Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Sách đền Tiên Nga Hải Phòng...

Tài liệu Sách đền Tiên Nga Hải Phòng

.DOC
127
346
83

Mô tả:

Đền Tiên Nga Hải Phòng thờ bà chúa Nam Phương
1 UBND PHƯỜNG MÁY TƠ ĐỀN TIÊN NGA VÀ BÀ CHÚA NAM PHƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN HẢI PHÒNG 2 ĐỀN TIÊN NGA VÀ BÀ CHÚA NAM PHƯƠNG 3 BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Nguyễn Văn Thạo - Chủ tịch UBND phường Máy Tơ Trần Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND phường Máy Tơ Trường ban QLDT đền Tiên Nga Đặng Hồng Dương- Phó Chủ tịch UBND phường Máy Tơ TỔ CHỨC BẢN THẢO Nguyễn Văn Thạo Ngô Đăng Lợi Nguyễn Đình Chỉnh SƯU TẦM BIÊN SOẠN Nguyễn Văn Thạo Ngô Đăng Lợi Nguyễn Đình Chỉnh Đồng Thị Hồng Hoàn Nguyễn Ngọc Tiến 4 UBND PHƯỜNG MÁY TƠ ĐỀN TIÊN NGA VÀ BÀ CHÚA NAM PHƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN HẢI PHÒNG 5 MỤC LỤC 1. Lời nói đầu Trang 7 2. Lời giới thiệu 11 3. Kiến trúc di tích 15 4. Thần chủ của đền Tiên Nga 27 5. Những vị tiên hiền phong trào Duy Tân- Đông Du được phối thờ 47 6. Ban thờ Trần Triều 71 7. Những di vật, cổ vật có giá trị 75 8. Phiên âm, dịch nghĩa đại tự, câu đối 86 9. Những truyền thuyết, truyện dân gian về Bà Chúa Nam Phương 103 10. Những ngày lễ tiết, sự lệ 113 11. Cây sanh đền Tiên Nga “Cây di sản Việt Nam” 116 12. Phụ lục ảnh 124 6 LỜI NÓI ĐẦU Ban thờ Chúa Bà Nam Phương 7 Hải Phòng nằm ở vùng biển phía Đông của tổ quốc, một vùng quan yếu bậc nhất bảo vệ Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội trái tim của dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước lâu dài của dân tộc, nhân dân Hải Phòng đã phải đương đầu với không biết bao nhiêu biến cố thiên nhiên mưa to, bão lớn, sóng thần, hạn hán. Người Hải Phòng cũng phải chống trả rất nhiều kẻ thù xâm lược hung hãn, binh hùng, tướng mạnh, binh khí, kỹ thuật tác chiến hơn gấp bội lần quân dân ta như: các cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến Trung Hoa, của thực dân Pháp; phát xít Nhật; đế quốc Mỹ, tất cả đều theo đường biển Cửa Cấm- Bạch Đằng. Khi chúng tiến vào ngạo mạn, hùng hổ đến khi rút lui tháo chạy, cướp của, giết người không ghê tay để trả thù cho những thất bại đau đớn, nhục nhã. 8 Địa bàn phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền ngày nay là trung tâm của làng Cấm tên chữ là Gia Viên( có âm khác đọc là Da Viên, nghĩa là vườn dừa),cùng với làng Vẻn, tên chữ là An Biên, đất hai làng trên ngày nay bao gồm các quận: Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An. Đây cũng là trung tâm nội đô của thành phố Hải Phòng. Người ta thường nhắc tới hai làng Cấm, Vẻn, bởi gắn với những chiến công hiển hách của dân tộc nhất là: - Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938; - Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 - Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba 1288 9 Do hoàn cảnh chủ quan, khách quan, tương quan lực lượng, tài điều binh, khiển tướng, tài quy tụ đoàn kết quân dân của các triều đại tuy có khác nhau, nhưng mỗi chiến thắng trên đều có những giá trị lịch sử- văn hóa to lớn. Riêng đại thắng Bạch Đằng lần thứ nhất có ý nghĩa đặc biệt, nó chấm dứt ách đô hộ trên một ngàn năm Bắc thuộc.Chính vì vậy chí sĩ Phan Bội Châu tôn vinh Ngô Quyền là vua trung hưng nền độc lập dân tộc. Tổ tiên của người làng Cấm xưa, nay thuộc phường Máy Tơ rất tự hào đã góp sức người, sức của vào sự nghiệp của đức Ngô Vương, tiêu biểu là Vũ Quận chúa, Đào Nhuận, Nguyễn Tất Tố. Di duệ của ba vị trên hiện còn sinh sống ở quê gốc và có chi phái di cư đến nơi khác sinh sống như họ Nguyễn Tất đến huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng không quên chốn tổ. 10 Riêng Vũ Quận chúa, tướng phụ trách quân lương của Ngô Vương có đền Tiên Nga là chính từ thờ bà, ngoài ra ở tất cả các đình, đền thờ Ngô Vương Thiên tử, Ngô Vương Thái tử đều có phối thờ. Quận chúa được tôn vinh là “Bà Chúa Nam Phương”. Đầu thế kỷ 20, với công giúp nước, che chở phù hộ cho dân, đền Tiên Nga đã nuôi dấu, giúp đỡ, bảo vệ hàng trăm chiến sĩ yêu nước cách mạng Duy Tân- Đông Du. Căn cứ những giá trị lịch sử văn hóa của đền Tiên Nga, Uỷ ban nhân dân phường Máy Tơ tổ chức biên soạn cuốn sách:” Đền Tiên Nga và Bà Chúa Nam Phương”. Sau nhiều năm chuẩn bị sưu tầm, chỉnh lý tư liệu, hội thảo khoa học ở địa phương, ở trung ương và tỉnh Quảng Nam, quê hương chí sĩ Phan Chu Trinh. Mặc dù ban biên tập đã cố gắng, các thế hệ Ban quản lý di tích, lãnh đạo phường và cộng đồng đệ tử của Chúa Bà đã góp nhiều ý kiến nhưng khó tránh sai sót. Kính mong độc giả góp ý xây dựng. Hải Phòng, ngày 5 tháng 1 năm 2016. Ngô Đăng Lợi 11 Nguyên UVBCH Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng LỜI GIỚI THIỆU Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố đến Tiên Nga 12 Đền Tiên Nga tọa lạc số 53, phố Lê Lợi phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Đền thờ Vũ Quận Quyến Hoa Công chúa, Liễu Hạnh Công chúa và Quan Đệ tam Hoàng Thái tử. Trong các vị thần được thờ trên, Vũ Quận Quyến Hoa Công chúa là nhân vật lịch sử đặc biệt. Bà là nhân thần, người làng Gia Viên, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương xưa. Làng Gia Viên, nay phần lớn là địa phận phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Trong chiến dịch tiêu diệt 20 vạn quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 do anh hùng Ngô Quyền chỉ huy. Bà Vũ Quận là vị nữ tướng đảm nhiệm lo việc quân lương cho Ngô Quyền. Sử sách ghi chép để lại về bà không nhiều, nhưng truyền ngôn lưu lại trong dân gian về bà rất sâu đậm. Bà đã hiển thánh trong tâm thức của người dân và đã được nhân dân lập đền, miếu phụng thờ, bà được tôn vinh lả “Bà Chúa Nam Phương” hay còn gọi là “Chúa Bà Nam Phương”. Miếu, đền phụng thờ bà được gọi là đền Chúa, miếu Chúa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng bản địa của người Việt. Chúa Bà Nam Phương đã và đang trở 13 thành vị thánh đặc biệt. Xung quanh Chúa Bà, dân gian có nhiều câu chuyện tâm linh, huyền bí. Chúa Bà được người đời quan sát từng sự di chuyển, thay đổi vị trí nơi ngự tọa. Trong tín ngưỡng dân gian, người dân đã, đang hình thành việc tôn kính đưa “Chúa Bà Nam Phương” vào ngôi vị lớn trong hệ thống thờ tứ phủ ( nơi thờ mẫu). Trong số trên 450 di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố của Hải Phòng, đền Tiên Nga là địa điểm chính thờ bà và cũng là di tích duy nhất thờ một nữ tướng làm nhiệm vụ quân lương, hậu cần phục vụ cho chiến dịch lớn đầu tiên của dân tộc ta, đại phá quân xâm lược trên sông Bạch Đằng. Đền Tiên Nga còn là nơi duy nhất ở Miền Bắc nước ta ghi dấu phong trào Duy Tân Đông Du. Một trào lưu tư tưởng yêu nước cách mạng rộng lớn đầu thế kỷ XX, do chí sĩ Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo. 14 Hội thảo khoa học 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh 15 Để đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của nhân dân trong và ngoài địa phương tìm hiểu những giá trị to lớn của di tích đền Tiên Nga. Uỷ ban Nhân dân phường Máy Tơ cùng nhóm hội viên, Hội khoa học lịch sử Hải Phòng sưu tầm, biên soạn cuốn sách: “ĐỀN TIÊN NGA VÀ BÀ CHÚA NAM PHƯƠNG”. Đây là công trình biên soạn có hệ thống, đầy đủ những nội dung giá trị của di tích đền Tiên Nga. Tuy nhiên do di tích trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có lúc đã trở thành nơi làm việc của các cơ quan nhà nước. Do vậy cổ vật, di vật, tư liệu lịch sử của di tích bị mất mát, thất lạc nhiều, hiện còn lại quá sơ sài. Vì vậy, cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc chia sẻ, tham gia góp ý cho cuốn sách. Ban chỉ đạo biên soạn xin cám ơn các tác giả, các nhà nghiên cứu, những người cung cấp tư liệu, đã tham gia để cuốn sách được ra đời. Trân trọng cảm ơn Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Tiên Nga, phường Máy Tơ, đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu và ủng hộ kinh phí để biên soạn, xuất bản cuốn sách. Chủ tịch UBND phường Máy Tơ 16 Trưởng ban chỉ đạo biên soạn Nguyễn Văn Thạo KIẾN TRÚC DI TÍCH Nghinh môn Đền Tiên Nga có nghĩa là ngôi đền phụng thờ vị tiên nữ rất đẹp ở trên trời. Đền Tiên Nga xưa thuộc làng Gia Viên ( âm đọc khác là Da ) có tên Nôm là làng Cấm, thuộc tổng Gia Viên huyện An Dương, xứ Hải Dương. Đền Tiên Nga được khởi dựng vào thời gian nào chưa có tư liệu để 17 lại. Cuối thế kỷ XIX (năm 1890), chính quyền Pháp xây dựng nhà thờ Công giáo và khu ở riêng cho các gia đình người Pháp làm việc tại cảng Hải Phòng. Do vậy làng Cấm bị lấy một số đất, trong đó có đền Tiên Nga, đền phải di chuyển đến vị trí mới (tức vị trí hiện nay). Tại nơi mới từ năm 1890 đến 1925 mới hoàn thiện các công trình xây dựng của đền. Thời gian này đền Tiên Nga thuộc sở hữu của giáp Phúc Thần, năm 1925 được đổi thành giáp Tân Phúc. Đền Tiên Nga xây lúc ban đầu có mặt bằng kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, gồm ba gian hậu cung đồng thời cũng là cung cấm, ba gian trung đường và ba gian tiền bái. Kể từ khi xây dựng đến nay qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Có thời gian đền đã bị sử dụng vào những công việc, chức năng, khác như thương mại, xây dựng của cơ quan nhà nước. Duy có phần kiến trúc kỳ đài xây trên hiên thượng còn bảo tồn tương đối đến ngày nay. Từ năm 1999, Ban quản lý di tích đền Tiên Nga được phường Máy Tơ thành lập, mọi công việc trùng tu, tôn tạo di tích mới bài bản và đã cố gắng bảo tồn được kiến trúc truyền thống vốn có của ngôi đền. 18 19 Đền Tiên Nga hướng Tây Bắc, nhìn ra phố lớn, có địa chỉ số 53 đường Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Từ xa mọi người đã nhìn thấy nghinh môn của ngôi đền. Nghinh môn xây dựng năm 2005, theo kiểu thức truyền thống. Nghinh môn có chiều sâu, tạo thành ba cửa: chính môn, tả môn và hữu môn. Chính môn có hai tầng mái, tầng trên tạo thành bốn mái, gồm hai mái dài và hai mái ngắn. Mái làm bằng bê tông, cốt sắt, kiểu chéo đao tầu góc. Mái được dán ngói vẩy cá, phẳng đều. Bờ nóc mái trang trí kiểu hoa chanh kép. Đỉnh bờ nóc mái, ở giữa đắp hổ phù hàm thọ, đội mặt nguyệt, hai bên đầu bờ nóc đắp kìm ngậm bờ nóc, đuôi kìm tạo thành các vòng tròn uốn cong như những đám mây cụm, thể hiện ước vọng mưa thuận gió hoà của cư dân Việt. Các đao cong đắp diệp hóa long, khúc nguỷnh đắp lá guột. Diềm mái đắp hàng hoa văn lá đề. Giữa hai tầng mái là cổ diêm, trên cổ diêm cả hai mặt trước và sau tạo thành bức đại tự, trong đại tự đắp nổi bốn chữ Hán lớn: “Tiên Nga linh từ “, có nghĩa đây là ngôi đền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan