Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sản xuất hoa bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp...

Tài liệu Sản xuất hoa bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp

.PDF
193
67
141

Mô tả:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT SỞ KH&CN TỈNH BÌNH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẢN XUẤT GIỐNG HOA (PHONG LAN, CÚC, LAYƠN) BẰNG NUÔI CẤY MÔ QUY MÔ CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT HOA HÀNG HOÁ Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Cơ quan chủ trì dự án: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định Chủ nhiệm dự án: Thạc sỹ Lê Thị Kim Đào 8200 Bình Định, tháng 5/2010 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT SỞ KH&CN TỈNH BÌNH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẢN XUẤT GIỐNG HOA (PHONG LAN, CÚC, LAYƠN) BẰNG NUÔI CẤY MÔ QUY MÔ CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT HOA HÀNG HOÁ Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Chủ nhiệm dự án: Cơ quan chủ trì dự án: Ths. Lê Thị Kim Đào Nguyễn Hữu Phúc Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ Bình Định - 2009 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 1.1. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.2.1.Mục tiêu của Dự án sản xuất 4 1.2.2. Mục tiêu của Dự án sản xuất thử nghiệm 4 1.2. Đối tượng nghiên cứu 5 1.3. Tính cấp thiết của Dự án 5 1.4. Xuất xứ của Dự án 7 1.5. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án 9 1.5.1. Năng lực thực hiện Dự án 9 1.5.2. Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh 9 của sản phẩm Dự án 1.5.3. Tác động của kết quả Dự án đến kinh tế-xã hội, 10 an ninh, quốc phòng 1.5.4. Năng lực thực hiện Dự án 10 1.5.5. Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả 12 của Dự án CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ THỰC HIỆN 13 2.1 Mô tả sơ đồ hoặc quy trình công nghệ 13 2.2. Phân tích những vấn đề mà Dự án cần giải quyết về công nghệ 16 2.2.1. Hoàn thiện Quy trình nhân giống cây hoa Cúc 16 2.2.2. Hoàn thiện Quy trình nhân giống cây hoa phong lan 18 2.2.3. Hoàn thiện Quy trình nhân giống cây hoa Huệ 20 2.2.4. Qui mô triển khai SXTN để hoàn thiện Hệ thống 21 sản xuất giống hoa phong lan, cúc, lay ơn Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến BộiKH&CN Bình Định Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ 2.2.5. Qui mô trồng thử nghiệm nhằm phát triển vùng 22 sản xuất hoa hàng hoá ở duyên hải Nam Trung Bộ 2.3. Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần 22 thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm. 2.3.1. Nhập một số giống hoa phong lan, hoa cúc, hoa layơn 22 phù hợp với điều kiện ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ 2.3.2. Lựa chọn cây giống, tạo vườn cây giống bố mẹ để 22 lấy chồi vào mẫu ban đầu 2.3.3. Nội dung công việc để hoàn thiện hệ thống nhân giống hoa 22 2.3.4. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 25 2.3.5. Chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm SXTN 26 để hoàn thiện công nghệ 2.3.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật 26 2.3.7. Hội thảo khoa học, hội nghị đầu bờ 26 2.4. Tóm tắt quá trình tổ chức sản xuất thử nghiệm 2.4.1. Năng lực triển khai thực hiện và hoàn thiện công nghệ 27 27 theo mục tiêu trong Dự án 2.4.2. Địa điểm thực hiện dự án 28 2.4.3. Trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai dự án 29 sản xuất thử nghiệm 2.4.4. Nguyên vật liệu 30 2.4.5. Số cán bộ KHCN và công nhân lành nghề tham gia 30 thực hiện dự án, tình hình tổ chức nhân lực, tình hình đào tạo phục vụ dự án 2. 4.6. Tác động môi trường Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến BộiiKH&CN Bình Định 31 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 32 3.1. Sản phẩm khoa học và công nghệ chính của Dự án: 32 3.1.1. Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại 32 các sản phẩm khoa học công nghệ chính 3.1. 2. Mức độ hoàn thiện công nghệ 34 3.1.3. Ấn phẩm, kết quả đào tạo cán bộ 35 3.2. Tác động đối với kinh tế xã hội và môi trường 36 3.2.1. Mức độ ứng dụng công nghệ và thương mại hóa sản phẩm 36 3.2.2. Hiệu quả kinh tế trực tiếp 39 3.2.3. Mức độ tác động đối với kinh tế - xã hội và môi trường 40 3.3. Phương án phát triển của Dự án sau khi kết thúc 40 3.3.1. Phương thức triển khai 40 3.3.2. Quy mô sản xuất 41 3.3.3. Tổng số vốn của Dự án sản xuất 41 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 4.1. Kết luận 42 4.2. Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC 45 Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộiii KH&CN Bình Định Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ MỞ ĐẦU - Hoa Cúc: tên khoa học Chrysanthemum sp.; là một trong những loại cây cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản và được trồng phổ biến khắp nơi. Nhờ có màu sắc phong phú và hình dáng đa dạng, lá xanh tươi, cành hoa dài và cứng, hoa đẹp và lâu tàn nên hoa Cúc được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hàng năm kim ngạch buôn bán hoa Cúc trên thế giới ước đạt 01,5 tỷ USD. Hiện nay hoa Cúc được nhân chủ yếu bằng phương pháp vô tính (nuôi cấy mô, giâm cành và tách mầm giả) trong đó nuôi cấy mô là phương pháp khoa học và hiện đại, phục vụ sản xuất với quy mô công nghiệp lớn, hệ số nhân rất cao (40 - 60 tỷ lần sau 1 năm) chất lượng cây giống đồng đều, sạch bệnh và đồng nhất về di truyền. - Hoa Phong lan: Có nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài viết về kỹ thuật nuôi trồng hoa phong lan, kỹ thuật nhân giống phong lan bằng nuôi cấy mô. Hoa phong lan là loài hoa có nhiều màu sắc đẹp, lâu tàn, quý hiếm nên rất được người dân ưa chuộng và được nuôi trồng ở nhiều nước. Hiện nay trên thế giới công nghệ nhân giống phong lan đã đạt trình độ tiên tiến, áp dụng các biện pháp lai tạo giống bằng biến đổi gen và nhân ra hàng loạt bằng công nghệ nuôi cấy mô, khi nuôi trồng cây phát triển rất nhanh, lá tốt, sớm ra hoa và độ đồng đều cao. Điều kiện nuôi trồng tối ưu về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng, nhờ đó mà thu được các bông hoa có chất lượng cao. - Hoa Layơn: tên khoa học Gladiolus communis Lin; cây có nguồn gốc từ các nước châu Phi nhiệt đới và vùng Trung Cận Đông. Layơn là loài hoa đẹp, được trồng rộng rãi mọi nơi trên thế giới, với nhiều dạng lai, màu sắc khác nhau. Layơn được ưa chuộng vì hoa có dáng đẹp, cành dài, mỏng như vành khuyên nhìn rất hấp dẫn và hoa tươi lâu từ 10-15 ngày. Trên thế giới hiện có khoảng 250 loài với trên 10.000 giống khác nhau, ở Việt Nam có khoảng 90 giống đang được trồng làm hoa cắt. Hiện nay Layơn được nhân giống cấy mô kết hợp tạo củ bi ngoài vườn ươm. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 1 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ * Tình hình nghiên cứu và triển khai trong nước: - Hoa Cúc được du nhập vào nước ta từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần dùng để thưởng thức, một phần dùng để cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Hiện nay hoa Cúc có mặt ở khắp nơi, từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị. Các vùng trồng nhiều hoa Cúc như Hà Nội (450 ha); TP.Hồ Chí Minh (370 ha); Đà Lạt (160 ha); Hải Phòng (110 ha). Về tổng sản lượng năm 1999 TP.Hà Nội đạt 41,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Hoa Cúc có nhiều giống phù hợp với thời tiết ở việt Nam; đặc biệt có những giống phù hợp với điều kiện nắng nóng của mùa hè mà Viện Di truyền nông nghiệp đã chọn tạo được trong những năm qua như CN93, CN98; những giống này rất phù hợp với điều kiện ở vùng Nam Trung Bộ, nơi có nhu cầu hoa cây cảnh tương đối cao nhưng chưa có vùng trồng hoa chuyên canh. - Hoa phong lan, sản xuất của nước ta còn rất mới mẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hoa. Hiện nay các phòng cấy mô nhân giống hoa phong lan bằng phương pháp gieo hạt trong phòng thí nghiệm hoặc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, sau đó “cấy chuyền” và tạo cây hoàn chỉnh đưa ra nuôi trồng ngoài vườn. Về nuôi trồng những năm trước đây, các nhà vườn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên mức độ kinh doanh còn hạn chế. Từ năm 2004 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã phổ biến “Quy trình công nghệ cao sản xuất hoa phong lan” quy mô trang trại; mục tiêu của quy trình là ứng dụng công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm phát triển nghề sản xuất hoa phong lan theo hướng công nghiệp, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Quy trình áp dụng cho 2 giống phong lan là Dendrobium và Phalaenopsis, đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi và được bổ sung hoàn thiện qua thực tế sản xuất của các nhà vườn ở TP.Hồ Chí Minh. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 2 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ - Hoa Layơn, những năm qua Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam đã xây dựng được quy trình tạo giống bằng lai hữu tính. Bước đầu Viện đã lai tạo thành công 2 giống Layơn ĐL1 và ĐL2, đồng thời tạo rất nhiều nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo cho những năm tới đây. Hiện nay các giống layơn mới, có màu sắc hoa đẹp được nhân giống bằng phương pháp cấy mô kết hợp tạo củ bi ngoài vườn ươm. Ở miền Nam, Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam) đã sản xuất thành công các giống hoa layơn cung cấp cho TP.Đà Lạt và các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, đặc biệt vùng Nam Trung Bộ các hộ ở tỉnh Phú Yên và một số hộ ở Bình Định đã mua củ giống về trồng rất có hiệu quả, thu nhập của người dân tăng đáng kể. * Những hạn chế của sản phẩm công nghệ trong nước: - Quy mô áp dụng vào sản xuất còn nhỏ, mang tính riêng của từng phòng thí nghiệm hoặc từng vùng, chưa đáp ứng được nhu cầu cây giống trong cả nước. - Hiệu suất đạt được ở từng công đoạn nuôi cấy chưa cao, còn lãng phí trong sản xuất do vậy chưa mang lại lợi ích cho nhà sản xuất. - Cây ra vườn ươm đạt tỷ lệ sống còn thấp (dưới 80%), nhất là khi phải vận chuyển cây giống từ địa phương này qua địa phương khác. - Chưa có bước khảo nghiệm đánh giá hiệu quả mang lại từ việc sử dụng cây giống cấy mô trong trồng hoa hàng hóa ở vùng Nam Trung Bộ. Xuất phát từ những hạn chế của quy trình công nghệ đang sử dụng và nhu cầu của tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh vùng Nam Trung Bộ nói chung về giống cây hoa cảnh cho trồng hoa hàng hóa, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định đã đặt vấn đề thực hiện dự án SXTN “Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa (phong lan, cúc, layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hoá ở duyên hải Nam Trung Bộ”. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 3 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Mục tiêu của dự án: 1.1.1 Mục tiêu của Dự án sản xuất: Sau khi kết thúc dự án, Trung tâm tiếp tục triển khai nhân giống đại trà các giống cây hoa cảnh có giá tị kinh tế theo công nghệ vi nhân giống để phục vụ các chương trình trồng hoa sinh cảnh hàng hóa ở vùng Nam Trung Bộ, tạo tiền đề cho việc phát triển công nghệ nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng ở địa phương. * Về chất lượng sản phẩm: - Sưu tập được một số giống mới các giống hoa phong lan, hoa cúc, hoa layơn có màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở Bình Định và vùng Nam Trung Bộ. - Chất lượng giống hoa đảm bảo tương đương với sản phẩm cùng loại trong nước. - Giá thành hạ 10 - 20% so với sản phẩm cùng loại mua ở nơi khác về. * Về quy mô sản xuất: - Mỗi năm sản xuất được 2 - 3 triệu cây giống hoa các loại cung cấp cho các hộ dân trồng hoa. - Mở rộng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 1.1.2. Mục tiêu của Dự án sản xuất thử nghiệm: * Về trình độ công nghệ: - Triển khai được hệ thống sản xuất công nghiệp cây giống hoa chất lượng cao bằng kỹ thuật nuôi cấy mô (công suất 2 triệu cây/năm, các giống hoa cúc, hoa phong lan, hoa layơn). - Triển khai trồng thành công hoa thương phẩm từ cây giống đã sản xuất được. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 4 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ * Về quy mô sản phẩm: - Hệ thống sản xuất cây giống hoa công nghiệp và các quy trình kèm theo, bao gồm: + Quy trình sản xuất cây giống hoa phong lan; + Quy trình sản xuất cây giống hoa cúc; + Quy trình sản xuất cây giống hoa layơn; - Sản xuất được 2 - 3 triệu cây giống hoa các loại cung cấp cho các cơ sở trồng hoa. - Một số cơ sở sản xuất hoa thương phẩm chất lượng cao sử dụng cây giống của dự án. 1.2. Đối tượng nghiên cứu: - Cây giống hoa Phong lan. - Cây giống hoa Cúc. - Cây giống hoa Layơn. 1.3. Tính cấp thiết của dự án: - Bình Định nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ, có nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, nhiều khu kinh tế và khu công nghiệp phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, do vậy nhu cầu về hoa, cây cảnh ngày một tăng cao; đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Tuy nhiên, các giống hoa được trồng ở Bình Định xưa nay vẫn chủ yếu là hoa mai, hoa huệ và một số giống hoa cúc, hoa layơn địa phương nên không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng; còn các giống hoa chất lượng cao khác như hoa phong lan được nhập từ TP.Hồ Chí Minh; hoa cúc, hoa layơn đỏ thường nhập từ Đà Lạt về. - Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ hoa cảnh và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; năm 2006, UBND Tỉnh phê duyệt cho Trung tâm thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Quy trình sản xuất hoa phong lan công nghệ cao để xây dựng mô hình sản xuất theo quy mô hộ gia đình”, bước Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 5 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ đầu đề tài đạt được kết quả tốt, đã xác định được một số giống hoa phong lan đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của người dân và phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở Bình Định như Dendrobium, Phalaenopsis. Đồng thời từ cuối năm 2006 Trung tâm đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Quy nhơn xây dựng mô hình trồng hoa cúc tại 10 hộ gia đình với diện tích 5.000 m2; kết quả bước đầu cho thấy một số giống cúc hè CN93, CN98, vàng hòe phát triển tốt ở Bình Định, giống cúc Phalê phát triển tốt từ mùa thu đến hết mùa xuân; đến nay nông dân đã thu hoạch những lứa đầu tiên, thị trường cũng đã quen với những giống hoa này và người nông dân rất quan tâm đến phát triển trồng các giống hoa này ở tỉnh. - Những năm qua, ở Bình Định có nhiều nhà vườn và hộ gia đình có nhu cầu phát triển nghề trồng hoa cảnh, nhưng việc tìm kiếm đơn vị chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư rất khó khăn, hơn nữa việc mua giống hoa còn gặp khó khăn do phải mua từ TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Hà Nội nên người dân không chủ động được, và đôi khi chất lượng giống, màu sắc hoa không đảm bảo theo hợp đồng nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư. Từ khi Trung tâm thực hiện được mô hình nuôi trồng hoa phong lan và hoa cúc hè, đã có nhiều người dân ở Thành phố Quy nhơn và các huyện Tây Sơn, Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Nhơn đến Trung tâm liên hệ mua giống hoa về nuôi trồng kinh doanh, nhưng do điều kiện chưa hoàn chỉnh về mặt quy trình sản xuất ở quy mô đại trà nên Trung tâm chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân. Từ những nhu cầu trên, Trung tâm đề xuất dự án “Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa (cúc, phong lan, layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hoá ở duyên hải Nam Trung Bộ”. - Dự án được triển khai phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng phục vụ phát triển kinh tế đất nước; phù hợp với nội dung Chương trình hành Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 6 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ động thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Bình Định là: “Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu, sản xuất các loại giống cây, con tốt, phù hợp với điều kiện nuôi trồng của tỉnh”; Đây cũng là cơ sở để hình thành và phát triển nghề sản xuất kinh doanh hoa cảnh phục vụ nhu cầu cảnh quan của tỉnh, phát huy kết quả các đề tài đã thực hiện, khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên và tạo thêm việc làm cho người lao động. 1.4. Xuất xứ của dự án: 1. Dự án đầu tư tiềm lực Phòng Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bình Định, năm 1994 -1995; trong đó đã tiếp nhận và triển khai kỹ thuật nhân giống cây hoa phong lan do Trung tâm Công nghệ sinh học (thuộc Viện sinh học Nhiệt đới – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chuyển giao công nghệ. Từ đó đến nay hàng năm phòng sản xuất được khoảng 20.000 - 30.000 cây hoa phong lan các loại. Chủ nhiệm dự án: Ông Võ Xuân Thanh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định. 2. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Quy trình sản xuất hoa phong lan công nghệ cao để xây dựng mô hình sản xuất theo quy mô hộ gia đình”. Thực hiện trong 2 năm 2006 - 2007; diện tích nhà nuôi trồng 600 m2, nuôi được 10.000 cây/lượt, Hiện nay đang nuôi trồng các giống Dendrobium và Phalaenopsis, do Trung tâm chuyển giao tiến bộ KHKT nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam) hướng dẫn kỹ thuật; kết quả cho thấy 2 giống hoa lan sinh trưởng và phát triển và ra hoa tốt; có khả năng phát triển mạnh ở Bình Định và vùng Nam Trung Bộ; Đề tài được đánh giá nghiệm thu cuối năm 2007. Chủ nhiệm đề tài: Bà Lê Thị Kim Đào, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bình Định. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 7 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ 3. Đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu nhân giống một số giống hoa cúc bằng phương pháp nuôi cấy mô (hoa cúc hè, cúc pha lê, cúc đại đóa”, thực hiện năm 2006, do Trung tâm Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam) hướng dẫn kỹ thuật; đã nhân giống thành công trong phòng thí nghiệm 5 giống hoa cúc: CN93, CN98, vàng hòe, đại đóa, phalê (100 bình giống gốc). Xây dựng vườn giống bố mẹ 500m2, đã sản xuất được 200.000 cây giống thương phẩm cung cấp cho người trồng hoa. Chủ nhiệm đề tài: Bà Lê Thị Kim Đào, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bình Định. 4. Đề tài cơ sở: “Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống hoa layơn bằng phương pháp nuôi cấy mô”, thực hiện năm 2007, do Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam) hướng dẫn kỹ thuật; đã tạo vườn giống gốc ngoài vườn và vào mẫu ban đầu trong phòng thí nghiệm, tạo được 100 bình chồi giống gốc và cây giống phát triển tốt, có khả năng nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô.. Chủ nhiệm đề tài: Bà Lê Thị Kim Đào, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bình Định. 5. Chương trình “Xây dựng mô hình trồng hoa cúc tại phường Nhơn Phú; Thành phố Quy Nhơn”; Trung tâm phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT Tp.Quy Nhơn thực hiện, do Trung tâm cung cấp cây giống và hướng dẫn kỹ thuật, tham gia mô hình có 9 hộ dân với diện tích 5.000 m2; ngày 12/7/2007 đã nghiệm thu tổng kết mô hình, kết quả cho thấy việc chuyến đổi từ trồng lúa, lạc, đậu kém hiệu quả sang trồng hoa là hướng đi phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho nông dân, người dân có nhu cầu tiếp tục phát triển nghề trồng hoa với đa dạng các giống và phong phú về chủng loại , màu sắc. Chủ nhiệm chương trình khuyến nông là: Bà Lê Thị Kim Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 8 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ 1.5. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án: 1.5.1. Lợi ích kinh tế: - Đối với cơ quan triển khai dự án: phát triển được một số sản phẩm mới, tăng thêm doanh thu từ 500 triệu triệu /năm từ việc bán sản phẩm của dự án; - Đối với người tiếp nhận sản phẩm của dự án: Tăng giá trị thu nhập cho người sản xuất trên cùng một diện tích canh tác (ý kiến người dân tại buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình trồng hoa cúc ở TP.Quy Nhơn tháng 7/2007 cho thấy: trồng hoa cúc và hoa layơn sau một vụ 3 tháng doanh thu đạt 70 80 triệu/ha, cao hơn trồng đậu 3 - 4 lần. Trồng hoa phong lan: sau 5 năm trồng, trừ chi phí và khấu hao đầu tư, lãi trung bình 40 - 50 triệu/ha/năm); - Người dân mua được cây giống sản xuất tại địa phương có giá thành thấp hơn; do vậy sẽ giảm được mức vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất. - Người tiêu dùng mua được hoa giá rẻ, chất lượng tốt, màu sắc đẹp tươi. 1.5.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: - Về Công nghệ: tự hoàn thiện phù hợp với điều kiện của tỉnh nên dễ áp dụng, sản phẩm được tiêu thụ ngay trong quá trình hoàn thiện công nghệ. Nguyên liệu sản xuất cây giống và trồng hoa như nước dừa, agar, đường… và để trồng hoa như phân bón, vỏ dừa, than củi . . dễ dàng mua ở địa phương. - Về công lao động phổ thông ở Bình Định thấp hơn nhiều so với các địa phương khác (bình quân 30.000 đ/ngày), công việc phù hợp với nữ thanh niên nên dễ tuyển lao động, ngăng suất và chất lượng ngày công lao động cao nên giá thành hạ so với các nơi. - Sản phẩm của Trung tâm xưa nay có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh, chính sách hậu mãi khách hàng tốt nên người dân tin tưởng. Các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Gia Lai, Kon Tum chưa có cơ sở sản xuất cây giống hoa chất lượng cao nào, nên Trung tâm có điều kiện để phát triển sản xuất cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, về lâu dài phát triển sang nước bạn Lào theo chương trình hợp tác Bình Định-Lào. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 9 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ - Khi sử dụng sản phẩm của dự án, người dân được hưởng các dịch vụ sâu đây: + Giá cây giống thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường khoảng 20 đồng/cây. + Cộng 5% hao hụt vào số lượng sản phẩm cần mua; + Được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng khi mua cây giống của dự án. + Chủ động về màu sắc hoa, chất lượng cây giống ban đầu; chủ động về thời vụ trồng và thu hoạch theo mục đích kinh doanh. 1.5.3. Tác động của kết quả Dự án đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng: * Tạo việc làm cho người lao động: - Tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động tại phòng nuôi cấy mô của Trung tâm; mỗi địa phương trồng hoa có 40 - 50 nông dân làm vườn ươm và trồng hoa. * Phát triển nghề trồng hoa hàng hóa ở Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, phục vụ nhu cầu cây hoa cảnh, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần của người dân, góp phần cải thiện môi trường văn minh, sạch đẹp của đô thị vùng Nam Trung Bộ. * Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực về công nghệ sinh học nuôi cấy mô thực vật, đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào phục vụ sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện cho việc triển khai ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong công tác giống ở địa phương. 1.5.4. Năng lực thực hiện Dự án: * Năng lực thực hiện của cơ quan chủ trì dự án: - Về cơ sở vật chất: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định có cơ sở nuôi cấy mô đạt công suất 2 - 3 triệu cây/năm; vườn nuôi trồng hoa phong lan 600m2 nuôi trồng được 10.000 cây/lượt, nhà huấn luyện cây cấy mô 200 m2 , vườn ươm cây cấy mô có hệ thống tưới phun: 1.000 m2 , khu Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 10 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ vườn ươm rộng 5000m2 , đất vườn 3,5 ha. Từ năm 2007 - năm 2009 Trung tâm được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tiềm lực về công nghệ sinh học trị giá 5 tỷ đồng, đưa công suất phòng nuôi cấy mô lên 5 - 6 triệu cây/năm. - Về đội ngũ cán bộ công nghệ: Trung tâm có đội ngũ cán bộ công nghệ 19 người, trong đó có 2 thạc sỹ, có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án nghiên cứu triển khai cấp tỉnh và cấp Bộ; về lĩnh vực nuôi cấy mô thực vật có 7 cán bộ công nghệ, 10 công nhân kỹ thuật và 25 lao động phổ thông thành thạo tay nghề. - Về khoa học và công nghệ: Trung tâm đã nhân giống thử nghiệm thành công các giống hoa cúc, hoa phong lan, hoa layơn, bước đầu đưa ra thực tiễn sản xuất thành công. - Về phối hợp thực hiện với các cơ quan chuyên ngành triển khai dự án: Để thực hiện dự án Trung tâm mời các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật, thí nghiệm hoàn thiện kỹ thuật từ khâu nhân giống trong phòng thí nghiệm đến khâu nuôi trồng và kinh doanh phù hợp với điều kiện của Bình Định và vùng Nam Trung Bộ. Phối hợp với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Quy nhơn, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Hội sinh vật cảnh tỉnh chuyển giao tới các hộ dân. - Về vốn: Trung tâm được hỗ trợ 290 triệu đồng/năm cho hoạt động sự nghiệp từ nguồn vốn khoa học và công nghệ của tỉnh. Hàng năm hoạt động sản suất kinh doanh và tư vấn dịch vụ đạt doanh thu khoảng 1 tỷ đồng. * Năng lực thực hiện của cơ quan phối hợp thực hiện chính: - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố quy Nhơn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật gồm: 18 người, có kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp ở thành phố, phòng đã thành công trong lĩnh vực xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình trồng hoa cúc . . . và các mô hình chuyển đổi cây trồng khác phù hợp với chủ trương của TP.Quy Nhơn. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 11 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ - Phòng có khả năng huy động các nguồn vốn như vốn hỗ trợ khuyến nông, vốn đối ứng của người dân khi tham gia mô hình . . . - Phòng có khả năng phối hợp với các ngành khuyến nông, bảo vệ thực vật của tinh để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. 1.5.5. Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của Dự án: - Sau khi kết thúc dự án, Trung tâm tổ chức sản xuất giống cây hoa cảnh tại cơ sở nuôi cấy mô của Trung tâm, thành lập xưởng sản xuất hoạt động theo phương thức hạch toán báo sổ; mở rộng quy mô sản xuất đạt 2 triệu cây/năm vào năm 2010. - Trung tâm chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây giống thương phẩm cây hoa cúc, nuôi trồng hoa phong lan, sản xuất củ bi cây hoa layơn ngoài vườn cho một số hộ dân ở TP.Quy nhơn để cung cấp cây giống thương phẩm cho người dân trồng hoa. - Mở rộng sản phẩm: Trung tâm tiếp tục nghiên cứu phát triển các giống hoa có giá trị kinh tế như hoa đồng tiền, hoa lan Van đa, đại châu … theo yêu cầu của thị trường. - Địa chỉ áp dụng: Tiếp tục với các cơ quan, địa phương và hộ gia đình đã hợp tác trong năm 2008, 2009, mở rộng thêm khách hàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 12 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ THỰC HIỆN 2.1 Mô tả sơ đồ quy trình công nghệ (là xuất xứ của Dự án) để triển khai Dự án: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG CÂY HOA CÚC Cây cúc ngoài thiên nhiên Khử trùng, vào mẫu Tạo cụm chồi và nhân cụm chồi Tách chồi in-vitro Tăng trưởng chồi Tách chồi Tạo rễ Huấn luyện Ra vườn ươm Giâm chồi Xuất trồng ngoài đồng ruộng Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 13 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG CÂY HOA PHONG LAN Mắt chồi, chồi nguû Khử trùng, vào mẫu Tạo chồi con in-vitro Tách chồi in-vitro Tạo và nhân protocorm Tách protocorm Tăng trưởng protocorm Tách chồi Tạo rễ Huấn luyện Ra vườn ươm Xuất trồng ngoài vườn Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 14 Báo cáo tổng kết DA SXTN: Hoàn thiện hệ thống sản xuất hoa (Phong lan, Cúc, Layơn) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG CÂY HOA LAYƠN Củ giống Khử trùng, vào mẫu Tạo chồi con in-vitro Tách chồi in-vitro Tạo cụm chồi và nhân cụm chồi Tách chồi in-vitro Tăng trưởng chồi (củ chồi phát triển) Tách chồi củ Tạo rễ, củ Huaán luyeän Ra vườn ươm ( tạo củ bi) Xuất trồng ngoài đồng ruộng Chủ trì Dự án : Trung tâm Ứng dụng Tiến Bộ KH&CN Bình Định 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan