thước loại 400mm. Hãy làm thí nghiệm để xác định tiêu điểm của kính lúp. Trang 14 Hướng dẫn: Đặt kính lúp ở rất xa bóng đèn điện, điều chỉnh để thu được ảnh rỏ nét, lộn ngược của đèn đó trên tấm bìa đặt song song với mặt kính lúp. Tiêu điểm của kính lúp là giao điểm của trục đi qua tâm với tấm bìa này Ví dụ 13: Hãy mô tả các phương án thí nghiệm để xác định xem mắt kính dùng cho người bị tật viễn thị thuộc loại thấu kính hội tụ hay thuộc loại thấu kính phân kì bằng cách dùng các phương tiện sau: a) Dùng một mảnh vải bông mềm. b) Dùng một trang sách. c) Dùng ánh nắng mặt trời. Hướng dẫn: a) Lót vải bông mềm rồi ding tay kiểm tra, thấu kính nào có rìa dày hơn là thấu kính phân kì, có phần rìa mỏng là thấu kính hội tụ. b) Nhìn các hàng chữ trong sách qua thấu kính nếu thấy ảnh ảo lớn hơn là thấu kính hội tụ. c) Hứng ánh nắng mặt trời bằng thấu kính, nếu thấy có thể điều chỉnh để tìm được một điểm nhỏ sáng chói tại mặt đất thì đó là thấu kính hội tụ. 3. Kết quả đạt được: Thông qua tiến hành nghiên cứu trên lớp 9B với đề tài phân loại và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí 9 chương III: Quang Học, tôi đã thu được một số kết quả đó là học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách làm các bài tập vận dụng trong sách bài tập. Để chứng minh tôi xin đưa ra một số kết quả sau: Sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến trên lớp 9A, 9B còn lớp 9C,9D để đối chứng, khi kiểm tra kết thúc chương III tôi đã thu được kết quả sau: Số Số Trung Giỏi Khá Yếu Kém liệu bài bình Lớp kiểm SL % SL % SL % SL % SL % tra 9A 40 5 12,5 8 20 17 42,5 8 20 2 5 9B 37 3 8,1 6 16,3 18 48,6 8 21,6 2 5,4 9C 39 3 7,7 7 17,9 15 38,5 11 28,2 3 7,7 9D 40 4 10 8 20 17 42,5 9 22,5 2 5 Trang 15 Như vậy so với bài khảo sát chất lượng cuối học kì I thì tỉ lệ học sinh yếu kém của hai lớp 9A, 9B đã giảm rỏ rệt và tỉ lệ học sinh khá, giỏi đã được cải thiện. chất lượng mặt bằng của hai lớp 9A, 9B đã được nâng lên ngang tầm và vượt hai lớp còn lại. Trong lúc đó hai lớp đối chứng giáo viên dạy tiến trình như sách giáo khoa, khong áp dụng sáng kiến thì chất lượng không được cải thiện bao nhiêu mà có phần giảm sút so với học kì I. 4. Bài học kinh nghiệm Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn vật lý. Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân loại và giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người giáo viên. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài. Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc phân loại một số dạng bài tập trong chương III: “Quang học” của chương trình Vật lí9 được dễ dàng và hướng dẫn học sinh giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Vật lítheo phương pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một hiện tượng vật lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất. Trang 16 * Các giải pháp đã được áp dụng: Phân loại các dạng bài tập ở sách giáo khoa và sách bài tập Vật lí 9: 1. Dạng bài tập định tính 2. Bài tập toán vẽ 3. Bài tập định lượng + Bài tập xác định vị trí ảnh khi biết tiêu cự và vị trí của vật đặt trước thấu kính + Bài tập xác định vị trí vật khi biết tiêu cự và vị trí của ảnh + Bài tập xác định tiêu cự khi biết vị trí ảnh và vị trí của vật đặt trước thấu kính 4. Bài tập có nội dung thực tế 5. Bài tập thí nghiệm 2. Kiến nghị và đề xuất Qua đề tài này tôi cũng xin có một số kiến nghị đó là : việc dạy học môn Vật lít rong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp các em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống. Vì vậy giáo viên giảng dạy môn Vật lícần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên trong đề tài này có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để đề tài có thể đạt được kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CÁC MỤC LỤC: 1.Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Vật lí9 -NXB_GD Năm 2005 - Sách bài tập Vật lí9 - NXBGD năm 2005 - Sách giáo viên Vật lí9 - NXBGD năm 2005 - Phương pháp giảng dạy Vật líở trường phổ thông, tập 1 - NXBGD-1979 - Phương pháp giải bài tập Vật lí– NXBGD - Trộng tâm kiến thức và bài tập Vật lí9 – NXBGD Trang 17 - Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập Vật lí, tập 2- NXB ĐHQG HCM 2006 - Bài tập thí nghiệm Vật lí THCS- NXBGD- 2002 2. Mục lục tổng quát Phần một: MỞ ĐẦU : Từ trang 1 đến trang 2. Phần hai: NỘI DUNG: Từ trang 3 đến trang 17. Phần ba: KẾT LUẬN: Từ trang 18 đến trang 18. Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng