Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính tả...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính tả

.DOC
23
150
97

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính A- PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có. Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Riêng phân môn Chính tả lớp ba rèn cho học sinh kĩ năng viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt. Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao, học sinh dù chữ có đẹp bao nhiêu nhưng mắc một vài lỗi chính tả thì cũng không đem lại kết quả, viết sai nhiều lỗi chính tả thì không thể học tốt các môn học khác. Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giúp học sinh lớp Ba học tốt phân môn Chính tả” nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. II. Mục đích của đề tài: Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: - Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. - Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt phân môn Chính tả. - Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân môn Chính tả, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các lớp dưới. Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính - Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả , rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh . III.Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 1. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Phân tích những nguyên nhân hạn chế khi học phân môn Chính tả của học sinh lớp ba. - Đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm khi dạy phân môn Chính tả nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Chính tả. 2.Phương pháp : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. IV. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về: - Thực trạng học phân môn Chính tả của học sinh lớp Ba 2 trường Tiểu học Đạo Thạnh A. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy chính tả. - Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả. - Vận dụng quy tắc dạy chính tả theo khu vực. - Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. - Hướng dẫn học sinh một số mẹo luật chính tả. V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu : 1. Khách thể nghiên cứu : Hoc sinh lớp Ba2 trường Tiểu học Đạo Thạnh A. 2. Đối tượng nghiên cứu: Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính Biện pháp giúp học sinh lớp Ba học tốt phân môn Chính tả VI. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu áp dụng biện pháp Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà; Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy chính tả; Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả; Vận dụng quy tắc dạy chính tả theo khu vực; Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi; Hướng dẫn học sinh một số mẹo luật chính tả thì chất lượng phân môn Chính tả sẽ được nâng cao. VII. Kế hoạch thực hiện : Thời gian Tháng 8,9/ 2012 Nội dung - Nghiên cứu tài liệu Biện pháp - Đọc các tài liệu tham khảo, chọn các biện pháp thích hợp. - Tìm hiểu thực trạng - Tìm hiểu về thực trạng viết chính tả của học sinh lớp ba, trao đổi với học sinh. Tháng 10/ 2012 Thực nghiệm theo các Dạy thử nghiệm 1 số tiết dạy theo các đến 1 / 2013 biện pháp đề ra Đánh vi tính, Hoàn chỉnh đề cương biện pháp đề ra. Viết nháp đề cương trang tríTháng 2 / 2013 Hoàn thành sáng kiến Tháng 3 / 2013 B- PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của đề tài: a. Cơ sở khoa học: Chính tả là những qui ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Có thể nói chính tả là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân. Mà đã là quy định của xã hội thì buộc mọi người Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính phải tuân theo. Trẻ em đến tuổi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng quá trình học chữ, chữ viết là phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn khoa học khác. Vì vậy, trẻ phải được học chính tả. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ, cung cấp cho trẻ những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết làm cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết thông thạo Tiếng Việt. Kỹ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu học đọc một một văn bản để viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. b. Cơ sở thực tiễn: Việc dạy chính tả được đưa vào chương trình từ rất lâu đến nay chúng ta có thể nhìn lại và có một số nhận xét qua thực tế giảng dạy giáo viên đều cho rằng: Đây là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người. Việc dạy chính tả hiện nay được thực hiện một cách có kế hoạch mang tính chủ động qua hệ thống các bài tập ở sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (nghe viết, nhớ viết) . Qua làm các bài tập điền vần phụ âm đầu, qua các bài chính tả rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. Tăng cường kỹ năng viết các văn bản học sinh có ý thức hơn khi viết văn bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó. Phân môn chính tả khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh kỹ năng viết chữ. Nhưng do phân môn Chính Tả là một phân môn đòi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết đúng, viết đẹp cho học sinh cho nên giáo viên còn có những hạn chế trong việc tổ chức một tiết học sao cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, phân môn này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định, một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh mới chỉ dừng lại ở góc độ đọc, viết chấm điểm chưa thật sự sát sao với học sinh, giáo viên có tâm lý ngại chấm chữa chính tả cho học sinh. Hơn nữa học sinh viết bài Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính chính tả một cách vội vàng, không có ý đến việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các chữ, các tiếng, cốt viết xong bài, không cho phân môn này là quan trọng. Tình hình này đã ít nhiều ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh trong trường tiểu học hiện nay nói chung với học sinh khối lớp 3 nói riêng. Trước thực trạng ấy, bản thân tôi thấy cần phải góp một vài ý kiến nhỏ của mình để cùng thực hiện chương trình vở sạch chữ đẹp ở tiểu học hiện nay, nhất là đối với các em học sinh ngay từ đầu cấp học. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi: - Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (chấm bài viết chính tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắc phục viết đúng). - Học sinh có đầy đủ vở chính tả và vở bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ nội dung bài tập chính tả). - Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường xuyên vào những giờ chính tả). 2. Khó khăn: - Tình hình thực tế học sinh lớp Ba ở đây vốn từ các em còn hạn chế. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú. - Đa số gia đình các em sống về nghề nông còn nghèo, cha mẹ còn lo đi làm đồng để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em. - Phần đông học sinh lớp chưa có ý thức về học chính tả. 3. Khảo sát thực trạng: Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu “Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính tả”, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát đầu năm tôi thống kê học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số học sinh viết sai 10 Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính đến 12 lỗi trong một bài chính tả. Cụ thể khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm trong đó có bài viết chính tả tôi thống kê số lỗi chính tả và kết quả như sau: TSHS 39 Điểm giỏi TS % 15 38,5 Điểm khá TS % 8 20,5 Điểm TB TS % 10 25,6 Điểm yếu TS % 6 15,4 Ngoài ra, tôi còn tiến hành khảo sát một số bài chính tả trong chương trình lớp ba, thống kê những lỗi sai phổ biến của các em. Qua khảo sát thống kê tôi thấy hầu hết các em đều sai lỗi chính tả (kể cả học sinh giỏi chỉ có 9 điểm) số lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi viết hoa, lỗi phụ âm đầu và lỗi âm chính, lỗi về dấu thanh. So với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp ba thì kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp tôi còn thấp. Cụ thể học sinh lớp tôi thường viết sai chính tả một số lỗi sau: a) Về thanh điệu: Học sinh chưa phân biệt được hai thanh hỏi và thanh ngã. Ví dụ: nghĩ hè (từ đúng: nghỉ hè ); suy nghỉ (từ đúng: suy nghĩ ); sữa lỗi (từ đúng: sửa lỗi ), … b) Về âm đầu: - Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: + g/ gh: đua ge, gi bài,… + ng/ ngh: ngỉ nghơi,… + c/ k: céo cờ, cẹp tóc,… + s/ x : sẻ gỗ, chim xẻ,… + d/ gi: dữ gìn, da vị,… Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về s/x ; g/gh; ng/ngh; d/gi là phổ biến hơn cả. c) Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây: + ai/ay/ây: máy bây (máy bay). + ao/au/âu: lâu bàn ghế (lau bàn ghế). + oe/eo: sức khẻo (sức khỏe). Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính + iu/êu/ iêu: kì dịu (kì diệu). + ăm/âm: đỏ thấm (đỏ thắm); tối tâm (tối tăm). +ăp/âp: gập gỡ (gặp gỡ). + ip/iêp: nhân diệp (nhân dịp). + ui/ uôi: cuối đầu (cúi đầu); cúi cùng (cuối cùng). + ưi/ ươi: trái bửi (trái bưởi); khung cưỡi (khung cửi). + ưu/ươu: mươu trí (mưu trí); con hưu (con hươu). d) Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + at/ac: đất các (đất cát). + an/ang: cái bàng (cái bàn). + ăt/ăc: mặt quần áo (mặc quần áo). + ăn/ăng: khăng quàng (khăn quàng). + ât/âc: gậc đầu (gật đầu). + ân/âng: vân lời (vâng lời). + êt/êch: lệch bệt (lệt bệt) + ên/ênh: bện tật (bệnh tật). + iêt/iêc: thiếc tha (thiết tha). + uôn/uông: mong muống (mong muốn). + uôt/uôc: suốc đời (suốt đời). + ươn/ương: vường rau (vườn rau). e) Lỗi viết hoa: Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em, trong tất cả bài viết của học sinh trong lớp thì hầu hết các em đều mắc lỗi viết hoa. Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng: • Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh. • Viết hoa tùy tiện. *Qua phân tích, tôi thấy các em còn sai nhiều lỗi chính tả vì những nguyên nhân sau đây: Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính a/ Nguyên nhân do học sinh dị tật bẩm sinh: Trong số những học sinh viết yếu, sai Chính tả chúng ta thường gặp những học sinh nói đớt, cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc viết bài trong đó có phân môn Chính tả. Vì các em đọc thế nào sẽ viết như thế ấy. Ví dụ : Chữ than phát âm là han. Từ Tập đọc em phát âm thành tập bọc. Nếu phát âm không chuẩn thì dẫn đến viết sai vì các em đọc sao viết vậy. b/ Nguyên nhân do thói quen phát âm không chuẩn: Nhìn chung các em này đều là con em của gia đình lao động, buôn bán. Vì quen với cách nói năng hàng ngày của gia đình nên dần dần các em thành thói quen. Ví dụ: Các em thường hay phát âm sai ở những chữ có nguyên âm đôi như: -Doanh trại phát âm danh trại. -Trái xoài phát âm trái xài. - Trong phát âm là chong. Theo nhận định của tôi thì các em này hoàn toàn có khả năng phát âm chuẩn lại. Nếu được sự nhiệt tình của giáo viên rèn đọc đúng và phát âm đúng. c/ Nguyên nhân do các em không hiểu nghĩa từ: Đây là trường hợp các em không được tiếp thu bài một cách có hệ thống. Lý do: Các em nghỉ học quá nhiều vì bệnh hoặc gia đình không quan tâm, các em tùy tiện nghỉ học. Nên sau một thời gian gián đoạn các em thường không được nghe giảng ở các tiết như Tập đọc, Tập viết…. Các em không hiểu được nghĩa từ của bài Tập đọc hoặc trong môn Tiếng Việt không biết được vị trí của từng phần trong âm tiết, nên các em viết sai lỗi Chính tả. Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ. d/ Một số em viết sai do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính Một số em viết sai do nói tiếng địa phương, do nói ngọng, do chưa hiểu nghĩa từ, do chưa chú ý quy luật viết hoa tên riêng, viết hoa tùy tiện, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả. Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi tôi phải nghiên cứu đưa ra biện pháp giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả đạt hiệu quả cao. 4. Tìm hiểu chương trình : Từ việc phân loại đối tượng trên, tôi đề ra cho mình phương hướng làm sao dạy thật tốt phân môn Chính tả này. Tôi đã nghiên cứu ở sách giáo khoa, tham khảo ở sách thư viện cùng với chương trình của phân môn này như sau: a.Về nội dung: So với việc dạy học Chính tả trước kia, việc dạy học Chính tả bây giờ có nhiều điểm mới. Những điểm mới này thường được tập trung thể hiện ở các khía cạnh là : - Về dung lượng có nhiều hơn trước, bao gồm các loại bài : + Tập chép (Nhìn - viết) áp dụng nửa đầu học kỳ I + Nghe – viết : hình thức luyện tập chủ yếu + Nhớ - viết : áp dụng từ giữa học kỳ I Với các loại bài trên, phân môn Chính tả bây giờ có khả năng giải quyết được những yêu cầu nói đúng, viết đúng chuẩn Tiếng Việt cho học sinh hơn trước. - Các bài Chính tả thường lấy từ các bài Tập đọc. Như vậy nội dung chính tả đã được kết hợp với các nội dung và yêu cầu của phân môn khác, khiến cho giáo dục toàn diện của phân môn này đã có điều kiện thực hiện đầy đủ hơn. b. Về phương pháp: - Việc dạy học Chính tả hiện nay đã tiến hành theo các phương pháp khác nhau (Nghe –viết) viết theo thao tác tư duy là so sánh có định hướng ở từng bài. Nhờ thế học sinh không chỉ được rèn luyện để viết đúng Tiếng Việt như yêu cầu chung từ trước mà còn luôn luôn được bồi dưỡng ý thức phân biệt từ ngữ địa Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính phương, từ ngữ khẩu ngữ với từ ngữ chuẩn quốc gia. Điều đó rất có ý nghĩa thực tiễn về sau. - Kèm theo mỗi bài Chính tả còn có hai câu hỏi luyện tập. Với cách bố trí như vậy phương pháp dạy học Chính tả đã có nhiều điểm phù hợp với sự phát triển của tư duy học sinh ( độ bền, trí nhớ, chiều cao, tính vừa sức…) Làm như vậy, cũng thỏa mãn dần yêu cầu phát triển kĩ năng viết mà chương trình đặt ra đối với học sinh. 5. Các biện pháp thực hiện: Mỗi trường hợp học sinh viết sai chính tả đều tìm thấy những nguyên nhân khác nhau rất cơ bản. Dựa trên cơ sở những nguyên nhân này tôi đã thực hiện những biện pháp riêng, cụ thể đối với từng trường hợp. Để tập trung vào các biện pháp sau: a. Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh : Ở phân môn Chính tả muốn viết đúng cần phải rèn cho các em đọc chuẩn. Có như thế thì môn Chính tả mới đạt kết quả cao. Từ suy nghĩ đó, qua các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện... tôi kiên trì và thường xuyên rèn cho các em đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, không ngừng lâu để đánh vần, biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm hoặc dấu phẩy (lồng vào đó tôi dạy cho các em biết sau dấu chấm các em phải viết hoa). Luyện đọc câu hỏi, câu cảm, luyện nhấn mạnh một vài từ, câu, đan xen vào đó là hình thức thi đua như: cho vài học sinh thi đua đọc một câu rồi cho cả lớp nhận xét, ai đọc hay hơn, ngoài ra tôi còn đặt thêm các bài thơ Chính tả giúp học sinh tập phát âm đồng thời luyện tập viết đúng Chính tả theo hướng “vui mà học” Chẳng hạn: - Luyện tập phân biệt l/n + Chỉ có n: Cô nàng ăn nói nết na Nấu nướng bếp núc việc nhà siêng năng Nuôi con nặng nhọc bao năm Nghề nông, việc nước đều chăm hơn người. Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 10 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính + Chỉ có l: Học sinh nhớ lấy làm lòng Tới lui, lo lắng, lời trong tiếng ngoài Hiền lành là lợi em ơi! Láo lếu, liều lĩnh mọi người coi khinh. + Có cả l và n: Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng Như vậy cũng tạo được không khí thi đua trong lớp. Tạo cho các em hứng thú học bài hơn, có hứng thú đọc thì các em mới đạt kết quả tốt. b. Biện pháp kết hợp phân môn Tập viết cùng phân môn Chính tả Qua phân môn Tập viết tôi có thể tạo cho các em hiểu rõ hơn về cách nối nét giữa các con chữ, biết cấu tạo của một tiếng gồm âm,vần, thanh nào nối với nhau để các em viết đúng hơn. Ví dụ : Chữ Hoa gồm âm H và vần oa nối với nhau chứ không phải chữ cái H và vần a như một số em thường mắc phải.(do các em phát âm chưa đúng dẫn đến viết sai) Vậy không phải phân ở phân môn Chính tả tôi mới rèn viết đúng cho học sinh mà ngay cả phân môn Tâp viết tôi cũng có thể rèn viết đúng chính tả nữa. Ngoài rèn viết chữ đúng còn đòi hỏi các em phải viết đẹp và cả tốc độ viết nữa. Ban đầu các em viết dưới dạng tập chép nghĩa là nhìn sách dần về sau qua dạng chính tả nghe viết, tôi đọc cho các em viết ở lớp, nếu có lỗi nào sai thì các em sẽ viết lại nhiều lần ở vở nháp hoặc bảng con. Cùng với sự động viên, nhắc nhở, khuyến khích của tôi các em đã khắc phục dần, các em viết bài đạt 6, 7, 8 không còn 1, 2 điểm như trước nữa. c. Biện pháp kết hợp với gia đình trong việc chuẩn bị bài cho các em Chuẩn bị bài là việc làm vô cùng quan trọng trong học tập, có chuẩn bị bài tốt ở nhà đến lớp mới học tốt được. Vì vậy trong đầu năm học, tôi hướng dẫn mỗi học sinh phải thực hiện một quyển tập chuẩn bị bài. Trong 15 phút truy bài đầu Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính giờ, tôi cho học sinh ghi những môn cần chuẩn bị cho ngày hôm sau, trong đó có phân môn Chính tả. Tôi yêu cầu các em đọc bài chính tả cần viết 5 lần, khi đọc, chú ý đến hiện tượng chính tả khó viết đối với học sinh đó như : chữ viết hoa, chữ viết âm, vần, thanh mà các em thường viết sai gạch chân các từ đó bằng viết chì (vì đối với từng học sinh, lỗi viết sai thường khác nhau như tôi đã trình bày ở phần tìm hiểu nguyên nhân) rồi viết vào quyển vở Sổ tay chính tả mỗi từ một hàng tập. Tiếp đến, nhờ phụ huynh đọc cho các em viết vào vở, các em tự chữa lỗi. Đến lớp, trong 15 phút truy bài đầu giờ, tôi kiểm tra sự chuẩn bị của các em qua hai quyển vở đó. Đối với các em thật yếu về Chính tả, đầu tiên cho các em viết lại từ sai ngay bài Chính tả đó. Yêu cầu về nhà các em sẽ tập viết lại 1, 2 câu trong sách giáo khoa. Sau đó nâng dần lên là tôi đọc các em viết. Những em nào phát âm chưa chuẩn, tôi rèn nhiều cho các em vào giờ Tập đọc và rèn viết nhiều trong các giờ Tập viết. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc phát âm sai của các em dẫn đến việc viết Chính tả sai; hướng dẫn cho phụ huynh cách phát âm chuẩn, để rèn cho các em trong cả những lúc trò chuyện, tiếp xúc ở gia đình. Mỗi ngày phụ huynh cần phải dành thời gian để kiểm tra và rèn từ viết đúng trước khi đến lớp. Bản thân tôi cũng chủ động kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà trong 15 phút truy bài đầu giờ. Nếu em nào chưa thực hiện tôi nhắc nhở, trao đổi với phụ huynh, nhờ phụ huynh kiểm tra . Mỗi định kì tôi thông báo về gia đình thông qua sổ liên lạc để phụ huynh biết được sự tiến bộ của con em mình. Nhờ áp dụng biện pháp này, vào lớp các em tích cực học tập, lỗi chính tả giảm dần. d. Biện pháp chữa sai một số từ khó Để giúp học sinh có điều kiện viết đúng, khi viết tiếng khó tôi đọc trước sau đó tôi mới hướng dẫn học sinh viết, xen kẻ vào đó tôi gọi các em thực hiện đọc như tôi đã đọc (lưu ý đến học sinh yếu và trung bình). Tôi luôn khen ngợi Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ dù các em chỉ viết đúng một từ hay một chữ. Ví dụ: Tôi lấy các chữ mà các em hay viết sai trong các bài Chính tả của tuần trước, rồi cho các em thi đua nhau đọc, viết lại cho đúng vào cuối các buổi học. Ở đây tôi lưu ý đến cả những em yếu. Nhờ thi đua phần nào cũng giúp các em nhớ được lâu. Khi các em viết đúng tôi khen ngay. Nếu các em viết sai tôi nhờ các em khác đánh vần lại. Sau nhiều lần như thế tôi thấy kết quả bài viết đúng tăng dần lên, số lỗi sai giảm dần. g. Biện pháp hướng dẫn một số quy ước về phát âm khi đọc chính tả Để hướng dẫn cho học sinh viết đúng việc trước tiên là giáo viên phải mẫu mực trong việc đọc mẫu của mình vì nó truyền cho các em tính chính xác về cách phát âm mới mong các em viết đúng. Ví dụ: Khi dạy bài Chính tả nghe viết “ Đối đáp với vua” tôi quy ước với các em khi tôi đọc các chữ có âm ch và tr (chang chang, trong, trói) thì “chang chang” tôi đọc nhẹ bình thường, riêng “trong, trói” tôi đọc nhấn mạnh hơn và cong lưỡi lên. Tôi nhắc các em kết hợp giữa nghe và nhìn (tai nghe, mắt nhìn tôi đọc) mắt nhìn tôi viết chữ đúng lên bảng. Việc kết hợp giữa giác quan nghe và nhìn là điều cốt yếu khi dạy phân môn Chính tả nói riêng và các môn học khác nói chung. - Khi đọc âm “ r ” tôi đọc cong lưỡi lên khác với âm “ d ” - Khi đọc “ gi ” tôi đọc kéo dài giọng, giọng đọc nặng hơn. Khi đọc chữ “ kẽ ” và “ kẻ ” tôi cũng làm như vậy. Chữ “ kẽ ” tôi hơi kéo dài giọng và đọc nặng hơn chữ “ kẻ ”. Quy ước của tôi dần dần được các em nhớ. Cho nên khi viết những từ có dấu thanh “ ? ” hoặc “ ~ ” mức độ sai phạm của các em giảm dần không còn lẫn lộn nữa. h. Biện pháp hướng dẫn học sinh một số mẹo luật chính tả dễ nhớ Ngoài ra, để các em viết đúng chính tả, tôi còn cung cấp cho các em một số mẹo luật chính tả thông qua các tiết học Tiếng Việt tăng cường : Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính * Mẹo “ Mình nên nhớ viết là dấu ngã” : - với m ( mình) : mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn, mĩ lệ, con muỗi,… - Với n ( nên) : nỗ lực, phụ nữ, noãn bào, nỗi niềm,… - Với nh ( nhớ) : nhẫn nại, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng, thổ nhưỡng,.. - Với v ( viết) : vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, viễn thị, viễn cảnh, vỗ tay, cổ vũ, vũ trụ,… - Với d ( dấu) : dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dã thú, dã man, diễm phúc,… - Với ng ( ngã) : té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngữ nghĩa, đội ngũ, … * Mẹo viết tr- ch: - Về mặt âm tiết, tr không thể đứng trước những chữ có những vần bắt đầu bằng oa, oe, uê. Do đó gặp những vần này ta viết với chữ ch. Ví dụ: chập chõa, choáng mắt, chim chích chòe. - Những chữ chỉ quan hệ trong gia đình thì đều viết với ch chứ không viết với tr: cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt, chít. - Những đồ dùng trong nhà nông dân được viết toàn là ch: cái chạn, cái chum, cái chỉnh, cái chén, cái chai, cái chăn, chày giã gạo,cái chảo, cái chổi, cái chậu... - Các công cụ ngữ pháp chỉ vị trí viết với tr (trên, trong, trước) chỉ phủ định viết với ch (chẳng, chăng, chưa, chớ) Ví dụ: Một số bài tập có áp dụng giúp học sinh dễ nhớ trong các tiết Tiếng Việt tăng cường: - Thằng bé tắm truồng, mình trần trùng trục, ở nơi trống trải thế mà cứ trân trân, trâng tráo trơn trạo, không biết trơ trẽn là gì. - Cha cùng chú chị này chẳng chơi chi cả, chỉ chăm chút cho mấy cây cà chua chóng có chồi cao. Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính - Trên trời trăng treo trơ trọi. Trẻ em trần trùng trục, đầu trọc, người tròn xoay đang trượt dốc. * Mẹo viết s- x: - Những từ dùng để chỉ tên các thức ăn thường đi với x: xôi, xốt vang, xà lách, xúc xích, lạp xưởng, thịt xá xíu. Hoặc một số đồ dùng liên quan đến thức ăn. Ví dụ: cái xăm, cái xiên nướng thịt. - Không kể tên thức ăn và những đồ dùng vào việc ăn uống, hầu hết các danh từ đều viết với s chứ không viết với x:  Từ chỉ người : ông sư, bà sãi, nguyên soái, sứ thần…  Tên cây : sen, sim, súng, sắn…  Đồ vật : hòn sỏi, song cửa, cái sọt, cái sô…  Động vật : cá sấu, con sóc, con sò… - Trường hợp ngoại lệ có: xương, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, mùa xuân. - Một câu văn ngộ nghĩnh có thể giúp ta nhớ được phần lớn những ngoại lệ: “ Mùa xuân, đi xuồng gỗ xoan mang xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng để đem đến cho trạm xá”. - Những từ dùng để chỉ hơi đi ra viết với x chứ không viết với s. Ví dụ: xì, xỉu, xọp, xẹp. - Những từ có nghĩa sụp xuống đi với s không đi với x. Ví dụ: sụt, sụp, sẩy chân, sặc sụa, kém sút. - Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong, … - Các động từ, tính từ thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc, xanh,… * Mẹo viết d, r, gi: - Trong những từ láy đôi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ hai có phụ âm là d, chứ không thể là r hay gi: lò dò, lai dai, lắc dắc, … Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính - Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa: + gia(tăng thêm): gia hạn, gia vị, gia tăng, tăng gia, tham gia,… + gia ( nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia phong,.. + da ( lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, … + ra ( sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,… k. Biện pháp hướng dẫn học sinh tích cực phát hiện lỗi và sửa lỗi Song song với việc ôn tập giúp học sinh nắm vững các quy tắc và mẹo chính tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh , không chỉ ở chính tả mà ở tất cả các môn học khác. * Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa ( ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả). Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công một học sinh giỏi đổi vở và soát lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để chấm điểm.Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm khoảng 5 -7 lớp. Nhưng giờ ra chơi, tôi cố gắng chấm hết , chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn viết sai nhiều về nhà sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp. * Đối với các bài tập, tôi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm nhỏ bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, Tìm nhanh viết đúng, … Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để cả lớp nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc. * Đối với những tiết học khác, tôi cũng luôn nhắc nhở học sinh viết đúng chính tả . Khi chấm đoạn văn hoặc bài tập làm văn hoặc các bài kiểm tra của học Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính sinh, tôi chấm kĩ càng, tỉ mỉ, chỉ rõ các lỗi chính tả và hướng dẫn học sinh sửa lỗi khi trả bài. l. Biện pháp khai thác nội dung dạy học phù hợp với đối tượng Khi dạy bài chính tả thì giáo viên phải có kế hoạch để lựa chọn nội dung bài thiết kế sẵn cho mình những nội dung cÇn dạy nhằm giúp học sinh có điều kiện sửa đúng các lối chính tả thường viết sai. Vì mỗi tuần chỉ có 2 tiết chính tả nên tôi sẽ tăng cường cho học sinh được thực hành nhiều nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua các bài tập, dựa vào phát âm và lỗi chính tả học sinh thường viết sai để đưa vào các dạng bài tập có nhiều nội dung khác nhau: Ví dụ: Viết đúng âm cuối: có ý thức không viết “bàn tai”, “ngai ngắn”, “tính say” mà phải viết “bàn tay”, “ngay ngắn”, “tính sai” Viết đúng các tiếng, từ có dấu thanh: thanh sắc, thanh ngã “bỡ ngỡ” chứ không phải là “bớ ngớ” Bài viết đúng cả tên riêng, tên địa danh, tên nước ngoài, tên, sông , núi bằng cách viết: Ví dụ: Có ý thức viết: Lương Đình Của; Cô - rét –ti , Ga –rô – nê, chứ không viết Lương Đình của; Cô – Rét - Ti, Ga – Rô - Nê Tôi phải nắm vững quy trình dạy bài chính tả lớp 3 để từ đó đem áp dụng vào đối tượng học sinh mình. Đây là biện pháp đòi hỏi tôi phải đặc biệt quan tâm để giờ dạy đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ tôi phải biết lựa chọn những từ ngữ nào mà trong thực tế h»ng ngày mà học sinh hay viết sai yêu cầu học sinh viết để củng cố và rèn kĩ năng viết đúng nhưng phải đảm bảo được tính phù hợp với nội dung và mục đích yêu cầu mà chương trình quy định. Đến bước luyện viết đúng tôi cũng phải nghiên cứu kỹ cả phần nội dung bài viết lẫn nội dung bài tập để yêu cầu học sinh viết những từ nào. m. Biện pháp Tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau - Tổ chức dạy học theo một quy trình hợp lý. Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính Tôi phải biết phối hợp hài hoà các phương pháp dạy học khác nhau với nhiều hình thức. Thể hiện tính tích cực hoá hoạt động học tập để các em tự giác học tập. - Đa dạng hoá các hình thức học tập của học sinh: có thể cho học sinh trả lời câu hỏi hoặc trắc nghiệm hay trò chơi học tập. Ví dụ 1: Bài tập sửa lỗi phụ âm đầu. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết đúng c / k /q ? để học sinh trả lời. + Viết là c khi c đứng với nguyên âm: a, ă, â,o, ô, ư, uô, uơ, ươ + Viết là k khi đứng trước nguyên âm hàng trước: i, e, ê. + Viết là q khi q đứng trước âm đệm u Ví dụ 2: Bài tập trắc nghiệm em hãy điền Đ vào ô trống trước những từ viết đúng S trước những từ viết sai. Có hiếu ciên trì Cuân đội quê hương Ví dụ 3: Bài tập về trò chơi học tập Bài 1: Điền chữ c hoặc k hoặc q vào chỗ chống … on chim,… uyển vở, … uang cảnh,… iểm tra. Bài 2: Thi tìm nhanh: 3 từ có phụ âm đầu là c 3 từ có phụ âm đầu là k 3 từ có phụ âm đầu là q n. Biệp pháp động viên khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập Học sinh tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời. - Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi thường ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp. - Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sửa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết rèn chữ đẹp, hoặc một chiếc nón kết,…Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. o. Biện pháp sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng phân môn Chính tả: Để chuẩn bị tốt cho việc soạn giảng tùy theo nội dung và mức độ khó, dễ của bài dạy mà sử dụng phương pháp cho thích hợp. Sau đây là một số phương pháp tôi thường dùng. *Phương pháp trực quan: Thông qua bài tập chép nghĩa là học sinh phải đọc được từ, cụm từ, câu. Dựa vào bài Tập đọc (bằng mắt) và chép lại, sao lại đúng hình thức chữ viết. Việc lặp đi lặp lại hình thức chính tả này, mặt chữ sẽ dần dần định hình trong trí nhớ rất non nớt nhưng rất nhạy bén của học sinh. Tôi chú ý chép bài mẫu lên bảng thật cẩn thận, chuẩn xác. Tôi gợi ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh viết chính xác, viết đẹp, không tẩy xóa. Về phần luyện tập để định hướng cho học sinh tôi nêu ra một số hình thức bài tập trong sách giáo khoa như : - Bài tập lựa chọn : Nội dung các bài tập này là luyện viết phân biệt các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Ví dụ: l/n, tr/ch, s/x (học sinh người Bắc) ang/ an; ac/ at; dấu hỏi/ dấu ngã (học sinh Nam Trung Bộ và Nam Bộ) Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm tả Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính Trong cùng một lớp tôi có thể giao cho học sinh bài tập a, học sinh khác bài tập b, tùy theo lỗi phát âm và lỗi chính tả các em thường mắc phải. Ngoài ra dựa theo mẫu bài tập trong sách giáo khoa để tự ra bài tập cho phù hợp với yêu cầu, khắc phục lỗi chính tả và lỗi phát âm của học sinh lớp mình. Ví dụ: Bài tập khắc phục các lỗi lẫn lộn : hỏi/ngã ; th/h; tr/t; r/g;... *Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn đầu của tiết học. Tôi dẫn dắt cho học sinh bằng cách tiếp xúc đặt câu hỏi cho các em trả lời về cấu tạo các chữ khó. Ví dụ: Chữ “chuyện” gồm âm “ch” ghép với vần “uyên” và thanh nặng (.). Vần “uyên” gồm những chữ cái nào? (gồm chữ cái “u” nối với chữ cái “y” nối với chữ cái “ê” nối với chữ cái “n”.) Hoặc hỏi những yêu cầu nói về nội dung bài (dựa theo bài Tập đọc) để các em hiểu nghĩa của từ hoặc câu, từ đó định hướng cho việc luyện tập và viết bài. *Phương pháp luyện tập: Tôi hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng cấu tạo cỡ chữ, sau đó là viết đúng tốc độ quy định. Tập viết chữ khó lên bảng lớp: Thường dùng để kiểm tra bài cũ, biết giải thích cách viết bước luyện tập viết tiếng khó ở lớp. Để đánh giá kĩ năng viết của các em, phát hiện chỗ sai để uốn nắn cho cả lớp. Tập viết vào bảng con của học sinh: Qua hình thức này rèn luyện cho học sinh thành thạo trong khi viết chữ khó, nhớ mặt chữ và hiểu nghĩa của chữ, từ. - Luyện viết ở vở: Đây là bước cuối của tiết học, tôi đưa ra một số từ khó trong bài mới để các em về nhà tự rèn trước, một bước để chuẩn bị cho tiết học sau. - Luyện tập ở các môn học khác: Ở các môn học khác cũng vậy, tôi chú trọng cho các em cách đọc đúng hoặc cách viết chính xác. Vì tất cả các phân môn Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan