Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Rủi ro thanh toán điện tử trong thương mại diện tử ở việt nam hiện nay và một số...

Tài liệu Rủi ro thanh toán điện tử trong thương mại diện tử ở việt nam hiện nay và một số kiến nghị

.PDF
63
467
101

Mô tả:

Rủi ro thanh toán điện tử trong thương mại diện tử ở việt nam hiện nay và một số kiến nghị MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RỦI RO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8 1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 8 1.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử 8 1.1.3. Lịch sử phát triển thương mại điện tử trên thế giới 10 1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử ở Việt nam 12 1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 16 1.2.1. Một số phương thức thanh toán điện tử thông dụng 16 1.2.2. Tầm quan trọng của thanh toán điện tử trong thương mại điện tử 21 1.3. NHỮNG RỦI RO CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 24 1.3.1. Rủi ro đối với người sử dụng 24 1.3.2. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành, thanh toán 27 1.3.3. Nhận xét, đánh giá 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 29 2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO KHI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29 2.1.1. Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam 29 2.1.2. Thực trạng sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 31 2.1.3. Những rủi ro thanh toán điện tử ở Việt nam hiện nay 33 2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO CAO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39 2.2.1. Nguyên nhân khách quan 39 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 40 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM BỚT RỦI RO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 43 3.1. XU HƯỚNG SỬ DỤNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 43 3.1.1.Về phía người sử dụng 43 3.1.2. Về phía doanh nghiệp 45 3.1.3. Về phía chính phủ 46 3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 48 3.2.1. Về phía người sử dụng 48 3.2.2. Về phía doanh nghiệp 51 3.2.3. Về phía chính phủ 52 3.2.4. Về phía ngân hàng 53 KẾT LUẬN 57
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------------- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ TÀI : RỦI RO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI DIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Sinh viên thực hiện: 1/Trần Ngọc Duy 2/Bùi Phương Thúy 3/Trần Nguyễn Trung Hiếu Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Tân HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học dưới đây là một quãng đường dài, và lần đầu tiên được tham gia vào một dự án như thế này khiến chúng em không tránh khỏi những khó khăn. Bắt đầu từ việc chọn đề tài, thiết kế dàn bài,… chúng em không khỏi bối rối để làm sao có thể xây dựng ý tưởng một cách khoa học, hợp lý, đến những lúc tìm số liệu và trình bày kết quả vào bản nghiên cứu. Bản nghiên cứu sẽ không thể trọn vẹn và logic nếu không có sự giúp đỡ của thầy cô trong Khoa Kinh doanh Quốc Tế – Học viện Ngân hàng. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RỦI RO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..............................................8 1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................................8 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử .......................................................................8 1.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử........................................................... 8 1.1.3. Lịch sử phát triển thương mại điện tử trên thế giới .....................................10 1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử ở Việt nam ......12 1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ....................16 1.2.1. Một số phương thức thanh toán điện tử thông dụng ...................................16 1.2.2. Tầm quan trọng của thanh toán điện tử trong thương mại điện tử .............21 1.3. NHỮNG RỦI RO CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................................................................................ 24 1.3.1. Rủi ro đối với người sử dụng ......................................................................24 1.3.2. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành, thanh toán..........................................27 1.3.3. Nhận xét, đánh giá ....................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............................................................................................................29 2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO KHI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................. 29 2.1.1. Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam .................................29 1 2.1.2. Thực trạng sử dụng phương thức thanh toán điện tử trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 31 2.1.3. Những rủi ro thanh toán điện tử ở Việt nam hiện nay .................................33 2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO CAO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................39 2.2.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................39 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................40 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM BỚT RỦI RO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ...43 3.1. XU HƯỚNG SỬ DỤNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...................................................................................................................43 3.1.1.Về phía người sử dụng .................................................................................43 3.1.2. Về phía doanh nghiệp ..................................................................................45 3.1.3. Về phía chính phủ ........................................................................................ 46 3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ...................................................................................................................48 3.2.1. Về phía người sử dụng ................................................................................48 3.2.2. Về phía doanh nghiệp ..................................................................................51 3.2.3. Về phía chính phủ ........................................................................................ 52 3.2.4. Về phía ngân hàng ....................................................................................... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................................57 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ ACB Ngân hàng Á Châu ATM Máy rút tiền tự động B2B Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân B2G Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước C2C Giao dịch điện tử giữa cá nhân với nhau CNTT CO DDoS Công nghệ thông tin Chứng nhận xuất xứ ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu Tấn công từ chối dịch vụ phân tán ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ eCoSys Chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương EDI Trao đổi Dữ liệu Điện tử G2C Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cá nhân HSBC Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải HTML Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTTP Giao thức truyền tải siêu văn bản ID Tên đăng nhập IP Giao thức Internet NFC Giao tiếp tầm ngắn NH Ngân hàng NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam OTP Mật khẩu dùng một lần POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ 3 SMS Dịch vụ tin nhắn ngắn SSL Chứng chỉ mã hoá của Netscape TMĐT Thương mại điện tử TTĐT Thanh toán điện tử UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế URL Định vị tài nguyên thống nhất VAN Mạng Gia tăng Giá VbV Dịch vụ xác thực thẻ trực tuyến của Visa VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VNCERT VPN Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam Mạng riêng ảo 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1.3.2a Tỷ lệ người dùng Internet ở Việt nam 2011-2015 13 Biểu đồ 1.1.3.2b Dữ liệu giá trị TMĐT 2012-2015 14 Biểu đồ 1.1.3.2c Doanh thu top 10 sàn giao dịch TMĐT 2014 15 Biểu đồ 1.2.2.2. Bảng 8 bước thanh toán thẻ tín dụng 22 Biểu đồ 2.2.2.1a Tỷ lệ phần trăm người dùng của các phương thức thanh toán điện tử 2014-2015 32 Biểu đồ 2.2.2.1b Số giờ trung bình sử dụng Internet của người dân trong 1 số nước châu Á 32 Biểu đồ 3.1.1a Số liệu người dùng Internet ở Việt Nam 2003-2015 43 Biểu đồ 3.1.1b Tỷ lệ phần trăm thiết bị sử dụng để truy cập Internet tại Việt Nam 2014-2015 44 Biểu đồ 3.1.2 Tỷ lệ các hình thức quảng cáo trên website TMĐT ở Việt Nam 20142015 45 5 LỜI MỞ ĐẦU Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán diễn ra dưới hai hình thức, thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng từ xa xưa tới nay nhằm phục vụ việc mua bán, trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển phương thức thanh toán tiền mặt dường như chỉ còn phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, việc trao đổi thanh toán hàng hoá với số lượng ít. Một số điểm hạn chế về tiền mặt xét trên quan điểm kinh tế là phương thức này mang đến nhiều rủi ro, chi phí in ấn và bảo quản tiền mặt hàng năm rất cao. Hiện nay, trong thời kì hội nhập nền kinh tế toàn cầu làn sóng công nghệ đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong cách thanh toán của con người. Từ tiền giấy, tiền xu, mua hàng trả tiền tại quầy, quẹt thẻ một cách thủ công, nhân loại đã tiến đến giai đoạn thanh toán điện tử và thanh toán qua thiết bị di động. Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng. Việc không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt. Có thể nói thanh toán điện tử phát triển ngày càng nhanh chóng và đem lại lợi ích rõ ràng cho người thanh toán cũng như quốc gia. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số rủi ro tiềm tàng khác từ hình thức thanh toán điện tử khi tin tặc và kẻ lừa đảo có thẻ truy cập vào dữ liệu được mã hoá. Những kẻ xấu lợi dụng lỗ hổng bảo mật này để đánh cắp thông tin tử thẻ tín dụng, điện thoại của người tiêu dung. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng, các ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thương mại điện tử. 6 Nhận thức được vấn đề trên, nhóm sinh viên đã lựa chọn đề tài: “RỦI RO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI DIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ« . Bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử và tầm quan trọng của phương thức thanh toán điện tử. Chương 2: Thực trạng thanh toán điện tử trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số đề xuất nhằm giảm bớt rủi ro thanh toán điện tử trong thương mại điện tử ở Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RỦI RO THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: “Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”. Có thể thấy phạm vi của Thương mại điện rất rộng lớn và gần như bao quát tất cả các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế; theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. Ngoài ra phải kể đến giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Chính các hoạt động xảy ra thông qua mạng Internet như thế đã sinh ra thuật ngữ Thương mại điện tử. 1.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau 8  Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, điện thoại, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữ hai đối tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.  Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở bất kỳ đâu trên thế giới như là Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Đức,… mà không hề phải bước ra khỏi nhà cũng như không cần đầu tư quá nhiều chi phí, một công việc trước kia phải mất nhiều năm và tốn kém một khoản chi phí không hề nhỏ.  Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại 9 điện tử.  Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin là thị trường. Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính, v.v. Các website khá nổi tiếng như Yahoo, Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng. Các website này trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và dẫn đến tỉ lệ mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng (ví dụ như các đồ dùng như ti vi, tủ lạnh vì chúng khá cồng kềnh, nhiều sản phẩm chủng loại, mẫu mã, bảo hành nhưng nhờ sợ phát triển của các cattalog điện tử và dịch vụ chuyên chở thì mua bán chúng trở nên dễ dàng hơn). Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Thậm chí một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng. Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên website để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên mạng bằng cách mở cửa hàng ảo. 1.1.3. Lịch sử phát triển thương mại điện tử trên thế giới Thương mại điện tử là việc mua bán các sản phẩm hoặc dịch vụ qua Internet. thương mại điện tử là một thứ mà chúng ta tham gia hàng ngày, như thanh toán hóa đơn trực tuyến hoặc mua hàng qua mạng. Ngày nay, việc sống mà không có thương mại điện tử dường như là một ý nghĩ mang lại nhiều sự khó chịu và bất tiện đối với nhiều người. Mặc dù vậy, thực tế thì thương mại điện tử hiện đại mới chỉ được khai sinh cách đây một vài thập kỷ. 10 Lịch sử của Thương mại điện tử được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với 3 cách thức thanh toán điện tử mới được phát triển:  Giai đoạn 1960-1982 Mở đường cho thương mại điện là sự phát triển của Trao đổi Dữ liệu Điện tử (Electronic Data Interchange-EDI). EDI thay thế việc gửi thư truyền thống và gửi tài liệu qua fax bằng một kỹ thuật truyền dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Các đối tác thương mại có thể chuyển giao đơn đặt hàng, hoá đơn và các giao dịch kinh doanh khác bằng cách sử dụng định dạng dữ liệu điện tử. Khi một đơn đặt hàng được gửi đi, nó sẽ được kiểm tra bởi Mạng Gia tăng Giá (Value-Added Network - VAN) và cuối cùng được chuyển tới hệ thống xử lý đơn đặt hàng của người nhận. EDI cho phép truyền dữ liệu liền mạch mà không có sự can thiệp của con người. Michael Aldrich, nhà phát minh và doanh nhân người Anh, được coi là cha đẻ của hình thức mua sắm trực tuyến. Năm 1979, trong khi đi dạo cùng vợ và than thở về việc mua sắm hàng tuần tại siêu thị của họ, Aldrich nảy ra ý tưởng kết nối một chiếc TV với một máy tính xử lý giao dịch và một đường dây điện thoại. Ông gọi hệ thống này là "teleshopping," nghĩa là mua sắm ở một khoảng cách xa. Điều này mở đầu cho một cách thức mua sắm mà con người không phải trực tiếp gặp nhau để mua bán.  Giai đoạn 1982-1990 Ngay từ ban đầu, việc mua sắm trực tuyến B2B (business to business) khá chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận về mặt thương mại còn B2C (business to customer) sẽ không thành công cho đến khi máy tính cá nhân và Internet được phổ biến rộng rãi. Năm 1982, Pháp tung ra Minitel, tiền thân của Internet, một dịch vụ trực tuyến sử dụng một thiết bị đầu cuối Videotex được truy cập thông qua đường dây điện thoại. Minitel được miễn phí với người dùng điện thoại và kết nối hàng triệu người dùng vào một mạng máy tính. Đến năm 1999, hơn 9 triệu thiết bị đầu cuối Minitel đã được phân phối và đã kết nối khoảng 25 triệu người dùng trong mạng di động này. Hệ thống Minitel đạt đỉnh điểm vào năm 1991 và từ từ sụt giảm sau thành công của Internet 3 năm sau đó. Sự phát triển của Internet đã dần thay thế hình thức này.  Giai đoạn thập niên 90 đến nay Vào năm 1990, Tim Berners Lee, cùng với bạn của ông, Robert Cailliau, đã đưa 11 ra đề xuất xây dựng một "dự án siêu văn bản" gọi là "World Wide Web". Cùng năm đó, Lee sử dụng một NeXTcomputer tạo ra máy chủ web đầu tiên và đã viết trình duyệt web đầu tiên. Không lâu sau đó, ông tiếp tục khởi động web vào ngày 6 tháng 8 năm 1991 như một dịch vụ công khai trên Internet. Khi Lee Berner quyết định ông sẽ đảm nhiệm công việc kết hợp siêu văn bản với Internet, nó dẫn ông đến việc tiếp tục phát triển URL, HTML và HTTP. Ngay từ đầu, đã có nhiều sự lưỡng lự và lo ngại về việc mua sắm trực tuyến, nhưng sự phát triển của giao thức bảo mật SSL Socket Layer (chứng chỉ mã hoá của Netscape) đã cung cấp một phương tiện an toàn để truyền dữ liệu qua Internet. Các trình duyệt Web đã có thể kiểm tra và xác định liệu trang web có chứng chỉ SSL được xác thực hay không và dựa vào đó, có thể xác định liệu trang web có đáng tin cậy hay không. Giờ đây, giao thức mã hóa SSL là một phần quan trọng của bảo mật web và phiên bản 3.0 đã trở thành chuẩn cho hầu hết các máy chủ web hiện nay. Như vậy, thương mại điện tử được giới thiệu cách đây 40 năm và cho đến ngày nay vẫn liên tục phát triển với các công nghệ mới, những ý tưởng đột phá và hàng ngàn doanh nghiệp tham gia vào thị trường trực tuyến hàng năm. Sự tiện lợi, an toàn và trải nghiệm người dùng của thương mại điện tử đã được cải thiện theo cấp số nhân kể từ khi xuất hiện vào 1970. Việc sử dụng Internet ngày càng tăng, thiết bị máy tính bảng và điện thoại thông minh cùng với sự tin tưởng của người tiêu dùng trở nên vững chắc hơn cho thấy thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng. Với các phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, sự giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã trở nên hấp dẫn hơn, khiến cho việc trao đổi giao dịch trực tuyến diễn ra dễ dàng hơn. Các nhà bán lẻ Internet đang tiếp tục phấn đấu để tạo ra nội dung tốt hơn và trải nghiệm mua sắm gần với thực tế hơn. 1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử ở Việt nam 1.1.4.1. Giai đoạn hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam (1997 đến 2003) Cuối năm 1997 (19/11/1997), Internet vẫn chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam dù đây là mốc thời gian đánh dấu ngày Việt Nam chính thức gia nhập mạng Internet toàn cầu . Đến năm 2000, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều cửa hàng điện tử với chi phí không cao. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có 12 những quy định khá cụ thể về giao dịch điện tử như Bộ luật Hình sự năm 2000, Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn bản dưới luật trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn khó áp dụng thực tế do nhận thức chưa toàn diện về thương mại điện tử và những hạn chế về cơ sở pháp lý và cho đến năm 2003, Bộ Thương mại mới công bố bản báo cáo thương mại điện tử Việt Nam đầu tiên. 1.1.4.2 Giai đoạn phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam (2004 đến nay)  Thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh Tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam ngày càng tăng, khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng thu hẹp. Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm của người Việt Nam tăng rất nhanh, với sự bùng nổ của chiếc điện thoại thông minh, người dùng đã xuất hiện thói quen tìm kiếm thức mình muốn ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ lúc nào họ muốn, đó là lợi thế cho các nhà kinh doanh với hình thức thương mại điện tử. Biểu đồ 1.1.3.2a Tỷ lệ người dùng Internet ở Việt nam 2011-2015 * Nguồn: Báo cáo của NetCitizens Vietnam Với mức tăng trung bình 2,5%/năm cùng với sự phát triển các hạ tầng hiện đại phục vụ cho kết nối Internet (điển hình là mạng 4G của Viettel đã phủ sóng toàn quốc có mặt tại hơn 100 huyện biên giới thuộc 25 tỉnh miền núi, khó khăn của Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Đăk Nông,Tây Ninh, Long An, An Giang...) giúp nhiều người sẽ tiếp cận được với Internet hơn, do đó thị trường thương mại điện tử và nhiều đối tượng khách hàng càng được mở rộng thêm. 13  Áp dụng của thương mại điện tử càng trở nên phổ biến Thương mại điện tử phát triển ở thị trường Việt Nam với 5 loại hình: B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng), B2G (giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước), C2C (giao dịch trực tiếp giữa cá nhân với nhau), G2C (giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân). Có nhiều dịch vụ mới xuất hiện ở Việt Nam và nhanh chóng phát triển như thanh toán điện tử, đào tạo trực tuyến (e-learning), Internet Banking, SMS Banking,... Chính phủ cung cấp các dịch vụ công trực tuyến như cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys), giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu (CO),... Hầu như tất cả các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã lập website để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến như cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; quy trình thủ tục hành chính công; tương tác với tổ chức cá nhân qua website;... Thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam qua số liệu chứng minh ở bảng dưới đây. Biểu đồ 1.1.3.2b Dữ liệu giá trị TMĐT 2012-2015 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán (%) 11.8 12.6 12.2 12.07 11.95 Doanh số thu được từ thương mại điện tử B2C (tỷ USD) 0.667 2.2 2.97 4.07 5 Giá trị mua hàng trực tuyến của 1 người (USD) 30 120 145 160 230 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (%) 46 48 57 73 - Tỷ lệ nhân lực chuyên trách về thương mại điện tử (%) 51 65 62 73 - *Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Công thương 14 Theo số liệu mới nhất của Bộ Công thương thì doanh số thương mại điện tử bán lẻ B2C của Việt Nam năm 2016 ước đạt 5 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi từ 2,2 tỷ USD năm 2013. Bên cạnh đó, theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA), mục tiêu đến năm 2020, doanh số bán lẻ lĩnh vực này đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ của cả nước. Trong đó, kỳ vọng các giao dịch thương mại điện tử B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020. Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã cung cấp dịch vụ trực tuyến như cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận thành lập văn phòng đại diện, chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giấy chứng nhận xuất xứ điện tử, thủ tục hải quan điện tử, khai thuế điện tử, đấu thầu qua mạng,...Tuy nhiên, khung pháp lý cho thương mại điện tử vẫn còn yếu kém, chưa đủ để tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển và hòa nhập với quốc tế. Thị trường thương mại điện tử sôi động và cạnh tranh hơn với sự ra nhập của những tân binh như Adayroi, Sdeal,...cạnh tranh với những sàn giao dịch lớn như Lazada, Sendo, Zalora, Hotdeal, muabannhanh.com, chotot.vn,...buộc các web này phải tung ra nhiều chiến lược mới như mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao nhận hàng, thanh toán. Biểu đồ 1.1.3.2c Doanh thu top 10 sàn giao dịch TMĐT 2014 *Nguồn: Báo cáo của Cục TMĐT Và CNTT Bộ Công Thương (VECITA) 15 Dù cho thương mại điện tử đang có mặt ở khắp mọi nơi, việc có một website, một tài khoản trên mạng xã hội hay một vị trí đẹp trên sàn giao dịch dần trở thành điều kiện tất yếu để cạnh tranh và để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng thì người tiêu dùng ở Việt Nam đa phần vẫn không tin tưởng vào những hình ảnh họ nhìn thấy trên mạng về sản phẩm hay chất lượng sản phẩm; người Việt Nam vẫn chuộng việc thanh toán bằng tiền mặt và đến tận cửa hàng để nhìn sản phẩm thực tế. Các ngân hàng ở Việt Nam vì lý do bảo mật nên đều khó khăn trong chuyện mở cửa gây trở ngại cho hoạt động thanh toán điện tử - một dịch vụ quan trọng trong thương mại điện tử. Ngoài ra, việc bảo mật vẫn chưa cao, dịch vụ chuyển phát, thanh toán, hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa linh hoạt cản trở sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Chính vì thế thị trường này có thể trở thành miếng mồi ngon cho những ai đang có dự định trở thành start-up muốn gia nhập thương mại điện tử. 1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1.2.1. Một số phương thức thanh toán điện tử thông dụng 1.2.1.1. Thanh toán qua thẻ -Mô tả: Thẻ thanh toán thường là một miếng nhựa (plastic) có kích thước tiêu chuẩn Chuẩn ID-1 của ISO/IEC7810 quy định là 85,60 × 53,98 mm và trên đó có băng từ hoặc chip điện tử ghi thông tin thẻ và chủ thẻ. Riêng thẻ thông minh chip điện tử thông minh giống như sim card và trong một số trường hợp, với bộ vi xử lý được gắn trong thẻ để phục vụ như là bộ nhớ giúp có thẻ có thể chứa nhiều thông tin hơn thẻ tín dụng với khả năng xử lý giao dịch sẵn có. Sau đây là một số loại thẻ thông dụng. -Đặc điểm:  Sử dụng thẻ ghi nợ (Debit card) Thẻ ghi nợ (Debit card) khác với thẻ tín dụng (Credit card) ở điểm căn bản nhất là không có quan hệ vay nợ. Thẻ ghi nợ kết nối với một tài khoản không kì hạn, khách hàng có tiền trong tài khoản thì tiêu, không vay được. Ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ không phải chịu rủi ro khi khách không có tiền trả nợ, giúp họ sử dụng được tiện ích thanh toán. Thẻ ghi nợ có thể sử dụng để thanh toán quốc tế nhưng đa số các NH ở Việt Nam chưa tích hợp hệ thống các mạng lưới thanh toán quốc tế. Các loại thẻ này 16 nếu muốn sử dụng thì phải đăng ký thêm như mẫu thẻ MasterCard Debit của ACB, VIB, VCB, nếu không thì các thẻ này chỉ được gọi là thẻ ATM, chỉ dùng rút tiền, chuyển khoản nội bộ NH và thanh toán hạn chế ở các điểm chấp nhận thẻ.  Sử dụng thẻ tín dụng (Credit card) Thẻ tín dụng do các NH phát hành cho khách hàng của mình để phục vụ cho việc thanh toán và rút tiền mặt. Một NH có số điểm các giao dịch có hạn và việc thanh toán thường thực hiện giữa các ngân hàng khác nhau, vì thế mà xuất hiện các tổ chức thanh toán quốc tế như VISA, MasterCard, American Express, Delta, v.v. hoặc thanh toán liên ngân hàng trong nội địa một nước. Khi chủ thẻ hết tiền trong tài khoản thì vẫn có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng trước mà không cần phải đi vay mượn người khác. Vì thẻ tín dụng được cấp một số tiền để sử dụng riêng. Số tiền này còn được gọi là hạn mức (credit limit) thì sau khi thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn, thì bạn đã chính thức vay ngân hàng nơi phát hành thẻ cho bạn. Khoản vay này của bạn sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu bạn trả trước 45 ngày. Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi. Quá trình thanh toán thẻ tín dụng: + Trình thẻ cho người thu tiền, thẻ sẽ được quết thông qua một thiết bị đọc thẻ +Máy đọc thẻ đọc thông tin trong dải từ của thẻ và gửi thông tin khóa (ví dụ số thẻ tín dụng, giới hạn tín dụng, ngày hết hạn ,v.v.) đến ngân hàng của cửa hàng (ví dụ của người bán) +Ngân hàng của người bán nhận thông tin và kiểm tra giao dịch +Nếu xác nhận giao dịch hợp lệ, ngân hàng của người bán sẽ gửi thông tin đơn hàng đến công ty tín dụng người thanh toán sử dụng (ví dụ VISA, MasterCard, JCB, American Express, v.v.) +Công ty tín dụng sẽ liên lạc ngân hàng của người thanh toán và yêu cầu xác nhận nếu thẻ tín dụng hợp lệ +Nếu xác nhận giao dịch hợp lệ, công ty tín dụng sẽ chuyển thông tin đến ngân hàng của người bán và họ sẽ chính thức phê duyệt giao dịch.  Sử dụng smartcard (Thẻ thông minh) Thẻ tín dụng thì có dải từ nhưng dải từ nên có thể đọc dễ dàng, viết, sao chép 17 hoặc thay đổi dễ dàng, dẫn đến trộm cắp và vi phạm an ninh. Bộ vi xử lý trên một thẻ thông minh làm cho nó gần như không thể sao chép, do việc sử dụng các thuật toán mật mã. Không giống như thẻ tín dụng, thẻ thông minh có thể được lập trình để lưu trữ thông tin và ứng dụng. Các thẻ này không chỉ liên kết với các tài khoản ngân hàng hoặc mã tín dụng mà còn có thể lưu trữ thêm thông tin y tế khẩn cấp, số giấy phép lái xe hoặc thậm chí thẻ gọi điện thoại. Một số các trường đại học phát hành thẻ thông minh cho sinh viên, cho phép họ có quyền ra vào các tòa nhà và mua sắm trong khuôn viên trường. 1.2.1.2. Thanh toán bằng ví điện tử -Mô tả: Ví điện tử là một thuật ngữ dùng trong giao dịch thương mại điện tử. Ví điện tử là một loại tài khoản trực tuyến được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với Ngân hàng để quản lý tiền và thông qua kết nối này, ngân hàng giúp người dùng an tâm hơn và người bán cũng tin tưởng hơn khi chắc chắn nhận được tiền ngay khi giao dịch thành công. Ngoài chức năng thanh toán truyền thống, Ví điện tử có thể nhận tiền từ bên ngoài chuyển vào thông qua Cổng thanh toán điện tử trên website, việc nạp tiền vào Ví điện tử được thực hiện bằng nhiều cách như nộp tiền mặt, chuyển khoản, nạp thẻ điện thoại, thẻ game... tùy theo sự tiện dụng của người dùng. -Đặc điểm: Để có ví điện tử, khách hàng phải đăng nhập vào các trang web cung cấp dịch vụ ví điện tử (ví dụ: Paypal, Webmoney, Nganluong, Baokim, v.v.) và đăng ký các ví điện tử bao gồm thông tin cơ bản; sau đó khách hàng sẽ được cấp tên đăng nhập (ID) để người bán có thể nhận dạng được người mua, đây cũng giống như số PIN trên thẻ ghi nợ, ngoài ra khi thực hiện thanh toán thì người bán cũng phải có ID để người mua nhận diện và chuyển tiền vào tài khoản người đó. Các tài khoản cá nhân cũng có thể thiết lập được với ví điện tử để tiện cho việc giao dịch trong thương mại điện tử khi người sử dụng có quá nhiều tài khoản. Ðây là điều khác nhau giữa một người sử dụng ví điện tử và một người không sử dụng ví điện tử, đó là việc xử lý thanh toán sẽ thuận tiện hơn. Ngoài ra, người sử dụng ví điện tử sẽ có một số lợi điểm hơn như việc các phần mềm của ví điện tử sẽ lưu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan