Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

.DOC
11
165
61

Mô tả:

Lµm tèt c«ng t¸c chñ nhiÖm líp Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Nhưng điều này thật khó khăn! Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường. Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng. Mỗi tập thể lớp có những thế mạnh, có những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Tập thể học sinh có vững mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện chủ đề năm học 2012-2013 của ngành là “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” trường TH Mai Thñy có những giải pháp toàn diện trong đó đặc biệt coi trọng công tác chủ nhiệm lớp. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp chuyên đề A. “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH VỮNG MẠNH” 1. Xây dựng lớp học tự quản tốt. 2. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. 3. Giáo dục học sinh cá biệt. 4. Công tác đánh giá học sinh. 5. Không ngừng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp. B. NỘI DUNG I/ XÂY DỰNG LỚP HỌC TỰ QUẢN TỐT Xây dựng lớp học tự quản nhằm: - Phát huy ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể. - Phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra. - Xây dựng và hình thành cho học sinh kỷ năng sống, kỉ năng giao tiếp, ý thức làm chủ tập thể của học sinh. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi và sở thích cá nhân. - Tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao. Muốn xây dựng lớp học tự quản tốt thì cần phải có những biện pháp sau: 1. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp vững mạnh. Biết phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng lực tốt để tuyển chọn làm lớp trưởng và ban cán sự lớp. Những em được chọn làm lớp trưởng thục sự phải là những học sinh học khá trở lên, có ý thức trách nhiệm cao, có năng lực tổ chức và có khả năng vận động quần chúng. Lớp trưởng được xem như con chim đầu đàn, tổ chức, động viên, lôi kéo các thành viên khác trong lớp thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Cần bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh, phải có sự hướng dẫn, giúp đở của GVCN để các em biết cách giải quyết những công việc tự quản từ đơn giản đến phức tạp. Không được khoán trắng toàn bộ công tác tự quản cho học sinh. Đề cao năng lực của lớp trưởng và ban cán sự lớp, tin tưởng vào khả năng hoạt động của các em. Nếu không, sẽ làm cho các em bị động, lúng túng trong công việc. 2. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp Để các em phát huy hết năng lực của mình trên từng cương vị thì GVCN cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng chức danh. Nhiệm vụ của lớp trưởng - Lớp trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp. - Tổ chức lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện. - Theo dâi đôn đốc các thành viên trong lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy chế, quy định của nhà trường, của Đéi... Nhiệm vụ của lớp phó học tập: - Phụ trách quản lý nhiệm vụ học tập của lớp. - Theo dõi và chỉ đạo cán sự bộ môn hoạt động trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Nhiệm vụ của lớp phó lao động: - Theo dõi, quản lý công việc lao động vÖ sinh của lớp. Nhiệm vụ của lớp phó văn thể mỹ: - Phụ trách công tác văn nghệ, thể dục thể thao của lớp. - Phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các tổ trưởng: - Có trách nhiệm quản lý theo dõi các thành viên trong tổ của mình. - Phân công, theo dõi trực nhật của tổ. II/ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên cần nắm được những chủ trương, kế hoạch hoạt động và những thành tích đạt được của nhà trường trong từng năm học, trong từng thời kì. Thông qua các cuộc họp phụ huynh GVCN cần truyền đạt những vấn đề này cho cha mẹ học sinh biết và GVCN kịp thời giải thích những thắc mắc của phụ huynh. GVCN thu nhận những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh rồi phản ánh lại cho nhà trường qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. GVCN cần có mối quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh. Nắm rõ địa chỉ liên lạc với gia đình của từng học sinh trong lớp. Khi cần thiết GVCN mạnh dạn trao đổi, thông báo với phụ huynh những kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Ngược lại phụ huynh cũng cần thông báo cho GVCN biết được những sự việc bất thường x¶y ra của học sinh như ốm đau hay một lý do khác. Qua đó GVCN hiểu rõ được học sinh và phụ huynh tin tưởng vào GVCN hơn trong việc giáo dục con em mình. GVCN thông qua cha mẹ học sinh để nắm được những tâm tư nguyện vọng của học sinh. Có những vấn đề mà trên lớp học sinh không dám nói với GVCN hoặc giáo viên bộ môn nhưng các em có thể trao đổi trực tiếp với cha mẹ của mình, qua đó GVCN tiếp thu có chọn lọc và chuyển tiếp nguyện vọng của học sinh đến với giáo viên bộ môn, với nhà trường nhằm có giải pháp hợp lý...Mặt khác GVCN của thông qua giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học sinh lớp mình như thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực của từng học sinh...từ đó GVCN có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng giáo dục của từng học sinh và có biện pháp giáo dục phù hợp. GVCN cần phát huy vai trò của BCH hội phụ huynh của lớp trong việc vận động, tạo ra sự đồng thuận cao với các kế hoạch hoạt động của lớp và của nhà trường. III/ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về học sinh được coi là cá biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về đặc điểm tính cách, thiếu động cơ học tập đúng đắn, thường hay vi phạm nội quy một cách có tính hệ thống... Thực tế ở tập thể nào cũng có học sinh cá biệt. Tuy số học sinh này không nhiều nhưng đây là lực cản lớn nhất cho phong trào thi đua của lớp và gây khó khăn cho công tác chủ nhiệm. Giáo dục một học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan, một học trò giỏi cần có sự tác động của nhiều phía nhưng quan trọng nhất là sự tác động của giáo viên chủ nhiệm. 1.GVCN cần tìm hiểu về học sinh cá biệt, như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè, sở thích cá nhân. Thậm chí GVCN cũng cần tìm hiểu kỷ về quá khứ của học sinh đó, tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh đó trở thành cá biệt. Sự tìm hiểu này có thể thông qua lý lịch học sinh, qua gia đình, bạn bè trong lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm cũ. 2. GVCN cần trao đổi riêng với học sinh cá biệt về những khuyết điểm mà học sinh đã gây nên. Thông thường học sinh cá biệt không nhận thức được về việc làm sai trái của mình và hay đưa ra những lý lẽ để biện minh. GVCN phải phân tích cho học sinh thấy được những điều sai trái đó một cách khách quan chứ không được áp đặt hay đe dọa. Sự trao đổi này diễn ra một cách dân chủ, trong bầu không khí nhẹ nhàng, cởi mở. 3. GVCN biết cách cảm hóa học sinh cá biệt này trở thành học sinh ngoan, học giỏi. Để làm được điều này GVCN thường động viên, thuyết phục học sinh cá biệt từ bỏ những thói hư, tật xấu trong học tập và rèn luyện. Giúp cho học sinh xây dựng động cơ, mục tiêu phấn đấu của mình. Bằng sự thân thiện, gần gũi, thái độ quan tâm của GVCN sẽ là động lực lớn cho học sinh cá biệt lấy lại niềm tin. 4. GVCN vận động học sinh trong lớp giúp đỡ những học sinh cá biệt về mọi mặt, như tạo sự bình đẳng không phân biệt đối xử, tình tương thân tương ái trong cuộc sống, trao đổi kiến thức trong học tập...Tạo dư luận tập thể tốt để cảm hóa học sinh cá biệt trở thành thành viên tốt của lớp. 5. GVCN tạo điều kiện cho học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động tập thể nhằm xóa đi những mặc cảm cá nhân và giúp cho học sinh cá biệt thể hiện được những tài năng của mình để càng làm tăng thêm niềm tin và uy tín trước tập thể. Cần nhận thức rõ việc giáo dục một học sinh cá biệt là cả một quá trình chứ không phải ngày một, ngày hai mà được. Vì vậy GVCN không được phép chủ quan, nóng vội. iV/ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục, vì đó là kết quả của một quá trình phấn đấu rèn luyện của học sinh. Nếu đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh chính xác, công bằng, khách quan thì có tác dụng động viên sự phấn đấu vươn lên của các em và thúc đẩy phong trào phát triển còn không thì nó sẽ làm cho học sinh hoang mang, suy giảm động cơ phấn đấu và kìm hãm phong trào thi đua. Để đánh giá kết quả rèn luyện về mặt hạnh kiểm của học sinh thì GVCN cần làm tốt các khâu: 1. Có sự theo dõi chặt chẻ về kết quả các mặt hoạt động của học sinh. Sự theo dõi này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết quả theo dõi phải được ghi chép cẩn thận trong sổ chủ nhiệm để làm cơ sở đánh giá. 2. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh phải được thực hiện thường xuyên trong một tuần, một tháng và trong một học kỳ. Sự đánh giá phải thực sự công khai, dân chủ nhằm tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các học sinh trong lớp. GVCN cần có sự khen ngợi, biểu dương những học sinh có thành tích tốt để kích thích sự hứng thú phấn đấu. Đối với những học sinh bị khuyết điểm thì GVCN cần phải phê bình đúng mức để cho học sinh nhận thấy khuyết điểm của mình và tạo cơ hội cho các em sửa chữa khuyết điểm. Không để cho học sinh bị khuyết điểm kéo dài. 3. Sự đánh giá phải được sự phối hợp tốt giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: BGH, TPT§, giáo viên bộ môn. V/ KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP Phẩm chất của người Thầy ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Như nhà giáo Usinxki đã nói “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Để trở thành một GVCN giỏi thì mỗi thầy cô giáo phải có những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp sau: 1. Về năng lực sư phạm - GVCN phải là người nắm vững tâm lý của học sinh. - Có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động giáo dục. - Có năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục. - Có sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, có năng lực giao tiếp và trình độ lý luận sư phạm tốt. - Có năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. 2. Về phẩm chất đạo đức - GVCN phải hết lòng thương yêu học sinh. Biết vui mừng, hạnh phúc với những tiến bộ hay thành công trong học tập của học sinh. Biết buồn lắng hay lo âu với những khuyết điểm mà học sinh mắc phải. GVCN luôn có những tìm tòi, sáng tạo mong muốn đem đến những gì tốt đẹp cho học sinh. - GVCN phải có lòng yêu nghề, tận tâm với nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Luôn khiêm tốn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Có lối sống mẫu mực, gần gũi, thân thiện với học sinh và đồng nghiệp. Lời nói phải đi đôi với việc làm. GVCN không thể nói với học sinh những điều mà mình không thực sự suy nghĩ và không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không thể làm được. C. KẾT LUẬN Để xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái chung và cái riêng. Một tập thể học sinh vững mạnh khi tập thể đó không có cá nhân yếu. Tập thể học sinh vững mạnh là tập thể có tinh thần đoàn kết tốt, có tổ chức và kỷ luật nghiêm minh tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh thái độ hành vi của mình trên tinh thần “Mình vì mọi người và mọi người vì mỗi người”. Do đó, mục đích xây dựng tập thể học sinh vững mạnh là nhằm giáo dục mỗi học sinh thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân có ích cho đất nước. GV: NguyÔn ThÞ Hµ Giang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan