Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng tmcp việt nam...

Tài liệu Rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng tmcp việt nam

.PDF
82
947
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------ Người thực hiện : LÊ THỊ DUY MỸ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN 1 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 3 1.2 1.2.1 Khái niệm về rủi ro 3 1.2.2 Bản chất rủi ro 4 1.2.3 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5 1.2.4 Quản tri rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5 1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 7 1.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế - xã hội 1.3 Tổng quan rủi ro thanh khoản 1.3.1 Các khái niệm 8 9 9 1.3.1.1 Thanh khoản 9 1.3.1.2 Rủi ro thanh khoản 9 1.3.2 Biểu hiện của rủi ro thanh khoản 10 1.3.3 Nguyên nhân chủ yếu 10 1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản 11 1.4 Các chiến lược quản trị thanh khoản 12 1.4.1 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản 12 1.4.2 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào các khoản mục nợ 13 1.4.3 Chiến lược quản trị kết hợp 13 1.5 Các phương pháp quản trị thanh khoản 15 1.5.1 Đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả 15 1.5.2 Quản trị bằng các chỉ tiêu thanh khoản 16 1.5.3 Quản trị bằng các chỉ tiêu thanh khoản kết hợp với các tín hiệu thị trường. 18 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn 19 Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam về rủi ro thanh khoản 20 1.5.4 1.6 1.6.1 Trên thế giới 20 1.6.1.1 Ngân hàng Barings (Anh quốc) năm 1995 20 1.6.1.2 Các ngân hàng TMCP Argentina năm 2001 20 1.6.1.3 Các ngân hàng Nga năm 2004 21 1.6.2 Tại Việt Nam 22 1.6.2.1 Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2003 22 1.6.2.2 Ngân hàng TMCP Phương Nam năm 2005 22 1.6.2.3 Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2012 23 Tóm tắt chƣơng 1 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM 25 2.1 Tổng quan về cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 25 2.2 Tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam 25 2.2.1 Các sự kiện kinh tế nổi bật giai đoạn 2007 – 2012 25 2.2.1.1 Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước 25 2.2.1.2 Tình hình mua bán-sáp nhập các ngân hàng nhỏ 26 2.2.2 Thực trạng thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam 28 2.1.2.1 Cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2008 28 2.2.2.2 Thanh khoản năm 2010 – 2012 30 2.2.3 Mục tiêu tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng 32 2.2.4 Quy trình quản trị an toàn thanh khoản 33 2.3 2.2.4.1 Xây dựng cơ cấu cho việc quản lý an toàn thanh khoản 33 2.2.4.2 Đo lường và theo dõi yêu cầu cấp vốn ròng 34 2.2.4.3 Quản lý khả năng tiếp cận thị trường 35 2.2.4.4 Lập kế hoạch dự phòng 35 Chỉ tiêu thanh khoản ở các NHTMCP VN giai đoạn 2007-2011 36 2.3.1 Vốn điều lệ 40 2.3.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 41 2.3.3 Hệ số H1 và H2 44 2.3.4 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 47 2.3.5 Chỉ số năng lực cho vay H4 48 2.3.6 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 50 2.3.7 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 51 2.3.8 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 52 2.3.9 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8 53 2.3.10 Đánh giá chung về thanh khoản của các NHTMCP VN 54 Tóm tắt chƣơng 2 56 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 3.1 Về phía Ngân hàng Nhà nước 3.1.1 Đảm bảo điều hành nền kinh tế vĩ mô ổn định 57 57 57 3.1.2 Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành chính sách tài chính-tiền tệ 58 3.1.3 Xây dựng các phương án “cấp cứu” khi xảy ra dấu hiệu của khủng hoảng thanh khoản 59 3.1.4 Chú trọng phát triển thị trường liên ngân hàng 60 3.1.5 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại 60 3.2 Về phía Ngân hàng Thương Mại 61 3.2.1 Xem quản trị thanh khoản là ưu tiên hàng đầu 61 3.2.2 Thành lập ban an toàn thanh khoản 61 3.2.3 Quản lý tốt chất lượng tín dụng, chất lượng huy động 61 3.2.4 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường 62 3.2.5 Áp dụng các công cụ tài chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro 63 3.2.6 Đa dạng hóa các nguồn tiền 64 3.2.7 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp 64 3.2.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp 3.2.9 Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp 65 65 Tóm tắt chƣơng 3 66 KẾT LUẬN 67 Danh mục các từ viết tắt NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam EXIMBANK Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam SACOMBANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ACB Ngân hàng TMCP Á Châu TECHCOMBANK Ngân hàng TMCP Kỹ Thương MB Ngân hàng TMCP Quân Đội NLP Trạng thái thanh khoản ròng DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2007 đến tháng 06/2012 Bảng 2.2: Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà Nước tính đến ngày 15/06/2012 Bảng 2.3: 31 36 Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần tính đến ngày 15/06/2012 37 Bảng 2.4: Vốn điều lệ từ năm 2007-2012 40 Bảng 2.5 : Tốc độ tăng vốn điều lệ 41 Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 42 Bảng 2.7: Hệ số H1 44 Bảng 2.8: Hệ số H2 45 Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 47 Bảng 2.10: Chỉ số năng lực cho vay H4 49 Bảng 2. 11: Chỉ số dư nợ/ tiền gửi khách hàng H5 50 Bảng 2.12 : Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 51 Bảng 2.13: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 52 Bảng 2.14 : Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8 ] 53 DANH MỤC ĐỒ THỊ , HÌNH VẼ Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ................................................. 43 Biểu đồ 2.2: Hệ số H2 của ngân hàng qua các năm ............................... 46 Biểu đồ 2.3: Chỉ số H3 bình quân của 2 nhóm ngân hàng ..................... 48 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng từ 2001-2010 ...................... 49 Biểu đồ 2.5: Chỉ số H5 của ngân hàng qua các năm .............................. 51 Biểu đồ 2.6: Chỉ số H8 trung bình của 2 nhóm ngân hàng .................... 54 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất trong các rủi ro của ngân hàng, bởi nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Trên thế giới đã có nhiều bài học về việc các ngân hàng bị phá sản do mất thanh khoản. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu ở Mỹ từ cuối năm 2007 nhưng thực sự bùng nổ và tác động mạnh đến toàn thế giới khi các ngân hàng lớn có nhiều năm tuổi bị phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do mất thanh khoản. Chính vì mức độ ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản là rất lớn nên vấn đề an toàn thanh khoản luôn được các nhà quản trị ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do đặc điểm hệ thống ngân hàng còn non trẻ nên vấn đề quản trị thanh khoản chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy mô và số lượng. Các ngân hàng cứ ồ ạt thành lập, mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm chiếm càng nhiều thị phần càng tốt. Các ngân hàng cạnh tranh nhau để gia tăng lợi nhuận. Mà lợi nhuận lại thường đi kèm với rủi ro. Rồi thì tăng trưởng tín dụng ồ ạt. Để đáp ứng nhu cầu cho vay đang tăng lên của mình, các ngân hàng tăng lãi suất huy động nhằm thu hút lượng tiền gửi trong dân cư. Thậm chí nhiều ngân hàng còn chấp nhận cả lãi suất vay liên ngân hàng, vay qua đêm rất cao. Tăng trưởng tín dụng nóng trong thời điểm nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh làm ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Khả năng thu hồi nợ thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thanh khoản của ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro. Mãi chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, ngân hàng có thể bị mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm của ngân hàng giảm sút, hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hay cho vay đối với ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến trước được. Ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của ngân hàng này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với các rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản cho vay này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ…. Có rất nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến an toàn thanh khoản của ngân hàng. Mặc dù chưa bị khủng hoảng thanh khoản như các ngân hàng khác trên thế giới nhưng các ngân hàng Việt Nam cũng đã có những giai đoạn gặp phải khó khăn thanh khoản. Và không ai dám nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu như an toàn thanh khoản của ngân hàng không được đặc biệt quan tâm chú trọng từ bây giờ. Mục đích nghiên cứu Đề tài “rủi ro thanh khoản trong các NHTMCP Việt Nam ” với mong muốn đánh giá được thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn năm 2007-2012, phân tích – so sánh các chỉ tiêu thanh khoản giữa các nhóm ngân hàng từ đó đề xuất những giải pháp tích cực giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng rủi ro thanh khoản và phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung xem xét, phân tích và đánh giá theo các phạm vi sau:  Thời gian chọn nghiên cứu: giai đoạn 2007 – 2012.  Không gian: các ngân hàng thương mại Việt Nam.  Tám đối tượng được xem xét là NH TMCP Ngoại Thương, NH TMCP Công Thương, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín, NH TMCP Á Châu, NH TMCP Kỹ Thương, NH TMCP Quân Đội. Tám ngân hàng này trong quá trình phân tích được chia làm hai nhóm: NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Đây là những ngân hàng tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, các phương pháp sau được sử dụng: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp... Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Từ việc nghiên cứu thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2007 – 2012 đến việc phân tích các chỉ tiêu an toàn thanh khoản của một số ngân hàng điển hình, đề tài đã đưa ra một số kết luận và khuyến nghị cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang hoạt động ở Việt Nam. Qua đó rút ra được rằng kinh doanh ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế vững mạnh. Đây là một hoạt động mang lại lợi nhuận cao đồng thời rủi ro cũng rất lớn, bởi sự sụp đổ của một ngân hàng không những có thể kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, mà còn có thể khiến cho các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế đi đến bờ vực phá sản. Vì vậy, quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng cần phải được quan tâm hợp lý và đúng mức hơn nữa, để hướng tới mục đích đảm bảo sự an toàn và phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương chính như sau:  Chương 1: Khái quát về rủi ro kinh doanh và rủi ro thanh khoản.  Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.  Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản. Trang 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời số vốn đó được sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân với mục đích phát triển kinh tế xã hội. Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo ra tiền. Trang 2  Chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian trong việc tập trung huy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, bao gồm: tiền tiết kiệm của dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu thiếu vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.  Chức năng trung gian thanh toán: ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian để thực hiện các thanh toán các giao dịch giữa người mua và người bán hàng hóa, giữa các khách hàng với nhau nhằm hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại của các đối tượng nêu trên. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ Trang 3 tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.  Chức năng tạo ra tiền cho nền kinh tế: cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, do vậy ngoài chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán ngân hàng thương mại còn thức hiện chức năng tạo ra tiền. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1 Khái niệm về rủi ro Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm sau: Trang 4  Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh.  Theo quan điểm trung hoà: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng, phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới. 1.2.2 Bản chất của rủi ro Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro:  Một là, khả năng rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao và ngược lại ít rủi ro thì lợi nhuận cũng không nhiều.  Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng. Trang 5  Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra. 1.2.3 Các loại rủi to trong kinh doanh ngân hàng: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có bốn loại rủi ro cơ bản sau:  Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.  Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ hay có phát sinh tài sản nội ngoại bảng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.  Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.  Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Mọi rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều đổ dồn về rủi ro thanh khoản. 1.2.4 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Theo quan điểm của trường phái mới, được nhiều người đồng thuận, cho rằng cần quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện. Theo đó, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàndiện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị Trang 6 rủi ro bao gồm năm bước : nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro. Nhận dạng rủi ro: Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp. Phân tích rủi ro: Đây chính là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro nhằm đề ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn. Đo lường rủi ro: Muốn vậy, phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường rủi ro và phân tích, đánh giá. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, tức là mức độ nghiêm trọng của tổn thất, đây là tiêu chí có vai trò quyết định. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin, ... Tài trợ rủi ro: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần Trang 7 thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục và chuyển giao rủi ro. 1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro: Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:  Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả.  Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi ro cao.  Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.  Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô...  Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ. Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:  Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.  Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.  Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được.  Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.  Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo. Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:  Do thiên tai, hoả hoạn.  Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định.  Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.  Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. Trang 8 1.2.6 Ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế -xã hội: Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản ,... Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con đường phá sản là tất yếu. Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn... làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và khu vực. Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. Rủi ro trong hoạt động tín dụng còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, bởi lẽ trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước gia tăng rất nhanh nên rủi ro tín dụng ở một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan. Thực tiễn đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á (1997) và cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng