Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một vài kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một vài kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt

.DOC
12
281
126

Mô tả:

 Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt A. PHẦN MỞ ĐẦU Công tác chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, nhất là trong giai đoạn xã hội ngày nay khi nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển, cả thành tựu của khoa học công nghệ đã được ứng dụng sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực có lợi cho sự phát triển của xã hội thì cũng có không ít những tiêu cực tác động xấu đến đời sống, sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người mà đặc biệt là học sinh ở bậc học THCS. Việc giáo dục ý thức đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh là một việc làm khó khăn, nhưng khó khăn hơn nữa đối với trường hợp học sinh cá biệt, nó không những đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm có lòng yêu nghề, yêu người mà còn là ý thức trách nhiệm đối với tương lai của một con người . Với những kinh nghiệm tích luỹ được trong công tác chủ nhiệm mà đặc biệt là trong giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh cá biệt, tôi tin rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích được cho một số bạn đồng nghiệp, đặc biệt là những bạn trẻ mới bước vào nghề. Bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! 1. Lí do chọn đề tài: Đất nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại WTO, nền kinh tế của nước ta đang từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế của thế giới. Những thành tựu của nền kinh tế thị trường, những ứng dụng của khoa học công nghệ đã phát huy được những mặt tích cực của nó đối với đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, người dân có điều kiện tiếp xúc và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong đời sống vật chất cũng như tinh thần, có cơ hội được tiếp thu nhiều nguồn thông tin, được khám phá thêm nhiều nền văn hoá đa Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 1 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt dạng, phong phú trên toàn thế giới. Cùng với những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó cũng có những ảnh hưởng đến đời sống của toàn xã hội, đặc biệt đó là những tác động về mặt đạo đức đã làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta. Xuất hiện những tư tưởng không lành mạnh, xa lạ với những giá trị đạo đức của dân tộc như: Tư tưởng đề cao tự do cá nhân, lối sống ích kỷ, sùng bái đồng tiền… Từng ngày, từng giờ các phương tiện thông tin đại chúng trên cả nước không ngừng đưa tin về thực trạng suy đồi về đạo đức trong xã hội với những hành vi cụ thể như giết người cướp của, trộm cắp, thanh toán lẫn nhau rồi những tệ nạn của toàn xã hội như Ma tuý, Mại dâm…các đối tượng phạm tội ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng chiếm đa phần vẫn là lứa tuổi học trò mà đặc biệt là học trò ở bậc THCS. Các tệ nạn xã hội đã thâm nhập vào môi trường học đường. Trong các trường phổ thông đã xuất hiện những trường hợp học sinh như: Trộm cắp, Trấn lột, Đánh những bạn mà bản thân thấy “ Chướng tai gai mắt”, uống rượu, đập phá bàn ghế, kết giao với những băng nhóm ở ngoài xã hội, và những hành vi vô lễ, xúc phạm tới nhân phẩm và danh dự của giáo viên…Đây là những vấn đề gây nên nhiều bức xúc cho nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Phải làm gì để giáo dục ý thức đạo đức cho các em? Giúp các em tự nhận ra những sai lầm, khuyết điểm của bản thân để sữa chữa đã trở thành mối quan tâm, sự trăn trở của các cấp lãnh đạo trong các trường trung học cơ sở, của các thầy cô giáo, đặc biệt là của các giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy mẫu mực của cả dân tộc Việt Nam đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” hay cha ông ta ngày xưa đã từng đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn ”. Để sự nghiệp trồng người đạt hiệu quả, giúp các em phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần, học vấn và đạo đức không thể tách rời việc dạy chữ và dạy người, đó là một quá trình dài lâu, nó không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của người học mà còn là sự tâm huyết của thầy cô giáo, sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội. Vì vậy người giáo viên khi đến lớp không phải chỉ là truyền thụ tri thức mà còn phải chú trọng giáo dục ý thức đạo đức, nhân cách cho các em. Chủ tịch Hồ Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 2 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt Chí Minh từng nói về con người “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cái cốt lõi ở con người trước hết phải có đức. Để học sinh phát triển toàn diện về cả tri thức và đạo đức thì việc giảng dạy của giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức khoa học mà còn phải chú trọng đến việc giáo dục ý thức đạo đức cho các em mà đặc biệt là những em học sinh “cá biệt ”, giúp các em nhận ra những sai lầm, những khuyết điểm của bản thân để từng bước sữa chữa khắc phục. Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài này . 2. Mục đích nghiên cứu: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc bì cũng khó ”. Đạo đức là cái gốc của mỗi con người, một nhân cách toàn diện là sự phát triển hài hoà của hai yếu tố tri thức và đạo đức. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là qua công tác chủ nhiệm lớp tôi đã tìm ra được những biện pháp hữu hiệu để giáo dục ý thức đạo đức cho các em, nhất là những em học sinh “cá biệt ” giúp các em nhận thức được những hành vi vi phạm về đạo đức của bản thân, biết khắc phục và từng bước hình thành lối sống tích cực, có những biểu hiện phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức của xã hội . 3. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh Trung học cơ sở, cụ thể là học sinh “cá biệt ” ở lớp 6, là lớp đầu cấp của bậc học phổ thông. Đây là năm học được xem là nền móng đối với tương lai của các em, giúp các em dần hoàn thiện nhân cách và xác định được đường đi cho tương lai sau này. Bên cạnh những em có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc trau dồi tri thức, đạo đức trong năm học cuối cấp thì vẫn còn không ít những học sinh chưa xác định được cho mình cách thức học tập, tu dưỡng đạo đức đúng đắn. Đồng thời ở độ tuổi từ 11-13 tuổi là lứa tuổi các em bước sang giai đoạn mới cho nên các em cũng có nhiều biến đổi phức tạp về mặt tâm sinh lí. Có em rất chững chạc, suy nghĩ chín chắn nhưng cũng có những em có đời sống tâm sinh lí rất phức tạp như: Luôn cho rằng suy nghĩ, hành động, việc làm của mình là đúng đắn, em sẵn sàng phản bác những ý kiến không phù Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 3 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt hợp với suy nghĩ của bản thân em, nếu thấy cô giáo có những nhận xét chưa thật chính xác, chưa thật đúng, đủ về bản thân,các em sẽ phản bác lại ngay…. Do các em chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học tập, tu dưỡng ý thức đạo đức cho bản thân sau này, mà các em lại thiên về hành động và suy nghĩ bồng bột theo cảm tính, chưa có sự lựa chọn phù hợp vì vậy có nhiều em có những hành vi vi phạm đạo đức mà bản thân các em không tự mình nhận thức được... Trong những trường hợp cụ thể này thì giáo viên và phụ huynh có trách nhiệm giúp đỡ chỉ bảo, dìu dắt định hướng cho các em, giúp các em rèn luyện tu dưỡng về đạo đức, nâng cao ý thức học tập từ đó xác định được hướng đi đúng đắn trong tương lai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Cung cấp những thông tin cơ bản về việc giáo dục, rèn luyện học sinh. - Trình bày một số hành vi cơ bản dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường của một số học sinh cá biệt. - Trình bày một số phương pháp trong việc giáo dục học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo sách, báo, tài liệu có liên quan - Tìm hiểu thực tế - Đúc rút kinh nghiệm bản thân Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 4 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt B. PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm của đối tượng: Năm học 2008-2009, Ban giám hiệu nhà trường đã phân công cho tôi làm công tác chủ nhiệm ở lớp 6A2. Lớp gồm 41 em là sự kết hợp của học sinh hai trường tiểu học trong xã và ở các nơi khác chuyển đến. Học sinh thuộc nhiều đối tượng, nhiều thành phần khác nhau. Lúc mới nhận lớp, tôi đã nhận thấy một sự khác thường. Nổi bật trong số tất cả học sinh của lớp là trường hợp của 3 em: Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Văn Minh, Nguyễn Văn Nghiệp. Mới đầu năm học thì chưa có hiện tượng gì xảy ra nhưng đến khoảng giữa tháng 10 – 2009 các em này đã có những hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp như: không tham gia hoạt động tập thể, không thực hiện quy định về đồng phục của học sinh mà toàn trường đề ra (không đeo khăn quàng, không đóng thùng…), ở trong lớp học thì làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học, không học bài, không làm bài trước khi đến lớp, đến lớp chỉ có 2-3 cuốn vở, đồ dùng học tập không đủ, thường xuyên đổi chỗ trong các tiết học để nói chuyện riêng với các bạn. Có thái độ thiếu tôn trọng đối với giáo viên, hay nói ngang trong các tiết học, nhưng điều quan trọng hơn là thường xuyên cúp bỏ tiết, đi chơi bi-da, điện tử. Đã nhiều lần tôi phải đích thân đi đến các quán bi – da, game để tìm kiếm các em. Tình trạng nghỉ học không phép diễn ra nhiều lần. Những điều đó đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và thi đua của cả tập thể lớp. 2. Nguyên nhân: Đứng trước những hành vi của 3 em Hiếu, Minh, Nghiệp, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng em để tìm ra nguyên nhân của những hành vi vi phạm trên. Sau thời gian tìm hiểu phần nào đã giúp tôi hiểu vì sao các em lại thường xuyên vi phạm những nội quy của nhà trường, cụ thể là : Một điểm chung nhất của cả 3 em là: đều là học sinh lưu ban do học lực yếu, hạnh kiểm trung bình (mặc dù đã được thi lại). Hoàn cảnh gia đình cuả em Hiếu thì tương đối khá giả, thu nhập cao nhưng việc giáo dục con của cha mẹ thì chưa thấu đáo, không quan tâm đến việc Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 5 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt học tập của con cái. Thậm chí khi tôi đến nhà để trao đổi thì phụ huynh buông ra những lời thiếu tế nhị kèm theo sự thô tục. Họ cho rằng gia đình chỉ có một đứa con trai nên phải chiều theo ý nó và họ muốn phó thác con cái cho nhà trường. Với tâm lí ỷ lại cha mẹ nên em Hiếu không chú trọng mấy đến việc học. Hoàn cảnh gia đình em Minh thì không như em Hiếu – kinh tế gia đình nghèo, cha mẹ thường ngày phải đi làm thêm, làm mướn. Cha mẹ ít có điều kiện gần gũi nhắc nhở con cái học hành, hơn nữa quá tin vào con nhưng khi tôi đến nhà họ mới vở lỡ ra là con hư. Họ còn cho tôi hay là em Minh thường đi học sớm khoảng 10 -11 giờ là đi rồi, trong khi đó nhà thì không xa trường là bao (ở thôn 6). Điều này chứng tỏ gia đình cũng ít quan tâm đến việc học của con. Còn hoàn cảnh gia đình em Nghiệp thì khác. Gia đình em mới chuyển từ ngoài Hà Bắc vào làm kinh tế. Nhà ở xa trường (thôn 7A), bố mẹ thì lo làm ăn kinh tế, lúc nào rảnh rỗi mới chở con đi học cũng ít có điều kiện để kèm cặp con cái. Hoàn cảnh gia đình đã vậy, thêm vào đó “máu” chơi game đã khiến 3 em làm bạn với nhau rồi dần dần rủ nhau chơi bời lêu lổng. Hơn nữa, học lực yếu khiễn các em ngày càng chán học, xem việc học như là một “cực hình”. Các em đi học như chiếu lệ để trốn tránh công việc ở nhà và được đi chơi thoải mái vì cha mẹ không biết. Học lực yếu, không có mục đích để phấn đấu trong học tập, xem việc đến trường, đến lớp là nghĩa vụ của bản thân. Đây cũng chính là yếu tố khiến các em sao nhãng trong việc học tập . Đây chính là các nguyên nhân trong các hành vi vi phạm của 3 em, nó đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trong phong trào thi đua của tập thể lớp. Nhiều giáo viên bộ môn đã phản ánh về ý thức học tập và và cách ứng xử của các em. Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi cần phải có những biện pháp như thế nào để giáo dục ý thức đạo đức cho các em, giúp các em hướng tới cuộc sống trong sáng, lành mạnh. Đây là điều để lại trong tôi rất nhiều băn khoăn trăn trở, suy nghĩ . Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 6 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt 3. Biện pháp: Các nhà giáo dục trên toàn thế giới nói “Con người chỉ đẻ ra con người , còn giáo dục sản sinh ra nhân cách “, “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt “. Để việc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh cá biệt đạt kết quả, giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách bản thân, đáp ứng được những yêu cầu chung về chuẩn mực đạo đức của xã hội là một quá trình dài lâu, nó không chỉ được quy định bởi sự giáo dục của thầy cô trong nhà trường mà còn đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình và xã hội. Đồng thời tuỳ từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên tìm ra phương pháp giáo dục hợp lí. Nếu người giáo viên hiểu đúng đối tượng giáo dục, vận dụng linh hoạt các biện pháp trong quá trình giáo dục thì sẽ đem lại những hiệu quả tích cực . Trong trường hợp của 3 em Hiếu, Minh, Nghiệp tôi đã vận dụng một số biện pháp giáo dục sau đây: 1. Tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân của các hành vi vi phạm. Khi tìm hiểu tôi phát hiện ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi sai trái của em như: Thiếu sự quản lí chặt chẽ của gia đình; dễ bị ảnh hưởng những thói xấu trong xã hội; bị hổng kiến thức từ lớp dưới; có sự phát triển phức tạp về đời sống tâm lí. Sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân giúp tôi đưa ra được những hình thức giáo dục hợp lí hơn, xác thực hơn với các em . 2. Xây dựng môi trường hoà đồng thân thiện trong lớp học, phát động học sinh trong lớp thực hiện phong trào thương thân thương ái, giúp đỡ những bạn học sinh học yếu. Động viên khuyến khích các em tham gia tích cực các hoạt động tập thể. Đồng thời tạo điều kiện cho các em ngồi với bạn học khá hơn, hiểu rõ về hoàn cảnh và điều kiện của các em để bạn giúp đỡ các em trong học tập, nhắc nhở động viên em cố gắng vươn lên. 3. Thay đổi cách thức giáo dục của giáo viên: Thay phê bình, cảnh cáo, phạt…vv bằng sự nhắc nhở nhẹ nhàng, thường xuyên quan tâm, tìm hiểu, gần gũi giúp đỡ các em nhận ra những biểu hiện sai Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 7 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt của bản thân, khuyến khích động viên chỉ ra những mặt tích cực để các em phát huy và dần thay đổi. Phải hiểu kĩ hoàn cảnh, tính cách của từng học sinh để có những lời nói và cách xử sự thích hợp. Không tạo áp lực, không áp đặt suy nghĩ của giáo viên cho học sinh, khuyến khích các em trình bày những suy nghĩ của bản thân. Giáo viên uốn nắn lại những suy nghĩ chưa phù hợp . 4. Thành lập ban kỷ luật của lớp: Ban kỷ luật của lớp được thành lập gồm 3 em, trong đó có em Hiếu là một thành viên, sẽ đưa ra những hình thức xử lí với những học sinh vi phạm trong lớp. Khi ban kỷ luật được thành lập, đặc biệt là được đưa ra những hình thức xử lí với những học sinh vi phạm trong lớp sẽ tác động trực tiếp đến các em cá biệt, giúp các em nhận thức rõ, cụ thể hơn những sai lầm, những vi phạm của bản thân mình từ đó các em sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nội quy của trường, lớp. 5. Lập kênh thông tin đa chiều giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh, tổng phụ trách đội và các giáo viên bộ môn. Kênh thông tin này giúp cho giáo viên, gia đình kịp thời nắm bắt quá trình học tập, rèn luyện ý thức đạo đức của học sinh ở trường cũng như khi về nhà, đồng thời hạn chế được tình trạng nói dối để cúp tiết, nghỉ học. Sự kết hợp này giúp cho giáo viên, gia đình tìm ra được những biện pháp giáo dục phù hợp, tác động dần dần tới các em theo nhiều chiều để đem lại kết quả cao hơn. 4. Kết quả : Sau một thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục đối với học sinh, tôi thấy các em đã có những chuyển biến theo hướng tích cực trong học kỳ II. + Không còn tình trạng nghỉ học không phép, không cúp tiết, bỏ tiết, hạn chế tối đa việc nghỉ học có phép. Khi đau ốm hoặc có công việc gia đình thì phụ huynh đều gọi điện đến để xin phép giáo viên. + Đã sống hoà đồng và thân thiện với các bạn trong lớp, tự giác thực hiện và tham gia đầy đủ các hoạt động của tập thể như: Tự giác tham gia lao động cùng Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 8 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt các bạn khi được sự phân công của nhà trường. Có ý thức chấp hành tốt việc vệ sinh trực nhật trong lớp khi được sự phân công của tổ . + Cách ăn nói, tác phong đi đứng, ăn mặc đã chuẩn mực hơn so với trước + Có sự cố gắng, nỗ lực trong học tập: Đã chuẩn bị bài, học bài trước khi đến lớp, trong giờ học chú ý nghe giảng bài, có lúc tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, không làm việc riêng trong giờ học, nghiêm túc trong các tiết kiểm tra. + Biết đặt ra mục tiêu để phấn đấu cho bản thân Bên cạnh những chuyển biến theo hướng tích cực, kết quả học tập của 3 học sinh trên vẫn còn thấp – Cuối năm các em phải thi lại 2 – 3 môn. Năm nay các em đã lên lớp 7 nhưng em Minh, em Nghiệp đã bỏ học từ tháng 11 – 2009. Trên đây là những chuyển biến tích cực cũng như một số hạn chế của 3 em. Tuy kết quả chưa thật tốt, nhưng những chuyển biến của bản thân các em trong học tập mà đặc biệt là trong sự chuyển biến về ý thức đạo đức của các em đã để lại trong tôi những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc giáo dục ý thức đạo đức cho họcs inh cá biệt như : + Cần phải tìm hiểu cụ thể kĩ lưỡng về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của học sinh trước khi đưa ra những nhận xét đánh giá về bản thân học sinh . + Biết động viên khích lệ kịp thời để các em phấn đấu. + Phải kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời những thay đổi về học tập và ý thức đạo đức của các em. + Phải biến những tiết sinh hoạt căng thẳng, cứng nhắc, nhàm chán thành những buổi trò chuyện vui vẻ, gây hứng thú cho học sinh. + Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để tìm ra hình thức giáo dục phù hợp + Không nên cứng nhắc, không nên giáo dục học sinh bằng một biện pháp duy nhất mà phải vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ từng đối tượng mà có biện pháp phù hợp. + Bản thân giáo viên phải tận tâm, yêu nghề, tâm huyết với nghề. Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 9 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt C. PHẦN KẾT LUẬN Muốn giáo dục ý thức cho học sinh mà đặc biệt là học sinh cá biệt đòi hỏi người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, yêu người mà còn là sự tâm huyết với sự nghiệp “Trồng người ”. Để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh cá biệt người giáo viên chủ nhiệm cần phải: Tìm ra những nguyên nhân vi phạm của học sinh, đưa ra được những biện pháp giáo dục hợp lí, cần phải biết đặt mình vào vị thế của học sinh để hiểu cách ứng xử của các em ở trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Mỗi học sinh là một nhân cách chưa hoàn thiện nhưng các em đã có cách đánh giá nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của bản thân, vì vậy giáo viên không nên áp đặt suy nghĩ, việc làm của bản thân cho các em, nhưng cần phải biết uốn nắn kịp thời những biểu hiện chưa phù hợp . Trong mỗi trường học luôn có những học sinh chưa tốt, chưa ngoan và cả những học sinh cá biệt. Mỗi người giáo viên sẽ có những phương pháp giáo dục riêng để học sinh của mình trở thành học trò ngoan, người bạn tốt và đáp ứng được những chuẩn mực về đạo đức của xã hội. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng để giáo dục học sinh của mình và cũng đã có được những chuyển biến tích cực. Tuy kết quả chưa cao và không thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh nhưng tôi mong rằng những biện pháp mà mình đã áp dụng sẽ giúp ích được cho các bạn đồng nghiệp khi gặp phải những trường hợp tương tự. Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 10 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 11 – Năm học 2009 – 2010  Mét vµi kinh nghiÖm gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt ……………………………………. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………….……… Sáng kiến kinh nghiệm Trang - 12 – Năm học 2009 – 2010
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất