Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA KODAK...

Tài liệu SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA KODAK

.DOC
35
531
144

Mô tả:

SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA KODAK 1. Giới thiệu tổng quan 1.1. George Eastman và sự ra đời của Kodak George Eastman sinh ngày 12/7/1854 trong một gia đình nghèo ở thành phố Waterville, New York, Mỹ. Năm lên 7 tuổi, người cha qua đời để lại gánh nặng cho người mẹ nuôi dạy ba con. Là anh cả trong gia đình, nên năm 14 tuổi George Eastman nghỉ học giúp mẹ kiếm sống. Ông xin vào làm tạp vụ cho Công ty bảo hiểm với lương 3 USD/tuần. Sau đó ông đã xin vào làm việc cho Ngân hàng Rochester với lương 800 USD/năm. Cuộc sống nghèo khó, nhưng ông cố gắng chắt chiu từng đồng, nên năm 1879 khi 25 tuổi, đã mua được một chiếc máy ảnh và thiết bị tráng phim rửa ảnh với giá 94 USD. Kể từ khi đó ông say mê với máy và phim ảnh, đồng thời chịu khó mày mò để tìm cách cải tiến phim và máy ảnh làm sao cho người sử dụng thoát khỏi các thiết bị cồng kềnh, phức tạp. Cứ mỗi lần làm việc về, ông lại chui vào bếp nơi có một góc nhỏ đặt máy ảnh và thiết bị rửa tráng phim để nghiên cứu. Năm 1878 ông phát minh ra loại phim mới tiện lợi hơn. Sau khi tiếp tục cải tiến, năm 1879 ông lại cho ra đời phim kiểu mới rất thuận tiện cho người chụp ảnh. Đây cũng bước mở đầu cho cuộc sống suốt đời độc thân chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học tới khi ông nhắm mắt xuôi tay. Năm 1881 khi 27 tuổi, với số tiền 5.500 USD đã ky cóp tích lũy được trong nhiều năm, George Eastman đã thành lập “Công ty sản xuất phim ảnh Eastman” tại thành phố Rochester. Đây chính là tiền thân của hãng Kodak ngày nay. Năm 1886, ông đã phát minh ra loại phim nhựa cảm quang hiện đại thay thế cho phim thô kệch dùng bằng kính dễ vỡ trước đây. Phát minh này của ông được coi là phát minh vĩ đại về phim ảnh trong lịch sử nhân loại. Cùng năm đó, ông lại phát minh ra loại máy ảnh mới mà chỉ cần bấm nút là máy ảnh tự động chụp chứ không phải thao tác rườm rà như trước. Ông đặt tên là “Kodak” với chữ “K” ở đầu nhằm chỉ 1 tính nhạy cảm của phim và máy ảnh. Năm 1892, ông đổi tên Công ty thành “Hãng Kodak” với màu vàng bên ngoài làm nền cho những cuộn phim và bao gói, vì vậy mọi người quen gọi “Ông áo vàng Kodak”. Năm 1895 chiếc máy ảnh kiểu mới nhỏ gọn có thể bỏ túi nhưng chỉ cần thao tác đơn giản “bấm máy” chứ không phải mang vác cồng kềnh như trước của George Eastman được đưa ra bán trên thị trường Mỹ với giá 5 USD/chiếc. Tin này gây chấn động dư luận Mỹ và trên thế giới. Câu slogan nổi tiếng của ông là “Bạn chỉ cần bấm máy, còn lại là việc của Kodak” đã có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ từ những người say mê với nghệ thuật nhiếp ảnh tới dân chúng bình thường ở Mỹ và các nước. Kodak trở thành thần thoại của Mỹ và thế giới. Năm 1932, ông nhắm mắt xuôi tay để lại một di chúc trong đó nhấn mạnh “Nhiệm vụ của đời tôi đã hoàn thành!”. 1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của Kodak - Lĩnh vực hình ảnh kỹ thuật số; phim cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số và truyền thống; dịch vụ ảnh định hướng khách hàng. - Lĩnh vực dịch vụ y tế như cung cấp những sản phẩm chuẩn đoán, phim y tế, hóa chất và các thiết bị xử lý và dịch vụ và các thiết bị kỹ thuật số bao gồm PACs, RIS, tia X kỹ thuật số... - Lĩnh vực truyền thông đồ họa như cung cấp máy in phun, máy scan tốc độ cao, hệ thống ảnh kỹ thuật số và các sản phẩm nhằm vào thị trường in thương mại. 1.3. Những cột mốc đáng chú ý của Kodak 1880 - Ông George Eastman bắt đầu sản xuất thương mại các tấm phim khô để chụp ảnh trong một gác xép thuê của một tòa nhà ở Rochester, New York. Cho đến hiện nay trụ sở chính vẫn nằm tại thành phố này. 1888 - Cái tên "Kodak" ra đời và máy ảnh hiệu Kodak được tung ra thị trường. 1889 - Công ty Eastman thành lập. 1892 - Công ty đổi tên thành Eastman Kodak Company of New York. 2 1900 - Máy ảnh Brownie được giới thiệu lần đầu tiên với giá chỉ 1 USD và dùng cuộn phim giá 15 xu. 1929 - Kodak lần đầu tiên giới thiệu phim nhựa dùng cho ngành điện ảnh. 1935 - Phim màu Kodachrome được tung ra, và đây là phim màu thành công nhất của hãng. Phim màu Kodachrome 1951- Máy quay phim 8mm Brownie giá rẻ được giới thiệu, tiếp theo là máy chiếu phim Brownie tung ra năm 1952. 1962 - Kodak vượt doanh thu 1 tỉ USD lần đầu tiên, nhân công của hãng lên đến 75.000 người. 1963 - Kodak giới thiệu máy ảnh Instamatic dùng một lần với phim gắn sẵn bên trong, loại này đã bán được hơn 50 triệu cái tính đến năm 1970. 1972 - Năm loại máy ảnh dùng một lần loại bỏ túi Instamatic được đưa ra thị trường, chỉ trong 3 năm đã bán đến 25 triệu cái. 1975 - Kodak lần đầu tiên trên thế giới phát minh máy ảnh kỹ thuật số, ban đầu chụp với kỹ thuật ảnh trắng đen với độ phân giải khá thấp, chỉ 10.000 pixel. 1981 - Lần đầu tiên Kodak vượt doanh số 10 tỉ USD. 1984 - Kodak xâm nhập thị trường băng video với hệ thống chiếu video 8mm, Kodavision Series 2000, giới thiệu băng video cassette 8mm Kodak theo chuẩn Beta và VHS, sản xuất cả đĩa mềm máy tính. 3 1988 - Kodak chiếm 76% thị phần chụp ảnh tại thị trường Mỹ, nhân công toàn cầu của hãng đạt 145.300 người 1992 - Kodak phát hành đĩa CD có thể ghi được. 2003 - Tung ra máy in ảnh Kodak Easyshare printer dock 6000. 2004 - Kodak bắt đầu chuyển sang công nghệ phim ảnh kỹ thuật số, khó khăn bắt đầu đến, sa thải hàng chục ngàn nhân công. 2008 - Kodak bắt đầu khai thác danh mục đầu tư bằng sáng chế của mình, mang lại gần 2 tỉ USD trong vòng 3 năm. 2010 - Kodak kiện Apple và RIM (Research in Motion) về việc hai hãng này sử dụng trái phép công nghệ của Kodak trên máy ảnh dùng trong điện thoại thông minh của họ. Nhân công toàn cầu của Kodak giảm còn 18.800 người. Tháng 7/2011: Kodak bắt đầu tiếp thị để bán 1.100 bằng phát minh liên quan đến công nghệ hình ảnh kỹ thuật số. Tháng 9/2011: Kodak thuê hãng luật Jones Day để tư vấn phá sản và tái cấu trúc doanh nghiệp. 1.4. Các slogan nổi tiếng của Kodak 1888: Take a Kodak with you – Mang theo máy ảnh Kodak bên bạn. 1892: Look for Eastman on the box. Look for Kodak on the spool. Hãy tìm Eastman trên hộp. Hãy tìm Kodak trên cuộn phim. 1896: Kodak photography is easy photography Chụp ảnh với Kodak là chụp ảnh dễ dàng. 1898: Take what you want. Take when you want it. Chụp ảnh bất cứ thứ gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn muốn. 1900: You press the button, we do the rest. Bạn chỉ việc bấm nút và chúng tôi làm phần còn lại. Đây là slogan nổi tiếng nhất của Kodak và được sử dụng suốt thế kỷ 20. 4 2. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh 2.1. Môi trường bên ngoài 2.1.1. Môi trường vĩ mô - Yếu tố công nghệ: Qua các mốc xuất hiện của từng loại máy ảnh kỹ thuật số ngày càng hiện đại và giá thành cũng giảm dần cho thấy các hãng như Sony, Canon, Nikon bắt đầu thực sự vượt trội trong những bước tiến ở lĩnh vực máy ảnh kỹ thuất số này, mặc dù Kodak là một trong những nhà sản xuất đầu tiên cho ra đời loại máy ảnh dùng cảm biến. Máy ảnh kỹ thuật số đã mang đến cho khách hàng rất nhiều lợi điểm mà máy ảnh chụp film không thể thực hiện được như:  Có thể xem lại ảnh sau khi chụp, điều chỉnh được độ sáng tối và có thể lưu trữ ở nhiều dạng phương tiện khác nhau.  Có thể quản lý, sử dụng cũng như ứng dụng dễ dàng hơn hình ảnh chụp bằng film. Hình ảnh có thể được chỉnh sửa dễ dàng thông qua hỗ trợ của các phần mềm tin học ứng dụng. Những lợi điểm đó là động lực cho cuộc cách mạng máy ảnh kỹ thuật số và hứa hẹn mang lại nhiều giá trị từ những năm đầu của thập niên 80. Trong khi đó mãi đến năm 1993 Kodak mới bắt đầu tập trung vào R&D cho công nghệ kỹ thuật số, khi mà những năm trước họ tập trung dàn trải đầu tư vào các ngành truyền thống như: hóa chất, thiết bị sao chụp… Nhưng thật sự nó không mang lại sự tăng trưởng khi theo đuổi mục tiêu này của mình. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho thị trường máy ảnh sang trang mới. Đó không phải là lợi thế của Kodak trước đây vì vốn chỉ mạnh trong lĩnh vực hóa chất và thiết bị sao chụp truyền thống. Và hậu quả là thị trường của film, máy chụp ảnh bằng film cũng như các dịch vụ khác có liên quan cũnh ảnh hưởng. Đến tháng 01 năm 2004, Kodak tuyên bố sẽ không bán các nhãn hàng liên quan đến máy chụp ảnh film nữa. Kodak buộc phải thay đổi mình, đến năm 2003 Kodak đã chi ra 600 triệu USD để trong ngân sách R&D để đầu tư cho công nghệ máy ảnh kỹ thuật số. Như vậy, ở thời kỳ này có sự phát triển vượt bậc của công nghệ 5 thông tin, có sự thay đổi về phương tiện lưu trữ thông tin, kỹ thuật xử lý hình ảnh và là nền tảng cho cuộc cách mạng máy ảnh kỹ thuật số. - Yếu tố xã hội: Cùng lúc với việc gia tăng sử dụng internet và email, giá cả máy vi tính và máy ảnh kỹ thuật số thật sự trở nên rẻ hơn dẫn đến việc gia tăng sử dụng số lượng hình ảnh ở dạng kỹ thuật số. Những trục trặc hay hư hỏng trong việc lưu trữ hình ảnh ở dạng film do ánh sáng mặt trời hay các điều kiện lưu trữ không tốt làm ảnh hưởng đấn chất lượng của film hoặc hình ảnh sẽ không còn khi người ta chuyển sang dùng ảnh kỹ thuật số. Cộng với khuynh hướng lựa chọn sự ưu việt về yếu tố thời gian trong quá trình lưu chuyển thông tin là thêm một yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của máy ảnh chụp film và những dịch vụ liên quan đến ảnh film. Như vậy khi xã hội thông tin phát triển nhanh chóng, thói quen chuyển sang dùng kỹ thuật số là phổ biến sẽ làm cho doanh thu của ngành ảnh film giảm. Đòi hỏi cần có một sự chuyển biến trong sản phẩm của Kodak để mang lại các giá trị cao hơn cho khách hàng thông qua những sản phẩm kỹ thuật số thay thế cho ảnh film. 2.1.2. Môi trường ngành (môi trường vi mô - đặc thù): Sự thay đổi yếu tố môi trường ở đây chủ yếu là sự thay đổi công nghệ từ công nghệ phim ảnh truyền thống dựa trên nền tảng nguyên lý hóa học thành công nghệ kỹ thuật số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đòi hỏi những chủng loại máy ảnh khác biệt và phương tiện lưu trữ thông tin khác biệt. - Rào cản gia nhập ngành: Kodak là một trong những nhà tiên phong và chiếm thị phần khá cao trong ngành công nghiệp phim ảnh. Một ngành công nghiệp đòi hỏi chi phí đầu tư cho công nghệ là khá lớn và càng lớn hơn khi xuất hiện công nghệ kỹ thuật số. Một rào cản có thể thấy rõ là chi phí đầu tư : đầu tư công nghệ, đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển R&D và đầu tư đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao. Nhìn chung rào cản gia nhập ngành đối với Kodak là hoàn toàn không tồn tại, điều này cũng tạo cho Kodak một cơ hội tốt hơn đối với các đối thủ đang muốn gia nhập vì Kodak đang có một thế đứng khá tốt. - Vị thế nhà cung cấp: Trong giai đoạn Kodak dẫn đầu thị trường thì vị thế của các nhà cung cấp hoàn toàn phụ thuộc đối với công ty. Công ty có đủ quyền lực để 6 yêu cầu các nhà cung cấp đáp ứng hoàn toàn yêu cầu. Nhưng trong bối cảnh có sự chuyển mình công nghệ khá mới mẻ mà Kodak là một công ty có kinh nghiệm thua xa các đối thủ Apple, Canon và Sony và trong bối cảnh khó khăn về tài chính của công ty, mất dần thị phần thì vị thế của nhà cung cấp có thể bị đảo ngược. Các nhà cung cấp sẽ mất dần sự phụ thuộc hoàn toàn vào Kodak vì số lượng đặt hàng của Kodak không còn lớn, không đủ để họ đầu tư khá nhiều công nghệ đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn. Sự sụt giảm doanh thu, cổ phiếu mất giá và cắt giảm qui mô hoạt động sẽ gây mất lòng tin cho các nhà cung cấp trong việc ký kết các hợp đồng hợp tác lâu dài và yêu cầu cao. Điều này gây khó khăn cho Kodak trong quá trình phát triển theo hướng công nghệ mới. Họ khó có thể tìm ra nhà cung cấp chiến lược để tạo cho họ lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ đang đầy kinh nghiệm và dần dần lớn mạnh. Đây là một đe dọa cũng khá quan trọng mà Kodak cần phải quan tâm trong quá trình phát triển của mình. - Vị thế khách hàng: Công nghệ kỹ thuật số xuất hiện làm thay đổi vị thế khách hàng khá rõ. Họ có nhiều sự lựa chọn và họ ưa chuộng sự tiện lợi và tính hiện đại mà công nghệ mới này mang lại. Họ mất dần lòng trung thành và sự ưa chuộng vào các sản phẩm công nghệ phim ảnh truyền thống mà Kodak cung cấp làm cho doanh thu của Kodak bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tình hình tài chính ngày càng xấu đi. Khách hàng của Kodak đang có vị thế khá cao cho sự sống còn của Kodak, mối đe dọa này ngày càng lớn bằng chứng là thị phần của các sản phẩm kỹ thuật số tăng lên và thị phần của các sản phẩm phim ảnh truyền thống ngày một thu hẹp lại. - Khả năng thay thế (Substitute Availability) Khả năng thay thế là rất lớn khi các sản phẩm kỹ thuật số có khá nhiều ưu điểm về cách tráng rửa hình ảnh, cách sử dụng dễ dàng và công nghệ lưu trữ khá tốt và tiện lợi trong thời đại vi tính như hiện nay. Nguy cơ cho sự tồn tại sản phẩm phim ảnh của Kodak đang hình thành khá rõ. Sự phát triển ngày càng nhiều về chủng loại, kiểu dáng của các sản phẩm phim ảnh kỹ thuật số cho thấy khả năng thay thế sản phẩm phim ảnh truyền thống ngày càng lớn. Thêm một nguy cơ cho sự tồn tại cho các sản phẩm mà Kodak chiếm ưu thế. 7 - Cạnh tranh trong ngành: Một đe dọa cho Kodak là sự cạnh tranh trong ngành khá lớn thể hiện qua số lượng đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn ngày càng tăng và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ kỹ thuật số. Sự cạnh tranh khá gay gắt vì sự tăng trưởng ngành công nghiệp máy ảnh kỹ thuật số đang ngày càng phát triển khá mạnh. Năm 1995, tại Mỹ Kodak chiếm 71% thị phần, trong khi đó Fuji giữ 12%. Ngược lại tại thị trường Nhật Bản Kodak chiếm 10% và Fuji film cũng chiếm áo đảo phần còn lại là 70%. Đến năm 1998, theo số liệu thống kê từ Wall Street thị phần film Kodak giảm từ 70% xuống 65% so với năm trước, trong khi đó Fuji đạt 15% thị phần và được dự đoán là tăng thành 20% thị phần vào năm sau. Nhìn chung đối với môi trường ngành công nghiệp: - Rào cản gia nhập ngành không tồn tại. - Nhà cung cấp sự chuyển mình công nghệ khá mới (giảm sự phụ thuộc vào kodak) - Vị thế khách hàng: Khách hàng nhiều sự lựa chọn và họ ưa chuộng sự tiện lợi và tính hiện đại mà công nghệ mới này mang lại. - Khả năng thay thế trong lĩnh vực phim ảnh rất lớn. - Sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt - Đang dẫn đầu trong lĩnh vực phim hóa học. Sự xuất hiện của kỹ thuật số đe dọa vị thế của Kodak trong tương lai do việc chuyển dịch từ sử dụng máy ảnh phim sang máy ảnh kỹ thuật số. - Khách hàng Ổn định, đang bị cạnh tranh bởi thiết bị kỹ thuật số. - Bằng phát minh: Chưa thật sự chú trọng đến phát triển kỹ thuật số - Năng suất Ổn định - Kinh nghiệm hơn 100 năm uy tín - Đặc điểm khách hàng: + Vị trí địa lý: Toàn cầu 8 + Hành vi: có sự so sánh nhiều hơn nhờ sự bùng nổ của thông tin. Nhìn chung Kodak đang có vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực phim ảnh trong thời kỳ này (lĩnh vực phim hóa học). 2.2. Môi trường bên trong 2.2.1. Tình hình hoạt động Vào đầu những năm 1990, sự đổi mới và khả năng đáp ứng thị trường của Kodak chậm chạp, tăng trưởng và lợi nhuận đang chịu sức ép cao. Sự kềnh càng này sẽ tạo ra một áp lực rất lớn đến chi phí, làm cho tình hình hoạt động của Kodak lâm vào khó khăn. Về tài chính năm 1991 đầu tư không hiệu quả. Năm 1992 tỷ lệ nợ lên tới gần 60% nguồn vốn của Kodak. Vào lúc này (1992), mặc dù Kodak vẫn đang thống trị thị trường phim ảnh toàn cầu nhưng sự cạnh tranh đang ngày càng tăng lên, và tỷ lệ lợi tức của Kodak đã không nằm trong số các công ty hàng đầu của ngành. Những khó khăn này buộc Kodak phải cải tổ nhằm tăng sức cạnh tranh, đảm bảo thị phần. Năm 1993-1988 Fisher, CEO mới của Kodak bắt đầu tập trung chuyên sâu hơn cho phát triển công nghệ phim ảnh tuy nhiên một số lĩnh vực đầu tư không hiệu quả (đầu tư ở nước ngoài). Fisher buộc phải thực thi chiến lược chi phí bao gồm tái cấu trúc toàn bộ hệ thống nhằm tiết kiệm 1 tỷ đô. Năm 2000-2003 Kodak tập trung trọng điểm vào phát triển công nghệ kỹ thuật số, hướng đi bước đầu mang đến những tín hiệu tích cực. Nhìn chung, Kodak đã vạch ra những hoạt động đầu tư chưa thật sự hiệu quả, thực thi kế hoạch luôn kèm theo việc sửa sai. Việc quyết định đầu tư tập trung cho công nghệ kỹ thuật số tương đối chậm chạp so với ngành. 2.2.2. Các nguồn lực Ngoài mối quan hệ với các công ty, Kodak còn thực hiện thành công chiến lược liên minh và chiến lược tích hợp theo chiều dọc trước. Kodak đầu tư vốn vào thị trường mới Trung Quốc, mua phần lớn cổ phần công ty Lucky Film, giúp tăng thêm kênh phân phối đồng thời tăng thêm lòng trung thành trên thị trường. Ở Mỹ, doanh số tăng trong sản phẩm giấy in ảnh và dịch vụ in tráng ảnh kỹ thuật số. Thêm vào nữa, Kodak thành công trong ký hợp đồng với Cingular Wireless và Nokia trong việc cung cấp dịch vụ lưu trữ, chia sẻ và in tráng ảnh các bức ảnh kỹ 9 thuật số chụp từ điện thoại. Thương hiệu Kodak là một thương hiệu lớn, có mặt rất nhiều năm trên thị trường phim màu và camera. Tuy nhiên, khi nhắc đến Kodak thì sẽ có rất nhiều người nghĩ ngay tới là hãng chỉ bán phim, đây là một yếu điểm của Kodak so với các đối thủ. Khi công nghệ kỹ thuật số phát triển hãng cần phải làm cho toàn thế giới biết điều này để gắn thương hiệu của mình với sự tiến bộ công nghệ. Hoạt động sản xuất Kodak từ ban đầu vốn là công ty sản xuất máy ảnh chụp bằng film, film., hóa chất và các dịch vụ về film. Khi doanh thu của các sản phẩm này giảm, Kodak chuyển qua đầu tư vào kỹ thuật số. Kodak dừng việc kinh doanh hóa chất và dược phẩm không hiệu quả, thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất cũng như nghiên cứu sản phẩm từ máy ảnh chụp film sang máy ảnh kỹ thuật số. Kodak thậm chí phải thuê nhiều người có kinh nghiệm về kỹ thuật số hơn nữa, đưa họ vào các vị trí lãnh đạo trong công ty. Tất nhiên là điều này sẽ là một nỗi kinh hoàng với cả công ty, vì Kodak vốn là một công ty bảo thủ, có thứ tự trên dưới, và những người mới vào phải làm cách nào để thay đổi nền văn hoá bảo thủ này. Nhìn chung Kodak có một số nguồn lực như sau - Mối quan hệ với các công ty: Kodak đã thực hiện liên minh chiến lược với các công ty phần mềm và các nhà phân phối. - Thương hiệu: Kodak hiện chỉ được biết đến như là một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực chụp ảnh phim. - Hoạt động sản xuất: Kodak có lợi thế trong việc sản xuất phim hóa học Năng lực khác biệt của Kodak: Có uy tín về thương hiệu cao, dẫn đầu thị trường về phim hóa học được nhiều khách hàng biết đến và tin tường chất lượng sản phẩm. - Lợi thế cạnh tranh bền vững Trước khi có ảnh kỹ thuật số thì cũng có đối thủ cạnh tranh nhưng thị phần của Kodak vẫn chiếm ưu thế. Khi xuất hiện ảnh kỹ thuật số thì nhiều đối thủ đầu tư vào R & D cho công nghệ tương lai Kodak phải dịch chuyển cơ cấu sản phẩm để duy trì ưu thế cạnh tranh (dùng 2/3 trong 900triệu USD R&D hàng năm để 10 nghiên cứu về ảnh kỹ thuật số). Lòng tin của khách hàng về thương hiệu là lớn, khách hàng thỏa mãn với phim Kodak. 2.3. Phân tích ma trận SWOT Phân tích SWOT là một công cụ lập kế hoạch chiến lược được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa liên quan đến một dự án hay một công việc kinh doanh. Nó liên quan đến việc xác định mục tiêu của doanh thu hoặc dự án kinh doanh và xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài thuận lợi và không thuận lợi để đạt được mục tiêu đó. Mục đích của phân tích SWOT là xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu. Vấn đề chính đằng sau trường hợp này là những vấn đề phải đối mặt của Công ty Eastman Kodak trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ kỹ thuật số. Nó thất bại trong việc thành lập thị phần và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực kỹ thuật số. Nó bị đe dọa với một trong hai ngay lập tức hoặc đa dạng hóa nhanh chóng trong công nghệ. Kodak đã rất thành công trong thế kỷ qua doanh số bán phim và phát triển bộ phim. Bây giờ đã đến lúc cho Eastman Kodak đối diện với những thách thức của máy ảnh kỹ thuật số và cùng chiêm ngưỡng các vấn đề khác như sau: Thế mạnh và khả năng hiện tại nào của công ty khiến cho Kodak trở nên hoàn hảo? Những thiếu sót yếu kém và cạnh tranh nghiêm trọng như thế nào? Công ty có các cơ hội thị trường hấp dẫn mà rất phù hợp với nguồn lực của Kodak? Liệu nó có các nguồn lực nội bộ để tiếp tục chi tiêu tiền bạc đầu tư vào công nghệ mới? Loại chiến lược nó nên sử dụng để tham gia kinh doanh máy ảnh kỹ thuật số và cách thức mà Kodak sẽ tận dụng nguồn tài nguyên chiến lược của mình? Kodak có thể một lần nữa chiếm lĩnh thị trường thế giới? Kodak bắt đầu phải đối mặt với khó khăn trong năm 1984, khi các công ty Nhật Bản Fuji Photo Film Co. xâm lược trên thị trường cổ phiếu của Kodak là khách hàng chuyển sang dùng sản phẩm của họ sau khi tung ra một bộ phim màu 400 tốc độ đó là rẻ hơn so với Kodaks 20%. Thứ hai, trong năm 1980 công ty không nhận 11 ra sự thay đổi trong môi trường và thay vì theo sau và dán vào một mô hình kinh doanh không còn hiệu lực đối với thời đại hậu kỹ thuật số. Sau khi quản lý nhận ra sự thay đổi và phản ứng phù hợp nhưng nó đã quá muộn. MA TRẬN SWOT Điểm mạnh Điểm yếu - Thương hiệu mạnh và lâu đời. - Giá thành cao. - Vị thế người dẫn đầu thị trường. - Nhận định sai lầm về xu hướng - Khả năng cạnh tranh. - Công nghệ film Silver - Halide. - Kênh phân phối tốt. công nghệ. - Nhiều hoạt động đầu tư không hiệu quả. - Đội ngũ lãnh đạo. Cơ hội Thách thức - Thị trường phát triển nhanh. - Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh - Ảnh kỹ thuật số. - Người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sự ra đời của các sản phẩm mới. tranh mới. - Phân bổ nguồn lực. - Buộc từ bỏ sản phẩm kinh doanh truyển thống. - Sự nhạy cảm về giá của thị trường. 2.3.1. Điểm mạnh Thương hiệu mạnh, lâu đời: Điểm mạnh của Kodak là tài sản thương hiệu và kênh phân phối. Sau gần một thế kỷ của lãnh đạo toàn cầu trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh, Kodak được công nhận thương hiệu và phân phối trên toàn thế giới. Kodak có thể mang lại các sản phẩm mới cho người tiêu dùng quan tâm và hỗ trợ các sản phẩm này với một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất và được kính trọng rộng rãi nhất trên thế giới, như là một lợi thế rất lớn trong thị trường mà thay đổi công nghệ tạo ra sự không chắc chắn cho người tiêu dùng. Khả năng cạnh 12 tranh: Trước năm 1990, Kodak đã đầu tư rất lớn trong R & D. Hơn nữa, thế kỷ của sự đổi mới và phát triển chụp ảnh đã đưa Kodak thực sự nổi bật trong việc chụp và xử lý hình ảnh. Đặc sắc khả năng chụp ảnh của Kodak là khả năng quản lý màu sắc của nó. Kodak sở hữu một tập hợp mạnh mẽ của công nghệ bổ sung trong cảm nhận, quản lý màu sắc và in nhiệt. Lợi thế thị trường (kênh phân phối): Thông qua mạng lưới phân phối rộng lớn hơn, nó đã có thể duy trì một thị trường bao phủ rất lớn và khả năng tiếp cận dễ dàng. Uy tín thương hiệu Kodaks đã được hỗ trợ bởi sự to lớn của nó. Sự hiện diện phân phối trên toàn thế giới chủ yếu thông qua các cửa hàng bán lẻ nhiếp ảnh, xử lý phim, và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. 2.3.2. Cơ hội Thị trường nhiếp ảnh đang thay đổi nhanh chóng, có một sự thay đổi mô hình với thế giới kỹ thuật số. Sự cạnh tranh ngày càng tăng và dư âm là có cuộc chiến giá cả liên quan đến kinh doanh này. Kodak cũng đã bước vào thế giới kỹ thuật số nhưng vì giá áp đảo, thị phần của nó đang giảm dần. Vì vậy, nó có thể lấy các cơ hội này để cung cấp cho thị trường đa dạng. 2.3.3. Điểm yếu Năng lực cốt lõi của nó có thể là hình ảnh kỹ thuật số sáng tạo khi thời đại kỹ thuật số lần đầu tiên được biết đến nhưng công ty đã không phát triển tốt hoặc chứng minh năng lực để phù hợp với nhu cầu đang nổi lên. Nó có khả năng đổi mới sản phẩm yếu. Ngoài ra, thị phần đã giảm bởi vì các đối thủ cạnh tranh đã được cung cấp cho nhu cầu thị trường. Trong quá trình lãnh đạo của Whitmore, Kodak đa dạng hóa khoa học đời sống. Trong khi gia nhập thị trường của hình ảnh y tế (thiết bị chẩn đoán) là một sự phù hợp thích hợp, các hoạt động chăm sóc sức khỏe vào (bổ sung dinh dưỡng) và dược phẩm không phải là một quyết định khôn ngoan. Đối với một công ty như Kodak trong đó có một liên kết rất mạnh mẽ với nhiếp ảnh, bước vào một thị trường mà không phù hợp với lĩnh vực của mình sẽ không có lợi cho công ty 2.3.4. Thách thức 13 Đối thủ cạnh tranh truyền thống vĩ đại nhất của Kodak chính là Fuji. Qua các năm 1970 và 1980 Fuji là đối thủ cạnh tranh lớn của Kodaks ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á, nơi từng có thị phần khoảng một phần ba. Tại Hoa Kỳ, Kodak đã tổ chức một mạnh mẽ, nhưng thị phần giảm từ 80% vào đầu năm 1997. Thông qua tiếp thị tích cực và phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ với các cửa hàng phân phối, Fuji cũng đã thiết lập danh tiếng trên toàn thế giới về giá cả, chất lượng và tiếp thị trong đó có cho phép nó có một liên kết mạnh mẽ giữa các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và dần dần với người tiêu dùng truyền thống. Các mối đe dọa tiềm năng khác đối với công ty: - Sự nổi lên của thế giới kỹ thuật số (sự thay đổi trong nhu cầu của người mua). - Tăng cường độ cạnh tranh trong thời gian cuối những năm 90. - Chậm trễ trong phát triển thị trường - Mặc cả quyền lực cao của khách hàng do sẵn có của công ty sản xuất khác. 3. Những sai lầm trong chiến lược của Kodak Sai lầm 1: Tư duy chiến lược cứng nhắc, bảo thủ Ngay từ những giai đoạn đầu trong lịch sử công ty, Kodak sử dụng chiến lược lưỡi dao cạo: công ty bán máy ảnh rẻ và phim ảnh đắt tiếp sức cho tăng trưởng và lợi nhuận của Kodak. Điều đó khiến cho việc kinh doanh trở nên phụ thuộc vào lợi nhuận cao từ phim và công ty ngày càng ít chú ý đến thiết bị. Chiến lược này có lẽ phù hợp với giai đoạn đầu phát triển của công ty khi mà thị trường đang ở thời kỳ sơ khai của kỹ thuật và công nghệ máy ảnh, tuy nhiên đến giai đoạn phát triển bùng nổ của thông tin, thời đại kỹ thuật số thì cách tiếp cận chiến lược của Kodak gặp vấn đề. Khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời, thay thế máy ảnh cơ, người ta không còn cần đến phim và không cần đến những công nghệ phát triển cho các cuộn phim. Mặc dù Kodak là công ty đầu tiên sáng chế ra công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số và cũng là công ty đầu tiên ứng dụng nó. Nhưng công ty không thực sự phát triển thị trường cho công nghệ kỹ thuật số này, bởi nỗi lo sợ rằng công nghệ mới này đe dọa tới doanh số bán phim của họ. Trong nỗ lực duy trì và mở rộng mảng kinh doanh hiện có thu được lợi nhuận cao của mình, Kodak đã đăng kí bản quyền 14 sáng chế máy ảnh kỹ thuật số, ngừng đầu tư R&D vào các sản phẩm kỹ thuật số mà tập trung vào mảng kinh doanh chính- máy ảnh cơ và phim. Kodak cố giữ cho sản phẩm cuộn phim tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn – cho đến khi không còn ai quan tâm nữa. Điều này cho thấy sự bảo thủ trong chiến lược của Kodak dẫn đến công ty không nắm bắt được sự thay đổi cơ bản hướng tới thời đại kỹ thuật số. Thay vì mạo hiểm bước vào một lĩnh vực mới đầy triển vọng, công ty lại bảo toàn mình với việc vẫn tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm truyền thống nhằm duy trì nguyên lợi nhuận cũ. Sai lầm 2: Nhận định chủ quan, sai lầm về xu hướng thị trường và công nghệ, không quyết liệt trong cách mạng đổi mới Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiến như vũ bão, các công nghệ mới đã ra đời hầu như trong tất cả các ngành kể cả phim nhựa và thiết bị chụp ảnh. Máy ảnh kỹ thuật số đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ chụp ảnh và làm phim. Đây chính là “Sát tinh” đối với công nghệ phim cảm quang của Kodak. Điều trớ trêu là chính Kodak là người đi tiên phong và phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số, nhưng lại trao vũ khí này cho người khác để họ giết Kodak. Năm 1975, Kodak là hãng đầu tiên đi tiên phong trong nghiên cứu và phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số. Nhưng khi đó Kodak vẫn trong thời kỳ hưng thịnh, nên làm ngơ trước kỹ thuật mới này, và đã bán lại phát minh mới này cho người khác. Từ xa xưa, các nhà chiến lược tiền bối đã có câu răn đời sau rằng: “An cư tư nguy”, nghĩa là trong lúc thanh bình, trong lúc phát triển thịnh vượng thì không được say sưa, chìm ngập trong thắng lợi mà phải có cái đầu lạnh giá, tỉnh táo để nghĩ ngay tới lúc nguy nan. Các nhà lãnh đạo và CEO của Kodak lại không làm được như vậy. Khi đó họ đã đánh giá quá thấp sự phát triển của công nghệ máy ảnh kỹ thuật số mà chính họ là người phát minh ra nó. Trong khi các đối thủ của Kodak từ bỏ phim cảm quang để sản xuất và nâng cao kỹ thuật máy ảnh số, Kodak vẫn bảo thủ khư khư giữ lấy phim cảm quang. 15 Andonio Perez - CEO của Kodak từ năm 2005, cho biết: “Trên thực tế Kodak đã từng có kế hoạch chuyển đổi sang máy ảnh kỹ thuật số mà chính bản thân mình đã phát minh ra. Nhưng khi đó lại bàn chùn và lo sợ kỹ thuật này sẽ làm hỏng lợi nhuận hiện vẫn lớn của phim nhựa cảm quang. Rốt cuộc, Kodak đã bị hất ra khỏi thị trường này.” CEO tiền nhiệm trước Perez là Daniel A Carp, một người trưởng thành từ hãng Kodak từng tham gia vào nghiên cứu máy ảnh kỹ thuật số, nhưng đã phản ứng quá chậm chạp. Tháng 9/2003 khi Kodak đang lao dốc, thị phần sụt giảm nghiêm trọng, Daniel A Carp vẫn luyến tiếc phim nhựa cảm quang mặc dù ông đã nhận thấy rõ mối nguy cơ của máy ảnh kỹ thuật số đối với Kodak. Năm 2005, Công ty đứng đầu thị trường Mỹ về máy ảnh kỹ thuật số. Nhưng lợi nhuận từ máy ảnh kỹ thuật số không nhiều và CEO của Kodak Antonio Perez gọi máy ảnh kỹ thuật số là một “việc kinh doanh không hấp dẫn”, ông cố gắng định vị Kodak là người đứng đầu trong mảng in ấn và chia sẻ ảnh kỹ thuật số. Rõ ràng những việc làm trên đã cho thấy người đứng đầu của công ty đã có nhận định sai lầm về xu hướng thị trường, không có tầm nhìn về thị trường trong tương lai. Từ những sai lầm này đã dẫn đến sai lầm trong chiến lược của công ty. Sai lầm 3: Đánh giá sai năng lực của đối thủ, chủ quan trong cuộc chiến bảo vệ vị thế cạnh tranh Cho đến những năm 1980, công ty Fuji của Nhật, là công ty hầu như sản phẩm đều tiêu thụ trong thị trường châu Á, nắm quyền kiểm soát 80% thị trường Nhật Bản bắt đầu thi hành những chiến lược mở rộng khía cạnh quốc tế, lấn dần nhiều lãnh địa của Kodak khiến Kodak bị mất mát nặng nề, cổ phiếu bị sụt giá liên tục. Nhận thấy được nguy cơ này, Kodak đã áp dụng chiến thuật phản kích, qua quá trình tìm hiểu, đánh giá thị trường, nhận thấy Fuji mải mê dồn sức ra từ Isarael mà thả lỏng khía cạnh truyền thống, giảm phát triển, giảm chạy tốt quảng cáo, Kodak đã đưa ra phương thức chiến lược phản công hết sức táo bạo, bất ngờ, có thể coi là tìm tới tung sản phẩm của chính mình vào lĩnh vực Nhật Bản. Để đưa sản phẩm của mình 16 vào thị trường Nhật Bản, công ty Kodak đã cho triển khai một cuộc điều tra nghiên cứu có qui mô lớn. Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng, đối với hàng hoá, người Nhật có khuynh hướng phổ biến coi trọng chất lượng hơn giá cả. Cho nên, Kodak đã dùng chính sách giá cao để gây tiếng vang và bảo vệ tiếng tăm cho thương hiệu của mình, tiến lên thực hiện chiến lược cạnh tranh với Fuji ngay tại thị trường cổ điển – quê hương của công ty này. Họ thâm nhập và phát triển thị trường bằng hình thức mở các xí nghiệp liên doanh ở Nhật Bản để bán sản phẩm của mình sang quốc gia mặt trời mọc với giá cao gấp rưỡi so với phim nhựa màu của Fuji. Ngoài ra, Kodak còn bỏ ra hơn 70 triệu USD để tổ chức gia công tinh chế ảnh và mở văn phòng nghiên cứu ở Nhật. Đưa kết cấu và đóng gói phim nhựa màu của họ thành sản phẩm mới, đặc sắc nhất, hơn hẳn sản phẩm Fuji. Điều chỉnh toàn bộ việc phục vụ bán hàng và tăng cường khâu phục vụ sau khi hàng bán ra. Trải qua 5 bước cố gắng và cạnh tranh, Kodak đã được người Nhật tiếp nhận, tiến được vào thị trường Nhật Bản. Điều đó cũng vùi xuống mầm mống phục thù của Fuji sau này. Fuji là một đối thủ của Kodak trên thị trường rửa ảnh truyền thống Trước ngày khai mạc Thế vận hội Olympic ở Los Angels năm 1984, chủ nhiệm Bộ phận doanh nghiệp và Bộ phận quảng cáo, đều là những thành viên cao cấp của công ty Kodak, cùng cho rằng, dựa vào danh tiếng của Kodak thì việc lựa chọn phim nhựa để dùng cho đại hội Olympic là sự lựa chọn số 1. Bởi thế, họ chẳng thèm để ý đến những hoạt động giành giật chỉ tiêu tài trợ của các công ty khác, thậm chí lại còn cho rằng việc bỏ ra 4 triệu USD vào việc quảng cáo tại đại hội là mất tiền oan. Cho nên, khi Uỷ ban thế vận hội Olympic của Mỹ phái người đến 17 liên hệ thì các quan chức của công ty Kodak đã trả giá lên xuống một cách kỳ kèo, lại còn yêu sách đòi ban tổ chức phải hạ thấp khoản chi phí tài trợ xuống, cứ thế, việc đôi co kéo dài mất hơn nửa năm. Công ty Fuji thừa cơ hội đó nhảy vào, trả giá 7 triệu USD, giành vị trí độc quyền là phim nhựa màu chuyên dùng trong đại hội, đồng thời chính thức ký được hợp đồng với ban tổ chức Olympic ở Los Angels. Sau đó, công ty Fuji đã dốc toàn lực, triển khai thế tấn công lớn tại đại hội. Xung quanh các trường đua Olympic đều được cắm bao phủ các biển hiệu của Fuji. Các bao bì đóng gói phim đều thay đổi vỏ mới có in chữ: "Phim chuyên dùng trong thế vận hội Olympic”. Công ty Fuji còn thiết lập các trung tâm phục vụ xung quanh các trường đua, các thiết bị và nhân lực đã sắp đặt sẵn đủ để tráng rửa mỗi ngày 13.000 cuốn phim nhựa và chuẩn bị trong thời gian đại hội sẽ tráng rửa 20 vạn cuốn phim. Mạng lưới chịu trách nhiệm nghiệp vụ phóng to, cắt nối, biên tập lại phim ảnh đâu đâu cũng thấy có. Triển lãm các ảnh chụp bằng phim của Fuji cũng được tiến hành liên tục. Người phụ trách của công ty Fuji tại Mỹ công khai tỏ rõ rằng phải để cho vận động viên và người xem của các nước tham gia Olympic luôn luôn và đâu đâu cũng nhìn thấy biển hiệu của Fuji. Chiến lược tuyên truyền với qui mô lớn và mạnh mẽ của công ty Fuji đã mang đến cho Kodak một cú sốc lớn. Đó là lượng tiêu thụ suy giảm, lợi nhuận tụt một cách thảm hại, gây ra sự kinh hoàng đối với công ty Kodak. Bởi vậy, Kodak phải tiến hành ngay cuộc họp hội đồng quản trị để nghiên cứu đối sách. Trong cuộc họp, một số uỷ viên đã chê trách chủ nhiệm Bộ phận doanh nghiệp và Bộ phận quảng cáo là thiếu tầm nhìn chiến lược, đã bỏ lỡ thời cơ làm cho Kodak lâm vào thế bị động. Và rốt cuộc, chủ nhiệm Bộ phận quảng cáo đã bị cách chức. Hội đồng quản trị còn phải áp dụng biện pháp khẩn cấp, dốc hầu bao 10 triệu USD để tiến hành các chiến dịch quảng cáo thật rầm rộ. Trên mọi ngả đường quốc lộ, khắp nước Mỹ xuất hiện nhiều biển quảng cáo lớn. Quả là là "mất bò mới lo làm chuồng". Công ty Kodak còn mời các vận động viên nổi tiếng thế giới tham dự làm cuộc đại cách mạng quảng cáo. Đồng thời, hãng chủ động tài trợ cho Uỷ ban Olympic và các vận động viên nước Mỹ tham dự giải, tặng cho 300 vận động viên nước Mỹ mỗi người một máy ảnh Kodak. Động thái này đã có tác dụng nhất định 18 trong việc cứu vãn tổn thất về kinh tế và danh dự của Kodak. Tuy nhiên việc mất độc quyền tài trợ cho đại hội Olympic lúc này đã muộn, nên kết quả thu được rất nhỏ. Sau đại hội Olympic lần thứ 23, công ty Fuji đã lập nhiều điểm tiêu thụ mở rộng trên nước Mỹ, đồng thời bỏ ra nhiều tiền mời nhân viên tiêu thụ chuyên nghiêp bản địa ra sức khai thác các kênh tiêu thụ. Ngoài ra, hãng còn hạ giá làm cho giá phim nhựa màu Fuji 135 rẻ chỉ bằng 1/3 giá phim Kodak của Mỹ. Khi đó phản ứng của Kodak là "họ không tin người dân Mỹ sẽ mua một loại phim khác Kodak". Trên cơ sở tấn công toàn lực vào đại bản doanh của Kodak, công ty Fuji lại tiến thêm một bước nữa, bắt đầu mở cuộc tấn công đe doạ Kodak trên thị trường toàn cầu. Chỉ cần ở đâu có Kodak, người ta đều thấy màu xanh lá cây đẹp mắt của Fuji. Chỉ số tiêu thụ của Fuji liên tục tăng, và Fuji đã trở thành nhãn hiệu hàng hoá mang tính phổ cập toàn cầu. Sai lầm 4: Sai lầm trong chiến lược M&A Làm thế nào một tổ chức nên phản ứng với đối thủ cạnh tranh là một nghịch lý giữa cạnh tranh và hợp tác. Việc sử dụng chiến lược mạng lưới của Kodak đã được mở rộng. Kodak đã bận rộn trong một nỗ lực nhằm tái tổ chức một cách triệt để và phát triển các năng lực mới thông qua việc mua lại và thoái vốn. Chỉ trong năm 2004, Kodak đã hoàn thành việc mua lại Scitex Digital Printing và bán hệ thống viễn thám cho ITT Industries. Kodak cũng thành lập quan hệ đối tác chiến lược với Verizon Wireless theo đó dịch vụ di động Kodak luôn cung cấp sẵn cho Verizon Wireless. Về sau, công ty cũng mua lại quyền bỏ phiếu trong Chinon Industries, thông qua chi nhánh Nhật Bản, và cũng hoàn thành việc mua lại hai đơn vị kinh doanh từ Heidelberger Druckmaschinen với 50% cổ phần tại Nexpress Solutions và cổ phần tại Heidelberg digital. Mảng hình ảnh của Kodak cũng không bị bỏ quên sau khi ký thỏa thuận cấp vốn toàn cầu với GE vào tháng 8 năm 2004. Trong một nỗ lực nhằm ứng phó với 19 thời đại công nghệ thông tin di động, Kodak đạt một thỏa thuận với Cingular Wireless và Nokia để phát triển dịch vụ cho điện thoại di động với máy ảnh và mua lại Algotec System,... Mỗi một trong những tổ chức khác nhau này đã bị mua lại trong một nỗ lực nhằm điều chỉnh hoặc xây dựng lại năng lực trong những lĩnh vực mới mà công ty cho là quan trọng với tương lai ngành công nghiệp ảnh. Tuy nhiên những mong muốn và những thay đổi nhanh chóng này có giá của chúng. Phản ứng tự nhiên của Kodak sau khi công bố rằng công ty sẽ theo đuổi thời đại kỹ thuật số đã đi quá xa thành một cuộc chi tiêu mạnh tay lãng phí nhằm hấp thụ càng nhiều chức năng mới càng tốt, thay vì tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển máy ảnh kỹ thuật số, Kodak lại quan tâm và coi trọng hơn lĩnh vực kinh doanh máy in phun và phần mềm chương trình đồ họa, xử lý và sao chụp hình ảnh. Đó lại chính là những lĩnh vực không thuộc thế mạnh đặc thù và bản sắc truyền thống của Kodak. Không phải Kodak không ý thức được sai lầm và nhận thức được nguyên nhân của sự sa sút. Nhưng quyết định sửa sai thường luôn quá muộn và việc thực hiện sửa sai lại không kiên định và nhất quán. Những nỗ lực M&A điên cuồng của Kodak đã khiến cho công ty không bao giờ biết nên làm đối tác với ai là cần thiết và sự phức tạp trong việc tái cơ cấu đã khiến cho Kodak chậm nhịp trong việc khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường. Sự suy tàn và sụp đổ của Eastman Kodak là sự thất bại của các nhà lãnh đạo trong việc phát triển các lĩnh vực đệm phù hợp để duy trì được sự cạnh tranh từ việc bắt chước và sao chép không phù hợp chiến lược của mình và để phù hợp một cách hiệu quả với các nguồn lực và năng lực của mình với các cơ hội mới - một thất bại kinh doanh cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ và đệ đơn xin phá sản là điều khó tránh khỏi. Tổng kết: Qua phân tích 4 sai lầm trên, ta có thể nhận thấy sự sụp đổ của Eastman Kodak là do những chiến lược sai lầm của những nhà quản trị. Tuy nhiên, tổng kết lại một 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan