Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm

.DOC
8
854
99

Mô tả:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN TỐT PHẦN THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC LỚP 11. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Tôi đồng cảm với một nhận xét rất tinh tế và cô đọng, đồng thời cũng là tên một cuốn sách rất nổi tiếng của giáo sư Lê ĐĐ nh Kỵ: THƠ MỚI NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM. Thật vậy, giờ đây chúng ta đă có đủ thời gian và sự trải nghiệm để nhìn nhận về một thời kỳ tuyệt vời của nền văn học Việt Nam. Nói như vậy bởi chỉ trong một thời gian ngắn 1932 -1945 văn học Việt Nam đă tạo được một dấu ấn khó phai trong l ḷòng độc giả nhiều thế hệ mà điểm nhấn là thơ mới. Trong Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, đă có nhận xét: Tôi quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo năo như Huy Cận quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha rạo rựa như Xuân Diệu. Tôi không muốn bình luận hoặc nhận xét về ý kiến của Hoài Thanh - Hoài Chân bởi tự thân nó đă quá đầy đủ và ý nghĩa. Giữa bao nhiêu quên nhớ của đời thường, chắc hẳn chúng ta cũng có lúc lắng lòng mình trước thiên nhiên, đất trời. Những cảm xúc của trái tim vẫn cứ dào dạt và biết đâu, những vần thơ mới lại ngân lên. Do yếu tố của lịch sử, thơ mới là sự gặp gỡ của hai nền văn học Đông và Tây, và nó ra đời như một tất yếu trong lịch sử văn chương dân tộc. Chúng ta đă nói nhiều đến cái tôi trong thơ mới bởi các nhà thơ mới ý thức về cá nhân rất rõ, và khi ý thức về cá nhân là ý thức về nỗi cô đơn, về sự trống trải khủng khiếp của con người: Xuân Diệu đă từng thốt lên: Ta là một là riêng là thứ nhất Không có ai bè bạn nổi cùng ta Trong thơ mới chúng ta cũng bắt gặp những tình yêu rất nồng nàn, mănh liệt. Nhưng cũng có khi rất trong trẻo và nên thơ và thiên nhiên dưới mắt của thi nhân 1932-1945 đẹp đến nao lòng. Chúng ta dễ dàng bắt gặp điều này trong sáng tác của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư… chẳng thể nào không nhớ những câu thơ như được chắt lọc ra từ cái duyên cái đẹp và phần hồn của cuộc đời: Thơ mới vẫn sống măi trong lòng độc giả, năm tháng trôi đi nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị và khi đến với thơ mới chúng ta vẫn thấy nồng nàn. Thế nhưng, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, các em học sinh đă ít nhiều chịu ảnh hưởng lối sống nhanh, sống gấp và những vần thơ trữ tình được học ở nhà trường phổ thông đôi khi chỉ như một sự bắt buộc. Chính vì vậy mà các em hết sức lơ là trong những tiết đọc văn, mặc dù các em có năng lực cảm thụ. Ý thức được điều này nên trong nhiều năm giảng dạy tôi luôn tìm cách đánh thức cảm xúc của học sinh để các em không chán và hy vọng còn yêu khi học thơ mới bởi thực sự thơ mới là những vần thơ viết cho tuổi trẻ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lý luận: - Vai trị của thơ mới trong Văn học: Thơ mới ra đời chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn học nước nhà nói chung và thơ ca nói riêng.Thơ mới được cấu trúc theo thi phú của phương Tây,nên mang nhiều âm hưởng mới lạ.Và có thể nói phong trào thơ mới là một chìa khóa văn học đưa chữ Quốc ngữ đến thịnh hành trong nền Văn học nước ta.Phong trào thơ mới cũng phải trải qua một thời bút chiến gay go giữa thơ cũ và thơ mới,sau cùng thơ mới vẫn thắng thế và đứng vững trong nền Văn học. Chúng ta cũng phải công nhận thơ mới là một thực thể văn chương không thể thiếu góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà.Thơ mới cũng chính là cầu nối giữa thơ cũ với thơ hiện đại sau này:Tản Đà là một ví dụ. - Vai trị của thơ mới trong nhà trường Trung học Phổ thông: Được tiếp cận thơ mới học sinh sẽ có cái nhìn tổng thể về thơ ca Việt Nam,cũng như thấy được sự tiếp thu Văn học Dân gian của thơ mới Việt Nam.Chẳng hạn Nguyễn Bính với bài thơ Tương Tư hoặc ảnh hưởng của văn học Phương tây với thơ mới Việt Nam như Xuân Diệu với Vội vàng… 2. Thực trạng Trong chương trình văn học lớp 11 học kỳ II, phần thơ mới được học trong tiết 78 + 79 :Vội vàng (Xuân Diệu); tiết 81: Tràng giang (Huy Cận); tiết 84: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử). Bên cạnh đó, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của các tác giả sách giáo khoa chỉ giới thiệu rất ngắn gọn. Nhưng diện mạo thơ mới 1932 – 1945 lại rất phong phú và có nhiều sáng tạo đáng kể. Vì lẽ đó, tôi tận dụng tiết Khái quát Văn học Việt Nam 1930 -1945 và tiết Ôn tập để giới thiệu thêm nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cũng như lòng say mê văn học cho các em. Ngoài ra, tôi mở rộng mảng thơ mới được nhiều độc giả chú ý và cũng là niềm tự hào của các tác giả, đó là những bài thơ mới được viết bằng thể lục bát, từ đó giúp các em phát hiện ra sự mới mẻ của thơ lục bát trong thơ mới so với lục bát cổ điển để các em càng hiểu hơn một thể thơ vốn là niềm tự hào của dân tộc ta. 3. Giải pháp: 3. 1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt bài ở nhà. Thông thường, mỗi bài trong sách giáo khoa đều có các phần: + Tiểu dẫn. + Văn bản. + Hướng dẫn học bài. Để chuẩn bị tốt bài ở nhà, học sinh phải tham khảo sách tư liệu, SGK, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.GV dành khoảng 5’để định hướng cho HS. VD: Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” , có câu hỏi “Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả được trong khổ thơ đầu”, thì GV phải xác định cho HS, cảnh trong bài thơ là ở thôn Vĩ- quê hương của Hoàng Cúc, người con gái mà nhà thơ thầm yêu, trộm nhớ. Đó là mối tình đơn phương. Hoặc trong bài “Vội vàng”, có câu “Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào” thì GV giúp HS thấy được khát vọng sống mănh liệt, tình yêu đối với mùa xuân, tuổi trẻ của nhà thơ…. Nói tóm lại, khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS là rất quan trọng, nếu HS chuẩn bị tốt bài ở nhà thì khi GV giảng, HS dễ nắm bắt được nội dung, vì vậy mà có thể có thời gian mở rộng bài hoặc giới thiệu về tác giả. Trước khi vào bài mới, GV dành một khoảng thời gian kiểm tra phần chuẩn bị của HS. Có như thế mới dễ dàng nắm bắt nội dung của bài. 3. 2. Giải pháp 2: Giới thiệu những nét độc đáo trong thơ mới: * Hiện tượng chấm câu giữa d dòng: Tuy không nhiều nhưng phải nói rằng đây là một nét độc đáo của thơ mới- nhất là Xuân Diệu trong bài thơ “ Vội vàng” Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Cách dùng dấu câu như thế, khiến ta có cảm tưởng như câu thơ bị bẻ làm đôi, nhà thơ đang đi bỗng đứng dừng lại và nhận ra cái giới hạn của mùa xuân cũng là cái giới hạn của tuổi trẻ, của cuộc đời. * Cách dùng từ độc đáo: Thơ mới có sự cách tân trong việc dùng từ, cho nên khi Xuân Diệu xuất hiện trên văn đàn, có nhiều người không chấp nhận vì họ thấy Xuân Diệu Tây quá, nó không phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của ta. Trước đây, trong nền văn học trung đại, các nhà thơ phải tuân thủ tính ước lệ, tượng trưng thì qua văn học giai đoạn này các nhà thơ có sự cách tân táo bạo mà Xuân Diệu là người táo bạo nhất. VD: Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối Đên bâng khuâng đôi miếng lẫn trong cành. (Vội vàng) hoặc: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi (Vội vàng) * Cách sử dụng nghệ thuật tài tình: +Nghệ thuật nhân hoá: Xuân Diệu nhân hoá thiên nhiên, cho thiên nhiên những tâm tư, hành động rất người một cách tự nhiên, chân thật, hợp lí.Trước đây chưa ai có cách nhìn, cách miêu tả thiên nhiên táo bạo như thế. + Cách so sánh cũng vô cùng táo bạo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. (Vội vàng) + Ảnh hưởng thơ Đường trong sáng tác, mà Huy Cận là một ví dụ tiêu biểu . Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Tràng giang) 3. 3. Giải pháp 3: Tổ chức thảo luận: Đây là một hướng đổi mới tích cực trong việc học bộ môn Văn nói riêng và các môn khác trong nhà trường phổ thông nói chung. Để tổ chức thảo luận tốt, GV phải yêu cầu HS tích cực tham gia, không đứng ngoài cuộc. Đồng thời GV chọn những câu hỏi tiêu biểu, có khả năng khái quát cao, hoặc những câu mang tính cảm nhận để kích tính sáng tạo của mỗi học sinh. Ví dụ: Trong bài “Vội vàng”, có thể chọn câu hỏi: “Phải chăng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan điểm sống gấp bồng bột của tuổi trẻ? ” Bài “ Tràng giang” chọn câu “ Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ” Bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” chọn câu “ Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho em cảm nghĩ gì” Ở mỗi câu hỏi thảo luận, Gv yêu cầu học sinh làm ra giấy và gọi bất cứ học sinh nào lên trình bày, có thể thu một số bài để tránh hiện tượng học sinh không làm mà biến thời gian thảo luận thành giờ chơi. Hoặc có thể thảo luận theo tổ nhóm… Sau khi học sinh trình bày, GV cho lớp nhận xét, bổ sung những chỗ còn thiếu để giúp HS nắm vững hơn về tác phẩm. 3. 4. Giải pháp 4: Khuyến khích học sinh tìm đọc và học thuộc lòng thơ nhất là những bài ngoài chương trình. Phải nói rằng hiện nay, các em ít thích thơ, ít thuộc thơ, kể cả những bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình, nên khuyến khích các em thuộc thơ là giúp các em yêu thích hơn bộ môn làm cho đời sống tâm hồn của các em phong phú hơn. 3. 5. Giải pháp 5: Khuyến khích các em tập làm thơ. Thơ là tiếng nói tâm tình, là nơi bộc lộ cảm xúc vì vậy sáng tác thơ là giúp HS giải toả cảm xúc. Và bản thân tôi trong quá trình giảng dạy vẫn thường đọc cho các em nghe những bài thơ mà các anh chị thế hệ trước đă làm, dù còn non nớt. 3. 6. Giải pháp 6: Giới thiệu sự cách tân của thơ mới được viết bằng thể lục bát. Đây là phần mở rộng kiến thức không có trong chươnh trình, từng bước gieo vào lòng các em niềm yêu thích bộ môn- dù không hề đơn giản. Trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân có 168 bài thơ được tuyển chọn thì có 1 bài thơ hai tiếng, 1 bài thơ bốn tiếng, 15 bài thơ năm tiếng, 68 bài thơ bảy tiếng, 41 bài thơ tám tiếng và 25 bài thơ được viết bằng thể lục bát. Vậy lục bát là một thể thơ quan trọng trong tiến trình phát triển thơ mới, rất nhiều nhà thơ đă sử dụng thể lục bát trong sáng tác của mình và họ đă gặt hái được nhiều thành công. Điều ấy chứng tỏ những bài thơ mới được viết bằng thể lục bát đă làm cho diện mạo thơ mới thêm phong phú. Chính vì vậy mà tôi chọn thơ mới giới thiệu để gợi hứng thú cho học sinh khi tiếp cận phần văn học rất độc đáo này. a. Hiện tượng bẻ găy dòng thơ Trong thơ mới, thơ lục bát có những cách tân, dòng thơ lục bát đă có những cách tân khá độc đáo, đó là hiện tượng bẻ găy dòng thơ, các nhà thơ mới ý thức rất rõ về cảm nhận thơ bằng thị giác (bằng mắt) nên họ quyết định bẻ găy dòng thơ để tạo ra hiệu ứng mới về nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật cho những bài thơ thể lục bát của mình. Vinh quy cờ biển về nhà Dân gian đón hỏi: -Đâu bà trạng nguyên (Nguyễn Bính, Con nhà nho cũ); hay Tôi say? Thưa, trẻ chưa đầy Cái đau nhân thế thì say nỗi gì Đường xa ư cụ? Quản chi Đi gần hạnh phúc là đi xa đường (Trần Huyền Trân, Với Tản Đà). Hiện tượng này đă tạo được ấn tượng mới mẻ và độc đáo đối với độc giả. Nó làm cho thơ lục bát thêm hiện đại, bớt đi nhịp đều đều vốn có. Gần đây, một số nhà thơ cũng đă sáng tác lục bát theo lối chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ như Nguyễn Trọng Tạo với Không đề: Chia cho em một đời thơ một lênh đênh một dại khờ một tôi Chỉ còn cỏ mọc bên trời Một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm… (Nguyễn Trọng Tạo, Không đề) Khách quan nhìn nhận, sự cách tân này ít nhiều đă tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ mới, làm cho thơ lục bát có thêm sắc thái biểu cảm. b. Hiện tượng chấm câu giữa dòng trong thơ lục bát của các nhà thơ mới. d Không phải là phổ biến, nhưng trong lục bát của phong trào thơ mới, xuất hiện hiện tượng chấm câu giữa dòng Cổng làng rộng mở. Ồn ào, Nông phu lững thững đi vào nắng mai. (Bàng Bá Lân, Cổng làng) Lòng ta dù vỡ tan tành Cũng c dn thổn thức buộc lòng cho nhau! (Thế Lữ, Lời tuyệt vọng) c. Hiện tượng câu vắt dòng trong thơ lục bát của các nhà thơ mới. d Nhiều ý kiến cho rằng Thế Lữ đă có công khai phá hiện tượng vắt dòng với bài thơ Tiếng sáo thiên thai: Trời cao xanh ngắt – Ô kìa Hai con hạc trắng bay về Bồng lai (Thế Lữ ,Tiếng sáo thiên thai) Và sau đó được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các nhà thơ mới như Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương… Mùa thi sắp tới! Em thơ Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau (Xuân Diệu, Mùa thi) Hiện tượng lục bát vắt dòng của thơ mới cũng được sự hưởng ứng cao của các nhà thơ sau này. d. Hiện tượng chia khổ trong thơ lục bát của các nhà thơ trong phong trào thơ mới. Từ lục bát ca dao đến lục bát Truyện Kiều, lục bát Tản Đà hoàn toàn không có hiện tượng chia khổ trong bài thơ. Trong ca dao có những bài chỉ có hai câu. Hoặc có những bài ca dao khá dài như Bài ca xin áo đều không có hiện tượng chia khổ. Đến lục bát Truyện Kiều, dài 3254 câu thơ, cũng không có hiện tượng này. Nhưng đây lại là hiện tượng dễ thấy trong thơ mới Buồn đêm mưa Đêm mưa làm nhớ không gian. Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la… Tai ương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn. Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi… Rơi rơi… ddìu dịu rơi rơi… Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ… Tương tư hướng lạc, phương mờ… Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe. Gió về lòng rộng không che, Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư… Hiện tượng này còn xuất hiện trong Quê hương, Chiều xuân trung kỳ của Hồ Dzếnh, Nhớ nhau của Trần Huyền Trân, Qua nhà, Giấc mơ anh lái đò của Nguyễn Bính, Đêm đông của Đoàn Văn Cừ… Ở đây, một lần nữa, chúng ta thấy các nhà thơ mới ý thức rất sâu sắc về sự thưởng thức văn chương bằng thị giác thay cho sự thưởng thức bằng thính giác. 4.Kiểm nghiệm : Những năm đầu thực hiện dạy học bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng, nên thước đo sự hữu ích của giải pháp này trong những năm trước của tôi, thiết nghĩ chưa phải là số liệu cụ thể để so sánh với năm học trước đó.Nhưng trong thực tế giảng dạy tôi thấy nhiều em học sinh rất thích học thơ mới,chịu khó học thuộc lòng các bài thơ mới hơn nhiều bài thơ khác khi tôi thực hiện các giải pháp này,kể cả những học sinh không yêu thích môn Văn và không phải là môn học khối của các em .Chính vì vậy kết quả kiểm tra về phần thơ mới các em đạt được điểm cao hơn so với các bài kiểm tra khác. Hơn nữa tôi thấy kết quả lớn nhất mà mình thu được khi hướng dẫn các em phần thơ mới là lòng yêu thích văn học 1930 -1945 của học sinh. Và hy vọng các em sẽ giữ và phát triển tình yêu này. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1.Kết luận: Thơ mới đă tạo được dấu ấn khó phai trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, việc dạy thành công thơ mới trong nhà trường phổ thông đòi hỏi người giáo viên phải có sự nỗ lực không ngừng. Trên đây là những bước đầu tìm tòi, chắc rằng không khỏi thiếu thiếu sót, mong được sự góp ý của những người quan tâm. 2.Đề xuất: Từ những giải pháp đưa ra mà tôi đã thực hiện người viết cũng xin có một vài đề xuất như sau: -Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến môn học này giúp cho tổ Chuyên môn có điều kiện đầu tư về thời gian và sự đam mê của người thầy với thơ ca. -Tổ Chuyên môn cần có câu lạc bộ sáng tác thơ để thầy và trò có được sân chơi lý thú từ đó say mê, yêu thích thơ ca. -Nếu có điều kiện nên cho các em đi thực tế đến các danh lam thắng cảnh mang tên tuổi hoặc dấu ấn của các nhà thơ… Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị. Thanh Hóa 25, tháng 02 năm 2013 Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Lê Thị Thu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất