Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sản xuất sạch hơn về giấy và bột giấy...

Tài liệu Sản xuất sạch hơn về giấy và bột giấy

.DOCX
26
132
142

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất sạch hơn về giấy và bột giấy được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm bớt chi phí xử lý môi trường 1 I> Giới thiệu chung về sản xuất giấy và bột giấy Trước khi có giấy con người đã biết sử dụng nhiều loại chất liệu để lưu giữ thông tin như: các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bàng bột màu. Khoảng 3300 năm trước Công Nguyên,người Sumer viết trên những tấm bia bằng đất sét (văn tự hình nêm). Khoảng 3000 năm trước Công nguyên,ở Ai Cập đã xuất hiện Da, giấy da(parchment), gỗ, vỏ cây, giấy cói (giấy chỉ thảo) Năm 105 sau Công nguyên,Thái Luân nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây,sợi thân cây,từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Từ đấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người gọi đó là giấy của quý nhân Thái Ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp, sản xuất 1.513.000 tấn giấy. Sản xuất giấy tăng bình quân 6,0%/năm, tiêu dùng giấy tăng trưởng bình quân 6,7%/năm.Mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất 58%, nhưng cung-cầu giấy ở thị trường trong nước ổn định.Hiện nay có nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, đặc biệt có công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào sản xuất giấy ở Việt Nam. Ngành giấy Việt Nam có quy mô nhỏ.Việt Nam có tới 46% doanh nghiệp có công suất dưới 1000 tấn/năm. 42% có công suất từ 1000-10.000 tấn/năm. Chỉ có 4 doanh nghiệp có công suất 50.000 tấn/năm.Quy mô nhỏ làm ảnh hưởng dến tính cạnh tranh sản xuất do chất lượng thấp, chi phí sản xuất và xử lí môi trường cao nên giá thành cao dẫn đến việc khó canh tranh của các doanh nghiệp Thành phần chính của giấy là các sợi cellulose. Trước tiên tinh bột, nhựa cây và các thành phần khác của cây được tách ra khỏi cellulose. Sau khi tách ra,cellulose được pha loãng trong nước và giã thành sợi. Khi chế bột này (khoảng 95% là nước) lên một cái rây, phần lớn nước chảy thoát đi. Rây phải được lắc đều, các sợi sẽ năm chồng lên nhau và tạo thành một tấm giấy Nguyên liệu chình để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Các loại gỗ dưới đây được coi là thích hợp nhất để dùng làm giấy: Cây lá kim (cây gỗ mềm), cây lá rộng (cây gỗ cứng) –Linh sam –Vân sam –Thông –Thông rụng lá – Sồi – Dương – Cáng lò (cây Bulô) –Bạch đằng (khuynh diệp) II> Tổng quan quy trình sản xuất Giấy và bột giấy. 2 3 2.1/ PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC GÂY Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY. QUÁ TRÌNH NẤU RỬA SÀNG TẨY TRẮNG BỘ PHẬN CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT Chuẩn bị nguyên liệu - Băm nhỏ, làm sạch, tách loại mảnh lớn, cát, v.v.. - Loại bỏ kim loại, dây, thủy tinh, gỗ, sợi vải, giấy sáp, v.v... ( từ giấy thải) Sản xuất bột giấy - Nấu, nghiền, rửa bột, nghiền đĩa, tẩy, làm sạch và cô đặc. - Thường giống như đối với công đoạn xử lý nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng 4 NGUỒN THẢI GÂY Ô NHIỄM Bụi - Hơi ngưng khi phóng bột - Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn - Nước làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa - Rửa bột giấy chưa tẩy trắng - Phần tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát - Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy - Nước rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin - Nước thải có chứa hypochlorite Chuẩn bị phối liệu bột 1/Bước tách nước trọng lực và chân không (phần lưới) 2/ Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép) 3/Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp) Xeo Khu vực phụ trợ 5 - Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bộ - Rò rỉ và tràn các hoá chất / phụ gia - Rửa sàn Tách nước, sấy - Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và cát - Chất thải từ hố lưới có chứa xơ - Dòng tràn từ hố bơm quạt - Phần nước lọc ra từ thiết bị tách nước có chứa xơ, bột đá và các chất hồ -Tách nước, sấy - Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và cát - Chất thải từ hố lưới có chứa xơ - Dòng tràn từ hố bơm quạt - Phần nước lọc ra từ thiết bị tách nước có chứa xơ, bột đá và các chất hồ Thu hồi hóa chất Nồi hơi thu hồi, lò nung vôi, thiết bị bốc hơi - Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi - Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn - Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn - Nước bẩn ngưng đọng - Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nước 2.2/ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM  2.2.1. Trong quá trình sản xuất giấy có hai giai đoạn gây ô nhiễm là nấu bột giấy và tẩy trắng bột giấy.  Quá trình nấu bột giấy (bằng phương pháp sunfit hay sunfat) thải ra các hợp chất (ở dạng lỏng) chứa lưu huỳnh, khí SO2, H2S, các mercaptan, các sunfua...  Quá trình tẩy trắng bột giấy gây ô nhiềm môi trường nhiều nhất vì có sử dụng tới clo và các hợp chất của nó như hypoclorit, clo đioxit.  Để tẩy trắng 1 tấn bột giấy cần 100kg clo và các hợp chất của nó (trong đó khoáng 50% là clo phân tử).  Về mặt công nghệ sản xuất, trong quá trình tẩy trắng bột giấy, đưa bao nhiêu hợp chất clo vào thì lại thải ra bấy nhiêu. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có công nghệ tái sử dụng clo trong khâu tẩy trắng bột giấy.  2.2.2. Đặc biệt, nguồn chất thải trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm nhất đến môi trường nhất. - Loại chất thải nổi bật nhất là nước thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.  Nước thải.  Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải và nếu không được xử lý thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận. 6  Các nguồn nước thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau trong các giai đoạn như: sản xuất bột giấy, tẩy trắng..  Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dư thừa.  Tại các nhà máy mà bột giấy được tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75% tổng lượng nước thải và chiếm 80-95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm.  So với quá trình làm bột, nước thải từ các công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát từ nước trắng dư, phần tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất phụ gia. Chất ô nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất phủ, chất bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc nhuộm, các chất hồ(tinh bột và gôm), và các phụ gia khác.  Ngoài ra, các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm.  Khí thải  Mùi chất thải khí là vấn đề đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy.  Quá trình nấu bột giấy tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu( methyl mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide-> còn gọi là tổng lượng lưu huỳnhdạng khử (TRS)có chứa hydrocarbons. Các hợp chất này được thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột.  Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy tạo ra khí clo. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao nhưng loại phát thải này lại cực kì độc hại.  Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài. Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước.  Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra khi cắt mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát thải này còncó rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá 7 trình sản xuất.  Chất thải rắn  Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng (trong quá trình làm sạch)  Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, tầng làm khô của trạm xử lý nước thải, cặn dầu thải từ thùng chứa dầu đốt.  Lượng thải rắn của các công đoạn hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ước tính. Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì ở Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh ra một lượng chất thải rắn khoảng từ 45-85 kg. III> Các biện pháp khả thi trong sản xuất sạch hơn.  3.1 Các biện pháp kỹ thuật SXSH Sản xuất sạch hơn là phương pháp tiếp cận mới và sáng tạo để giảm mức độ sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất dựa vào một loạt các kỹ thuật. Các kỹ thuật này có thể được phân thành 3 nhóm như sau:  Giảm thiểu tại nguồn  Quản lý tốt nội vi: đây là kỹ thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dưỡng phòng ngừa và kiểm tra thiết bị thường xuyên, cũng như kiểm soát việc thực hiện đúng hướng dẫn công việc hiện có thông qua đào tạo và giám sát phù hợp.  Thay đổi quy trình: kỹ thuật này bao gồm: + Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài hơn. 8 + Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dõi việc tuân thủthông sốvận hành của quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn hơn, giảm lãng phí và phát thải. + Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bịsản xuất và phụ trợ hiện có, ví dụ lắp thêm bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quảcao hơn và giảm tỉlệphát thải. + Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình và/hoặc cách thức tổng thể nhằm giảm thiểu lãng phí và phát thải trong quá trình sản xuất.  Tuần hoàn và tái sử dụng  Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: tái sử dụng các nguyên liệu bị lãng phí cho công đoạn khác trong dây chuyền sản xuất hoặc cho một ứng dụng hữu ích khác trong công ty.  Sản xuất các sản phẩm phụhữu dụng: Thay đổi quy trình phát sinh chất thải nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể được tái sử dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng khác ngoài công ty.  Cải tiến sản phẩm Các tính chất, mẫu mã và bao bì của sản phẩm có thể được điều chỉnh để giảm thiểu tác động môi trường khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ). Bảng 1 nêu các các kỹ thuật SXSH được ứng dụng cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy. Bảng 1: kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy 9  Sửa chữa các chỗ rò rỉ  Khóa các vòi nước khi không sửdụng  Che chắn các sàng rung để tránh bị tràn  Loại bỏ các chỗtắc trong các vòi phun lưới và nỉ Kiểm ra các bẫy hơi thường xuyên QUẢN LÝ TỐT NỘI VI Thay đổi nguyên liệu GIẢM THẢI TẠI NGUỒN đầu vào Kiểm soát THAY ĐỔI QUY TRÌNH quy trình Cải tiến thiết bị  Sử dụng các chất màu không độc hại trong sản xuất giấy màu  Sử dụng phương pháp tẩy bằng peoxit hydro  Sử dụng các chất màu không độc hại trong sản xuất giấy màu  Sử dụng phương pháp tẩy bằng peoxit hydro  Lắp đặt các vòi phun hiệu quả  Có bểphóng đủlớn đểtránh tràn bột giấy  Thêm thiết bịnghiền giấy đứt  Sửdụng máy rửa ly tâm cao áp tiêt kiệm bột  Sử dụng tụ bù để tăng hệ sốcông suất  Sử dụng bộ truyền động vô cấp đểphù hợp với tải luôn thay đổi  Cải tiến quy trình sản xuất bột giấy  Dùng nồi nấu đứng trong nấu bột  Xem xét quy trình sản xuất bột 10 Thay đổi công nghệ TUẦN HOÀN VÀ TÁI SỬ DỤNG giấy khác  Cải tiến quy trình rửa và tách nước thong qua sử dụng ép đai lưới kép  Dùng quy trình tẩy khác, chẳng hạn tẩy bằng ozone  Tuần hoàn nước công nghệvà nước trắng trong khâu rửa bột, tẩy trắng và pha loãng bột  Tuần hoàn bột trong hốdài ởmáy xeo  Thu hồi và tuần hoàn nước ngưng  Thu hồi và tuần hoàn bột từnước trắng bằng cách lắp đặt hệ thống SAVE ALL  Thu hồi bột bằng tuyển nổi khí Đồng phát điện THU HỒI VÀ SỬ DỤNG TẠI CHỖ  Sử dụng xơ ngắn/phếphẩm xơ để làm giấy bồi  Sử dụng phần còn lại trong khâu làm sạch nguyên liệu thô làm nhiên liệu cho lò hơi TẠO RA SẢN PHẨM PHỤ HỮU ÍCH  Sản xuấất các loại giấấy sản lượng cao  Sản xuấất giấấy không tẩy thay vì giấấy tẩy trắấng CẢI TIẾN SẢN PHẨM  Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng: Thay đổi quy trình phát sinh chất thải nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể được tái sử dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng. 11  Các tính chất, mẫu mã và bao bì của sản phẩm có thể được điều chỉnh để giảm thiểu tác động môi trường khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ). IV> Một số giải pháp bảo vệ môi trường: 4.1Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có nhà sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dưới dạng chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp dụng các giải pháp SXSH như tối ưu hóa quy trình, tuần hoàn và các biện pháp quản lý tốt nội vi.  Ở một cơ sở sản xuất giấy và bột giấy đặc thù quy mô vừa/nhỏ ở Việt Nam, Ví dụ :đại diện là công ty bột giấy Hoà Bình có thể tiết kiệm nguyên liệu thô (gồm cả xơ và hóa chất) vào khoảng 6-15 %, mang lại lợi ích khoảng 4.000.000.000 đồng mỗi năm. 4.2Bảo tồn nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt và các công ty sản xuất giấy cũng đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước. Việc khai thác nguồn nước ngầm liên tục còn phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nước. Hơn thế nữa, một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua trong các ngành công nghiệp chế biến đó là càng sử dụng nhiều nước trong quy trình sản xuất thì chi phí cho hóa chất và năng lượng cũng càng nhiều.  Việc tiết kiệm nước trong sản xuất giấy và bột giấy năm Lấy ví dụ công ty Hoà Bình nếu tiềm năng tiết kiệm nước là khoảng từ15-20%, điều này có thể mang lại tiết kiệm chi phí khoảng 275.000.000 VND mỗi Năm 4.3Bảo tồn năng lượng Ngày nay dưới sức ép về thay đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, các chương trình như Cơ chế phát triển sạch và thương mại Carbon đang là cơ hội sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán lượng phát thải khí nhà kính (GHG) mà họ đã giảm được qua các năm nhờáp dụng các biện pháp 12 bảo tồn năng lượng.  Công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng với chi phí chiếm từ 12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thông qua các biện pháp đơn giản và chi phí thấp sẽ là khoảng 10-12% tổng lượng năng lượng đầu vào. Có một số trường hợp tổng tiềm năng bảo tồn năng lượng (gồm các giải pháp thay đổi công nghệ, ví dụ lắp đặt hệ thống đồng phát sử dụng sinh khối nông nghiệp) là khoảng từ 20-25% Bảng 4 dưới đây sẽ mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy ( lấy 1 ví dụ điển hình của công ty giấy và bột giấy Hoà Bình so với các quốc gia khác,) Từ đó gợi ý tiềm năng có thể khai thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phương pháp luận SXSH, thông qua đó thấy rõ tầm quan trọng của phương pháp nếu biết áp dụng đúng khoa học và đúng phương pháp. Hạng mục Ấn Độ(nhà máysử dụng phế thải nông nghiệp) Nhà máy ở Bắấc Âu(giấấy bao bì tẩy trẳng – gôỗ mềềm) 44 – 55% 40 – 44% 55% Trung bình 80 - 150 71-135 75 Trung bình Nhiệt nắng 3 x 10^6 3 x 10^6 1 x 10^6 Cao (kCal/tấấn) – 8 x 10^6 – 5 x 10^6 –4,6 x 10^6 (Kg/tấấn than đá) 575- 1500 575 - 1000 192 -880 Cao (Kg/tấấn dấều) 294 - 784 294 - 490 98- 450 Cao Xơ Cty Hoà Bình Tiềềm nắng (sảnlượng %) Hóa chấất ( kg/T) 13 Điện (kWh/tấấn) 900-1900 855 - 980 700 - 850 Cao Nước (m3/ tấấn) 175 - 350 180 - 280 20- 40 Cao V> Duy trì sản xuất sạch hơn Tiếp tục sử dụng các biện pháp khả thi đã thành công trước trong quá trình thực hiện, đồng thời các cán bộ công chức và nhân viên hoạt động trong nhà máy sản xuất giấy và bột giấy phải luôn phải đồng nhất cải thiện ngày một tốt hơn các vấn đề sau, nhằm vừa phát triển công tác SXSH tốt nhất, vừa đạt năng suất sản phẩm cao nhất. 5.1 Cải thiện thái độ Các giải pháp sau đấy rấất có hiệu quả để đôấi phó với các rào cản thái đ ộ: • • • • Thành công sớm Có sự tham gia của công nhấn Khích lệ hoạt động thử nghiệm Công bôấ những thành công đấều tiền vềề SXSH.  Thành công đầu tiên về SXSH Những thành công đầu tiên có thể khích lệ ban lãnh đạo cũng như công nhân vận hành và quản đốc để tiếp tục các thử nghiệm SXSH. Các đánh giá trước hết cần phải nhận diện các giải pháp hiển nhiên với chi phí thấp hoặc không tốn chi phí. Các giải pháp này dẫn đến việc loại bỏcác thiếu sót trong quản lý nội vi, bảo dưỡng và kiểm soát quy trình, có con số tiết kiệm tài chính rõ ràng, và thường được xác định trong cuộc khảo sát thực địa lần đầu tiên tại công ty.  Có sự tham gia của công nhân Để loại bỏ được các rào cản ý thức trong toàn bộ đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp, thì ngay từ đầu mọi nhân viên đều phải được tham gia xây dựng 14 các giải pháp SXSH.  Khích lệ các hoạt động thử nghiệm (Đặc biệt là với các giải pháp chi phí thấp hoặc không tốn phí). Nỗi lo sợ về thất bại và những điều vô hình có thể được loại bỏ bằng những hướng dẫn cụ thể đúng trọng tâm để thử nghiệm như sửa đổi quy trình làm việc hoặc chọn loại nguyên liệu thô hoặc các phụ gia thay thế. Để hạn chế tối đa rủi ro, các hoạt động thử nghiệm nên bắt đầu bằng những thực hành không tốn chi phí hoặc chi phí thấp, chẳng hạn như cải thiện công tác quản lý nội vi và tối ưu hóa quy trình, và dần dần sẽ mở rộng dựa trên các bài học kinh nghiệm thu được.  Công bố những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH: Các nhà máy nên nhấn mạnh những lợi ích cả về tài chính lẫn môi trường của những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH để nâng cao nhận thức trong toàn thểlực lượng lao động và duy trì sự cam kết cũng như sự tham gia của những người có thẩm quyền quyết định chính. 5.2 Tái thiết lập hệ thống 5.2.1 Đào tạo kỹ năng quản lý chuyên nghiệp  Hiện nhiều công ty vẫn có thể còn có sự thiếu hụt trong những lĩnh vực sau thuộc các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp:  Kỹ năng lãnh đạo: rất ít chủ doanh nghiệp hoặc những người có quyền quyết định là những nhà quản lý chuyên nghiệp và thường không thực hiện đúng vai trò lãnh đạo và dẫn dắt cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Kết quả là nhân viên bị hạn chế tư duy sáng tạo trong những công việc chi tiết hàng ngày mà không có các mục tiêu cho tương lai.  Kỹ năng giám sát: Những người quản đốc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là những người được cử lên vì họ có thành tích tốt trong công việc mà không phải là người đã được 15 đào tạo kỹ năng giám sát: như hướng dẫn, quản lý và dẫn dắt những người công nhân khác. Vì vậy mà những người công nhân vận hành thường xem các quản đốc nhưnhững đồng nghiệp cấp cao thay vì xem họ như những quản đốc phân xưởng người có những chỉ đạo và tầm nhìn rộng, và là người chịu trách nhiệm trước họ. 5.2.2 Thực hiện các hồ sơ sản xuất đầy đủ  Các nhà máy thường không thực hiện được đầy đủ công tác ghi chép hồ sơ tiêu thụ nước, năng lượng, nguyên liệu; kiểm kê hóa chất, nhiên liệu và nguyên liệu thô; các phiếu ghi chép hàng ngày tại xưởng về thông tin đầu vào, đầu ra, thời gian dừng máy, v.v...; hoặc các ghi chép vềmôi trường nhưchất lượng và khối lượng chất thải lỏng, rắn và khí. Do duy trì hoạt động ghi chép hồ sơ nên các kỹ năng phân tích đánh giá dữ liệu không được rèn dũa, đây là một thiếu sót làm ảnh hưởng đến việc xác định các giải pháp một cách có hệ thống. 5.2.3 Các hệ thống quản lý đầy đủ và hiệu quả.  Khi không có một hệ thống quản lý tốt, thì các luồng chức năng, trách nhiệm báo cáo, và trách nhiệm công việc sẽ không được rõ ràng. Sự mơ hồ vềcác tiêu chí thực hiện sẽ làm cho công nhân lẩn tránh các công việc không thường lệ như các giải pháp liên quan đến SXSH. Các lỗ hổng trong hệ thống quản lý đặc biệt rõ ràng trong các khía cạnh sau:  Nâng cao tính chuyên nghiệp cho công nhân: rất nhiều công ty chưa thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện công tác đào tạo một cách hệthống nhằm nâng cao các kỹnăng nghềnghiệp cho công nhân vì vậy mà người công nhân đã không được cập nhật với những khái niệm mới trong công nghiệp như SXSH.  Lập kế hoạch sản xuất: Các kế hoạch sản xuất thường được lập trên cơ sở từng ngày một, điều này làm cản trở công việc lâu dài 16 mang tính hệ thống, chẳng hạn như việc thu thập số liệu đầu vào hoặc đánh giá tác động cho các biện pháp đã triển khai. 5.2.4 Các biện pháp khắc phục rào cản mang tính hệ thống .  Các biện pháp khắc phục sau đây được đưa ra nhằm giải quyết các cản trở mang tính hệ thống: 1. Lập hồ sơ và bản vẽ sơ đồ nhà máy chi tiết đầy đủ 2. Xây dựng bộ phận bảo dưỡng SXSH trong nội bộ công ty 3. Đào tạo một nhóm SXSH cấp nhà máy 4. Xây dựng các chỉsốquản lý đơn giản 5. Phat động quản lý tốt nội vi từ ở tất cảcác cấp. 6. Quảng bá các ví dụ thành công 1/Lập hồ sơ và bản vẽ sơ đồ nhà máy chi tiết đầy đủ Các nhà máy có thể hoàn thiện các bản vẽ sơ đồ và tài liệu về cơ sở mình bao gồm tất cả những dự án sửa chữa và mở rộng công suất gần đây nhất. Các tài liệu này sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích và đánh giá dữ liệu trong các đánh giá SXSH. 2/Xây dựng bộ phận bảo dưỡng SXSH trong nội bộ công ty Thông thường, các công ty có bộphận bảo dưỡng nội bộvà các thiết bị chếtạo Cơ bản sẽluôn đi trước một bước so với các công ty phải phụthuộc vào các nhà thầu bảo dưỡng và sửa chữa bên ngoài. 3/Đào tạo một nhóm SXSH của nhà máy Việc tổ chức một cuộc tập huấn cho nhóm SXSH của nhà máy khi bắt đầu tiến hành đánh giá SXSH là một trong những khuyến cáo hàng đầu. Cuộc tập huấn này cần phải làm rõ các mục tiêu SXSH – giảm các tác động môi trường bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất – và chứng minh được những lợi ích của việc sản xuất có kế hoạch và sự cần thiết phải thu thập và đánh giá các hồ sơ sản xuất mang tính thực chất. Công ty cũng cần phải chú ý minh họa những phương pháp giải quyết vấn đề, nếu có kèm các ví dụcủa chính công ty thì càng tốt, chẳng hạn như những thiếu sót trong quản lý nội vi hoặc bảo dưỡng. Để có được những kết quảtốt nhất, những người ra quyết định chủchôt, bao gồm cả chủ sở hữu doanh nghiệp lẫn các quản đốc phân xưởng cần phải tham gia hoạt động này. 4/Xây dựng các chỉ số quản lý đơn giản 17 Khi không có những kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, thì công ty cần xây dựng các chỉ số đơn giản để giúp ban lãnh đạo và các quản đốc có thể kiểm soát được các quy trình sản xuất và để hạn chế tối đa việc lãng phí nguyên liệu, nước và năng lượng. Các chỉ số đơn giản như lượng nguyên liệu đầu vào và năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm đầu ra đã có thể là đủ để thể hiện được các lợi ích khi cải thiện công tác quản lý nội vi, và là cơ sở khởi xướng các nỗ lực liên tục trong vấn đề này. 5/Phát động quản lý nội vi ở tất cảcác cấp Như có thể thấy ở rất nhiều công ty đã thực hiện kiểm soát công tác quản lý nội vi, công tác này sẽ được cải thiện khi có cấp lãnh đạo làm gương. Ban lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp có thể đều đặn xác định những thiếu sót trong việc quản lý nội vi, ví dụ như thiết bịvà đường ống bị rò rỉ và nguyên liệu rơi tràn, và theo dõi sát việc loại trừnhững thiếu sót này. 6/Quảng bá các ví dụ thành công Các ví dụ thực hiện SXSH thành công có thể giúp tạo ra và nâng cao nhận thức về SXSH. Những trường hợp này cần phải được ghi chép lại chi tiết gồm các dữliệu trước và sau liên quan đến cả kinh tế và môi trường, qua đó chứng minh vai trò quan trọng của hệ thống thông tin chính xác đối với sự thành công của chương trình SXSH. Tài liệu và các cuộc hội thảo chung cũng như chuyên ngành có thể là những biện pháp quảng bá hữu hiệu cho những thành công đạt được. VI> Cải thiện tổ chức. Cơ cấu tổ chức của một công ty có thể cản trở việc đưa vào áp dụng các thực hành quản lý môi trường. Vì thế, việc đánh giá mối liên hệ của các nhiệm vụ và trách nhiệm đến quản lý sản xuất và các vấn đề môi trường được phân chia nhưthế nào trong công ty và khuyến nghị thay đổi để thuận lợi cho chương trình SXSH là rất quan trọng. Quản đốc phân xưởng và các nhân viên kỹ thuật cần tham gia vào nhóm dự án, cũng như sẽ hợp tác với các tưvấn viên bên ngoài. Các rào cản mang tính tổ chức có thể được phân thành 3 nhóm tách biệt nhưng liên quan với nhau (đặc biệt là trong các SMEs), chúng ta cần cải thiện lại như sau  Khuyền khích mọi người có quyền ra quyết định  Không quá chú trọng vào sản xuất.  Phải có sự tham gia của công nhân. 6.1 Khuyền khích mọi người có quyền ra quyết định . 18 Thường người đưa ra mọi quyết định là giám đốc điều hành, dù đó chỉ là những quyết định về giải pháp đơn giản ít tốn kém. Các vị lãnh đạo này thường không nắm được những tác động tích cực của các công cụ tạo động lực, ví dụ nhưcông nhận và tặng thưởng cho nhân viên hoặc các chế độ khen thưởng và khích lệ. Không được chia sẻ trách nhiệm đưa ra quyết định, các nhân viên khác thiếu chủ động tham gia các nhiệm vụ mới có tính thách thức như SXSH, và nếu thành lập nhóm SXSH, các thành viên của nhóm có thể sẽ cho là họ không có vai trò gì thực sự trong chương trình này. 6.2 Không quá chú trọng vào sản xuất Sức ép sản xuất có thể dẫn đến việc không chú trọng dành thời gian và công sức cần thiết để tiến hành đánh giá SXSH. Ở một số công ty, sự chú trọng này được duy trì bởi thực tế là tiền lương cho công nhân được thanh toán theo hình thức khoán sản phẩm, theo đó càng làm ra nhiều sản phẩm thì thu nhập của người công nhân càng cao. Và trong một hệ thống kiểu này thì sẽ có khuynh hướng bịbỏ qua vấn đề về SXSH và các tiêu chuẩn về quản lý nội vi để nâng cao sốlượng sản phẩm. 6.3 Phải có sự tham gia của công nhân Người lao động ởbộphận sản xuất không tham gia vào các hoạt động SXSH trừphi họ được giám đốc điều hành ra lệnh. Các công nhân kỹ thuật thường gặp phải tình trạng công việc quá tải và không có thời gian đểtham gia vào thực hiện đánh giá SXSH. Đôi khi họ đềcửcác nhân viên trình độthấp tham gia vào các cuộc họp nhóm SXSH với lý do công việc quá tải. 6.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản mang tính tổ chức .  Các cơ chế đối phó với các rào cản mang tính tổ chức gồm: 1. Chia sẻ thông tin 2. Tổ chức nhóm dự án có năng lực 3. Công nhận và khen thưởng những nỗ lực thực hiện SXSH 4. Xác định chi phí đối với sản xuất và phát thải. 1/Chia sẻ thông tin Chia sẻ các dữ liệu về chi phí giữa cán bộ quản lý và các công nhân vận hành sẽkhuyến khích những công nhân vận hành làm việc cẩn thận hơn với các nguyên liệu đắt tiền. Chia sẻ thông tin về các nguyên nhân hỏng thiết bị đã nhận diện được hoặc các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giữa các công nhân vận hành, giữa người công nhân kỹ thuật và quản đốc, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận giải quyết vấn đề để loại bỏcác nguyên nhân phát sinh lãng phí. 19 2/Tổ chức một đội dự án có năng lựcMột đội SXSH được tổ chức tốt và có năng lực là một điều kiện then chốt đểthực hiện đánh giá SXSH và loại bỏ các rào cản của SXSH. Tuy nhiên, việc thiết lập một nhóm SXSH hiệu quả có thể không phải là một việc dễ dàng khi tính đến khả năng ít được công nhận và mức độ ưu tiên dành cho hoạt động SXSH hiện còn đang thấp, tỷ lệ tham gia công nhân ít, và cung cách quản lý chuyên quyền. Vì thế cần phải tạo ra được thế cân bằng giữa tình huống mong muốn là một đội dự án thực hiện tốt chức năng của mình - có thể tự mình xây dựng và thực thi giải pháp SXSH - và tình huống phổ biến là cấu trúc tổ chức hạn chế quyền quyết định và cản trở sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Các công ty nên chọn đội trưởng là người có thẩm quyền quyết định việc thực thi chí ít là các giải pháp chi phí thấp và không tốn chi phí. Nhóm này cũng cần phải có một hoặc vài vịquản đốc và công nhân có liên quan trực tiếp nhất (các công nhân trong phân xưởng). 3/ Công nhận và khen thưởng các nôỗ lực thực hiện SXSH Khi nhóm đã nhận định và đánh giá được các cơhội SXSH, thì công ty cần phải thiết lập ra các cơ chế khích lệ động viên cho nhóm chẳng hạn như công nhận rộng rãi về chương trình, các phần thưởng, và công bố những thành công ban đầu. 4/Xác định chi phí sản xuất và phát thải Các nhà máy có khả năng vượt qua những rào cản kỹ thuật là những nơi có công nhân được đào tạo những kỹ năng kỹ thuật phù hợp và không phải phụthuộc vào các nguồn bên ngoài về các nhu cầu chế tạo của công ty mình. Các rào cản tiếp cận công nghệ phù hợp có thể được khắc phục thông qua các biện pháp sau: - Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao Trang bị cơ sở vật chất cho công tác gia công tại nhà máy Quảng bá các ví dụ thành công khi áp dụng các kỹ thuật và công nghệ SXSH Hỗ trợ theo nhu cầu cho công tác nghiên cứu và phát triển vì môi trường. o Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao  Những công ty sở hữu những công nhân có trình độ kỹ thuật sẽ gặp ít khó khăn hơn khi bắt đầu tiến hành SXSH. Các nhân viên này có thể dễ dàng tiếp thu những khái nhiệm mới về SXSH và có thể vận dụng phương pháp làm việc chung trong những tình huống cụ thể tại công ty mình. o Trang bị cơ sở vật chất cho công tác gia công tại nhà máy  Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có truyền thống tận dụng các thiết b ịcũ, đã bị thải ra ở nơi khác mang về sửa chữa để sử dụng theo một cách mới và cải tiến, và qua đó tích lũy thêm trình độ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng