Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein bổ sung vào thức ăn gia súc...

Tài liệu Sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein bổ sung vào thức ăn gia súc

.PDF
69
143
57

Mô tả:

Sản xuất sinh khối vi sinh vật giàu protein bổ sung vào thức ăn gia súc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – DẦU KHÍ BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM SẢN XUẤT SINH KHỐI VI SINH VẬT GIÀU PROTEIN BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN GIA SÚC  A- Tổng quan:  B- Nguyên liệu và giống vi sinh vật sử dụng:  C- Quy trình công nghệ:  D- Yêu cầu chất lượng sản phẩm:  E- Thành tựu công nghệ: A- TỔNG QUAN: I- Giới thiệu: Công nghệ sản xuất sinh khối nấm men là kỹ thuật thực hiện nuôi các giống nấm men thuần chủng hoặc hỗn hợp vài chủng để thu nhận được khối lượng tế bào sau khi sinh trưởng với các mục đích:  Thu các tế bào sống dùng trong sản xuất bánh mì (men bánh mì).  Thu các tế bào đã chết (sau khi sấy khô) làm nguồn protein – vitamin bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (men gia súc, men thức ăn chăn nuôi, SCP). A- TỔNG QUAN: II- Lịch sử phát triển:  1916 ở Đức, Del Bruck với phương pháp nuôi Candida utilis trên rỉ đường.  1936 tiến hành sản xuất lớn trên cơ sở nuôi trong dịch kiềm sulfit – dịch thải của công nghiệp xenluloza.  1946 ở Mỹ tổ chức sản xuất sinh khối nấm men.  Công nghiệp sản xuất SCP đã có bước phát triển nhảy vọt trong vài chục năm gần đây. A- TỔNG QUAN: III- Đặc điểm của sản xuất sinh khối vi sinh vật: Sinh vật Vi khuẩn Nấm men Nấm và tảo Cây lá bản, cỏ Gia cầm Lợn Bò Thời gian tăng đôi khối lượng 20 phút 2 giờ 6 giờ 2 tuần 4 tuần 6 tuần 2 tháng A- TỔNG QUAN: III- Đặc điểm của sản xuất sinh khối vi sinh vật:  Chi phí lao động thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp.  Có thể sản xuất ở những địa điểm bất kì trên trái đất, không chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, quá trình công nghệ dễ cơ khí hoá và tự động hoá.  Năng suất cao.  Sử dụng các nguồn nguyên liệu rẻ tiền và hiệu suất chuyển hoá cao. A- TỔNG QUAN: III- Đặc điểm của sản xuất sinh khối vi sinh vật:  Hàm lượng protein trong tế bào rất cao.  Chất lượng protein cao.  Khả năng tiêu hoá của protein có phần bị hạn chế bởi thành phần phi protein (acid nucleic, peptid của thành phần tế bào), hơn nữa bởi chính thành và vỏ tế bào vi sinh vật khó cho các enzyme đi qua.  An toàn về độc tố. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: I- Nguyên liệu: 1. Sản xuất sinh khối nấm men từ nguyên liệu thông thường: 2. Sản xuất nấm men chăn nuôi từ bã rượu: Có hai loại bã rượu: loại dịch bã của các nhà máy rượu với nguồn nguyên liệu từ ngũ cốc, sắn (các loại chứa tinh bột) và của các nhà máy rượu rỉ đường. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: I- Nguyên liệu: 2. Sản xuất nấm men chăn nuôi từ bã rượu: Trong dịch bã rượu tinh bột sau khi lọc loại bã thô dùng cho thức ăn chăn nuôi có 7 – 8% chất khô và dịch bã rượu rỉ đường thường có 7,5 – 10% chất khô, nhiều các hợp chất chứa Nitơ, có nhiều vitamin và khoáng chất. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: I- Nguyên liệu: 2. Sản xuất nấm men chăn nuôi từ bã rượu: Vật chất Hàm lượng Vật chất (% chất khô) Hợp chất hữu cơ 70-80 Các acid hữu cơ Protein 17-27 Trong đó có acid bay hơi Nitơ Glyxerin tổng 3-5 Vật chất khử protein 0.4-1.0 Tro tính ra K2O amin 0.3-0.6 Na2O NH3 0.1-0.3 CaO Acid amin 6-10 Vi lượng Hàm lượng (% chất khô) 5-27 3-12 6-13 3-7 17-24 7-8 0.5-3 0.5-3 B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: Candida utilis (hay có tên gọi khác là: Torula utilis, Torulopsis utilis) hay Candida Tropicalis.  Kingdom (giới): Fungi (nấm).  Phylum (ngành): Ascomycota.  Subphylum (dưới ngành): Saccharomycotina.  Class (lớp): Saccharomycetes. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: Candida utilis (hay có tên gọi khác là: Torula utilis, Torulopsis utilis) hay Candida Tropicalis.  Order (bộ): Saccharomycetales.  Family (họ): Saccharomycetaceae.  Genus (giống): Candida.  Species (loài): Candida utilis, Candida tropicalis. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 1- Candida utilis: a- Hình thái: Tế bào dài có kích thước 4x8.3μm, đứng riêng rẽ hoặc đôi khi kết thành chuỗi ngắn, phân nhánh, không thấy sinh hệ sợi hay giả sợi, không sinh ra bào tử túi. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 1- Candida utilis: b- Đặc điểm nuôi cấy: Trong môi trường lỏng tạo thành vòng và cặn lắng đặc. Khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch malt có màu vàng úa, óng ánh nhẹ, phẳng nhẵn, rìa hơi bị chia cắt, thỉnh thoảng ở giữa không láng bóng mà hơi gợn nhăn nheo. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 1- Candida utilis: c- Đặc tính hóa sinh:  Lên men được glucose, sacarose, 1/3 rafinose.  Đồng hoá bằng cách oxi hoá glucose, sacarose, maltose, rafinose, xylose; yếu với galactose và arabinose.  Có thể hấp thu được các nguồn nitơ như KNO3, amonisunfat (NH4)2SO4,ure, peptone. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 1- Candida utilis: d- Đặc điểm công nghệ:  Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 34 – 360C.  Năng suất thu hồi sinh khối là khoảng 40% so với chất khô trong môi trừơng, tốc độ sinh trưởng là 0,3/h. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 2- Candida tropicalis (Candida tropicalis Berkhout): a- Hình thái: Tế bào hình ovan hoặc hình tròn, khá lớn, kích thước (4-8) x (5-11) μm, phần lớn các tế bào kết thành nhánh, hiếm khi đứng riêng rẽ. Hệ sợi giả phát triển tốt từ những sợi giả kéo dài phân nhánh thành chuỗi. Không tạo bào tử túi. Trong tế bào già tích tụ nhiều hạt chất béo. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 2- Candida tropicalis (Candida tropicalis Berkhout): b- Tính chất nuôi cấy:  Qua ngày đêm ở 360C trong nước malt (40Be) tạo thành cặn không nhiều và qua một tháng tạo thành màng dày nhăn nheo. B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 2- Candida tropicalis (Candida tropicalis Berkhout): b- Tính chất nuôi cấy:  Khuẩn lạc mọc trên mặt thạch – malt hình tròn, màu kem trắng. Trên mặt khuẩn lạc có những nếp nhăn với nhánh phát tia. Rìa khuẩn lạc bị chia cắt theo hình răng cưa hoặc có tua (hiếm khi phẳng nhẵn). Men này là loại dị hình thái: một chủng có khi mọc thành khuẩn lạc dạng R (nhăn nheo) hoặc dạng S (nhẵn). B- NGUYÊN LIỆU VÀ GIỐNG VI SINH VẬT SỬ DỤNG: II- Giống vi sinh vật: 2- Candida tropicalis (Candida tropicalis Berkhout): c- Tính chất hóa sinh:  Lên men rất tốt ở các dịch đường glucose, galactose, saccharose, maltose.  Men này có thể đồng hóa được các nguồn carbon: glucose, galactose, saccharose, maltose, trehalose, rafinose, melixitose, inulin, D-xylose, I-arabinose, I-ramnose, ethanol, glycerin, D-mannit, D-sorbit...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan