Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến intro mô hình dẫn nhập bài giảng hiệu quả được chứng thực qua hội giản...

Tài liệu Sáng kiến intro mô hình dẫn nhập bài giảng hiệu quả được chứng thực qua hội giảng các cấp

.DOCX
18
26
71

Mô tả:

CỘNG HÒ X HỘI CHU NGHHÌ IỆT ǸM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến:INTRO – Mô hình dẫn nhập bài giảng hiệu quả được chứng thực qua Hội Giảng các cấp. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giảng dạy 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: Việc dạy học trên lớp được xem như một buổi trình diễn mà người dạy là người viết kịch bản, đạo diễn, kiêm diễn viên, còn người học là khán giả đang trông chờ những điều thú vị gì sẽ diễn ra ở buổi trình diễn đó. Phần mở đầu của bài giảng cũng không khác phần giới thiệu của một bộ phim, một vở kịch, người dạy cần phải chuẩn bị thật tốt để dẫn nhập vào bài một cách hiệu quả nhất cũng như thu hút được sự chú ý của sinh viên. Như chúng ta đã biết, đầu các buổi học, tình hình lớp học thường rất ồn ào, mất trật tự, sinh viên chưa tập trung chú ý vào giảng viên. Lúc này, nếu giảng viên không có động thái nào để giúp sinh viên chuẩn bị tâm thế học tập thì buổi học đó sẽ không hiệu quả. Một số cách mở đầu bài học thường gặp là:  Giảng viên không dẫn nhập: Vào đầu buổi học, hoặc sau khi thực hiện ổn định lớp và kiểm tra bài cũ, giảng viên ngay lập tức chuyển sang bài mới bằng cách ghi tiêu đề bài mới lên bảng rồi bắt đầu hoạt động giảng dạy, hoặc chỉ nêu tên bài học hôm nay là gì. Hình thức này thường dễ dàng nhận thấy ở những môn có tính chất hơi khô khan như các môn Khoa học tự nhiên: toán, lý, hóa… Không dẫn nhập trước khi vào bài mới sẽ gây khó khăn cho sinh viên khi chưa hình dung được ý niệm tổng quát của bài học.  Giảng viên dẫn nhập trực tiếp vào bài học: 1 Đây là cách dẫn nhập thường gặp nhất, hầu hết các giảng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy đều sử dụng cách thức này để vào bài vì rất dễ thực hiện, không đòi hỏi giảng viên tốn thời gian, công sức để chuẩn bị. Tuy nhiên, không người học nào thích thú với cách vào bài trực tiếp như thế, cũng không có người dạy tích cực nào muốn vào bài một cách đơn điệu và thiếu cảm xúc, vì những người dạy có tinh thần tích cực luôn muốn tạo sự hào hứng, thích thú cho người học. Cách dẫn nhập này được bắt đầu bằng các câu nói: “Hôm nay chúng ta bắt đầu bài học…”, “Bài học hôm trước nói tới vấn đề A, hôm nay mình sẽ bàn về vấn đề B”, “Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về…” Giảng viên có dẫn nhập nhưng không liên quan đến bài học mới:  Tích cực hơn hai trường hợp trên, giảng viên đã có ý thức phải tạo nên bước đệm nhằm thu hút sự chú ý của sinh viên trước khi bắt đầu bài giảng. Tuy nhiên, giảng viên lại lựa chọn cách dẫn nhập không phù hợp và hơn hết là không liên quan đến nội dung bài học cần giới thiệu. Ví dụ: giảng viên dẫn nhập bằng cách tổ chức trò chơi vận động cho sinh viên nhưng kết quả cuối cùng của trò chơi chỉ là phân định thắng – thua, chứ không liên kết với nội dung buổi học hôm đó. Dễ dàng nhận thấy, giảng viên lựa chọn các hình thức dẫn nhập trên bởi vì: - Không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. - Không tốn thời gian, công sức để chuẩn bị và tổ chức. - Tận dụng tối đa thời gian để giảng bài, tránh tình trạng “cháy giáo án”. Tuy nhiên, khi giảng viên lựa chọn phương pháp dẫn nhập không phù hợp, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dạy và học của giảng viên và sinh viên:  Đối với giảng viên: - Tiết học rất có thể được triển khai một cách sơ sài, buồn chán. - Bài giảng không được logic. - Khó đạt được mục tiêu đã đặt ra cho bài giảng. - Quên mất những điều quan trọng cần nhắc nhở sinh viên trong bài học đó. - Giảm sự hứng thú và sự yêu mến của sinh viên dành cho môn học và bản thân giảng viên. - Không thể nâng cao kỹ năng giảng dạy của mình do trung thành với những cách mở bài cũ kỹ. 2  Đối với sinh viên: - Sinh viên không được tạo tâm thế bắt đầu bài học, dẫn đến tình trạng thiếu chú ý, mất tập trung khi giảng viên đã bắt đầu tiết dạy. - Sinh viên không xác định được mục tiêu và sự cần thiết của bài học nên lơ là, học vẹt, không áp dụng được bài học vào công việc và thực tế. - Hoang mang trong việc tiếp thu kiến thức vì không nắm rõ nội dung chính của bài học hôm nay đề cập đến vấn đề gì. - Sinh viên được giảng viên tạo hứng thú bằng trò chơi thì rất vui nhưng do không liên quan đến bài học nên dần dần chỉ biết chơi cho vui chứ không biết ý nghĩa của trò chơi đối với bài học như thế nào. Trước tình hình đó, một điều vô cùng cần thiết là phải tạo ra được một mô hình dẫn nhập bài giảng chung để tất cả giảng viên có thể áp dụng cho các buổi lên lớp của mình, mang lại hiệu quả cao nhất cho buổi dạy. Đặc biệt, yêu cầu này càng cấp thiết hơn khi tác giả được lựa chọn là giảng viên trực tiếp tham gia trình giảng tại Hội Giảng cấp trường, cấp tỉnh và toàn quốc, nơi mà các bài giảng không thể nào bắt đầu một cách sơ sài mà phải thật sự hấp dẫn ngay từ những phút đầu tiên.Vì thế, tác giả đã lựa chọn mô hình dẫn nhập bài giảng “INTRO” để vận dụng trong giảng dạy tại trường, bên cạnh đó còn chia sẻ cùng đồng nghiệp để bản thân và đồng nghiệp đều đạt được mục tiêu mong muốn ở các kỳ Hội Giảng và giảng dạy thường ngày. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Như đã phân tích ở trên, những cách thức mở đầu bài giảng bằng cách: trực tiếp, không dẫn nhập, hoặc có dẫn nhập nhưng chưa liên quan đến bài học, ngoài ra còn có dẫn nhập nhưng không đầy đủ, đều tiềm ẩn những hậu quả nguy hại đến kết quả dạy và học. Do đó, cần thiết phải đưa mô hình dẫn nhập INTRO vào mỗi bài giảng của giảng viên. Việc áp dụng nhuần nhuyễn mô hình dẫn nhập này sẽ mang đến nhiều lợi ích:  Đối với giảng viên: - Dễ dàng biên soạn kịch bản giảng dạy cho từng buổi lên lớp. - Dễ dàng phát hiện và khắc phục các sai sót vì mô hình được thiết kế theo từng tiêu chí riêng biệt, đòi hỏi giảng viên phải triển khai đầy đủ các yếu tố của nó thì mới hoàn thiện mô hình. 3 - Là công cụ nhắc việc tuyệt vời, đảm bảo cho giảng viên không quên bất kỳ điều quan trọng nào cần nhắc nhở sinh viên. - Là tiền đề để tạo nên bài giảng thu hút, logic, hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra. - Nhận được sự thích thú, yêu mến của sinh viên dành cho môn học và bản thân giảng viên.  Đối với sinh viên: - Được tạo hứng thú vào đầu buổi học, được chuẩn bị tâm thế để bắt đầu quá trình thu nạp kiến thức được hiệu quả hơn. - Nắm rõ tiêu đề và các mục tiêu cần đạt được sau bài học. - Nhận biết được khả năng áp dụng của kiến thức trong bài học vào thực tế công việc và cuộc sống như thế nào. - Sinh viên nắm rõ những điều quan trọng liên quan đến buổi học như: nội dung bài học; thời lượng bài học; những phương pháp sẽ được triển khai trong buổi học; phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên đối với bài học đó; các tài liệu, giáo trình cần tham khảo để bổ sung cho kiến thức đã học. - Sinh viên có cái nhìn toàn cảnh về bài học, từ đó sẽ dễ dàng lĩnh hội được kiến thức, ghi nhớ nội dung bài học sâu hơn.  Đối với giám khảo Hội Giảng và khán giả: - Hệ thống được toàn bộ nội dung chính của bài giảng chỉ trong vòng 5 phút dẫn nhập, từ đó dễ theo dõi và chấm điểm. - Dễ dàng được lôi cuốn vào bài giảng của giáo viên trình giảng, tập trung chú ý vào bài giảng hơn nên dễ đưa ra những nhận xét về bài giảng. - Khán giả được tạo sự chú ý nên tập trung theo dõi bài giảng, nhanh chóng nắm bắt được các nội dung hay, các phương pháp mới lạ, từ đó tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. 3.2.2 Nội dung của giải pháp Mô hình dẫn nhập bài giảng INTROlà một kết cấu gồm 05 thành phần, mỗi thành phần sẽ được lấy chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh để gộp lại thành chữ “INTRO”, đồng thời INTRO cũng có nghĩa là “Giới thiệu” hoặc “Mở đầu”. Các thành phần này bao gồm: I – Interest: Tạo hứng thú N – Needs: Sự cần thiết T – Title: Tiêu đề 4 R – Range: Phạm vi O – Objectives: Mục tiêu Với 05 thành phần trên, phần mở đầu bài giảng của giảng viên sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết và bắt buộc mà sinh viên cần phải nắm được đối với bài học.Mở đầu bài giảng tốt sẽ khiến người học có ấn tượng tốt đẹp về người dạy, đồng thời tạo ra sự trông đợi ở người học. Điều này giúp người học cảm thấy hứng thú, yêu thích và muốn cùng người dạy khám phá những vấn đề tiếp theo trong bài học. 3.2.3 Triển khai mô hình INTRO vào bài giảng: Có 05 bước để triển khai mô hình INTRO vào bài giảng: Bước 1: Xác định nội dung giảng dạy, thời lượng giảng dạy, đối tượng người học, tài liệu học tập, cơ sở vật chất. Bước 2: Thiết lập khung kịch bản theo mô hình INTRO Bước 3: Hoàn thiện nội dung cho kịch bản mô hình INTRO Bước 4: Sắp xếp thứ tự các thành phần INTRO cho phù hợp Bước 5: Thử nghiệm, điều chỉnh, chuẩn bị công cụ hỗ trợ. Các bước trong quy trình trên được thực hiện cụ thể như sau:  Bước 1: Xác định mục tiêu giảng dạy, nội dung giảng dạy, thời lượng giảng dạy, đối tượng người học, tài liệu học tập, cơ sở vật chất Đây là bước đầu tiên của quy trình và là bước rất quan trọng. Giảng viên phải xác định được mục tiêu phải đạt được sau buổi dạy, từ đó, thiết kế nội dung và thời lượng giảng dạy cho phù hợp với đối tượng người học. Trong dạy học và đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp, các bài học thường được thiết kế theo mô đun hoặc theo năng lực nên giảng viên thực hiện bước 1 dễ dàng hơn so với dạy học chính quy. Lý do là dạy học chính quy phải tuân theo lịch trình, thời khóa biểu, nội dung dạy dàn trải trong cả một chương hoặc một bài dài phải cần nhiều buổi lên lớp mới hoàn thành được. Vì thế, giảng viên cần đặt mục tiêu rõ ràng, xác định những nội dung chính, đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra để triển khai giảng dạytrong thời lượng cho phép của mỗi buổi học. Tài liệu giảng dạy chính quy cũng dàn trải ra các chương, bài, mục, đôi khi phần nội dung quan trọng lại chỉ được trình bày ngắn gọn trong vài dòng chữ. Lúc này, giảng viên cần chủ động lập đề cương bài giảng, phân chia kết cấu bài giảng thành các phần riêng rẽ nhằm cung cấp lượng kiến thức đầy đủ và cần thiết cho sinh viên. 5 Yếu tố đối tượng người học cũng cần phải được quan tâm, vì tùy theo từng đối tượng người học mà tìm ra cách triển khai hoặc tạo hứng thú khác nhau. Ví dụ: Sinh viên, học sinh thì thích những hoạt động tập thể, vui nhộn trong buổi học; ngược lại, đối tượng học viên là cán bộ, người lớn tuổi thì muốn được ngồi tại chỗ thảo luận hoặc giải quyết vấn đề. Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng cần tham khảo trước khi quyết định các cách thức triển khai giảng dạy. Ví dụ: giảng viên soạn bài giảng chủ yếu bằng slide PowerPoint, tuy nhiên, phòng học lại không được trang bị máy chiếu, hoặc máy chiếu quá mờ, mà giảng viên không có phương án dự phòng thì buổi dạy sẽ không thành công.  Bước 2: Thiết lập khung kịch bản theo mô hình INTRO Giảng viên lập khung kịch bản như sau: Ý chính Hoạt động/ Thông tin Ghi chú I - Tạo hứng thú N - Sự cần thiết T - Tiêu đề R - Phạm vi O - Mục tiêu Với khung kịch bản này, cột “Ý chính” sẽ liệt kê sẵn 05 thành phần của mô hình INTRO nhằm giúp cho giảng viên dễ dàng nhận biết thành phần nào còn thiếu sót và định hình được mình sẽ chuẩn bị những gì cho phần dẫn nhập bài mới. Dựa vào khung này, giảng viên cũng có thể chia nhỏ các phần việc của mình ra theo từng yếu tố của mô hình INTRO, yếu tố nào bị “bí ý tưởng” thì có thể tạm thời bỏ qua để nghiên cứu các yếu tố khác mà không làm ảnh hưởng đến kết quả chung. Đến cuối cùng hoặc đến khi phát hiện ra ý tưởng thì dễ dàng điền vào khung còn trống. Cột “Hoạt động/ Thông tin” là nơi để giảng viên liệt kê các hoạt động nào mình sẽ làm để triển khai cột “Ý chính”, hoặc những nội dung cốt lõi nhất của ý chính cũng được thể hiện ở đây. Cột “Ghi chú” để giảng viên ghi những lưu ý hoặc những dụng cụ được chuẩn bị và sử dụng để triển khai ý chính.  Bước 3: Hoàn thiện nội dung cho kịch bản mô hình INTRO 6 Nếu coi khung kịch bản ở bước 2 là bộ khung xương thì ở bước 3, chúng ta sẽ tiến hành đắp “thịt” và “da” cho khung xương đó để tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Đó là quá trình hoàn thiện nội dung cho kịch bản mô hình INTRO. Đây là bước chính trong quy trình chuẩn bị triển khai mô hình INTRO để dẫn nhập bài giảng. Để hoàn thiện nội dung cho kịch bản mô hình INTRO, giảng viên sẽ lần lượt nghiên cứu, lựa chọn và điền nội dung vào cột Hoạt động/ thông tin. I – Interest: Tạo hứng thú Có thể nói đây là yếu tố “nặng ký” nhất góp phần quyết định mô hình INTRO có được sử dụng hiệu quả hay không. Để tạo được sự hứng thú, giảng viên cần phải luôn luôn học hỏi, sáng tạo, lựa chọn đúng phương pháp cho đúng nội dung thì mới chắc chắn lôi cuốn được sinh viên vào bài giảng của mình. Có rất nhiều phương pháp mà giảng viên có thể lựa chọn để tạo hứng thú, sau đây là một vài phương pháp gợi ý:  Phát vấn: Giảng viên đặt câu hỏi và cả lớp động não suy nghĩ, trả lời. Nội dung câu trả lời sẽ được dùng để dẫn dắt vào bài học mới. Tuy nhiên, với phương pháp phát vấn, câu hỏi của giảng viên phải thật sự liên kết với bài học mới thì mới tạo được hiệu ứng tốt, nếu không sẽ sa đà vào kiểu phát vấn để giới thiệu trực tiếp vào bài học. Ví dụ câu phát vấn không hiệu quả: “Các em có muốn biết khi gặp cháy nổ thì mình phải làm gì không? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bài Xử lý hỏa hoạn!” Ví dụ câu phát vấn hiệu quả: “Khi gặp đám cháy thì các em sẽ làm gì?” Có một mẹo để phát vấn hiệu quả, đó là giảng viên nên ghi nhớ nguyên tắc đặt câu hỏi: + Không sử dụng câu hỏi Có/Không ( Yes/ No Questions) + Câu hỏi phải ngắn gọn, đơn giản, và tuân theo nguyên tắc 5W1H (What? Where? When? Why? Who? How? – Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Ai? Như thế nào?) nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy của sinh viên.  Trò chơi: Đây là phương pháp dẫn nhập đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị chu đáo về kịch bản, cách thức tổ chức, quản lý lớp cũng như phần thưởng cho sinh viên. Có nhiều loại trò chơi mà giảng viên có thể lựa chọn: trò chơi ô chữ, trò chơi đóng kịch, trò chơi vận động,… Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này để dẫn nhập, giảng viên cần phải chú ý là kết quả của trò chơi phải liên kết trực tiếp với nội dung bài học mới, tránh tình trạng chơi cho vui, chơi để có quà chứ không liên quan gì tới nội dung học. 7 Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi để dẫn nhập hiệu quả: Trò chơi ô chữ với từ khóa “Thuyết minh” sẽ được dùng để dẫn nhập cho bài học có nội dung về thuyết minh du lịch của môn Lý thuyết nghiệp vụ hướng dẫn ( Mô hình INTRO được đồng nghiệp sử dụng tại Hội Giảng Toàn Quốc 2015). Ví dụ 2: Sử dụng trò chơi để dẫn nhập hiệu quả: Trò chơi “Ai biết? Em biết!” với các bức tranh chỉ được mở ra khi trả lời đúng các câu hỏi về các bài học trước, lồng ghép phần kiểm tra bài cũ với bài học mới là Du lịch homestay. ( Mô hình INTRO được tác giả sử dụng tại Hội Giảng Toàn Quốc 2018). Ví dụ phương pháp trò chơi dẫn nhập không hiệu quả: Trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát để dẫn nhập cho bài học có nội dung về mô hình sản phẩm du lịch của môn Marketing du lịch.  Trực quan hóa: Phương pháp này đánh vào hai giác quan chủ yếu là thính giác và thị giác, giảng viên có thể cho sinh viên xem một hình ảnh, một video, nghe một bài nhạc, nghe một đoạn hội thoại... Các hình ảnh, tình tiết sẽ cuốn hút sự chú ý của sinh viên, hướng sự chú ý vào chủ đề giảng viên đưa ra. Thông qua phần giới thiệu đã được “trực quan hóa”, sinh viên sẽ háo hức muốn tìm hiểu những nội dung liên quan. Với phương pháp này, câu hỏi phát vấn có thể được dùng kèmkhi sinh viên xem hình ảnh, video, và câu hỏi phát vấn lúc này có thể ở dạng mở hoặc đóng tùy vào ý đồ sư phạm của giảng viên. Ví dụ 1: Khi cho sinh viên xem một đoạn video về một hướng dẫn viên du lịch đang thuyết minh về nhà thùng nước mắm Phú Quốc, giảng viên có thể đặt câu hỏi mở: “Các em có nhận xét gì về phần thuyết minh của người HDV?” để sinh viên trả lời. Hoặc khi xem xong, giảng viên có thể dùng câu hỏi đóng để mở đầu bài học: “Các em có thích mình thuyết minh lưu loát như anh HDV kia không? Vậy thì chúng ta bắt đầu bài học Phương pháp thuyết minh du lịch”( Mô hình INTRO được tác giả sử dụng trong Hội Giảng cấp Tỉnh 2017) Ví dụ 2: Sinh viên được xem tiêu bản cá trê bình thường và cá trê suối Phú Quốc để đoán tên từng loại trước khi bắt đầu bài học về Đặc điểm của cá trê suối Phú Quốc (Mô hình INTRO được đồng nghiệp sử dụng trong Hội Giảng Toàn Quốc 2015).  Kể chuyện: Giảng viên kể một câu chuyện để dẫn nhập vào bài học. Câu chuyện này có thể dựa trên câu chuyện có thật, hoặc do giảng viên tự nghĩ ra, tuy nhiên, nội dung câu 8 chuyện phải liên quan mật thiết đến bài học sắp triển khai. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện, giảng viên cần chú ý đến giọng nói, âm lượng và biểu cảm để có thể thu hút sự chú ý của sinh viên một cách tối đa. Nếu không thể hiện được khả năng trình diễn ở phương pháp này, sinh viên sẽ dễ mất tập trung và phần mở đầu sẽ không còn hứng thú nữa. Ví dụ: Khi dạy bài “Xử lý tài sản thất lạc và tìm thấy” của môn NV Buồng, giảng viên sẽ kể cho sinh viên nghe câu chuyện “Chuyến phiêu lưu của búp bê”, nói về việc một em bé bỏ quên búp bê ở khách sạn, khi nhận lại búp bê từ khách sạn thì kèm theo đó là một album ảnh búp bê được dạo chơi khắp các khu vực trong khách sạn, làm cho em bé rất thích thú và gia đình bé đánh giá rất cao chất lượng phục vụ của khách sạn. (Mô hình INTRO được tác giả sử dụng trong thực hiện Tiết giảng điển hình 2017)  Giải quyết tình huống: Đây là một trong những cách thức vào bài tương đối khó vì đòi hỏi sự chủ động và tư duy sâu sắc của người học. Một trong những cách thường được sử dụng nhất là tạo động cơ cho người học ngay khi vừa bước vào tiết học. Giảng viên đưa ra một tình huống thực tế cần phải giải quyết và đó chính là mấu chốt của bài học. Ví dụ: trong môn học Nghiệp vụ nhà hàng, giảng viên tạo tình huống người phục vụ rượu làm đổ rượu lên người khách, yêu cầu sinh viên nhận xét về hành động, thái độ của người phục vụ và làm thế nào để cải thiện chất lượng phục vụ của nhân viên nhà hàng, sau đó dẫn nhập vào bài học “Kỹ năng phục vụ rượu”.( Mô hình INTRO được đồng nghiệp sử dụng trong Hội Giảng cấp trường 2015) N – Needs: Sự cần thiết “Sự cần thiết” là một yếu tố quan trọng để sinh viên nhận ra bài học này mang lại lợi ích như thế nào cho công việc và cuộc sống của mình. Với phương pháp dẫn nhập và giảng dạy cũ kỹ, đặc biệt với cách dạy ở cấp phổ thông, “sự cần thiết” chưa được quan tâm nên học sinh nhận thức rất kém về bài học, cũng như không biết học để làm gì sau này. Chính vì thế, “sự cần thiết” trong mỗi bài giảng của giảng viên nhất thiết phải có hai phần:  Sự cần thiết của bài học đối với công việc: Giảng viên nêu ra lợi ích nếu học bài này thì sinh viên sẽ làm được gì trong công việc và tại nơi làm việc, hoặc hỗ trợ đồng nghiệp của mình.  Sự cần thiết của bài học đối với bản thân: 9 Giảng viên nêu ra lợi ích của kiến thức trong bài sẽ áp dụng vào thực tế cuộc sống như thế nào, có thể dùng nó để hỗ trợ người thân, bạn bè trong cuộc sống hàng ngày ra sao. Giảng viên làm rõ được sự cần thiết của bài học thì sinh viên tự nhiên sẽ quan tâm, chú ý đến bài học hơn vì thấy rõ ràng lợi ích nhận được qua buổi học.Với phần “Needs”, giảng viên có thể chiếu slide ngắn gọn hoặc diễn giải bằng lời đều được. Ví dụ: Khi giảng bài về Nguyên tắc sử dụng hóa chất của môn học Nghiệp vụ Buồng, giảng viên nêu sự cần thiết như sau: - Đối với công việc: Sử dụng đúng hóa chất, đúng mục đích, rút ngắn thời gian lau dọn, hạn chế nguy cơ tai nạn khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc. - Đối với bản thân: bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mình, giúp người thân xử lý được các tai nạn hóa chất trong đời sống hàng ngày. ( Mô hình INTRO được tác giả sử dụng trong Hội Giảng cấp trường 2015) T – Title: Tiêu đề Tiêu đề bài học cần phải rõ ràng với số bài và tên bài, nêu bật nội dung chính của buổi học. Giảng viên cần thiết kế 1 slide riêng cho phần tiêu đề, dùng font chữ lớn và không chân, không dùng nhiều hình ảnh minh họa phức tạp, không liên quan đến nội dung bài học, để đạt được hiệu quả nhận biết tốt nhất. Tương tự như vậy đối với trình bày trên bảng, tiêu đề cần được viết to, rõ, ngay trung tâm của bảng. Với kinh nghiệm tham gia Hội Giảng các cấp, tác giả nhận thấy một điều thú vị:đối với văn hóa miền Nam, đa số người ta thích kiểu chữ viết ngay thẳng, to rõ, dạng chữ in. Còn văn hóa miền Bắc lại ưa chuộng kiểu chữ mềm mại, kiểu cách, “rồng bay phượng múa” hơn. Đây cũng là một đặc điểm mà những giáo viên tham gia Hội Giảng cần chú ý để có thể “ăn điểm” tối đa cho bài thi của mình. R – Range: Phạm vi Nếu các phần khác của mô hình INTRO mang tính chất “Phải biết” thì “Phạm vi” cũng là một yếu tố mà đa số giảng viên chưa chú trọng đến, trong khi đây là phần cung cấp những thông tin “Nên biết”, giúp ích cho quá trình tự học của sinh viên cũng như giúp sinh viên hệ thống toàn bộ nội dung mình sẽ được học trong buổi học. Để triển khai phần “Phạm vi”, giảng viên nhất thiết phải nêu đủ các yếu tố sau đây: o Thời lượng buổi học: 10 Giảng viên nói rõ bao nhiêu phút, hoặc bao nhiêu tiết để triển khai dạy và học. Các phương pháp sử dụng trong buổi học: o Giảng viên liệt kê các phương pháp sẽ sử dụng trong buổi học. Sinh viên nắm rõ điều này sẽ hào hứng hơn và chuẩn bị tinh thần để thực hiện các phương pháp của giảng viên đưa ra, kể cả kiểm tra đánh giá sau buổi học. Bên cạnh đó, giảng viên cần quan tâm đến việc lên kế hoạch sử dụng phương pháp giảng dạy nào trong tiết học để tránh trùng lặp, gây nhàm chán cho sinh viên. Ví dụ: trong nội dung dạy dùng nhiều phương pháp thuyết giảng thì phần mở đầu không nên bắt đầu bằng việc kể chuyện. Việc sử dụng nhiều lần một phương pháp dạy học trong một tiết dạy là điều mà giảng viên nên tránh. Nội dung chính của bài học: o Giảng viên nêu rõ buổi học sẽ bao gồm bao nhiêu nội dung và tiêu đề của các nội dung. Sinh viên có cái nhìn tổng quát về buổi học, biết được mình sẽ thu nhận được những kiến thức gì. Phần này giảng viên nên thiết kế 1 slide riêng để sinh viên dễ theo dõi. Tài liệu giảng dạy và tham khảo: o Tài liệu có sẵn hay giảng viên sẽ phát tay? Khi nào thì phát tài liệu? Có những tài liệu tham khảo nào? O – Objectives: Mục tiêu Mục tiêu bài học là yếu tố bắt buộc phải có. Mục tiêu nên được thiết kế 1 slide riêng, thể hiện rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ 3 loại mục tiêu là Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ.Khi nhìn rõ mục tiêu, sinh viên sẽ chuẩn bị tâm thế tốt hơn để bước vào bài học. Ví dụ minh họa:Phần mở đầu bài giảng “Bài thuyết minh du lịch” được hoàn thiện nội dung như sau: Ý chính I - Hoạt động/ Thông tin Tạo -Chia 2 nhóm. hứng thú Ghi chú Chiếu slide ô -Trò chơi ô chữ, mỗi nhóm lần lượt chọn 1 hàng ngang để chữ đoán hàng dọc, từ khóa “THUYẾT MINH” N - Sự cần -Đối với công việc:chuẩn bị tốt cho công việc thuyết minh Diễn giải thiết du lịch, tự tin khi tiếp xúc với khách du lịch. - Đối với cá nhân: tư duy logic, trình bày mọi việc một cách hợp lý, chặt chẽ. 11 T - Tiêu đề Bài 10: Bài thuyết minh du lịch Chiếu slide: Tiêu đề R - Phạm - Thời lượng: 45 phút. vi Chiếu slide: - Phương pháp: diễn giải, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực Nội quan video. dung chính - Nội dung chính: 1. Khái niệm bài thuyết minh du lịch 2. Các yêu cầu của bài thuyết minh du lịch 3. Cấu trúc bài thuyết minh du lịch -Tài liệu học tập: Giáo trình Lý thuyết nghiệp vụ hướng dẫn, trang 30. - Tài liệu tham khảo: gửi email sau buổi học. O - Mục tiêu - Nhâ ̣n biết khái niệm bài thuyết minh du lịch. Chiếu - Giải thích được các yêu cầu của bài thuyết minh du lịch. mục tiêu slide: - Xác định được cấu trúc bài thuyết minh du lịch. - Rèn luyện tư duy logic, cẩn thận trong công việc. Nguồn:Hồ sơ Hội Giảng toàn quốc 2015 có ứng dụng mô hình INTRO  Bước 4: Sắp xếp thứ tự các thành phần INTRO cho phù hợp Sau khi đã hoàn thiện phần nội dung cho mô hình INTRO ở bước 3, giảng viên có thể giữ nguyên vị trí của các thành phần để triển khai giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu giữ nguyên vị trí các yếu tố I – N – T – R – O trong kịch bản thì có thể làm cho phần trình diễn không được trôi chảy và chưa phù hợp logic, giảng viên cần một chút sắp xếp, điều chỉnh để dễ nhớ kịch bản hơn, cũng như dẫn nhập thuyết phục hơn. Một gợi ý về cách sắp xếp đã được bản thân tác giả thực hiện và áp dụng có hiệu quả tốt, đó là: Interest – Title – Objectives – Needs – Range. Theo đó, phần trình diễn mở đầu của giảng viên sẽ được sắp xếp lại như sau: Ý chính Hoạt động/ Thông tin I - Tạo -Chia 2 nhóm. hứng thú Ghi chú Chiếu -Trò chơi ô chữ, mỗi nhóm lần lượt chọn 1 hàng ngang để slideô chữ 12 Ý chính Hoạt động/ Thông tin Ghi chú đoán hàng dọc, từ khóa “THUYẾT MINH” T - Tiêu Bài 10: Bài thuyết minh du lịch Chiếu slide: đề Tiêu đề O - Mục - Nhâ ̣n biết khái niệm bài thuyết minh du lịch. - Giải thích được các yêu cầu của bài thuyết minh du lịch. tiêu Chiếu slide: Mục tiêu - Xác định được cấu trúc bài thuyết minh du lịch. - Rèn luyện tư duy logic, cẩn thận trong công việc. N - Sự -Đối với công việc: chuẩn bị tốt cho công việc thuyết minh Diễn giải cần thiết du lịch, tự tin khi tiếp xúc với khách du lịch. - Đối với cá nhân: tư duy logic, trình bày mọi việc một cách hợp lý, chặt chẽ. R - Phạm - Thời lượng: 45 phút. vi Chiếu slide: - Phương pháp: diễn giải, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực Nội quan video. dung chính - Nội dung chính: 1. Khái niệm bài thuyết minh du lịch 2. Các yêu cầu của bài thuyết minh du lịch 3. Cấu trúc bài thuyết minh du lịch -Tài liệu học tập: Giáo trình Lý thuyết nghiệp vụ hướng dẫn, trang 30. - Tài liệu tham khảo: gửi email sau buổi học. Nguồn:Hồ sơ Hội Giảng toàn quốc 2015 có ứng dụng mô hình INTRO Sắp xếp vị trí thứ tự các thành phần INTRO như thế nào là tùy vào ý đồ sư phạm của giảng viên và yêu cầu của từng bài học. Tuy không đòi hỏi một chuẩn mực nào về vị trí sắp xếp các thành phần, nhưng sự đầy đủ các thành phần là một điều bắt buộc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng mô hình INTRO. Ngoài ra, một lưu ý ở phần này là giảng viên cần lồng ghép khéo léo phần INTRO mình đã chuẩn bị vào trong khung giáo án theo mẫu quy định. Điều này dễ thực hiện đối với Hội Giảng do giảng viên dự thi được quyền thêm bớt hoặc thay đổi một vài mục trong mẫu giáo án miễn sao đúng ý định của mình nhất mà không làm quá sai lệch 13 mẫu chung. Còn đối với mẫu giáo án giảng dạy bình thường đang áp dụng tại các trường và cơ sở đào tạo, giảng viên có thể lồng ghép vào ngay sau phần Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ.  Bước 5: Thử nghiệm, điều chỉnh, chuẩn bị công cụ hỗ trợ Đây là bước cuối cùng của quy trình chuẩn bị phần dẫn nhập theo mô hình INTRO. Giảng viên sẽ thực hiện thử nghiệm trước khi trình diễn chính thức trên lớp. Quá trình này nhằm phát hiện ra những điểm chưa hợp lý, những câu chữ chưa đúng để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, dựa vào kịch bản mô hình INTRO đã được chuẩn bị kỹ càng, giảng viên sẽ chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cho buổi dạy của mình như thiết kế slides PowerPoint, tải videos, hình ảnh, chuẩn bị bảng giấy, chuẩn bị flash cards, hoặc các dụng cụ hỗ trợ tổ chức trò chơi,… 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Mô hình dẫn nhập bài giảng INTRO mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong quá trình chuẩn bị, triển khai giảng dạy của giảng viên, cũng như quá trình tiếp thu của sinh viên. Áp dụng mô hình này giúp giảm thời gian và áp lực chuẩn bị của giảng viên trước buổi dạy. Mặt khác, làm tăng hứng thú cho sinh viên, tạo tâm thế học tập năng động và sinh viên dễ dàng hệ thống được nội dung bài học. Các bước trong quy trình thực hiện mô hình dẫn nhập bài giảng INTRO được tác giả phân tích rất cặn kẽ nên dễ dàng áp dụng để triển khai thực hiện ở tất cả các môn học giảng dạy cho các lớp chính quy và ngắn hạn tại trường Cao đẳng Kiên Giang, cũng như tại các trường phổ thông, trường nghề, các cơ sở đào tạo ở địa phương và toàn quốc. Ngoài ra, mô hình INTRO còn có thể được áp dụng hiệu quả tại bộ phận đào tạo của các doanh nghiệp với hình thức đào tạo thường xuyên hoặc tập huấn định kỳ cho nhân viên. Áp dụng nhuần nhuyễn mô hình dẫn nhập INTRO cùng với kỹ năng sư phạm khéo léo trong các buổi dạy sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy và học. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Với mô hình dẫn nhập bài giảng lý thuyết INTRO, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào quá trình giảng dạy của bản thân tại khoa Du Lịch – trường CĐ Kiên Giang, đạt được hiệu quả như mong muốn. 14 Mô hình dẫn nhập INTRO còn được tôi sử dụng để trình giảng trong phong trào thi đua Tiết giảng điển hình (Đạt thành tích Xuất sắc), Hội giảng cấp trường năm 2015 (Đạt thành tích Giáo viên dạy giỏi cấp trường – Giải khuyến khích), Hội giảng cấp trường năm 2017 (Đạt thành tích Giáo viên dạy giỏi cấp trường – Loại Khá), Hội giảng cấp Tỉnh năm 2017 (Đạt thành tích Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh – Giải 3) và Hội giảng toàn quốc 2018 tổ chức tại Hà Nội (Đạt thành tích Giáo viên dạy giỏi toàn quốc – Giải Khuyến khích). Ở các cuộc thi lớn này, phần hồ sơ bài giảng của tác giả đều được nhận những lời nhận xét tích cực từ phía Ban giám khảo về tính logic, rõ ràng, còn phần trình giảng được nhận xét phong cách giảng dạy thu hút, lớp học sôi động, tạo được không khí thoải mái và hiệu quả cao cho buổi trình giảng. Ứng dụng tốt mô hình, tôi cũng chia sẻ với các đồng nghiệp với cùng mong muốn đạt thành tích cao trong các kỳ Hội giảng cũng như tác nghiệp giảng dạy. Thành tích đạt được của các đồng nghiệp khi ứng dụng mô hình INTRO cũng rất khả quan: Cô Nguyễn Thị Dạ Lý ( Giải 3 Hội giảng toàn quốc 2015), thầy Lê Khánh Nguyên (Giải 3 Hội giảng toàn quốc 2018), thầy Phan Thành Đạt ( Tiết giảng dự giờ mẫu đạt loại Tốt). Ngoài ra, các đồng nghiệp khác cũng đã và đang thực hiện mô hình này trong các buổi lên lớp giảng dạy tại trường. Mở đầu bài giảng là một kỹ năng không thể thiếu đối với giảng viên. Mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn, thú vị, tạo được động cơ và sự hào hứng cho người học luôn là tiền đề cho quá trình học tập hiệu quả và chất lượng. Rèn luyện tốt kỹ năng này sẽ giúp giảng viên hình thành phong cách, tâm thế, bản lĩnh sư phạm; có thể gây ấn tượng và thuyết phục người học chủ động tham gia vào quá trình dạy học một cách tích cực. Mô hình dẫn nhập bài giảng lý thuyết INTRO nếu được sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả giảng viên và sinh viên so với các kiểu dẫn nhập truyền thống. Hơn thế nữa, mô hình dẫn nhập bài giảng INTRO đã được tác giả và đồng nghiệp mạnh dạn mang đi trình giảng ở nhiều “đấu trường” từ cấp tỉnh đến cấp toàn quốc, thì không có lý do gì mà chúng ta không mạnh dạn áp dụng để mang lại lợi ích cho cả giảng viên và sinh viên. Thiết nghĩ, đây là một cách thức đơn giản rất dễ dàng thực hiện để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên, đồng thời thu hút sinh viên đến học tập, góp phần làm giảm tỷ lệ vắng học, bỏ học của sinh viên tại các trường và cơ sở đào tạo. 15 Để đo lường hiệu quả của giải pháp, ngoài những thành tích rõ ràng và nổi bật mà tôi và đồng nghiệp đã đạt được, tôi cũng đã thực hiện khảo sát tỉ lệ SV vắng mặt trong các buổi học dựa vào số liệu điểm danh ngẫu nhiên từ đầu đến cuối học phần của lớp QTKS – CĐ12 và kết quả kết thúc học phầnNghiệp vụ buồng. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1. Số liệu điểm danh ngẫu nhiên của học phần NV buồng ( lớp QTKS CĐ12) ( Nguồn: Sổ điểm danh lớp QTKS CĐ12) Bảng 2. Thống kê kết quả học tập học phần Nghiệp vụ Buồng (có sử dụng mô hình INTRO trong giảng dạy) ( Nguồn: Phần mềm quản lý CUSC) Ngoài ra, để thật sự khách quan, với các sinh viên là đối tượng chính nhận được lợi ích từ việc áp dụng mô hình INTRO, tác giả đã tiến hành thực hiện khảo sát online để thống kê và ghi nhận kết quả đánh giá của 51 sinh viên các khóa thuộc khoa Du Lịch đối với phương pháp giảng dạy của tác giả. Kết quả thể hiện như sau: Về tiêu chí “Cách thức dẫn nhập vào bài giảng của giáo viên”: 16 Hình 1. Nhận xét cách thức dẫn nhập vào bài giảng của giáo viên (%) ( Nguồn: Kết quả khảo sát online về đánh giá chất lượng giảng dạy của tác giả) Về tiêu chí: “Triển khai bài học so với phần dẫn nhập”: Hình 2: Nhận xét cách triển khai bài học so với phần giảng dạy (%) ( Nguồn: Kết quả khảo sát online về đánh giá chất lượng giảng dạy của tác giả) 17 Về tiêu chí “Sự thích thú với cách thức dẫn nhập của giáo viên”: Hình 3. Sự thích thú với cách thức dẫn nhập của giáo viên (%) ( Nguồn: Kết quả khảo sát online về đánh giá chất lượng giảng dạy của tác giả) 3.5 Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ: 0 (bản) - Bản tính toán: 0 (bản) - Các tài liệu khác: 02 (bản) + Giáo án Hội Giảng Toàn Quốc 2018 – Môn Lý thuyết nghiệp vụ hướng dẫn (Có sử dụng mô hình dẫn nhập INTRO) + Giáo án Hội Giảng cấp Tỉnh 2017 – Môn Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn ( Có sử dụng mô hình dẫn nhập INTRO) Kiên Giang, ngày 25 tháng 7 năm 2019 Người mô tả 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng