Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l. ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và bi...

Tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l. ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la

.PDF
237
460
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VŨ QUANG GIẢNG RỆP SÁP MỀM NÂU Coccus hesperidum L. (Homoptera:Coccidae) HẠI CÀ PHÊ CHÈ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THEO HƯỚNG TỔNG HỢP TẠI TỈNH SƠN LA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 62.62.10.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh GS.TS. Phạm Văn Lầm HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cám ơn. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012 Tác giả luận án Vũ Quang Giảng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, GS.TS. Phạm Văn Lầm đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học và Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cà phê cây ăn quả Sơn La; lãnh đạo trạm cà phê Chiềng Ban - Hua La; Lãnh đạo các xã Hua La, Chiềng Ban đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp người thân trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012 Tác giả luận án Vũ Quang Giảng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Các ký hiệu và chữ viết tắt vi Danh mục bảng viii Danh mục hình xi MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5 Những đóng góp mới của đề tài 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 7 1.2.1 Nghiên cứu về rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê 1.2.2 Nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. 1.3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.3.1 12 23 Nghiên cứu về rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae hại cà phê ở Việt Nam 1.3.2 7 23 Nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. ở Việt Nam 1.4 Những vấn đề đã được và chưa được đề cập đến Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 29 31 iii Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu 33 33 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La 33 2.1.2 Điều kiện địa điểm nghiên cứu 34 2.2 Thời gian nghiên cứu 35 2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 35 2.3.1 Vật liệu nghiên cứu 35 2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu 35 2.4 Nội dung nghiên cứu 35 2.5 Phương pháp nghiên cứu 35 2.5.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của rệp sáp mềm nâu 2.5.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của rệp sáp mềm nâu 2.5.3 2.5.5 36 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của rệp sáp mềm nâu 2.5.4 35 42 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ rệp sáp mềm nâu trên cây cà phê chè 44 Phương pháp tính toán xử lý số liệu 49 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50 3.1 Vị trí phân loại, đặc điểm hình thái của rệp sáp mềm nâu 50 3.2 Đặc điểm sinh học của rệp sáp mềm nâu 54 3.2.1 Tập tính sống của rệp sáp mềm nâu 54 3.2.2 Thời gian phát triển, vòng đời của rệp sáp mềm nâu 55 3.2.3 Khả năng sinh sản của rệp sáp mềm nâu 57 3.2.4 Bảng sống và các chỉ số sinh học cơ bản của rệp sáp mềm nâu 62 3.2.5 Ký chủ của rệp sáp mềm nâu 65 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. iv 3.2.6 Đặc điểm phân bố gây hại trên cây cà phê chè của rệp sáp mềm nâu 3.3 Đặc điểm sinh thái học của rệp sáp mềm nâu 3.3.1 75 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của quần thể rệp sáp mềm nâu 3.4 Biện pháp phòng trừ rệp sáp mềm nâu trên cây cà phê chè 3.4.1 75 Tình hình phát sinh của rệp sáp mềm nâu trên cà phê chè ở Sơn La 3.3.2 67 82 91 Đánh giá thiệt hại năng suất cà phê chè do rệp sáp mềm nâu gây ra 91 3.4.2 Hiệu quả của biện pháp canh tác 95 3.4.3 Nghiên cứu khả năng sử dụng biện pháp sinh học 3.4.4 Hiệu quả phòng trừ rệp sáp mềm nâu của một số thuốc bảo vệ thực vật 101 115 3.4.5 Xây dựng mô hình phòng trừ rệp sáp mềm nâu trên cà phê chè 121 3.4.6 Quy trình phòng trừ rệp sáp mềm nâu trên cà phê chè KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 128 132 1 Kết luận 132 2 Đề nghị 133 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 134 Tài liệu tham khảo 135 Phụ lục 147 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. v CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, Diễn giải chữ viết tắt CCRI Viện nghiên cứu cà phê trung tâm (Central Coffee Research Institute) cs. Cộng sự DT Thời gian tăng đôi số lượng trong quần thể et al. Và những người khác K Tổng tích ôn hữu hiệu MĐPB Mức độ phổ biến MH1 Mô hình 1 MH2 Mô hình 2 MH3 Mô hình 3 Q Tổng tích ôn năm của khu vực Sơn La r Tỷ lệ gia tăng tự nhiên RH Ẩm độ tương đối của không khí (%) RSMN Rệp sáp mềm nâu R0 Hệ số nhân của một thế hệ Số TT Số thứ tự T Thời gian một thế hệ tính theo đời con Tc Thời gian một thế hệ tính theo mẹ t0 Nhiệt độ khởi điểm phát dục t0C Nhiệt độ không khí (độ C) ttn Giá trị thực nghiệm của hàm phân phối chuẩn t student t(0.05,14) Giá trị lý thuyết hàm t student với mức ý nghĩa 0,05, bậc tự do 14. Y Số lứa lý thuyết trong 1 năm của rệp sáp mềm nâu λ giới hạn tăng tự nhiên Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. vi < Nhỏ hơn > Lớn hơn ♀ Cái ♂ Đực χ2tn Giá trị thực nghiệm của hàm phân phối chuẩn Khi bình phương χ2(0.05,1) Giá trị lý thuyết của hàm khi bình phương ở mức ý nghĩa 0,05, bậc tự do là 1 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Thời gian phát triển của rệp sáp mềm nâu (Sơn La 2009, 2010) 55 3.2 Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 59 3.3 Tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu ở các tháng (Sơn La, 2009) 60 3.4 Tỷ lệ trứng nở qua các ngày sau đẻ của rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 61 3.5 Bảng sống của rệp sáp mềm nâu hại cà phê chè (Sơn La, 2010) 63 3.6 Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rệp sáp mềm nâu hại cà phê chè (Sơn La, 2010) 65 3.7 Ký chủ của rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 66 3.8 Tỷ lệ các bộ phận của cây cà phê chè bị rệp sáp mềm nâu gây hại (Sơn La, 2008) 3.9 Mật độ rệp sáp mềm nâu trên các bộ phận của cây cà phê chè (Sơn La, 8/2008) 3.10 73 Mật độ rệp sáp mềm nâu trên cành và chồi vượt của cây cà phê chè trong mùa đông (Sơn La, 2008, 2009) 3.15 72 Tỷ lệ cành và chồi vượt của cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu trong mùa đông (Sơn La, 2008, 2009) 3.14 71 Mật độ rệp sáp mềm nâu ở mặt trên và mặt dưới của cành bánh tẻ (Sơn La, 2008) 3.13 70 Mật độ rệp sáp mềm nâu ở đoạn cành bánh tẻ và đoạn cành già của cà phê chè (Sơn La, 2008) 3.12 69 Mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu trong tán cây cà phê chè (Sơn La, 2008, 2009) 3.11 68 74 Tuổi cây cà phê chè và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 83 viii 3.16 Vị trí vườn cà phê so với khu dân cư và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008) 3.17 Địa hình trồng cà phê chè và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 3.18 100 Thành phần côn trùng thiên địch của rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008) 3.28 98 Mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu ở các khu vực trồng cà phê chè tập trung (Sơn La, 2009) 3.27 97 Biện pháp tỉa cành tạo tán và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu trên cà phê chè (Sơn La, 2008) 3.26 96 Biện pháp tỉa cành tạo tán và tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008) 3.25 94 Cà phê chè trồng xen nhãn và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008) 3.24 93 Thiệt hại do rệp sáp mềm nâu gây ra đối với năng suất cà phê chè (Sơn La, 2010) 3.23 92 Mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng cà phê chè (Sơn La, 2010) 3.22 90 Mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu trên cành cà phê chè ở các mức thả rệp (Sơn La, 2010) 3.21 88 Hướng phơi vườn cà phê chè và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 3.20 87 Vị trí trồng cà phê chè trên đồi và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 3.19 85 102 Khả năng ăn rệp sáp mềm nâu của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến (Sơn La, 2008) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 111 ix 3.29 Tỷ lệ ký sinh của ong Microterys sp. trên rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 3.30 Số lượng ấu trùng rệp sáp mềm nâu các tuổi xuất hiện dấu hiệu ong ký sinh (Sơn La, 2008 -2009) 3.31 117 Hiệu lực trừ rệp sáp mềm nâu của thuốc Anisaf SH - 01 ở điều kiện phòng thí nghiệm (Sơn La, 2009) 3.34 116 Hiệu lực trừ rệp sáp mềm nâu của các loại thuốc hoá học ở điều kiện đồng ruộng (Sơn La, 2009) 3.33 114 Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học đối với rệp sáp mềm nâu ở điều kiện phòng thí nghiệm (Sơn La, 2009) 3.32 112 119 Hiệu lực trừ rệp sáp mềm nâu của thuốc Anisaf SH - 01 với các nồng độ khác nhau ở điều kiện ngoài đồng ruộng (Sơn La, 2009) 120 3.35 Mức độ bị nhiễm rệp sáp mềm nâu ở các mô hình cà phê áp dụng các biện pháp phòng trừ khác nhau (Sơn La, 2010) 3.36 Năng suất quả tươi ở các mô hình cà phê chè áp dụng các biện pháp phòng trừ rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2010) 3.37 126 Chi phí đầu tư cho 1 ha ở các mô hình phòng trừ rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2010) 3.39 125 Giá trị sản phẩm cà phê thu được ở các mô hình cà phê chè áp dụng các biện pháp phòng trừ rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2010) 3.38 123 127 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha của các mô hình phòng trừ rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2010) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 128 x DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Trứng rệp sáp mềm nâu 53 3.2 Ấu trùng RSMN tuổi 1 dạng phát tán 53 3.3 Ấu trùng tuổi 1 giai đoạn định vị 53 3.4 Ấu trùng rệp sáp mềm nâu tuổi 2 53 3.5 Ấu trùng rệp sáp mềm nâu tuổi 3 53 3.6 Trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu 53 3.7 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp mềm nâu 64 3.8 Biến động tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008, 2009, 2010) 3.9 76 Tỷ lệ và chỉ số cành cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008) 79 3.10 Tỷ lệ và chỉ số cành cà phê nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009) 81 3.11 Tỷ lệ và chỉ số cành cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2010) 82 3.12 Bọ đuôi kìm nâu Nesogaster sp. 107 3.13 Bọ đuôi kìm đen Eparchus sp. (♀) 107 3.14 Bọ đuôi kìm đen Eparchus sp. (♂) 107 3.15 Bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr. 107 3.16 Bọ rùa đỏ viền đen Chilocorus sp. 107 3.17 Bọ rùa đen Chilocorus nigritus Fab. 107 3.18 Bọ rùa 6 vệt đen Menlochilus sexmaculatus Fabr. 108 3.19 Bọ rùa khổng lồ Synonycha grandis Thunb. 108 3.20 Trưởng thành sâu bướm màu vàng ăn rệp sáp mềm Eublemma 3.21 amabilis 108 Sâu bướm màu vàng ăn rệp sáp mềm Eublemma amabilis 108 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. xi 3.22 Kén sâu bướm màu vàng ăn rệp sáp mềm Eublemma amabilis 3.23 Nhộng sâu bướm màu vàng ăn rệp sáp mềm Eublemma amabilis 108 3.24 Trưởng thành sâu bướm màu nâu ăn rệp sáp mềm 109 3.25 Sâu bướm màu nâu ăn rệp sáp mềm 109 3.26 Kén nhộng sâu bướm màu nâu ăn rệp sáp mềm 109 3.27 Nhộng sâu bướm màu nâu ăn rệp sáp mềm 109 3.28 Trưởng thành ong cánh vàng đốm hoa văn trắng Microterys sp. 109 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 108 xii MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới. Hiện nay cà phê được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu, châu Mỹ vv...Thành phần chính của cà phê là chất Cafein chiếm từ 0,8% đến 3% có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức làm việc trí óc và hoạt động của hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết. Ngoài ra trong hạt cà phê còn chứa một số chất dinh dưỡng như Protein hoà tan và một số Vitamin (Phạm Kiến Nghiệp, 1984; Phan Quốc Sủng, Đoàn Triệu Nhạn, 1999) [21], [27]. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 1999 diện tích cà phê cho thu hoạch 330,8 nghìn ha, lượng cà phê nhân xuất khẩu 482 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu 585 triệu USD nhưng đến năm 2010 diện tích cà phê cho thu hoạch đã đạt 504 nghìn ha, sản lượng xuất khẩu 1.157.522 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1.663.256.421 USD. Hiện nay, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới sau Braxin. Cà phê được trồng ở các vùng khác nhau trong cả nước. Năm 2009, diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên là 481,807 nghìn ha, Đông Nam Bộ là 39,016 nghìn ha, Bắc Trung Bộ là 6,586 nghìn ha và Trung du miền núi phía Bắc là 5,084 nghìn ha [11]. Ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu trồng cà phê vối Coffea canephora, ở vùng Bắc Trung Bộ và trung du miền núi phía Bắc trồng cà phê chè Coffea arabica. Theo kế hoạch đến năm 2010, nước ta sẽ phát triển 100 nghìn ha cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ (Đoàn Triệu Nhạn và cs., 1999) [22]. Ở Sơn La, cà phê được trồng từ trước năm 1945 và chủ yếu trồng cà phê chè Coffea arabica với giống Bourbon và Typica. Diện tích trồng cà phê còn hạn chế, rải rác trong các vườn nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu tự cung tự Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 1 cấp, chưa trở thành hàng hoá. Đến năm 1993 cây cà phê được coi là cây chủ lực của tỉnh; từ đó diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng và thực sự trở thành cây xoá đói giảm nghèo, vươn lên là giầu của cộng đồng các dân tộc Sơn La. Năm 2005 diện tích trồng cà phê ở Sơn La là 2.866 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 3.023 tấn, đến năm 2009 diện tích đã đạt 3.625 ha, sản lượng đạt 4.456 tấn. Cà phê được trồng thành những vùng tập trung ở 3 huyện: Mai Sơn 1.500 ha, thành phố Sơn La 1.555 ha, Thuận Châu 426 ha (Cục Thống kê Sơn La, 2010) [6]. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về diện tích trồng cà phê chè ở tỉnh Sơn La, sâu hại cà phê cũng phát triển mạnh mẽ, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, việc thay đổi cơ cấu giống, tập quán canh tác lạc hậu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của sâu hại. Giống cà phê chè cũ Bourbon và Typica được thay bằng giống mới Catimor đã làm thay đổi mức độ phát triển của quần thể sâu hại. Những sâu hại chủ yếu trước đây đến nay không còn là sâu hại có ý nghĩa kinh tế. Ngược lại, những loài sâu hại thứ yếu nay có điều kiện bùng phát về số lượng gây hại hại nghiêm trọng trên các vườn cà phê chè. Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevr.) trước đây gây hại nặng trên cà phê chè giống Bourbon và Typica nhưng đến nay ít gây hại trên cà phê giống Catimor, còn loài rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.) và loài sâu tiện vỏ (Dihamus cervinus) xuất hiện và gây hại nặng trên cà phê chè giống Catimor. Đặc biệt loài rệp sáp mềm nâu thường xuyên xuất hiện trên cà phê chè ở các thời điểm trong năm. Chúng chích hút dịch cây làm cho cây cà phê phát triển kém, lá nhỏ giòn, quả nhỏ và rụng. Nguy hiểm hơn là sự gây hại gián tiếp của rệp sáp mềm nâu do lớp nấm muội đen phát triển trên dịch mật do rệp tiết ra; lớp nấm này làm giảm quá trình quang hợp của cây, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê. Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về loài rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.) gây hại trên các loài cây trồng và đặc biệt trên cây cà Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 2 phê còn rất hạn chế. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu bảo vệ thực vật trên cây cà phê trong cả nước nói chung và ở tỉnh Sơn La nói riêng, luận án đã chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài “Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. (Homoptera: Coccidae) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh Sơn La” 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của loài rệp sáp mềm nâu gây hại trên cà phê chè ở tỉnh Sơn La; các kết quả này là những dẫn liệu khoa học mới để các nhà khoa học sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài đã đề xuất được biện pháp phòng chống loài rệp sáp mềm nâu hại cà phê chè một cách có hiệu quả bằng các giải pháp canh tác, sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, góp phần sản xuất cà phê bền vững cho tỉnh Sơn La nói riêng và cả nước nói chung. 3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3.1 Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình hình phát sinh gây hại của rệp sáp mềm nâu hại cây cà phê chè nhằm đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng chống loài sâu hại này theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế cao ở tỉnh Sơn La. 3.2 Yêu cầu - Xác định được vai trò, ý nghĩa kinh tế của loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. trên cà phê chè tại tỉnh Sơn La; - Xác định được các đặc điểm cơ bản về hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L; Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 3 - Xác định được tình hình phát sinh, diễn biến tỷ lệ và mức độ nhiễm, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. trên cà phê chè tại vùng Sơn La; - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp riêng biệt, xây dựng mô hình phòng chống rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. theo hướng tổng hợp trên cà phê chè đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. trên cây cà phê chè. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của rệp sáp mềm nâu. Xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống rệp sáp mềm nâu gây hại trên cà phê chè theo hướng tổng hợp ở vùng nghiên cứu. 5 Những đóng góp mới của đề tài - Lần đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. gây hại trên cà phê chè ở Sơn La. - Cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh gây hại của rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. trên cà phê chè tại Sơn La. - Đề xuất biện pháp phòng trừ loài rệp sáp mềm nâu theo hướng tổng hợp phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất cà phê chè tại tỉnh Sơn La. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài Mỗi loài sinh vật đều có một vị trí nhất định trong tự nhiên, chúng thực hiện các chức năng nhất định trong chu trình tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, con người không ngừng cải tạo, tác động những biện pháp nhằm khai thác nhiều nhất sản phẩm phục vụ lợi ích của mình. Chính hoạt động sản xuất của con người như sử dụng giống cây trồng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu hoá học; mất cân đối trong việc tổ chức sản xuất, mở rộng sản xuất đã phá vỡ cấu trúc sinh quần đồng ruộng, làm thay đổi cơ bản đặc tính của hệ sinh thái đã làm cho dịch hại ngày càng phát triển và gây hại (Hà Quang Hùng, 1998) [14]. Trong những năm gần đây sản xuất cà phê ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tổng diện tích cà phê cả nước năm 2009 đạt 504 nghìn ha, sản lượng niên vụ 2009 - 2010 đạt 1.157.552 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1.663.256.421 USD, diện tích cho thu hoạch vụ sau cao hơn vụ trước; riêng diện tích cà phê vùng Trung du miền núi phía Bắc đạt 6,306 nghìn ha (Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, 2011) [11]. Ở tỉnh Sơn La, trong những năm gần đây, diện tích cà phê không ngừng tăng lên nhanh chóng. Tính đến 31/12/2009, Sơn La có 3,537 nghìn ha cà phê chè, trong đó diện tích cho thu hoạch là 2,557 nghìn ha, sản lượng cà phê nhân đạt 3,430 nghìn tấn; diện tích cà phê hiện có chủ yếu tập trung ở thành phố Sơn La 1,515 nghìn ha, huyện Mai Sơn 1,400 nghìn ha và huyện Thuận Châu 0,385 nghìn ha (Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2010) [6]. Giống cà phê được trồng chủ yếu ở tỉnh Sơn La hiện nay là Catimor. Việc phát triển trồng cà phê nhanh chóng trong khi cơ sở vật chất phục vụ cho việc canh tác cà Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 5 phê chưa được đáp ứng đầy đủ; các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất cà phê tại Sơn La như nghiên cứu về giống, canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại còn rất hạn chế, trình độ canh tác cà phê của nông dân còn thấp, những yếu tố đó là nguyên nhân dẫn đến sâu hại cà phê ngày càng phát triển mạnh. Mặt khác, việc phá rừng làm cà phê, chuyển đổi từ trồng cây ngắn ngày như ngô, lúa nương sang trồng cà phê, trồng cà phê tập trung thành những vùng lớn, thuần nhất về giống đã làm phá vỡ cấu trúc của hệ sinh thái đồng ruộng, làm cho các loài dịch hại cà phê có nguy cơ tích luỹ, bùng phát về số lượng, mức độ gây hại của chúng ngày càng gia tăng, các loài sâu hại trước đây xuất hiện không đáng kể, nay có nguy cơ trở thành những sâu hại chính, gây thiệt hại kinh tế của nghề trồng cà phê. Các loài sâu hại chính gây hại trên cà phê chè ở Sơn La giai đoạn 1996 đến 2000 là các nhóm sâu đục thân, sâu tiện vỏ, rệp sáp mềm nâu và rệp sáp hại rễ (Trần Huy Thọ và cs., 2002) [30]. Loài mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferr. gây hại nặng ở Sơn La từ năm 2000 đến năm 2003, cá biệt có nơi như: xã Hua La, xã Chiềng Sinh mức độ giảm năng suất do mọt gây hại tới 10% (Nguyễn Đức Thuấn và cs., 2004) [31]. Cho đến nay loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên các vườn cà phê chè tại các vùng trồng cà phê ở Sơn La. Để phòng trừ loài rệp sáp mềm nâu trên cà phê chè ở Sơn La, người trồng cà phê chủ yếu dùng biện pháp hoá học và chỉ tiến hành phun thuốc trừ sâu khi chúng phát sinh gây hại nặng. Biện pháp này có hiệu quả không cao, làm tăng chi phí sản xuất, để lại dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến tập đoàn thiên địch dẫn đến nguy cơ bùng phát số lượng của loài rệp sáp mềm nâu. Những nghiên cứu về loài rệp sáp mềm nâu hại trên cà phê chè tại Sơn La nói riêng và ở nước ta nói chung cho đến nay còn chưa nhiều, tản mạn. Các kết quả nghiên cứu đã có về rệp sáp mềm nâu thực sự chưa đủ làm cơ sở khoa học để xây dựng các biện Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 6 pháp phòng chống hiệu quả loài sâu hại này. Những hiểu biết về đặc điểm gây hại, đặc tính sinh vật học, sinh thái học của loài rệp sáp mềm nâu là cơ sở khoa học tin cậy để xây dựng, đề xuất các giải pháp tối ưu phòng chống loài sâu hại này trên cây cà phê ở tỉnh Sơn La và các vùng phụ cận. 1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.2.1 Nghiên cứu về rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê 1.2.1.1 Tác hại của rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê Các loài rệp sáp thuộc họ rệp sáp nẻ mông Coccidae và họ rệp sáp bột Pseudococcidae là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cà phê. Tác hại chủ yếu của các loài rệp sáp gây hại thân, cành, lá, quả là hút nhựa làm cho các bộ phận non có thể bị chết, khi chúng tấn công vào các chùm hoa, chùm quả gây rụng hoa, rụng quả, làm giảm năng suất (Youdeowei, 1983) [104]. Clifford (1987) [54] cho rằng rệp sáp hại rễ cà phê thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae là đối tượng nghiêm trọng khi kết hợp với nấm trên rễ, đó là vấn đề khó khăn tồn tại lâu dài đối với việc trồng cà phê ở Braxin. Coste (1989), Dennis (1983), Clowes (1989), Youdeowei (1983) đều cho rằng khi tấn công vào rễ, ngoài hút nhựa, rệp sáp bột họ Pseudococcidae còn kết hợp với nấm Polyporus coffeae tạo thành lớp “măng sông” bao quanh rễ, làm cho rễ của những cây bị chúng phá hại ngạt, dẫn đến lá vàng, rụng, cây bị rệp hại nặng có thể chết [3], [60], [55], [104]. Loài rệp sáp bột thuộc họ Pseudococcidae tấn công các bộ phận trên mặt đất của cây cà phê có mặt ở các nước như Java, Guatemala, Việt Nam vv..., loài tấn công phần rễ có mặt ở các nước như Ấn Độ, Kenya, Uganda vv..., hiếm khi thấy 2 loài này cùng tồn tại với nhau (Lavabre, 1970) [107]. Ở Columbia và Trung Mỹ rệp sáp bột hại rễ trở lên trầm trọng đến nỗi cây cà phê không còn là cây trồng giá trị kinh tế nữa (Wrigley, 1988) [103]. Ngoài việc rệp phá hại rễ, tạo vết thương cơ giới cho nấm xâm nhập, một số loài thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae còn là Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan