Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết ...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4 5 tuổi

.DOC
32
286
57

Mô tả:

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................5 1. Cơ sở lý luận....................................................................................................5 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................5 3. Một số biện pháp ............................................................................................6 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................26 1.Kết luận...........................................................................................................26 1.1.Kết luận........................................................................................................26 1.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................26 1.3. Bài học kinh nghiệm...................................................................................28 2. Khuyến nghị...................................................................................................28 2.1.Đối với các cấp lãnh đạo.............................................................................28 2.2. Đối với ban giám hiệu................................................................................28 2.3. Đối với giáo viên.........................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu từ mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái đất. Năng lượng mặt trời tồn tại chính là các dạng như: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học tồn tại dưới dạng khối, năng lượng chuyển động khí quyển gió, bão, sóng, các dòng chảy sông suối…Ngoài ra năng lượng tàn dư trong lòng đất là các dạng như: nước nóng, năng lượng núi lửa…Năng lượng tiêu thụ phổ biến hiện nay trong các gia đình thường tập trung vào các loại năng lượng: điện, xăng dầu, rơm rạ, củi than. Năng lượng tiêu thụ trong các gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Tính trung bình mỗi năm nhu cầu sử dụng năng lượng của đất nước tăng lên gấp 2 nhưng mức độ tăng trưởng ngành năng lượng trong nước lại chỉ đáp ứng được khoảng 60% nguồn năng lượng yêu cầu.Vì vậy năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Chúng ta thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó không có các nguồn năng lượng thì cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Trên thực tế nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, cuộc sống của con người. Do đó tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để chúng ta bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường, bởi hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói, bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Sở Giáo Dục & Đào Tạo và các Phòng Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường tôi, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục hàng ngày. Trong lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, đây là một nội 1/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi dung mới đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã có thêm nhiều hiểu biết, có ý thức hơn trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình trong việc cung cấp cho trẻ hiểu biết để từ đó có ý thức hơn trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi ”. Hy vọng kinh nghiệm của mình sẽ được nhân rộng và mang lại hiệu quả thực tế cho trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề tài được nghiên cứu bắt đầu từ tháng 08/2016 đến tháng 04/2017 tại lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. 4. Số liệu khảo sát đánh giá trẻ đầu năm Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ngay từ đầu năm học (tháng 8/2016) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém. Cách làm: Từ tuần 2 tháng 8 năm 2016, tôi đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non. 2/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Họ và tên trẻ:................................................................................................... Ngày sinh:....................................................................................................... Học sinh lớp:....................... Trường mầm non :............................................. T T MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ VỀ SỬ DỤNG NĂNG ĐẠT LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CHƯA ĐẠT VỀ KIẾN THỨC Trẻ có những hiểu biết đơn giản về một số loại hình năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước... Trẻ biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm nhà ở, giúp con người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo... Trẻ có những kiến thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong cuộc sống. Trẻ nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm năng lượng. VỀ KỸ NĂNG, HÀNH VI Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường với những công việc vừa sức với trẻ để bảo vệ nguồn năng lượng. Trẻ có kỹ năng tiết kiệm, chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh. Hình thành cho trẻ một số kỹ năng, hành vi về tiết kiệm năng lượng như: khi ra khỏi phòng thì phải tắt điện; tắt quạt, tắt đài, tắt ti vi khi không sử dụng... VỀ THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM Yêu thích và gần gũi với thiên nhiên. Có thái độ không đồng tình với người không biết sử dụng năng lượng tiết kiệm. Quan tâm đến các vấn đề về môi trường của trường, lớp học, gia đình; Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường…. TỔNG ……, ngày …. tháng…. .năm….... Giáo viên đánh giá (Ký tên) 3/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ MỤC TIÊU SỐ TRẺ Tổng số: 65 cháu Tỷ lệ % VỀ KIẾN THỨC Đ 27 41.5 CĐ 38 58.5 VỀ KỸ NĂNG HÀNH VI Đ CĐ 31 34 47.7 52.3 VỀ THÁI ĐỘ TÌNH CẢM Đ CĐ 30 35 46.2 53.8 Kết quả đạt được: Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Tôi nhận thấy rằng mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cũng tương đối đồng đều. Qua đó có thể thấy rằng trẻ đã có những hiểu biết ban đầu về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 4/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng, động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi - Về phía nhà trường: Môi trường lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt. Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm, khích lệ và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên. Tổ chuyên môn luôn giúp đỡ, năng cao nghệ thuật lên lớp cho giáo viên. - Về phía giáo viên: Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ kiến tập do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Luôn có sự sát sao chỉ đạo của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực hiện chương trình. Giáo viên trong lớp nắm vững phương pháp dạy theo hướng đổi mới, có nghệ thuật thu hút trẻ, luôn có ý thức tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và chủ động trong công tác giảng dạy, tổ chức các hoạt động cho trẻ. Về phía trẻ: Đa số trẻ đều theo lên từ các lớp dưới, chính vì thế mà trẻ có nề nếp, ý thức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tích cực tham gia vào mọi hoạt động, trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Về phía phụ huynh: Có trình độ hiểu biết, có kiến thức nuôi dạy con tốt, rất quan tâm đến việc học của con, thường xuyên phối hợp, hỗ trợ về cơ sở vật chất và tham gia nhiệt tình cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ để trẻ đạt kết quả tốt. 2.2. Khó khăn: - Vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh còn hạn chế. 5/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi - Nhận thức và kỹ năng của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. - Học sinh tương đối đông, nhiều trẻ hiếu động và sự tập trung chú ý không cao nên việc chia tách lớp để hoạt động đôi lúc còn gặp những khó khăn nhất định. - Ý thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của trẻ chưa cao. - Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến trẻ, chưa nhiệt tình với các phong trào của lớp, giao con cho người giúp việc phụ trách nên trẻ có tâm lý ỷ lại, đôi khi lại nhút nhát, thiếu chủ động trong mọi tình huống. 3. Một số biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình, sưu tập tài liệu về giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ. Với mong muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn có ý thức không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ bắt kịp với sự thay đổi của bậc học cũng như sự phát triển của xã hội, và nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiêu quả là một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt, đây là một lĩnh vực khá mới mẻ chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã có ý thức học hỏi từ đồng nghiệp, học tập nghiên cứu từ các tài liệu về giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của các nhà xuất bản như: 6/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi Ngoài ra tôi luôn tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường về vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non; tích cực trao đổi cùng đồng nghiệp, luôn học hỏi cấp trên những điều còn vướng mắc, chưa hiểu. Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu thêm các thông tin, các tài liệu trên mạng, trong sách báo, đặc biệt là sách báo của ngành các vấn đề về năng lượng, sưu tầm tranh ảnh, video, các cách sử dụng năng lượng tiết kiệm… Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp tôi có thêm kinh nghiệm lựa chọn nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để đưa vào các hoạt động giáo dục trẻ sao cho phù hợp với chủ đề, với nhận thức của trẻ cũng như phù hợp với điều kiện của trường, của lớp và khả năng của trẻ. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo các tháng. Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội dung của từng tháng, căn cứ vào nguyên tắc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi đã lựa chọn được nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để xây dựng kế hoạch giáo dục theo các tháng phù hợp với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo nhỡ. THÁNG 9 NỘI DUNG GIÁO DỤC * Cung cấp kiến thức cho trẻ về môi trường sinh hoạt trong trường mầm non. + Hiểu môi trường mầm non bao gồm: Lớp có những thiết bị sử dụng điện và năng lượng như: Đồ dùng để thắp sáng: Bóng đèn tuýp, đèn tròn, đèn trùm, đèn bàn...; Đồ dùng nghe, nhìn: Catset, ti vi, đầu đĩa… + Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp: Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, quét dọn, lau bụi, yêu quý giữ gìn bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi ở nhà, ở trường, chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng, tham gia lao động hàng ngày. 7/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi 10 11 12 1 * Lợi ích của điện trong trường học: + Giúp cho đèn sáng để cung cấp ánh sáng. + Giúp quạt, máy điều hòa chạy để làm mát hoặc làm ấm. + Giúp cho ti vi, đài hoạt động * Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm trong trường học: + Tắt đèn, quạt, ti vi, máy vi tính khi không sử dụng. + Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa đang bật. * Cung cấp kiến thức cho trẻ về môi trường sống của con người. + Đồ dùng phục vụ trong ăn uống: Tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện, ấm đun điện, nồi cơm điện,… + Đồ dùng phục vụ sinh hoạt: Máy giặt, bình nóng lạnh, quạt, máy điều hòa,… * Lợi ích của điện trong cuộc sống. + Giúp tủ lạnh hoạt động để làm đá và giữ thức ăn, hoa quả không bị ôi thiu. + Giúp nồi cơm điện nấu chín cơm, ấm đun nước đun sôi nước. + Bé cần điện để đọc sách, xem tivi, nghe nhạc… * Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng: + Có ý thức tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày. + Không mở tủ lạnh lâu. + Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần. + Tạo môi trường nhà ở xanh sạch. * Hướng dẫn trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. + Trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa… + Luôn luôn hỏi người lớn cách sử dụng các thiết bị điện. * Có ý thức, hành vi tiết kiệm năng lượng: + Có thái độ không đồng tình với những người không có ý thức tiết kiệm năng lượng. + Tắt khi không sử dụng. * Trẻ có thêm hiểu biết về một số dạng năng lượng khác. + Trẻ biết yêu thương, bảo vệ và chăm sóc các con vật. Vì con vật nào cũng có ích cho con người: con trâu cày ruộng, con chó giúp trông nhà, con ngựa giúp chở hàng hóa và chở người... * Trẻ có hiểu biết, ý thức nhắc nhở mọi người xung quang mình biết tiết kiệm các nguồn năng lượng. + Mùa xuân là mùa lễ hội, nhiều người đi chùa, đi hội, có tập tục ngày xuân đi hái lộc, bẻ cây, bẻ cành...=> Giáo dục trẻ không được bẻ cành ngắt lá, có ý thức bảo vệ lá phổi xanh để có được không khí trong lành. + Biện pháp tiết kiệm năng lượng: Khuyến khích mọi người đi bộ, 8/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi 2 3 sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như đi xe buýt thay cho việc sử dụng xe máy để tiết kiệm nhiên liệu.... * Trẻ biết được tầm quan trọng và ích lợi của năng lượng xanh. + Cây cho bóng mát, làm không khí trong lành, giữ cho đất không bị xói mòn khi mưa bão. + Cây cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh, cung cấp nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi. + Cây làm đẹp cho đời, cho môi trường xung quanh. * Trẻ hiểu được mối liên hệ giữa các nghề với các nguồn năng lượng khác nhau. - Trẻ biết một số nghề như: nghề công nhân nhà máy điện, nghề công nhân nhà máy xăng dầu... - Liên hệ trực tiếp tới bản thân: Trẻ có thể làm gì để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả. * Cung cấp cho trẻ hiểu biết và ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả một số dạng nhiên liệu. - Lợi ích của nhiên liệu: xăng, dầu, gas, củi, rơm, rạ. + Giúp cho các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu 4 hỏa... chạy được. + Giúp các thiết bị, đồ dùng hoạt động như bếp gas, bếp củi để nấu chín thức ăn. - Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm: đi xe đạp, đi bộ thay cho việc đi ô tô, xe máy; tái sử dụng các túi ni lông cũ... * Trẻ biết được lợi ích và cách sử dụng hiệu quả năng lượng từ tự nhiên: + Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ta điện sử dụng trong nhà. + Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khô hoặc là quần áo. + Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây 5 cối phát triển + Năng lượng mặt trời có thể làm cho ô tô chuyển động. - Lợi ích năng lượng gió: + Những chiếc tua – bin khổng lồ có thể sử dụng năng lượng gió tạo ra điện. + Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển. - Lợi ích năng lượng nước: + Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gỗ. + Sử dụng sức nước để tạo ra điện. => Giáo dục trẻ học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại luôn tiết kiệm, không lãng phí nguồn năng lượng sẵn có. 3.3. Biện pháp 3: Thiết kế các dạng bài tập trên máy tính giúp bé tìm hiểu, khám phá về năng lượng và cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 9/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi Tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan hành động, trẻ luôn tò mò thích thú với những hình ảnh sống động, màu sắc đẹp, âm thanh sống động. Vì vậy trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết học cho trẻ mầm non sẽ mang lại một kết quả rất khả quan. Từ những hình ảnh, video tư liệu có sẵn kết hợp với việc ứng dụng thành thạo một số phần mềm như: Powerpoint, Photoshop CS6, Total Video Converter…tôi đã cố gắng sử dụng để thiết kế các bài tập trắc nghiệm nhằm giúp trẻ ôn luyện củng cố khắc sâu các hiểu biết về các dạng năng lượng, lợi ích của các nguồn năng lượng, lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, các cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó hình thành ở trẻ các kỹ năng, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. * VD: Một số bài tập cung cấp kiến thức cho trẻ về các dạng năng lượng. Bài tập 1 10/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi Bài tập 2 Bài tập 3 11/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi Bài tập 4 * VD: Một số bài tập dưới dạng tình huống có vấn đề. Bài tập 1 12/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi Bài tập 2 Bài tập 3 13/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi Bài tập 4 Phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao bởi tính trực quan sinh động, gần gũi và lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả một cách hết sức đơn giản, nhẹ nhàng mà lại gần gũi với trẻ. 3.4. Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả không chỉ được lồng ghép tích hợp dạy trẻ trong các giờ học. Mà còn được tích hợp dạy trẻ trong mọi hoạt động vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ một ngày. Nhằm ôn luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ năng hành vi, thái độ cho trẻ, để nó trở thành một thói quen ăn sâu vào trong ý thức, hành vi của trẻ. Cách làm: Trong mọi hoạt động của trẻ một ngày, tôi luôn đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ một cách hợp lý, nhẹ nhàng. VD: * Hoạt động trong giờ đón, trả trẻ, thể dục sáng: + Cô trò chuyện với trẻ về những thiết bị, vật dụng trong gia đình sử dụng điện. + Cho trẻ phân loại những vật dụng sử dụng điện, xăng dầu, gas… + Khi cho trẻ ra sân tập thể dục cô trò chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh nắng buổi sáng đối với cơ thể. * Hoạt động có chủ đích: khám phá khoa học: “Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình”. + Cho trẻ trải nghiệm về các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình: máy sấy tóc, bàn là, quạt, nồi cơm điện… 14/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi + Qua các hoạt động trải nghiệm, đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan sát bằng hình ảnh thật, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về đặc điểm của các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình => Giáo dục trẻ có ý thức sử dụng điện tiết kiệm và sử dụng điện an toàn * Hoạt động ngoài trời: + Tiến hành làm một số thí nghiệm đơn giản về năng lượng như: làm diều, làm chong chóng, tìm hiểu về năng lượng của mặt trời… + Trẻ chơi tự chọn nhắc nhở trẻ không hái hoa, bẻ cành cây, chơi nhẹ nhàng bảo vệ các đồ chơi ở sân trường để chơi được lâu. * Hoạt động góc: + Nhắc nhở trẻ chơi với nhau vui vẻ, nhường nhịn, đoàn kết; sau khi trẻ chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. + Góc sách truyện: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, không cuộn sách, không tẩy xoá, không xé sách chuyện, mở nhẹ nhàng từng trang. + Góc thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt cỏ cho bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và nước, thí nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ô nhiễm, làm sạch nước bẩn, thí nghiệm với kính lúp. + Góc nội trợ: Dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thực phẩm, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi chế biến các món ăn + Góc tạo hình: Vẽ, xé dán ngôi nhà đặc biệt: Ngôi nhà có nhiều cửa sổ. Dạy trẻ dùng các nguyên vật liệu, phế thải, chai lọ đã qua sử dụng để làm thành sản phẩm theo ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm các đồ dùng như: Keo dán, hồ, giấy. + Góc gia đình: Mua sắm các đồ dùng tiết kiệm điện, tắt các đồ dùng điện khi không dùng đến… -Vệ sinh trước khi ăn: + Trò chuyện với trẻ trước khi rửa tay “Phải làm thế nào để tiết kiệm nước?” - Giờ ăn cơm: + Nhắc nhở trẻ tiết kiệm thức ăn, ăn hết xuất, nếu có thức ăn thừa thì gom lại để làm thức ăn cho các con vật: Chó, mèo, gà, lợn. Sau khi ăn xong biết xếp thìa bát gọn gàng, nhẹ nhàng. + Dạy trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không để nước chảy ra ngoài, uống từng nào rót chừng ấy. - Giờ ngủ: + Nhắc nhở trẻ không gây ồn ào, nói chuyện trong giờ ngủ. Không giật chiếu, xé gối, xé chăn. - Hoạt động chiều: + Rèn kỹ năng rửa tay, rửa mặt: rèn cho trẻ cách rửa tay, rửa mặt đúng thao tác. Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước. + Cô cùng trẻ xây dựng nội quy sử dụng điện trong lớp. - Nêu gương và trả trẻ: + Khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường: tiết kiệm nước, quét dọn… + Khen ngợi trẻ mặc trang phục đầu tóc gọn gàng 15/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi * Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt theo từng ngày. Trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà giáo viên cung cấp, hình thành thói quen, hành vi, kỹ năng, tình cảm tốt về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hơn. Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động một ngày của trẻ có lồng ghép nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Có được nhiều bài giảng hay đạt hiệu quả cao khi dạy trẻ được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao về mặt chuyên môn và sáng tạo. 3.5. Biện pháp 5: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ. Trên thực tế tôi nhận thấy không phải ngẫu nhiên mà các bài thơ, bài hát, câu chuyện lại có một sức hút lôi cuốn đôi với trẻ. Cũng bởi vì những vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc của những câu thơ hay những tình tiết vui tươi, hấp dẫn qua những câu chuyện, vở kịch mà “tình cờ” đã đi vào trong tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng mà lại sâu sắc. Hiểu được điều này tôi đã sưu tầm các bài hát, các bài thơ, bài vè, câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi để áp dụng vào các bài dạy cho trẻ. * Một số bài thơ CHIẾC TỦ LẠNH Tủ lạnh nhà cháu Đóng mở không khó Bạn ơi nhớ nhé Chứa nhiều đồ ăn Có lần cháu quên Khi lấy đồ ăn Mỗi khi cháu cần Mẹ cháu nhắc liền Tay phải thật nhanh Mở ra là có Cháu quay đóng lại Lấy xong đóng liền Sưu tầm Ti vi vẫn nói Đèn bật thế kia Sao bé vẫn ngủ Cô mình đã dạy Phải biết điện năng NHẮC BẠN Vô cùng quý giá Bạn ơi nhớ nhé Quạt điện ti vi Đầu đài loa máy Phải tắt đi ngay Khi không dùng đến Thói quen hàng ngày Giúp mình tiết kiệm Sưu tầm Kìa! Tí tách! Tí tách Vòi nước bị chảy rồi TIẾT KIỆM NƯỚC Bé chạy lại ngay thôi Đưa tay khóa vòi lại Bởi vì nước rất quý Bé ngoan nhớ giữ gìn Thu Thủy TẮM GỘI Mùa hè nóng nực Ra lắm mồ hôi Lúc học lúc chơi Áo, quần bụi bẩn Nước này mát lắm Ta phải bảo nhau Tắm rửa gội đầu Cho người sạch sẽ. Nhược Thủy. 16/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi * Bài vè, đồng dao Ve vẻ vè ve Nghe vè bé nhớ Điện năng bé chớ Sử dụng tự do Mỗi khi hẹn hò Thả diều cùng bạn Đường dây cột điện Không tiện đến gần AN TOÀN CHO BÉ Về nhà bé cần Tránh xa ổ điện Mỗi khi cần thiết Gọi mẹ gọi cha Đừng quên nhắc là Tay khô, đi dép Nếu bé ngửi thấy Mùi khét ở đâu Chạy mau chạy mau Đi tìm người lớn Hay bé nhìn thấy Bếp ga đang đun Tránh xa tốt hơn Sờ tay bỏng đấy Bé ơi nhớ lấy An toàn điện năng Sưu tầm Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Lấy rơm tôi thổi. Sưu tầm Ve vẻ vè ve Cái vè nguồn điện Chẳng phải vô tận Bé có biết không Để có điện năng TIẾT KIỆM ĐIỆN Là bao công sức Của rất nhiều người Hãy cùng tiết kiệm Thân thiện môi trường Tắt bớt đồ dùng Khi không sử dụng Để cho mọi nhà Không ai thiếu điện Cho ta cuộc sống Rạng rỡ điện năng Sưu tầm Kết quả: Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát mà tôi sưu tầm được để áp dụng vào dạy trẻ tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú, say mê, và thể hiện tình cảm, thái độ với nội dung câu các bài thơ, bài hát, câu truyện đưa ra và giúp trẻ có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất và tinh thần. 3.6. Biện pháp 6: Trang trí, xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Việc trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập ở trường mầm non là một việc rất quan trọng, không thể thiếu mà ở bất cứ nhóm lớp nào cũng phải thực hiện. Trang trí lớp xây dựng môi trường học tập nhằm cung cấp cho trẻ những hình ảnh, kiến thức về các góc chơi, nhóm hoạt động của trẻ. Trẻ vừa học, vừa được chơi ở trên các mảng tường được thiết kế mở đó. Bên cạnh các mảng tường có hình ảnh trang trí đặc trưng của từng góc chơi, tôi còn trang trí thêm các hình ảnh có nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm gắn ở từng góc như: + Nội quy của lớp học: Được thiết kế dưới dạng các biển báo: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, đóng cửa khi bật điều hòa, bé không được tự cắm và rút phích 17/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi điện, không sờ tay vào công tắc điện khi tay hoặc chân ướt, không chạm vào các dây điện bị đứt. + Góc tạo hình: Trang trí một số tranh treo tường vẽ về việc bé sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra tăng cường sử dụng ánh sáng mặt trời, gió để tiết kiệm năng lượng. Do những hạn chế từ đất đai nên cách để mang lại màu xanh cho không gian mở của môi trường lớp học đó là trồng cây trên tường. Cây cối chính là để bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím, nhiệt, ô nhiễm bụi và không khí ô nhiễm. Thảm thực vật này hoạt động giống như chiêc máy lọc nước giúp xử lý các chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, nếu có vườn, năng lượng sử dụng của ngôi nhà cũng hiệu quả vô cùng, ít nhất bạn cũng tiết kiệm được 25 – 35% hóa đơn điện của một tháng. Tiết kiệm năng lượng từ những chiếc cửa sổ: theo tính toán của các chuyên gia năng lượng những hao phí điện năng bắt nguồn từ chiếc cửa sổ thường chiếm 10 – 20% chi phí trong hóa đơn điện hàng tháng. Bởi lẽ cửa sổ là nơi làm cho không gian nội thất được thông thoáng, đón ánh nắng mặt trời, cung cấp vitamin D cho trẻ... Tận dụng cửa sổ để lấy ánh sáng. *Kết quả đạt được: Áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp mình có nhiều tiến bộ. Môi trường học tập của trẻ được trang trí đẹp, khoa hoc, hợp lý và sáng tạo. Các hình ảnh biểu tượng giáo dục trẻ xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ nên trẻ rất có ý thức thực hiện theo. 3.7. Biện pháp 7: Sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong việc giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ. * Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện hàng ngày với trẻ sẽ tác động tới sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và hành vi của trẻ. Trẻ ‘học’ ngay từ khi được người lớn trò chuyện, vuốt ve. Để giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn 18/29 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi ngữ, tình cảm và hình thành các kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, giải thích để giúp trẻ hiểu và nhận biết được các dạng năng lượng thường được sử dụng trong trường lớp: điện, xăng, dầu, gas; Nhận biết được các đồ dùng sử dụng điện, nhiên liệu trong trường, lớp; Biết được lợi ích của việc sử dụng các đồ dùng tiết kiệm điện, nhiên liệu và biết cách sử dụng nhiên liệu, điện tiết kiệm, hiệu quả. Trên cơ sở đó, tôi giải thích để cho trẻ hiểu vì sao phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: gợi ý cho trẻ nói, động viên, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với người có hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hoặc không tiết kiệm. Lời nói, câu hỏi của tôi đưa ra luôn ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ, dễ hiểu, phù hợp với khả năng của trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và hình thành các kỹ năng sống đơn giản. Trò chuyện với trẻ khi nào? Tôi tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ như giờ đón, giờ trả trẻ; thời điểm chuyển tiếp giữa các hoạt động; khi chăm sóc hay làm một số công việc hàng ngày tại lớp, đặc biệt là những thời điểm phải sử dụng thiết bị điện hoặc nhiên liệu. Tôi cho trẻ xem video về các cô chú đầu bếp đang làm việc có sử dụng các loại nhiên liệu như: gas, củi, điện...Tôi nói tên các nhiên liệu các cô chú đang dùng để đun nấu, lợi ích của chúng. Qua trò chuyện, tôi nói để trẻ hiểu làm thế nào để tiết kiệm chất đốt ( dùng bếp tiết kiệm năng lượng, ít khói; tận dụng nước nóng – do đặt cạnh bếp hoặc lấy từ bình nước nóng năng lượng mặt trời để đun nấu). Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ xem các video về một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió... ở trên đất nước mình. Trò chuyện với trẻ về những nhà máy đó và ích lợi của nó để từ đó trẻ có thể hiểu được năng lượng được làm ra như thế nào và cách dùng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. * Phương pháp thực hành: Tạo cơ hội cho trẻ làm những thí nghiệm đơn giản về năng lượng như: Thí nghiệm 1: Làm thế nào để nhìn thấy vật trong hộp * Mục đích yêu cầu: Giúp trẻ nhận biết được nhờ ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy được các vật trong cuộc sống. * Chuẩn bị: Một hộp cactton to có thể đậy kín, hai bên hộp có thể đục một vài lỗ nhỏ và một lỗ to bằng mặt đèn pin. Dùng giấy bịt kín sao cho trong hộp tối om (lúc cần có thể tháo ra được) * Tiến hành: - Cho trẻ lắc, nhìn qua lỗ nhỏ và phỏng đoán vật bên trong hộp. Cô hỏi: “ Theo các con bên trong hộp có vật gì? Con thấy bên trong hộp như thế nào khi nhìn qua một lỗ nhỏ? Làm thế nào có thể nhìn thấy được vật bên trong hộp tối? - Tháo một vài lỗ nhỏ để cho chút ánh sáng lọt được vào và cho trẻ quan sát các vật bên trong hộp. Sau đó cho trẻ nói tên vật bên trong hộp. Cô giáo hỏi:” Muốn nhìn thấy vật rõ hơn thì làm như thế nào? Nếu dùng đèn chiếu vào thì sẽ như thế nào nhỉ?...và cho trẻ nhìn vào bên trong hộp khi có ánh sáng đèn pin chiếu qua. 19/29
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan