Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu...

Tài liệu Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu

.PDF
95
1945
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG FOREIGN TRÍ1DE ÍINIVER5I1Ỵ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Rủi ro mang tính khách quan. Sự tồn tại của rủi ro không phợ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Nói cách khác, rủi ro tồn tại độc lập với ý chí của con người. Doanh nghiệp cho dù muốn một môi trường kinh doanh không hề có rủi ro cũng không thể được. Bởi rủi ro luôn tồn tại song song với bất cứ một hành động, một quá trình kinh doanh nào của doanh nghiệp. Điều m à mỗi doanh nghiệp có thể làm là tập hợp những kinh nghiệm, tri thức, những bài học, số liệu thống kê để có thể nhận biết rõ ràng hơn về rủi ro. 6 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F > Rủi ro vá quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK Rủi ro có tính tương lai. Khi nói tới rủi ro tức là nói tới một điều chưa xảy ra. Người ta chỉ dựa vào những kinh nghiệm, học thuyết m à dự báo và đo lường mức độ rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai. Điều này cũng có nghĩa là hoạt động quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, kiểm soát những rủi ro chưa xảy ra hơn là đi khắc phặc, hạn chế những rủi ro đã xảy ra rồi. > Rủi ro có tính khả năng. Rủi ro là một sự kiện của tương lai nên người ta cũng không biết liệu nó có xảy ra hay không và sẽ xảy ra như thế nào. Có khả năng nó sẽ xảy ra và đem lại toàn hậu quả cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể nó không xảy ra, hoặc có xảy ra nhưng lại dem tới cơ hội gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, loại rủi ro này còn gọi là rủi ro đầu cơ. > Rủi ro có tính bất định. Tính bất định của rủi ro là hệ quả của tính tương lai và tính khả năng. Vì hai đặc tính đó m à xác suất xảy ra của rủi ro có thể bằng 0 hoặc rất lớn. Mức độ tổn thất của rủi ro gây ra có thể không đáng kể nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản, thiệt hại về nhân mạng. Người ta chỉ có thể lường trước về khả năng xảy ra rủi ro và dự báo về mức độ tổn thất rủi ro gây ra m à không hề có một thước đo chính xác nào để lượng hoa một cách cặ thể các yếu tố trên. > Rủi ro có tính lịch sử. Như phần Ì. Ì đã phân tích, cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và các hoạt động kinh doanh nói riêng, mỗi giai đoạn nhất định xuất hiện những loại rủi ro nhất định đi kèm. Khoa học kĩ thuật phát triển, khả năng dự báo và thu thập thông tin của con người được nâng cao khiến cho những rủi ro về thiên tai như bão, động đất, núi lửa được hạn chế và khắc phặc phần nào. Nhưng mặt khác, những rủi ro mới lại phát sinh trong xã hội hiện đại như: đình công, khủng bố, làm sai lệch thông tin, lừa đảo. Bởi vậy, khi nghiên cứu về rủi ro không thể bỏ qua các yếu tố về hoàn cảnh xã hội, thời đại và môi trường kinh doanh. 7 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro vá quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK 1.2.2 Đ ặ c trưng của r ủ i ro trong hoạt động xuất nhập khẩu Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp, có tính chất khác biệt so với những ngành kinh doanh khác. Vì vậy, bên cạnh những đặc điểm chung đã nêu ở mục trên, rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có một số đặc trung nổi bật sau: •/ Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thưảng diễn ra giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau, hàng hoa và tiền tệ phải di chuyển qua biên giới quốc gia. Vì vậy, những rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu thưảng có yếu tố quốc tế đi kèm, khác biệt với các rủi ro thưảng gặp khi kinh doanh trong nước, yêu cầu cách quản lý đặc biệt hơn. s Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất phức tạp do liên quan tới nhiều yếu tố quốc tế như: chủ thể kinh doanh, ngôn ngữ, tập quán thương mại, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, chứng từ hàng hoa, thanh toán quốc tế... Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu cũng xuất hiện rất đa dạng, dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh và rất phức tạp. s Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của những nhân tố vĩ mô, mang tính chất toàn cầu như: khủng bố, chiến tranh, cấm vận, khủng hoảng và suy thoái kinh tế trên phạm vi khu vực và thế giới, cạnh tranh toàn cầu v.v. •S Tần suất xảy ra rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu rất lớn. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là do hoạt động xuất nhập khẩu rất phức tạp với nhiều công đoạn, đòi hỏi không chỉ trình độ nghiệp vụ cao mà còn phải có kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về văn hoa, chính trị, pháp luật... của thị trưảng nước ngoài. Chỉ một sơ suất nhỏ tưởng chừng vô hại của cán bộ xuất nhập khẩu cũng có thể gây ra rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. s Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu khi xảy ra thưảng gây hậu quả xấu và tổn thất lớn. Nguyên nhân vì các hợp đồng xuất nhập khẩu 8 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro vá quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK thường có giá trị rất lớn và do có yếu tố nước ngoài nên chi phí khắc phục rủi ro thường rất tốn kém. Những phân tích trên cho thấy rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng, phức tạp và có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt đặng xuất nhập khẩu. Việc nắm bắt đầy đủ và am hiểu những đặc trưng của rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là mặt yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp có thể kiểm soát và đưa ra những đối sách thích hợp với chúng. 1.3 P h â n loai r ủ i ro trong kỉnh doanh xuất nháp kháu Hiện nay, chưa có mặt cách phân loại thống nhất chung về rủi ro. Các lý thuyết về rủi ro thuặc những trường phái khác nhau có cách phân loại khác nhau. Tuy theo mục đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà người ta lựa chọn căn cứ phân loại rủi ro cho phù hợp. Chẳng hạn: •S Căn cứ vào tính chất của kết quả m à rủi ro mang lại, lý thuyết rủi ro của A.M. Mowbray (1930) chia ra làm rủi ro thuần tuy và rủi ro đầu cơ. Rủi ro thuần tuy là những rủi ro chỉ mang lại cho người ta thiệt hại như: hoa hoạn, mất cắp, tai nạn lao đặng... Rủi ro đầu cơ là rủi ro mang lại cả cơ hặi sinh lợi bên cạnh những tổn thất có thể gây ra. Ví dụ như: bán hàng sang mặt thị trường mới có thể bị lỗ, nhưng cũng có thể đem lại lợi nhuận rất cao. •/ Căn cứ vào khả năng được bảo hiểm, rủi ro chia làm 3 loại. Rủi ro thông thường được bảo hiểm là những rủi ro được bảo hiểm theo các điểu kiện bảo hiểm gốc A, B, c như: thiên tai, tai hoa của biển, đặng đất... Rủi ro phải bảo hiểm riêng là những rủi ro phải thoa thuận thêm trong hợp đồng bảo hiểm bên cạnh các điều kiện A, B, c như là: chiến tranh, đình công, khủng bố... 9 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro vá quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK Rủi ro không được bảo hiểm là những rủi ro người bảo hiểm không bồi thường trong mọi trường hợp như rủi ro do nội tỳ của hàng hoa, do lỗi cố ý của người được bảo hiểm... s Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh xuất nhịp khẩu có thể chia ra nhiều loại rủi ro như: rủi ro trong đàm phán, kí kết hợp đồng ngoại thương; rủi ro trong chuẩn bị hàng hoa; rủi ro trong vịn tải, bảo hiểm; rủi ro trong thanh toán v.v. Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để phân loại rủi ro như: căn cứ vào đối tượng rủi ro, căn cứ vào ngành, lĩnh vực xảy ra rủi ro, căn cứ vào phạm vi ảnh hưỏng của rủi ro v.v. Trong mục này, khoa luịn sẽ trình bày cách phân loại rủi ro dựa vào môi trường tác động tới hoạt động kinh doanh xuất nhịp khẩu. Đ ó là cách phân loại rủi ro phổ biến nhất trong các lý thuyết hiện đại về rủi ro và cũng thích hợp nhất để bao quát hầu hết các loại rủi ro trong kinh doanh xuất nhịp khẩu. 1.3.1 Rủi ro do môi trường thiên nhiên Đây là nhóm những rủi ro do các hiện tượng tự nhiên như động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán, dịch bệnh ... gây ra. Những rủi ro này thường gây ra thiệt hại to lớn về người và của, làm cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế bị tổn thất nặng nề. Trong đó, do đặc thù hoạt động trên phạm vi rộng, đa quốc gia nên các doanh nghiệp xuất nhịp khẩu chịu ảnh hưởng của nhóm rủi ro này nhiều hơn hẳn những doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác. Dưới đây xin đưa ra một số rủi ro thiên tai tiêu biểu trong thời gian gần đây và những tổn thất do chúng gây ra: Trịn động đất ngày 21/9/1999 tại Đài Loan làm hơn 2000 người thiệt mạng, tổng thiệt hại vịt chất cho nền kinh tế nước này ước tính khoảng 3,2 tỷ USD. Không chỉ dừng lại đó, trịn động đất này đã gây ra hiệu ứng dây chuyền trong nền kinh tế toàn châu Á. Thị trường tài chính 10 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K4ŨF Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK Đài Loan phải đóng cửa, tổng sản phẩm quốc nội năm 1999 giảm 2%. V Đài Loan là trung tâm sản xuất linh kiện điện tủ lớn của thế giới và khu vụt nên ngành công nghiệp điện tử của Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia cũng bị giảm sút tăng truồng từ 10 - 2 0 % mỗi nước. Ngành du lịch và thị trường lao động trong khu vầc cũng chịu tổn thất nặng nề từ trận động đất này. [2] Trận sóng thần ngày 26/12/2004 xảy ra ở khu vầc Thái Bình Dương đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho hơn 10 nước Inđônêxia, Thái Lan, ấn Độ, Srilanka... Tổng số người thiệt mạng và mất tích lèn tới 287.000 người. 2 triệu người trong khu vầc bị lâm vào cảnh nghèo đói sau tai hoa khủng khiếp này. Theo báo cáo của ADB, số tiền sử dụng để tái thiế t lại các cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các nước trên vượt qua mức 5,3 tỉ USD. Các ngành kinh doanh, đặc biệt là ngành du lịch của khu vầc châu Á Thái Bình Dương bị thiệt hại hơn 3 tỉ USD. [3] Đầu năm 2005, nền kinh tế Mỹ lại chao đảo vì sầ tàn phá của cơn bão Katrina đổ bộ vào New Orlearns và các tỉnh miền nam nước này. Thiệt hại cơn bão gây ra được giới nghiên cứu Mỹ đánh giá là hơn 300 tỉ USD, lớn hơn cả chi phí cho 2 cuộc chiến tranh tại Afganistan và Iraq trong vòng 4 năm.Bộ Ngân sách và quốc phòng Mỹ dầ báo GDP cả năm sẽ giảm 5 % do hậu quả của bão Katrina. [4] Qua một số ví dụ trên có thể thấy, mỗi rủi ro thiên tai khi xảy ra đều không chỉ gây tổn thất nghiêm trọng và trầc tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp m à còn tạo ra những hậu quả khó lường và lâu dài tới môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật...của một nước hay một khu vầc. Cho dù không trầc tiếp gánh chịu hậu quả của rủi ro thiên nhiên thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ít nhiều chịu những ảnh hưởng lan truyền. Ngày nay, nhờ vào sầ tiến bộ của khoa học dầ báo, con người đã hạn chế được phần nào nhưng vẫn không thể lường hết được những rủi ro của môi trường thiên nhiên. Do vậy, khi hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế với li Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro vá quán lý rủi ro trong kinh doanh XNK phạm vi xuyên quốc gia, cấc doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể coi nhẹ việc nghiên cứu và phòng chống nhóm rủi ro này. 1.3.2 Rủi ro do môi trường văn hoa Theo định nghĩa của UNESCO, "văn hoa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngường, phong tục, tập quán, lối sống và lao động" [nguồn]. Cụ thể hơn, khi nói tới văn hoa của một quốc gia, người ta thường đề cập tới các yếu tố: ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xử và phong tục, thẩm mỹ, đạo đức, giáo dục... Như vậy, văn hoa là tất cả những gì do con người tạo nên và đó cũng chính là nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất cũng như tinh thần. Những rủi ro do môi trường văn hoa bắt nguồn chính từ sự thiếu am hiểu của doanh nghiệp về điểm khác biệt nêu trên. Bởi vậy, doanh nghiệp dễ mắc phải cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát và đánh mất cơ hội kinh doanh. Dưới đày là một số ví dụ điển hình m à các nhà kinh doanh quốc tế thường gặp phải. > Về ngôn ngữ. Sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ của nước đối tác sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, đàm phán và kí kết hợp đồng. Ngay trong những nước có sử dụng chung ngôn ngữ như Anh và Mỹ, cũng có những thành ngữ được dùng với nghĩa rất khác nhau. Chẳng hạn, "tabling a proposal" ở Anh được hiểu là "thực hiện hành dộng ngay lập tức" còn ở Mỹ lại được hiểu là "trì hoãn ra quyết định". Trong tiếng Anh, com là lúa mì, maize là ngô nhưng trong tiếng Mỹ những từ này tương ứng lại là wheat và com. [5]. Những điểm khác biệt tưởng chừng rất nhỏ này nhưng nếu sơ suất dùng sai trong hợp đồng, lại có thể gây ra tổn thấy rất lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu như giao sai mặt hàng, L/C không được chấp nhận v.v. 12 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro vá quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK Ngôn ngữ còn đặc biệt quan trọng trong hoạt dộng quảng bá sản phẩm tại một thị trường mới. Hãng Ford giới thiệu dòng xe vận tải với giá thấp tại một số nước đang phát triển với thương hiệu là "Feira". Mặc dù đã đầu tư rất nhiều cho chiến dịch tiếp thị, nhưng tại một số nước nói tiếng Tây Ban Nha, hiệu quả đạt đưừc rất thấp. Sau khi xem xét kĩ lưỡng, Ford mói phát hiện ra rằng "Feừa" theo ngôn ngữ này có nghĩa là "Bà già xấu xí". Do vậy, mặt hàng dù chất lưừng tốt, giá cả cạnh tranh nhưng lại bị tâm lý tẩy chay của người tiêu dùng. > Về tôn giáo. Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, lối sống, thói quen... của con người. Vì vậy, nếu không tìm hiểu kĩ về tôn giáo của đối tác sẽ bắt gặp những rủi ro lớn trong kinh doanh quốc tế. Ví dụ: đến thăm đối tác là người theo đạo Hồi, nếu mang theo quà tặng là rưừu và thịt lừn hay lịch có hình phụ nữ sẽ không dưừc hoan nghênh, thậm chí có thể gặp những điều bất lừi. Tại những nước theo đạo Hồi chính thống, người dân có sự tin tưởng tuyệt đối vào số phận, cho rằng mọi việc xảy ra "theo ý của Thánh Ala" nên rất khó có thể thuyết phục họ lập kế hoạch cho công việc hay kế hoạch đề phòng rủi ro. Chỉ đơn giản như việc thuyết phục họ kiểm tra lại bánh xe trước một chuyến vận chuyển cũng là điều rất khó khăn. Một trường hừp thường hay đưừc nhắc tới, đó là quảng cáo của Sony ở Thái lan. Nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng tại thị trường Thái lan - nơi Phật giáo đưừc coi là quốc giáo. Sony đã đặt ra mẫu quảng cáo sử dụng hình ảnh Phật Thích Ca để quảng cáo cho sản phẩm radio cassette. Nội dung quảng cáo như sau: "Phật Tổ đang nằm nghiêng, im lặng, hai mắt nhắm nghiền. Bản nhạc tuyệt diệu phát ra từ casset của Sony thì Phật Tổ bắt dầu cử động theo tiếng nhạc và cuối cùng mở mắt ra". Sony hi vọng rằng mẫu quảng cáo này sẽ thu hút đưừc sự quan tâm của người tiêu dùng Thái Lan, nhưng kết quả hoàn toàn ngưừc lại vì người Thái cho rằng: đây là sự phỉ báng với Phật Tổ. Vì vậy sản phẩm của Sony bị tẩy chay tại 13 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK Thái một thời và chính quyền Thái Lan cũng có những phản ứng bằng con đường ngoại giao với hãng Sony. > Về thói quen vé giờ giấc. Tính đúng giờ cũng là một trong những khác biệt về văn hoa rất dễ gây hiểu lầm. Ở Mỹ, trong các cuộc hen mang tính kinh doanh, những người tham dự thường đến đúng giờ hoỏc sớm hơn một chút. Trong các buổi ăn tối tại nhà hoỏc các buổi tiệc cocktail khách thường đến muộn hơn một chút. Nhưng ỏ các nước châu Á hoỏc Mỹ La tinh, người ta lại coi đến muộn trong những buổi gỏp gỡ là chuyện thường. Người Việt Nam thường đến dự tiệc muộn hơn giò được mời từ 30 tới 60 phút. Sự khác biệt này sẽ làm cho các thương nhân châu Á gỏp rủi ro khi tới làm ăn ở Mỹ, việc tới muộn trong các buổi tiệc quan trọng khiến họ bị coi là bất lịch sự và không tôn trọng đối tác. > Về sự khác biệt trong cách tổ chức đàm phán. Với quan niệm "con người quan trọng hơn công việc" và cho rằng không có gì là riêng tư, cần phải giấu giếm trong các cuộc đàm phán kinh doanh nên người Arap thích đàm phán kiểu "mở", tức là bạn bè có thể ghé qua, ngồi lại nghe, bàn bạc góp ý. Ngược lại, với quan niệm "không nên trọng lẫn công việc với giải trí" và "không xen vào công việc của người khác, cũgn như không muốn người khác xen vào công việc của mình", người châu Âu, nhất là người Anh lại rất kiêng kị kiểu đàm phán "mở". Họ rất bối rối và phật ý khi đối tác sắp xếp cuộc đàm phán theo kiểu này. > Đạo đức và phép xã giao trong xã hội. Những thông lệ được chấp nhận bình thường ở nước này nhưng rất có thể lại bị coi là vô đạo đức ở nước khác. Điều này đem đến rủi ro lớn cho kinh doanh với người nước ngoài. Một quảng cáo với hình ảnh nam giới và phụ nữ gần gũi nhau dễ dàng được chấp nhận ở các nước phương Tây nhưng 14 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K40F Rủi ro vá quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK lại không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của các nước phương Đông. Thậm chí, việc nắm tay nhau nơi còng cộng ờ các nước Hồi giáo cũng bị coi là diều cấm kỵ. Phép xã giao được thể hiện rõ trong việc tặng và nhận quà vói đựi tác làm án. Một thương gia phương Tây khi đến thâm nhà một đựi tác Trung Quực, nếu sơ suất không mang theo món quà tặng chủ nhà thì khôgn chỉ bị coi là khiếm nhã, m à còn bị đánh giá là thiếu mặn m à với thương vụ làm ăn và sẽ không thật sự được hoan nghênh. > Về vai trò của cá nhân: Tại Mỹ và các nước châu Âu, người ta rất tôn trọng thành tích cá nhân, mỗi nhân viên cạnh tranh công khai với nhau ở nơi làm việc để gây uy tín hay dược khen thưởng nhiều hơn. Do vậy, trong một cuộc họp, một thương nhân người Mỹ đã hết lời khen ngợi một trưởng phòng người Nhật vì sự đóng góp của anh ta cho dự án hợp tác kinh doanh chung giữa hai công ty. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho vị trưởng phòng người Nhật và các đồng nghiệp của anh ta hết sức gượng gạo và khó chịu. Nguyên nhân là do thương gia người Mỹ đã không biết được rằng trong văn hoa của người Nhật, vai trò tập thể được đặt trên vai trò cá nhân trong mọi truồng hợp. 1.3.3 Rủi ro do môi trường chính trị, pháp lý Rủi ro chính trị, pháp lý ở đây được hiểu là những chính sách, biện pháp của chính phủ áp dụng gây ra sự hạn chế, thiệt hại đựi với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Rủi ro chính trị, pháp lý xuất hiện ờ mọi quực gia, nhưng mức độ rủi ro thì mỗi nơi một khác. Những nước có chế độ chính trị ổn định thì mức độ rủi ro chính trị, pháp lý thấp, ngược lại, ở những nước thường xuyên xảy ra chiến tranh, bạo loạn, đảo chính hoặc chính sách thường xuyên thay đổi thì rủi ro chính trị, pháp lý sẽ ở mức độ cao. 15 Nguyễn Quang Diệp - Nhật 3 - K4ŨF Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK Các tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, pháp lý của E.Ditch và H.G Koeglmayr Yếu tố Tiêu thức Điểm chính 1. Sự ổn định của hệ thống chính trị 2. Sự xung đột nội bộ sắp xảy ra trường 3. Sự đe doa từ bên ngoài 4. Mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế kinh tế 5. Sự tin cậy của quốc gia như một đối tác trong kinh doanh chính trị 6. Sự đảm bảo hiệu quả cùa hiến pháp. 7. Hiệu quả của quản lý hành chính 8. Những mối quan hệ về lao động Môi Hoàn cảnh kinh tế trong nước Những mối quan hệ kinh tế với nước ngoài 9. Mức dân số 10. Phợn trăm thu nhập 11. Tốc độ phát triển kinh tế 5 năm gợn nhất 12. Tốc độ phát triển kinh tế 2 năm tiếp theo 13. Lạm phát qua 2 năm 14. Khả năng của thị trường vốn nội địa 15. Lực lượng lao động chất lượng cao 16. Khả năng thuê nhân công nước ngoài 17. Nguồn năng lượng sẵn có 18. Những tiêu chuẩn về ô nhiễm môi trường 19. Cơ sờ hạ tợng bao gồm hệ thống vận tải và thông tin truyền thông 20. Những hàng rào nhập khẩu 21. Những hàng rào xuất khẩu 22. Những rào cản về đợu tư nước ngoài 23. Sự tự do trong việc thiết lập hay cam kết về hình thức công ty 24. Sự bảo vệ của luật pháp đối với nhãn hiệu và sản phẩm. 25. Những hạn chế trong chuyển tiền 26. Sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái 27. Tình hình cán cân thanh toán 28. Dòng chảy vốn nước ngoài qua việc nhập khẩu dợu và năng lượng 29. Vị trí tài chính quốc tế 30. Những hạn chế trong chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ Nguồn: Country Risk Ratings, Management Internations Review Số điểm càng cao thì rủi ro chính trị càng cao Sự thay đổi trong hệ thống chính trị pháp lý của một quốc gia có thể tạo nên sự thay đổi, xáo trộn mòi trường kinh doanh, tác động lớn đến lợi 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan