Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện cư m'gar, tỉnh đắk lắk...

Tài liệu Sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện cư m'gar, tỉnh đắk lắk

.DOC
98
675
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN H’DÔNH NIÊ SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÓ CHỨNG NHÂÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊÂN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẮK LẮK, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN H’DÔNH NIÊ SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÓ CHỨNG NHÂÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊÂN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60620115 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Nga ĐẮK LẮK, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn H’Dônh Niê i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản Luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học. Các Thầy, Cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình truyền tải, bồi đắp kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Tập thể cán bộ viên chức Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, Lãnh đạo và nông dân các xã trong huyện Cư M’gar đã hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu. Xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể Lớp cao học Khóa 9 Trường Đại học Tây Nguyên đã đồng hành, chia sẻ kiến thức với tôi trong suốt thời gian học và thực hiện Luận văn. Cuối cùng, tôi xin được đặc biệt gửi lời cảm ơn đến TS. Đỗ Thị Nga, Trưởng Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên, đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn ! Đắk Lắk, ngày 28 tháng 11 năm 2016 Tác giả Luận văn H Dônh Niê ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ.....................................................................vii MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài luận văn....................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 4. Những đóng góp của luâ Ân văn...............................................................................2 5. Các nghiên cứu có liên quan..................................................................................2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................5 1.1 Cơ sở lý luận.........................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm sản xuất cà phê có chứng nhận..........................................................5 1.1.2 Vai trò của sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ .........................................................5 1.1.3 Đă âc điểm của sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ ...................................................7 1.1.4 Các loại chứng nhâ nâ sản xuất cà phê..................................................................9 1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ ...........................................10 1.2 Cơ sở thực tiễn....................................................................................................12 1.2.1 Tình hình sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ trên thế giới....................................12 1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ tại Viê tâ Nam..................................17 1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ tại Đắk Lắk....................................19 CHƯƠNG II: NÔÂI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................22 2.1 Đă Âc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................22 2.1.1 Đă câ điểm tự nhiên..............................................................................................22 2.1.2 Đă âc điểm xã hô .âi................................................................................................24 2.2 Nô Âi dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................25 2.2.1 Nô âi dung nghiên cứu........................................................................................25 2.2.3 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................25 2.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................26 2.3.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu...........................................26 iii 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................26 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................27 2.3.4 Phương pháp phân tích......................................................................................27 2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................28 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................32 3.1 Thực trạng sản xuất cà phê có chứng nhâ Ân trên địa bàn huyê Ân Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................................32 3.1.1 Khái quát tình hình sản xuất cà phê của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk........32 3.1.2 Sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................35 3.1.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ trên địa bàn huyê nâ Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk...................................................................................................44 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyê Ân Cư M’gar................................................................................................63 3.2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về sản xuất cà phê có chứng nhận tại huyê nâ Cư M’gar.................................................................................63 3.2.2 Quan điểm và định hướng.................................................................................67 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận.........................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................76 1. Kết luận..................................................................................................................76 2. Khuyến nghị..........................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIÊÂU THAM KHẢO................................................................80 PHỤ LỤC iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Chữ viết tắt BQ BVTV CN DVNNCB HTX KH LĐGĐ LN NN&PTNT PTCPBV PTSX SDTPBH SLCP SXCP TKKTCB TN TNHH TSCĐ Nguyên nghĩa Bình quân Bảo vệ thực vật Chứng nhận Dịch vụ nông nghiệp công bằng Hợp tác xã Khấu hao Lao động gia đình Lợi nhuận Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phát triển cà phê bền vững Phát triển sản xuất Sử dụng trang phục bảo hộ Sản lượng cà phê Sản xuất cà phê Thời kỳ kiến thiết cơ bản Thu nhập Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng của các quốc gia trên thế giới..................................15 tham gia chứng nhận 4C.............................................................................................15 Bảng 1.2: Tổng hợp các quốc gia sản xuất cà phê có chứng nhận trên thế giới......................................................................................................................15 Bảng 1.3: Sản lượng cà phê có chứng nhận...............................................................18 Bảng 1.4: Sản xuất cà phê có chứng nhận ở vùng Tây Nguyên...............................18 Bảng 1.5: Sản lượng cà phê có chứng nhận được cấp trên địa bàn Đắk Lắk............20 Bảng 3.1: Quy mô sản xuất cà phê của huyện qua các năm......................................33 Bảng 3.2: Năng suất, sản lượng và giá bán cà phê qua các năm...............................34 Bảng 3.3: Quy mô sản xuất cà phê có chứng nhận của huyện qua các năm.............35 Bảng 3.4: Tình hình sản xuất cà phê có chứng nhận.................................................36 tại các xã, thị trấn của huyện Cư M’gar.....................................................................36 Bảng 3.5: Sản xuất cà phê có chứng nhận năm 2015 của huyện theo loại chứng nhận .....................................................................................................................................37 Bảng 3.6: Sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện..................................39 theo công ty khởi xướng.............................................................................................39 Bảng 3.7: Quy mô sản xuất cà phê có chứng nhận của hộ nông dân........................42 phân theo loại chứng nhận..........................................................................................42 Bảng 3.8: Chi phí sản xuất cà phê có chứng nhận.....................................................46 Bảng 3.9: So sánh chi phí sản xuất cà phê có chứng nhận và cà phê thường...........47 Bảng 3.10: Kết quả sản xuất cà phê có chứng nhận..................................................49 Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê có chứng nhận..............................51 Bảng 3.12: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê có chứng nhận và cà phê thường.........................................................................................................................52 vi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1: Phần trăm diện tích các nước tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận Rainforest so với tổng diện tích tham gia của thế giới..............................................13 Biểu đồ 1.2: Phần trăm diện tích các nước tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận Fairtrade so với tổng diện tích tham gia của thế giới.................................................13 Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ diện tích và sản lượng cà phê có chứng nhận...............................19 của các tỉnh Tây Nguyên............................................................................................19 Biểu đồ 3.1. So sánh lợi nhuận giữa các loại hình sản xuất cà phê...........................54 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ số hộ sử dụng phân vô cơ phân theo các loại hình sản xuất.......60 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo các loại hình sản xuất..........................................................................................................60 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ hộ sử đụng trang phục bảo hộ và có hố đựng rác........................62 đúng nơi quy định phân theo loại hình sản xuất........................................................62 Biểu đồ 3.5: Lợi ích của hộ nông dân sản xuất cà phê có chứng nhận.....................63 Biểu đồ 3.6: Hạn chế trong sản xuất cà phê có chứng nhận ở hộ nông dân..............64 Biểu đồ 3.7: Sản lượng cà phê có chứng nhận và sản lượng bán..............................65 của Việt Nam qua các niên vụ....................................................................................65 Biểu đồ 3.8: Cung và cầu cà phê có chứng nhận trên thế giới..................................66 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cà phê Đắk Lắk đã góp phần làm cho sản phẩm cà phê trong nhiều năm qua được đứng vào nhóm các mặt hàng của cả nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, năm 2015 sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục (Quang Huy, 2015). Hiện nay các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh đã tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, 4C, RFA, Faretrade trên 102.150 ha, chiếm trên 50% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Con số này tăng trên 34.340 ha so với niên vụ 2014, với sản lượng đăng ký là trên 364.800 tấn cà phê nhân, chiếm 82,1% trong tổng sản lượng cà phê nhân của tỉnh. Huyện Cư Mgar là vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Lắk hiện đã có trên 10.000 nông hộ, với 30 hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận, với diện tích 15.000 ha/35.000 ha (Văn Dũng, 2016). Từ năm 2008, trên địa bàn huyện đã thực hiện triển khai cấp giấy sản xuất cà phê có chứng nhận cho các nông hộ, vận động sự tham gia và chú ý của người dân. Qua 7 năm thực hiện dự án đã cho thấy rõ đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng vào ngành sản xuất cà phê như nâng cao năng suất – chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo vệ môi trường-tài nguyên nước, đã kết nối thành công giữa 4 nhà trong việc phối hợp và hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Nhìn chung, hiệu quả mang lại của sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận là rất lớn. Tuy nhiên, do đặc trưng hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ chiếm hơn 80% diện tích sản xuất nên việc triển khai cũng còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân cũng chưa mang lại hiệu quả cao nên vẫn còn nhiều trường hợp người sản xuất cà phê nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của chương trình, chưa chú trọng thực hiện các yếu tố bền vững, hiệu quả sản xuất chưa cao nên mức độ thu hút người dân thấp, thị trường tiêu thụ thu hẹp làm giảm sản lượng mua sản phẩm tại các hộ sản xuất. 1 Để cây cà phê trồng trên địa bàn huyện Cư M’gar ổn định diện tích, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn và đầu ra đem lại giá trị cao thì cần đánh giá được thực trạng để từ đó đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận, chính vì vậy tôi xin chọn nghiên cứu đề tài “Sản xuất cà phê co chứng nhâ ân trên địa bàn huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luâ nâ văn tâ pâ trung trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ ở huyê nâ Cư M’gar như thế nào? - Hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ ở huyê ân Cư M’gar ra sao? - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhâ ân trên địa bàn huyê nâ Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk? 3. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hê â thống hóa những vấn đề lý luâ nâ và thực tiễn về sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ ; - Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhâ ân trên địa bàn huyê nâ Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ trên địa bàn huyê ân Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 4. Những đóng góp của luâ Ân văn Kết quả nghiên cứu của luâ nâ văn góp phần đưa ra những căn cứ, cơ sở khoa học và những giải pháp cụ thể để giúp cho những cơ quan chức năng quy hoạch phát triển cà phê có chứng nhâ nâ . Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luâ ân văn còn là cơ sở để xây dựng chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận góp phần thúc đẩy phát triển cà phê bền vững, tăng thu nhập cho người trồng cà phê. 5. Các nghiên cứu có liên quan Chương trình “Sản xuất cà phê có chứng nhận” được phổ biến tại Việt Nâm từ năm 2008 và trong thời gian qua đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Cho tới nay, diện tích trồng cà phê có chứng nhận đã phổ 2 biến khắp nơi đặc biệt tại tỉnh Đắk Lắk tuy nhiên hiệu quả về mặt kinh tế còn khá thấp cần được nghiên cứu. Trong những năm qua, diện tích trồng cà phê có chứng nhận ngày càng tăng nhanh tuy nhiên thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo, hiệu quả kinh tế còn chưa cao rõ rệt, công ty khởi xưởng còn chưa thực sự quan tâm đến các hộ dân tham gia là những vấn đề cần được giải quyết trong ngành hàng. Chính vì vậy cần nghiên cứu thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận phù hợp trong thời gian tới. Từ đó đề xuất với Đảng và Nhà nước các chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực sản xuất và thu hút các doanh nghiệp khởi xướng tham gia cấp chứng nhận. Liên quan đến sản xuất cà phê có chứng nhận, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Trần Sáng (2014), “Chiến lược kinh doanh cà phê có chứng nhận cà phê bền vững tại công ty TNHH MTVXNK 2/9 Đắk Lắk”, luận văn thạc sĩ. Tác giả đã phân tích được chiến lược kinh doanh tại công ty, những mặt đạt được và mặt hạn chế trong quá trình triển khai chiến lược và đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược của công ty trong việc kinh doanh cà phê có chứng nhận”. Lê Quang Chiến (2011), “Đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”, luận văn thạc sĩ. Tác giả đã thể hiện rõ được tình hình sản xuất-tiêu thụ cà phê có chứng nhận trên thế giới và của Việt Nam. Phân tích thực trạng sản xuất từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đối với các loại hình sản xuất cà phê cấp chứng chỉ tại huyện. Nguyễn Văn Hóa (2015), “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, luận án tiến sĩ. Luận văn đã giải quyết được vấn đề về phát triển cà phê bền vững cho toàn tỉnh Đắk Lắk. Tác giả đã đánh giá được thực trạng phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi 3 trường; phân tích các yếu tố tác động chủ yếu, dựa trên điều này để đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chi Minh (2014), “ Phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam”. Tác giả đã làm sáng tỏ khái niệm cà phê bền vững, cách thức chứng chỉ được áp dụng tại một số nước trên thế giới cũng có cái nhìn tổng quan về cà phê bền vững tại Việt Nam. Từ đó đưa ra được các giải pháp hằm đạt được mục tiêu phát triển theo hướng đúng đắn. Qua tổng quan trên cho thấy, các đề tài nghiên cứu về cà phê bền vững nói chung và cà phê có chứng nhận nói riêng được nghiên cứu theo các hướng khác nhau, tập trung vào mục tiêu phát triển cà phê có chứng nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Các công trình đều muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của sản xuất cà phê bền vững, cà phê có chứng nhận; tìm hiểu về thực trạng sản xuất qua các năm để đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng nhằm đưa ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đề phát triển sản xuất cà phê có chứng nhận phổ biến khắp cả nước. Hiện tại chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu vấn đề hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trên nền tảng tương đối đầy đủ về cơ sở ý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải phát phù hợp với tình hình thị trường tiêu thụ hiện nay tại Việt Nam. Do vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn không trùng với bất kỳ công trình khoa học hay luận văn nào đã công bố. Công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, tài liệu liên quan trực tiếp hay gián tiến đến đề tài được tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về sản xuất cà phê có chứng nhận Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm sản xuất cà phê co chứng nhận Như chúng ta đã biết, việc bán một mặt hàng cà phê phù hợp với tiêu chí của một tổ chức lớn như cà phê hữu cơ, thương mại công bằng thì mặt hàng cà phê phù hợp với tiêu chí của một tổ chức phải được đánh giá bởi một tổ chức thứ ba, đó là việc cấp chứng nhận. Việc cấp chứng nhận có nghĩa là người sản xuất phải chịu một cơ quan cấp chứng nhận giám sát hàng năm, kiểm tra trong quá trình sản xuất phải phù hợp với tiêu chuẩn. Nó có một yêu cầu về quản lý khi tất cả các bước đã hoàn thành đơn vị sản xuất được cấp chứng nhận và sản phẩm cà phê được sản xuất ra sẽ bán theo giá cà phê được cấp chứng nhận đó. Sản xuất cà phê có chứng nhận là tổng thể các biện pháp huy động các nguồn lực nhằm tăng sản lượng của cây cà phê đã được cấp giấy chứng nhận (Trịnh Đức Minh, 2009) 1.1.2 Vai trò của sản xuất cà phê co chứng nhâ ân Sản xuất cà phê có chứng nhận đã và đang mang lại những lợi ích tích cực thể hiện trên nhiều khía cạnh đối với sự phát triển bền vững của ngành hàng.Theo tác giả Nguyễn Thanh Liêm (2003), các hộ tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận được tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý của chủ nông hộ, từ đây họ có năng lực kiểm soát được chất lượng sản phẩm và chi phí đầu tư trên vườn cây của gia đình giúp giảm chi phí đầu tư, sử dụng các nguồn lực hiệu quả; Hay theo tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2013), điều này nhằm tạo ra những vùng nguyên liệu tập trung trên quy mô lớn, ổn định với chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có thương hiệu. Tham gia vào chương trình cà phê có chứng nhận nông dân được tập huấn về Bộ tiêu chuẩn/nguyên tắc của các chứng nhận/xác nhận, sau đó được tập huấn về kỹ thuật canh tác trên vườn cây nhờ đó đã tiết kiệm chi phí đầu vào như chi phí phân bón, chi phí nước tưới, chi phí tưới bảo vệ thực vật...lợi nhuận trên một 5 ha tăng. Bên cạnh đó môi trường đất, nước, không khí, môi trường sống của cộng đồng cũng được bảo vệ và cải thiện dần. Cụ thể như sau:  Về mă ăt kinh tê Sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ bắt buô âc người nông dân phải sử dụng đúng và đủ các loại phân bón, thuốc bảo vê â thực vâ ât. Trước đây, sản xuất cà phê chủ yếu dựa vào kinh nghiê âm của người nông dân, tất cả nông dân đều làm theo ý mình có gì bón đấy. Nhà nào giàu thì bón nhiều phân, tưới nhiều nước, nhà nào nghèo thì ít hơn. Trên thực tế, dựa trên các tiêu chuẩn sản xuất cà phê trên thế giới, nông dân trồng cà phê ở Viê ât Nam đang sử dụng quá mức lượng phân bón, thuốc bảo vê â thực vâ ât, nhất là nguồn lực về nước, hơn 2000 m3 nước bị lãng phí mỗi ha trên 1 năm. Đây là lý do chính đã làm chi phí tăng lên, giảm thu nhập và lợi nhuận mà nông hộ nhận được. Những nông dân sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ thì khác, họ được giúp để quản lý chă ât chẽ các nguồn lực, đảm bảo đủ cho cà phê đạt năng suất tốt nhất, tiết kiê âm chi phí. Hơn thế nữa, viê âc có chứng nhâ nâ sẽ giúp cho người mua biết được nguồn gốc của sản phẩm cà phê, tin tưởng vào chất lượng và sẽ thu mua với giá cao hơn so với sản xuất cà phê thông thường.  Về mă ăt xã hô ăi Lao đô âng trong ngành nông nghiê âp chiếm tới 65% lao đô âng trên cả nước. Trong đó, cà phê là mô tâ trong những mă ât hàng có sản lượng xuất khẩu chủ lực ở Viê tâ Nam, lực lượng tham gia vào ngành nghề này cũng chiếm mô ât lượng lớn. Nếu như viê âc sản xuất cà phê có chứng nhâ ân đem lại hiê âu quả kinh tế tốt thì sẽ giúp cho xã hô iâ giải quyết được tình trạng thiếu viê âc làm, từ đó nâng cao trình đô â học vấn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; bất bình đẳng giới… Xã hô iâ ổn định sẽ giúp cho thể chế chính trị ngày càng vững chắc và đất nước ngày càng giàu mạnh. Chương trình đã kết nối thành công 4 nhà gồm nhà Nông, nhà Nước, nhà Khoa học và nhà Doanh nghiệp. Bên cạnh đó kiến thức, ý thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn trong sản xuất, mối quan tâm về giáo dục, phát triển cộng đồng đã được nâng cao rõ 6 rệt sau khi nắm bắt các tiêu chí của các tiêu chuẩn. Ngoài ra, người sản xuất còn được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất thông qua các buổi tập huấn nhờ đó người sản xuất có cơ hội nâng cao kiến thức về canh tác trên vườn cây, giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả đầu ra, an toàn cho môi trường.  Về mă ăt môi trường Tuy cà phê chưa được chứng nhâ nâ là rừng nhưng diê nâ tích cà phê ổn định giúp cho môi trường sinh thái trong sạch hơn. Viê âc sản xuất cà phê có chứng nhâ nâ sẽ giúp cho nông dân sử dụng hợp lý các yếu tố nguồn lực như nước, đất…giúp bảo vê â môi trường sinh thái. 1.1.3 Đăcâ điểm của sản xuất cà phê co chứng nhâ ân Ngoài những đặc điểm của ngành sản xuất cà phê nói chung, sản xuất cà phê có chứng nhận mạng những đặc trưng riêng sau  Sản xuất cà phê có chứng nhận tuân thủ các quy trình trong quản lý và sản xuất (giống, bón phân – tưới nước, thu hoạch - chế biến - bảo quản) Các nông hộ để nhận được chứng nhận cần tuân thủ theo những nguyên tắc cụ thể mà hiệp hội đề ra (4C, UTZ, Rainforest...) Cụ thể, trong quá trình sản xuất, nông dân cần thực hiện theo đúng quy trình, có ghi chép đầy đủ kế hoạch cũng như các công việc được thực hiện trong sản xuất. Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu và quyết định đến năng suất, sản lượng cà phê. Chọn giống tốt cho năng suất cao, sức chịu đựng tốt (kháng sâu bệnh, thời tiết...)... nếu yếu tố giống không được coi trọng từ ban đầu sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng cà phê. Do đó, với các hộ sản xuất cà phê có chứng nhận, giống cần được xem xét kĩ lưỡng, các vườn cà phê bị già cỗi đều không được cấp chứng nhận. Nguồn giống phải có xuất sứ tại các trung tâm nghiên cứu giống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Bón phân – tưới nước cho cây cà phê cần được thực hiện vào đúng thời gian nhất định cùng các loại phân phù hợp với loại đất và cây cà phê, đúng liều lượng kết hợp tưới nước cho cây nhằm tránh khô hạn. Lần tưới đầu khi hoa có 7 hình dạng mỏ sẻ màu xám hoặc xám xanh. Sau đó tưới định kỳ 7 ngày/lần đối với đất sỏi cơm, 10-12 ngày/lần đối với đất đỏ bazan, đảm bảo 150-200 lít/cây/lần tưới. Thu hoạch – chế biến – bảo quản là khâu cuối cùng của sản phẩm trong hộ nông dân. Thông thường thu hoạch cà phê cần đạt tỷ lệ chín từ 80 - 100%, việc hái quả xanh sẽ làm giảm chất lượng, giá thành bán cũng như hương vị tuy nhiên đa số nông dân hiện nay chưa thực hiện được điều đó, một phần do yếu tố khách quan như an ninh tại các vườn cà phê chưa nghiêm ngặt hay xảy ra tình trạng mất trộm hay từ yếu tố chủ quan là cà phê chín không đồng loạt nếu hái nhiều lần sẽ tốn rất nhiều nhân công do đó người nông dân chấp nhận hái đồng loạt (quả xanh và quả chín) tuy biết chất lượng giảm. Chế biến được thực hiện sau khi hái quả tươi về. Tại Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng cà phê chủ yếu được chế biến khô, các hộ khi thu hoạch về có thể đem xay sau đó phơi trên nền xi măng. Cách này được sử dụng hết sức phổ biến bởi tính đơn giản tuy nhiên lại làm chất lượng bị kém đi cũng như giá thành thấp hơn chế biến ướt. Với cà phê có chứng nhận, thu hoạch và chế biến bảo quản cần đảm bảo được yêu cầu nghiêm ngặt của các nguyên tắc, điều này sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, tính tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm người nông dân chế biến ra.  Sản xuất gắn với bảo vê â môi trường Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang bị đe dọa rất lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích giảm, đất đai bị xói mòn, khí hậu khắc nghiệt và nguồn nước cạn kiệt... Ngày nay, sản xuất dù ở góc độ nào cũng cần gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và cà phê cũng không ngoại lệ. Đất nước ta đã có những định hướng- chương trình phát triển cà phê bền vững từ năm 2008 trong đó nội dung phát triển quy mô sản xuất cà phê có chứng nhận được đẩy mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đặc biệt là nâng cao ý thức của nông dân vệ bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu và khắc phục tình trạng này ảnh hưởng tới sản xuất của người nông dân. 8 1.1.4 Các loại chứng nhâ ân sản xuất cà phê 1.1.4.1 Chứng nhận 4C Hiệp hội 4C là tổ chức thực hiện Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (Common Code for the Coffee Community: Hiệp hội 4C có trụ sở lại Bonn – Cộng hòa liên bang Đức. Hiệp hội 4C là một tổ chức đa thành viên mang tính chất mở nhằm tập hợp những người tham gia cam kết thực hiện các quy tắc phát triển bền vững trong lĩnh vực cà phê. Các thành viên của Hiệp hội 4C bao gồm nông dân trồng cà phê, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà buôn, nhà rang xay và nhà bán lẻ cũng như các tổ chức xã hội dân sự. Bộ qui tắc thực hiện 4C là một bộ các nguyên tắc xã hội, môi trường và kinh tế mà người nông dân trong các tổ 4C phải thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Bộ quy tắc này bao gồm 10 quy tắc thực hành không được chấp nhận, 11 nguyên tắc đảm bảo điều kiện sống và làm việc, 11 nguyên tắc bảo vệ môi trường tự nhiên và 6 nguyên tắc giúp đỡ người nông dân tăng lợi nhuận. 1.1.4.2 UTZ Certified UTZ theo ngôn ngữ người Mayan là “tốt”. UTZ Certified thực hiện trách nhiệm tạo ra một thị trường mở và minh bạch cho các sản phẩm nông nghiệp. UTZ Certified hướng tới phát triển những chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng được những đòi hỏi và những kỳ vọng của nông dân, ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. Chương trình này đảm bảo về qui trình sản xuất và cung ứng bền vững cũng như tạo ra khả năng truy nguyên nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm nông nghiệp. Chương trình dựa trên Bộ quy tắc gồm các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường về những thực hành trồng cà phê có trách nhiệm và quản lý vườn cây hiệu quả. Bộ quy tắc gồm có 11 chương trong đó có 175 tiêu chí thanh tra. Các chương đi theo trình tự các công đoạn của quá trình trồng, chế biến cà phê và được nhóm theo chủ đề trong ba phần: Phần 1 liên quan đến các vấn đề tính truy nguyên và quản lý chung. Phần 2 liên quan đến các thực hành nông nghiệp tốt và hoạt động trên trang trại. Phần 3 các vấn 9 đề xã hội và môi trường cụ thể. Đơn vị được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chí thanh tra bắt buộc. 1.1.4.3 Rainforest Alliance (RFA) Chương trình nông nghiệp của Tổ chức Liên minh Rừng nhiệt đới hỗ trợ ban thư ký quốc tế của mạng lưới nông nghiệp bền vững (the sustainable agriculture network (SAN). SAN là một tổ chức được liên kết bởi những nhóm bảo tồn môi trường hàng đầu trên thế giới với những người sản xuất và những người tiêu dùng có trách nhiệm thông qua việc cấp chứng nhận liên minh rừng nhiệt đới (RFA). Cũng như 4C, định hướng chung của tổ chức RFA dựa trên ý tưởng về sự bền vững thông qua việc phát triển đảm bảo sự lành mạnh về mặt môi trường, công bằng về mặt xã hội và bền vững về mặt kinh tế... Theo đó, các họat động sản xuất cần đảm bảo bảo tồn về đa dạng sinh học, bảo vệ động vật hoang dại, bảo vệ đất rừng, bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống cho người sản xuất và cho cả cộng đồng. Tiêu chuẩn của tổ chức này gồm có 10 nguyên tắc, với 93 tiêu chí gồm tiêu chí bắt buộc và tiêu chí tối thiểu. Muốn đạt chứng nhận người dân cần tuân thủ 100% tiêu chí bắt buộc, 50% nguyên tắc và 80% tất cả các tiêu chuẩn. 1.1.4.4 Fairtrade Fairtrade có nghĩa là Thương mại công bằng, là một tổ chức mua bán dựa trên việc đối thoại, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được sự công bằng hơn trong thương mại quốc tế. Tổ chức này góp phần vào việc phát triển bền vững thông qua việc tạo ra điều kiện mua bán tốt hơn và đảm bảo quyền lợi cho những người sản xuất nhỏ. Tiêu chuẩn của tổ chức này bao gồm 107 tiêu chí, trong đó có 38 yêu cầu tối thiểu và 69 yêu cầu cải tiến. Theo loại hình cà phê này nông dân sẽ tổ chức thành hợp tác xã hay tổ hợp tác, có tên riêng, có tài khoản riêng và người sản xuất được bảo vệ tối đa về giá cả. 1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng sản xuất cà phê co chứng nhâ ân Sản xuất cà phê chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và các nhân tố khác. Việc sản xuất cà phê có chứng nhận 10 bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố chung đó còn các đặc thù riêng bởi quá trình sản xuất phải chịu sự hướng dẫn và đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn.  Quy trình sản xuất Việc đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm cà phê có chứng nhận. Để chất lượng sản phẩm cà phê có chứng nhận tốt thì ngay từ khâu trồng phải đúng kỹ thuật, phù hợp với từng loại đất và khí hậu, khâu chăm sóc cũng phải đảm bảo an toàn cho cây không bị sâu bệnh, rủi ro...khâu thu hoạch và bảo quản cũng phải đảm bảo, tỷ lệ thu hái sản phẩm xanh ảnh hưởng tới chất lượng giảm vì hương cà phê sẽ không thơm, vị sẽ nhạt, nhân không đẹp. Đây là quy trình kỹ thuật khép kín nên đòi hỏi người dân tham gia sản xuất có chứng nhận phải tuân thủ đúng để cho ra sản phẩm cà phê có chất lượng và hiệu quả. Do đó, áp dụng tuân theo đúng quy trình sản xuất là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm của các nông hộ.  Sản xuất sản phẩm tập trung cao Sản xuất cà phê theo phương thức truyền thống thường manh mún, nhỏ lẻ quyền quyết định đầu tư dựa vào các nông hộ. Tuy nhiên, sản xuất cà phê có chứng nhận được làm theo quy hoạch từng vùng với nguồn thổ nhưỡng phù hợp dựa trên tiêu chuẩn của chứng nhận đề ra. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, theo dõi – kiểm tra – giám sát người sản xuất thuận tiện và có hiệu quả, giúp cho người dân có kiến thức và đảm bảo tuân thủ đúng quy trình chất lượng giảm số hộ canh tác dựa vào kinh nghiệm của gia đình và bản thân. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ mang lại lợi ích trong việc quản lý, áp dụng kỹ thuật mà còn giảm chi phí sản xuất cho người dân.  Đầu ra sản phẩm Với đặc tính cơ bản của các loại sản phẩm nông nghiệp Việt Nam “được mùa mất giá, được giá mất mùa” thì cà phê cũng không ngoại lệ. Ngày nay, các nông hộ đều được trang bị và nắm vững giá cả, cung - cầu thị trường các loại sản phẩm gia đình đang sản xuất nhất là đối với các hộ SXCPCCN, các thông tin về thị trường được công khai minh bạch, có đầu ra ổn định, đảm bảo hơn. Tuy 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan