Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh thpt qua phản biện văn học...

Tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh thpt qua phản biện văn học

.DOC
33
444
134

Mô tả:

Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VIẾT VĂN CHO HỌC SINH THPT QUA PHẢN BIỆN VĂN HỌC ******* PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chỉ thị số 3004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 15 – 8 - 2013 đã nêu rõ từng nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2013 – 2014. Trong đó, toàn ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg, ngày 22/1/2013, của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Một trong những giải pháp trọng tâm vẫn phải là đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất. 1.2. Từ thực tế của đời sống xã hội, ngành GD&ĐT đặt ra yêu cầu phải đào tạo được thế hệ người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Trong dạy học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mang tính cấp thiết ấy cũng góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “người” với dạy “chữ”, lí thuyết phải gắn với thực hành. Khả năng phản biện của học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. 1.3. Xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới là xây dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Phản biện của học sinh trong quá trình dạy học, viết văn là một biểu hiện tích cực của một nền giáo dục dân chủ. Rèn luyện năng lực viết văn qua phản biện văn học là một trong những cách góp phần xây dựng những giờ học đầy ắp không khí dân chủ và một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ. 1 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học 1.4. Giáo dục Việt Nam đang trên đường đổi mới theo xu hướng chung của giáo dục thế giới : dạy học hướng vào phát triển năng lực cho người học. Rèn luyện năng lực viết văn là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình dạy học văn. Làm tốt việc này, chắc chắn chất lượng dạy và học văn sẽ được nâng lên một mức đáng kể. Đồng thời còn góp phần quan trọng phát triển các kĩ năng sống cho học sinh. 1.5. Đặt trong bối cảnh chung của ngành GD hiện nay, phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học văn nói chung, rèn luyện năng lực viết văn qua phản biện văn học nói riêng cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đẩy nhanh quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Với những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn đưa việc “Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học” vào quá trình dạy học văn. Đặc biệt, việc xuất hiện đề thi phản biện trong kì thi tuyển sinh Đại học năm 2013 càng thôi thúc chúng tôi tổng kết và viết thành sáng kiến, báo cáo hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Hưng Yên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo quan sát của cá nhân thì ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều ý kiến về việc cần đưa phản biện và phản biện văn học vào nhà trường, cũng như rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh trong quá trình dạy học văn. Các ý kiến được đăng tải trên các báo, tạp chí, các website. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề “Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học”. 3. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn – THPT, rèn luyện và nâng cao năng lực viết văn cho học sinh, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh ở bộ môn Ngữ Văn, cấp THPT. Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đặc biệt là góp phần hình thành kĩ năng phản biện tích cực cho HS trong học tập hiện tại cũng như trong cuộc sống sau này. 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 2 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học Nghiên cứu và vận dụng những phương pháp rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh thông qua phản biện văn học. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : - Những phương pháp chính : Nghiên cứu lí luận ; Thực hành thông qua hệ thống đề thi ; - Những phương pháp kết hợp : Phân tích, suy luận logic ; So sánh ; Diễn dịch; Quy nạp ; 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, năng lực viết văn của học sinh THPT phần lớn là yếu, thậm chí cả những học sinh có kiến thức văn học khá sâu, rộng vẫn rất lúng túng khi viết bài làm văn, đặc biệt là việc bộc lộ ý kiến phản hồi, quan điểm riêng. Nếu được hướng dẫn rèn luyện năng lực viết văn theo hướng vận dụng phản biện thì có thể nâng cao được năng lực viết văn cho học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn văn trong nhà trường THPT. 6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về Phản biện khoa học, Phản biện xã hội, Phản biện trong dạy học. Đề xuất những phương pháp rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT. Thực nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Chỉ ra ưu điểm, tồn tại trong vận dụng. 7. Kế hoạch nghiên cứu, thời gian hoàn thành - Từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013 : nghiên cứu và hoàn thành đề tài : “Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học văn”. Đề tài này đã hoàn thành và được Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Hưng Yên đánh giá cao. Đồng thời, vận dụng thử nghiệm phản biện văn học vào việc rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT. - Song song với việc nghiên cứu, hoàn thành đề tài trên, từ tháng 1/2013: nghiên cứu, vận dụng, hoàn thiện đề tài “Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học”. Nếu kết quả tốt, sẽ viết thành sáng kiến KN vào năm 2014. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VIẾT VĂN CHO HỌC SINH THPT QUA PHẢN BIỆN VĂN HỌC 3 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học 1.1. Cơ sở lí luận Cơ sở lí luận để chúng tôi nghiên cứu đề tài này được kế thừa những nội dung cơ sở lí luận của đề tài SKKN năm 2013 (Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học văn). Trong đó chúng tôi đã nêu lên những cơ sở lí luận cụ thể sau : - Về thuật ngữ và khái niệm : chúng tôi đã nêu các thuật ngữ, khái niệm sau : Phản biện (Opponency), Tư duy phản biện, Phản biện xã hội, Phản biện khoa học, Phản biện trong dạy học, Lập luận phản biện. - Đồng thời, chúng tôi cũng đã trình bày rõ : Ý nghĩa của phản biện trong dạy học ; Cấu trúc của phản biện ; Hình thức phản biện. - Ở đây, chúng tôi xin trình bày bổ sung khái niệm Năng lực và Năng lực viết văn. Đồng thời, làm rõ những tiêu chí đánh giá năng lực cảm thụ văn chương cũng như những tiêu chí đánh giá năng lực viết văn của học sinh. + Năng lực : Khái niệm này được sử dụng rộng rãi từ lâu. Theo quan điểm của những nhà tâm lý học “Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao”. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nhưng không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do quá trình công tác, tập luyện mà được nâng cao. Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực tưởng tưởng … Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học... Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. + Năng lực viết văn : Năng lực viết văn được hiểu là tổng hợp những yếu tố giúp người viết có được bài văn hay, hấp dẫn. Chúng ta thường nói đến những yếu tố sau : kiến thức văn học và kiến thức đời sống ; kĩ năng hành văn ; 4 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học năng lực cảm thụ văn học ; khả năng lí giải vấn đề ; ý kiến phản hồi – phản biện văn học … + Những tiêu chí đánh giá năng lực cảm thụ văn chương của học sinh : Cảm thụ văn học thực chất là sự chiếm lĩnh một đối tượng thẩm mỹ thông qua con đường cảm xúc hóa của bản thân chủ thể. Cảm xúc hóa vừa là dấu hiệu, tiền đề vừa là nội dung của sự đồng hóa thẩm mĩ trước đối tượng. Cảm xúc hóa là dấu hiệu đặc trưng không thể thiếu của cảm thụ văn học. Cảm thụ văn học là một quá trình tâm lý phức tạp và đầy sáng tạo của người đọc. Người đọc đi từ vốn sống, vốn kinh nghiệm của cá nhân mình đến đến vốn sống, vốn kinh nghiệm chung mà nhà văn đã khái quát trong hình tượng mới có thể rung cảm đồng cảm với nghệ sĩ được. Quá trình sáng tác là quá trình khách quan hoá vốn sống của người nghệ sĩ, quá trình cảm thụ nghệ thuật cũng là quá trình khách quan hoá vốn sống, vốn hiểu biết của người đọc để tiếp thu được chân lí nghệ thuật. Nếu không có sự nỗ lực chủ quan của người đọc để đi gần với người sáng tác thì không bao giờ có được sự đồng cảm nghệ thuật. Bạn đọc đến với tác phẩm từ những thế giới tinh thần rất xa lạ với thế giới của người sáng tác. Chủ quan của người sáng tác vốn ổn định và định hình trong hình tượng tác phẩm, nhưng chủ quan của người đọc lại rất linh hoạt, rất sinh động, rất biến động. Khi cảm thụ văn thơ phải luôn có sự huy động rất sâu xa những kỷ niệm, những kinh nghiệm cá nhân để tiếp nhận tác phẩm. Không phải có kinh nghiệm sống là đã hiểu ngay được tác phẩm mà cần có sự nỗ lực của nhiều năng lực nhận thức. Cảm thụ văn chương vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Tính chủ quan trong cảm thụ văn chương biểu hiện rất đa dạng. Có khi biểu hiện ra bằng sự tản mạn trong cảm thụ, hoặc qua hiện tượng liên tưởng phi văn bản, ngoài văn bản, có khi ở hiện tượng “thị sai”. Hiện tượng thị sai là độ sai trong nhìn nhận, đánh giá trong văn học. Hiện tượng thị sai biểu hiện trên những phạm vi sau : Thị sai ở những nhà văn – thậm chí là những bậc thiên tài  Phan Trọng Luận, “Văn học nhà trường, nhận diện - tiếp cận - đổi mới”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009. 5 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học văn học. L.Tolstoi đánh giá về Shakespeare ; Bielinski đánh giá chủ nghĩa cổ điển Pháp là “tay sai của bọn hầu tước bự phấn”; Thị sai giữa nhà văn và bạn đọc. Bạn đọc hiểu không đầy đủ, không đúng ý đồ nhà văn. Ví dụ : “Giọt nước mắt vầng trăng ; Long lanh trong đáy giếng” (Thanh Thảo). Thị sai giữa các bạn đọc nói chung. Cùng một vấn đề mà có nhiều cách lí giải khác nhau giữa những bạn đọc khác nhau. Ví dụ cách lí giải về câu thơ “Đầy buồng lạ, màu thâu đêm” (Nguyễn Trãi). Thị sai trong bản thân bạn đọc, ở những hoàn cảnh khác nhau, tâm trạng khác nhau. Thị sai có thể diễn ra đối với một tác giả (phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân), một tác phẩm (Thề non nước - Tản Đà), một hình ảnh, một chi tiết nghệ thuật. Tùy trình độ chủ quan của mỗi người mà độ thị sai trước tác phẩm khác nhau. Có khi độ thị sai rất lớn, thoát li hẳn văn bản, sa vào những trường liên tưởng chủ quan, bất ngờ. Thường đối với những bạn đọc có tầm đón nhận quá thấp. Tính khách quan trong cảm thụ văn chương biểu hiện như sau : Về mối quan hệ giữa người đọc và tác phẩm, chính bản thân tác phẩm quy định chiều hướng và hiệu suất cảm thụ ở người đọc. Tính khách quan trong cảm thụ nghệ thuật còn lệ thuộc vào sự khác nhau về thể loại, phương thức biểu hiện của tác phẩm (trữ tình khác tự sự, kịch). Việc lựa chọn hình thức nghệ thuật, phương thức biểu hiện cho tác phẩm là ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Bản chất của hình tượng văn học, tính loại biệt của văn học có ý nghĩa quyết định mạnh mẽ đối với hoạt động cảm thụ. Sự khác nhau giữa tiếp nhận một vấn đề khoa học và một tác phẩm văn học là do đối tượng nhận thức – tác phẩm văn học quy định, không phải ý muốn của độc giả. Chất lượng tác phẩm càng cao thì hiệu suất cảm thụ càng lớn. Nội dung và phương thức biểu hiện, chất lượng sáng tác quyết định hứng thú cảm thụ của người đọc. Hoàn cảnh và điều kiện cảm thụ cũng chi phối hiệu suất cảm thụ văn chương. Những tiêu chí đánh giá năng lực cảm thụ văn chương của học sinh gồm : - Năng lực tư duy hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật. - Khả năng cắt nghĩa, cảm thụ ý nghĩa của từ, câu, hình ảnh, chi tiết. - Tính chủ quan và màu sắc cảm xúc trong quá trình cảm thụ. - Khả năng phát hiện vấn đề. - Khả năng tư duy, suy luận. - Khả năng tư duy liên môn. + Những tiêu chí đánh giá năng lực viết văn của học sinh : - Kiến thức (cơ bản ; rộng, sâu) 6 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học - Kĩ năng hành văn (chữ viết, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt, trình bày). - Tính thuyết phục trong biện giải, lập luận. - Ý kiến và khả năng tham gia phản biện (riêng, mới, hợp lí). 1.2. Cơ sở thực tiễn - Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 (Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học văn), chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này như sau : + Phản biện trong dạy học ở những nước có nền giáo dục tiên tiến : Các nước tiên tiến đã coi trọng phản biện trong dạy học, đây là cơ sở đáng tin cậy để chúng ta mạnh dạn đưa phản biện vào trong dạy học ở cả bậc Đại học và bậc THPT. + Phản biện trong dạy học ở Việt nam : Ở Việt Nam, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ Văn theo hướng tăng tính mở trong đề bài, nhất là phần nghị luận xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh chủ động, sáng tạo trong trình bầy, lập luận theo quan điểm của mình. Đó chính là cơ hội phát huy khả năng phản biện của học sinh. + Tính đặc thù của bộ môn Văn trong trường THPT : Môn Văn là môn học đặc thù. Nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật (nghệ thuật ngôn từ). Việc cảm nhận, đánh giá một vấn đề văn học có thể thay đổi theo thời gian và theo thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người, mỗi thời đại. Có những vấn đề hôm nay là đúng nhưng ngay mai thì chưa chắc, ngược lại, có những vấn đề ngày trước sai nhưng bây giờ lại đúng. Nhiều vấn đề có nhiều cách hiểu, gây tranh cãi nhiều thập kỉ mà không tìm ra chân lí. Vì vậy trong học văn, rất cần có cái nhìn mới, cách cảm mới để tìm ra những giá trị mới. Học sinh như những bạn đọc sáng tạo có thể lập luận để đưa ra chân lí đúng đắn hơn cho vấn đề. Đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng phản biện của học sinh lại cần hơn bao giờ hết. Khi nhà trường phổ thông trang bị cho thế hệ trẻ tư duy phản biện cũng có nghĩa là đã trang bị cho các em khát vọng đổi mới và khát vọng thành công trong cuộc sống. 7 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học + Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh hiện nay : Nhu cầu bộc lộ bản thân của học sinh là một cơ sở quan trọng để phát huy tiềm năng học tập, khả năng phản biện vấn đề. - Ở đây, chúng tôi xin trình bày bổ sung mấy cơ sở sau : việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, hướng ra đề thi ; xu hướng hội nhập quốc tế yêu cầu Việt Nam phải tham gia chương trình PISA. 1.2.1. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới hướng ra đề thi Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT liên tục yêu cầu toàn ngành phải có những đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Theo đó, hướng kiểm tra, đánh giá, ra đề thi của môn Ngữ văn có mấy điểm tích cực sau đây : - Đề thi mở : đây là hướng ra đề nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong suy nghĩ, luận giải của học sinh. Không có một đáp án duy nhất, chỉ cần học sinh trình bày, lập luận vấn đề, thuyết phục được người đọc theo cách nghĩ của mình một cách hợp lí, đều được chấp nhận và đánh giá cao. - Đề thi yêu cầu tính phản biện : đây là dạng đề thi mới xuất hiện năm 2013, với yêu cầu chống việc học vẹt, học tủ, ghi nhớ kiến thức máy móc. Học sinh có kiến thức cũng chưa chắc đã làm tốt được mà đòi hỏi phải có khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo. Nhất là cần có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo suy nghĩ của bản thân. Với dạng đề này, nếu học sinh có khả năng phản biện văn học thì sẽ làm bài rất tốt. 1.2.2. Xu hướng hội nhập quốc tế yêu cầu Việt Nam phải tham gia chương trình PISA PISA (Programme for International Student Assessment) là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) của OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development), một Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Với nhu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục, Việt Nam cần phải tham gia chương trình này. Vì vậy, ngày 27/10/2008 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có văn bản giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khẩn trương nhất để đăng ký Việt Nam tham gia Chương trình quốc tế đánh giá học sinh – PISA. Ngày 22/10/2009 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có thư gửi ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD đề nghị chấp nhận Việt Nam tham gia PISA 2012. Ngày 11/11/2009, OECD có thư chính thức gửi Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về việc đồng ý để Việt Nam tham gia PISA. 8 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học Tham gia PISA là một bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục đối với Việt Nam. Chúng ta có cơ hội và điều kiện để so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế. OECD sẽ đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia. Điều này sẽ góp phần đổi mới phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, đánh giá và thi, cũng là bước chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau 2015 của chúng ta. Điều quan trọng là, trong cách đánh giá của PISA ở lĩnh vực đọc hiểu (môn Văn) rất coi trọng đánh giá về tư duy logic, coi trọng ý kiến phản hồi riêng, lập luận hợp lí, thuyết phục. Với những cơ sở nêu trên, chúng tôi thấy việc Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học là cần rất thiết, có tính khả thi, cần phải làm ngay. Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VIẾT VĂN CỦA HỌC SINH THPT VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG GD&ĐT 2.1. Tiềm năng phản biện ở học sinh Như trên đã trình bày, học sinh ngày nay luôn có nhu cầu bộc lộ mình, nhất là trong những tình huống được động viên, khích lệ, có hứng thú. Khi đó mà có sự kết hợp với những hiểu biết sâu rộng vấn đề, sự định hướng khuyến khích của giáo viên thì các em sẽ thể hiện hết mình. Không khí tiết học trở nên “nóng” hơn! Những tác phẩm văn học được đưa vào chương trình giảng dạy phần lớn đã “thuộc về một thời”. Đành rằng giá trị một tác phẩm Văn học có thể “bất khả biến” nhưng các em lại là người của “hôm nay”, nhìn nhận đánh giá vấn đề luôn có xu hướng từ góc nhìn của con người hiện đại. Điều đó rất dễ dẫn đến tâm trạng “bất hòa” với quá khứ, hay một sự “ấm ức” nào đó, hoặc có nhu cầu “đánh giá lại” vấn đề. Đó sẽ là nền tảng cho những phản biện bùng phát. Mặc dù không nhiều nhưng cũng có một bộ phận học sinh có đam mê Văn chương. Các em miệt mài tìm tòi, đọc, suy nghĩ, sáng tạo. Những học sinh này hoàn toàn có thể “đổi mới” hay “bổ sung” chân lí mà thày đưa ra. 9 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học 2.2. Thực trạng phản biện của học sinh THPT hiện nay trong những giờ dạy học Văn Trước hết, chúng ta thấy chương trình môn Ngữ Văn ở THPT có độ mở tương đối. Nó thể hiện ngay ở sự phong phú của nội dung và kiểu bài học. Nhất là có sự bổ sung của phần nghị luận xã hội. Mục tiêu dạy học của bộ môn Văn cũng khá phức hợp. Thêm vào nữa là tính chất đặc thù bộ môn Văn – vừa khoa học, vừa nghệ thuật. Điều đó có thể mở ra trước mắt người học cả một chân trời tri thức và khả năng liên tưởng so sánh, cảm nhận, thẩm bình, đánh giá không giới hạn. Thứ hai, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của bộ môn Ngữ Văn gần đây làm sống dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân người học. Họ có thể thoải mái bộc lộ quan điểm riêng của bản thân mà không sợ “chệch” ý thày. Tiêu chí đúng, sai được thay bằng lập luận có thuyết phục hay không? Đây là cơ hội để học sinh phát huy tối đa khả năng học tập, hiểu biết của mình. Thứ ba, dù sao thì học sinh vẫn là những người đi sau nên kho kinh nghiệm của thế hệ trước để lại rất có giá trị. Học sinh có thể sáng tạo trên kho kinh nghiệm đó. Thứ tư, không khí học tập đầy ắp tính dân chủ của nền giáo dục hiện đại cũng tạo nhiều cơ hội cho người học phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành đang thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì tính sáng tạo của học sinh càng có điều kiện thăng hoa. Thứ năm, sự tương tác HS – HS, HS – GV trong quá trình dạy học nhiều khi làm lóe sáng trong người học những ý tưởng kì diệu. Điều này khó có thể có đối với người nằm ngoài quá trình dạy học. Thứ sáu, tài liệu tham khảo của bộ môn ngày càng phong phú, dễ tìm. Phương tiện đọc, lưu trữ cũng rất dễ dàng. Điều này giúp học sinh mở rộng kiến thức cần thiết cho những phản biện khi có thể. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất cho những phản biện của học sinh trong dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng có lẽ là tư duy phản biện ở cả thày và trò. Dường như những quan điểm truyền thống với những bức tường thành tích khổng lồ vẫn chưa sẵn sàng đón tiếp tư duy phản biện. Phần lớn giáo viên hiện nay, khi đứng trên bục giảng đều không muốn học sinh phản biện lại những gì mình nêu ra. Có nhiều lí do khác nhau. Danh dự. Uy tín. Hạn chế về chuyên môn (ở một bộ phận giáo viên)… Thậm chí, có người gay gắt hơn thì coi phản 10 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học biện của học sinh là hành vi vô lễ (cãi thày). Giáo viên không có thói quen nhận lỗi trước học trò (khi có lỗi) mà chỉ quen “luôn đúng”, duy nhất đúng trước chúng. Vì lẽ đó mà học sinh cũng ít biểu hiện (ít dám) phản biện, chưa kể phản biện gay gắt. Có chỗ không thuyết phục, nhiều khi chịu ấm ức hoặc rơi vào chủ nghĩa A.Q – thày nói chỉ có đúng! Nói đúng ra thì học sinh Việt Nam chưa có thói quen nghi ngờ kiến thức. Bên cạnh đó, ngày nay không có nhiều học sinh thật sự yêu thích, say sưa môn Văn. Mà không đam mê thì không có động lực, hứng thú để tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. Vì vậy, thày nói sao thì nghe thế (15 hay 14 gật tất). Không những thế, điều kiện kiến thức, môi trường học tập, thời gian tiết học, bài học cũng còn nhiều bất cập. Chương trình vẫn ôm đồm, nặng tính hàn lâm, nhiều đơn vị kiến thức không cần thiết những vẫn phải học, gây nhàm chán. Kiến thức nặng, quá tải thì học sinh chỉ lo “tải” cho hết đã, còn đâu mà nghĩ để nghi ngờ hay phản biện gì. Mặc dù có những khó khăn như đã nói trên nhưng vẫn có những dấu hiệu của phản biện trong dạy học Văn hiện nay. Trước hết, đó là những thắc mắc sau bài học. Sau những tiết học Văn, nhất là những tiết học về những văn bản đặc sắc thường có những em thực sự quan tâm đến bài học, có những băn khoăn về một nội dung nào đấy mà thày trò vẫn chưa giải quyết thấu đáo, chưa thuyết phục do hạn chế về thời gian. Chẳng hạn, có học sinh đã chia sẻ sự băn khoăn này : em vẫn chưa thực sự cảm nhận hết được tình cảm của Thanh Thảo dành cho G.Lorca mặc dù biết đó là tình cảm rất sâu sắc ; sự đồng điệu của hai tâm hồn ấy liệu có làm cho các nghệ sĩ Việt Nam chạnh lòng. Em rất thích truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nhất là Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê … song em có cảm giác hình như Nguyễn Minh Châu còn muốn nói gì đó qua Chiếc thuyền ngoài xa mà người đọc chưa tìm ra. Nó không chỉ là “tuyên ngôn nghệ thuật” mà còn là “bản di chúc nghệ thuật”. Đọc tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân rất khó chịu vì những câu văn dài đuỗn, lắm thành phần phụ lắt léo, những so sánh thì lạ, chẳng biết ông dựa trên tiêu chí nào! Bên cạnh đó là những câu hỏi mang tính khám phá. Tôi có thói quen kết thúc mỗi tiết học bằng một câu hỏi : có em nào còn băn khoăn, thắc mắc hay hỏi thêm gì về vấn đề/ bài này nữa không? Đã không ít lần tôi nhận được những câu 11 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học hỏi rất hay từ học sinh. Chẳng hạn : Gọi vẻ đẹp của người vợ nhặt (trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân) là “vẻ đẹp khuất lấp” liệu có gượng gạo, bởi vì đó là vẻ đẹp vượt lên trên hoàn cảnh cơ mà? Ánh mắt của ông lão sơn tràng đầy vẻ lo lắng khi nhìn ra ngoài mặt phá (lúc này chỉ còn duy nhất một chiếc thuyền vó) nói lên điều gì? Nguyễn Minh Châu có gửi gắm gì ở ánh mắt ấy không? Trong Đây thôn Vĩ Giạ có những dấu hiệu của thơ tượng trưng, siêu thực không? ... Do hạn chế về thời gian cũng như đặc thù của môn Văn nên không phải vấn đề nào đưa ra cũng giải quyết dứt điểm trong giờ học được. Những tình huống còn bỏ ngỏ trong các bài học luôn là xuất phát điểm cho những tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh, nhất là những học sinh yêu thích và say mê môn Văn (tuy số này không nhiều). Chẳng hạn : nếu cứ nhất định, khăng khăng (thậm chí kể cả việc gọi hồn Hàn Mặc Tử mà hỏi) phải hiểu cho ra lẽ khuôn “mặt chữ điền” kia là của ai? Hay chi tiết “Gục trên súng mũ, bỏ quên đời” (trong Tây Tiến) là hi sinh hay chỉ thiếp đi vì mệt? Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” (Đàn ghi ta của Lorca) hiểu thế nào thì thuyết phúc? Đành rằng, nghệ thuật là lĩnh vực tinh thần không thể “chôn” nhưng đã có những “tiền lệ” : “Hỡi tuổi trẻ! Hãy giết chết Booc-ghêt!” (lời Booc-ghết) ; “Hãy chôn Thơ mới” (Trần Dần). 2.3. Thực trạng năng lực viết văn của học sinh THPT Để khách quan trong nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra, thu thập thông tin học văn trên diện rộng với khoảng 1000 học sinh (Phiếu lấy thông tin học tập – xem phần phụ lục) và thu được kết quả khá chân thực. Khoảng 20% học sinh được hỏi thú nhận rằng mình yếu mọi mặt (cả kiến thức và kĩ năng hành văn). Khoảng 30% công nhận mình còn yếu kém, hổng về kiến thức bộ môn và 37% thừa nhận kĩ năng hành văn còn yếu. Đặc biệt, có tới trên 80% học sinh trả lời rằng trong bài viết của mình không có tính sáng tạo, sức thuyết phục chưa cao, hoặc chưa từng có hay rất ít khi vận dụng phản biện trong bài viết của mình. Qua lấy thông tin thực tế bằng phương pháp khảo sát, chúng tôi thấy rằng, đa số học sinh học văn chỉ nhớ và hiểu được kiến thức cơ bản từ những bài giảng của thày cô – theo kiểu ghi nhớ máy móc mà chưa có ý thức vận dụng sáng tạo trong làm bài thi cũng như trong cuộc sống. Nói cách khác là năng lực 12 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học vận dụng của các em rất yếu. Nhiều em thường xuyên lệ thuộc tài liệu cả trong khi học lẫn trong khi làm bài thi. Nhiều em nói không dám nêu ý kiến riêng vì sợ sai, sợ giáo viên trừ điểm. Với thực trạng này, chúng tôi nghĩ, cùng với việc hướng dẫn các em về kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng hành văn nói chung thì một điều khá quan trọng là phải rèn luyện cho các em năng lực viết văn thông qua phản biện văn học. Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VIẾT VĂN CHO HỌC SINH THPT QUA PHẢN BIỆN VĂN HỌC 3.1. Điều kiện vận dụng phản biện vào bài làm văn của học sinh Để có thể vận dụng phản biện vào bài làm văn của học sinh THPT, cần có sự xuất hiện của những điều kiện sau : - Cả thày và trò phải có tư duy phản biện - Học sinh phải có hiểu biết sâu rộng vấn đề - Giáo viên phải thực sự coi trọng tính dân chủ trong giáo dục - Đề Văn phải có tình huống phản biện Như đã nói ở chương 1, những phản biện của học sinh có thể đúng, thuyết phục, có thể sai, không thuyết phục, điều đó không quan trọng. Quan trọng là qua phản biện, người học thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của mình. Khoảng cách thày – trò được rút ngắn. 3.2. Hình thành năng lực viết Văn cho học sinh thông qua việc phát huy khả năng phản biện của họ trong học Văn Trong đề tài nghiên cứu Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học văn, năm 2013, chúng tôi đã trình bày rất kĩ 8 biện pháp, bao gồm : Biện pháp 1 : Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh Biện pháp 2 : Tăng cường rèn luyện kỹ năng phản biện Biện pháp 3 : Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo chuyên đề, tổ chức chuyên đề ngoại khóa Biện pháp 4 : Khích lệ, động viên, mở đường Biện pháp 5 : Tạo không khí đối thoại, tự do dân chủ Biện pháp 6 : Linh hoạt xuất - ẩn Biện pháp 7 : Phép thử 13 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học Biện pháp 8 : Kết hợp những hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học khác như : với đối thoại ; với dự án ; với tổ chức trò chơi ; với các kĩ thuật “bể cá”, “khăn phủ bàn” Trong công trình này, chúng tôi coi những biện pháp trên đây như là nền tảng, cơ sở để đi vào rèn luyện năng lực viết văn cho các em. Và đây mới là nội dung trọng tâm của công trình nghiên cứu này. 3.3. Rèn luyện năng lực viết Văn cho HS THPT thông qua các đề văn cụ thể, nhất là những đề văn có tính chất phản biện 3.3.1. Các cấp độ phản biện trong đề văn 3.3.1.1. Phản biện ở cấp độ chi tiết Ở cấp độ này, đề bài yêu cầu cảm nhận và đánh giá về một hoặc hoặc vài chi tiết hay, đặc sắc trong tác phẩm văn học, thường là tác phẩm văn xuôi. Trong đó, có trình bày ý kiến riêng, có tham gia tranh luận với những ý kiến khác, phản biện vấn đề nhằm đưa ra giá trị thực sự của chi tiết nghệ thuật. Ví dụ : Đề 1 : Trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, để chứng minh cho tính cách khảng khái, nóng nảy, cương trực của Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã kể về hành động đốt đền của nhân vật này. Thái độ của người đọc về chi tiết này rất khác nhau : có người ủng hộ ; có người phản đối ; lại có người vừa ủng hộ, vừa phản đối. Anh/chị có ủng hộ hành động của Ngô Tử Văn không? Hãy giải thích câu trả lời của mình? Đề 2 : Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, ngay sau câu nói đùa của anh Tràng : “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, nhân vật người vợ nhặt về thật. Anh Tràng đã : “Chậc, kệ!”. Về chi tiết này, có người đã trách anh Tràng : “kệ” là thái độ vô trách nhiệm, không biết có nuôi nổi không mà lại đồng ý đưa cô ta về ; người khác lại bày tỏ sự cảm thông : ở vào hoàn cảnh rất éo le, anh Tràng hành động như vậy thật dũng cảm. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về chi tiết này? Đề 3 : Nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có nói : “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Có ý kiến cho rằng : 14 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học câu nói này khẳng định sức sống mạnh mẽ của cây xà nu ; lại có ý kiến cho rằng : câu nói này thể hiện sức sống kiên cường của nhân dân làng Xô Man. Ý kiến của anh/chị về chi tiết này như thế nào? 3.3.1.2. Phản biện ở cấp độ hình tượng Ở cấp độ này, đề bài yêu cầu cảm nhận và đánh giá về một hoặc hoặc vài hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Trong đó, có trình bày ý kiến riêng, có tham gia tranh luận với những ý kiến khác, phản biện vấn đề nhằm đưa ra giá trị thực sự của hình tượng nghệ thuật. Ví dụ : Đề 4 : Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên và nêu ý kiến đánh giá về hình tượng Tnú. Đề 5 : Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng : người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên (1). Đề 6 : Có ý kiến cho rằng : sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương ; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách. Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên (2). Đề 7 : Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ Vội vàng (1) , (2) Trích Đề thi ĐH, khối C, năm 2013 ( 15 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học của Xuân Diệu, từng có ý kiến cho rằng : đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định : đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực. Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên (3). Đề 8 : Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng : nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người. Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên (1). 3.3.1.3. Phản biện ở cấp độ đoạn trích, tác phẩm Ở cấp độ này, đề bài yêu cầu cảm nhận và đánh giá về một đoạn trích hoặc tác phẩm, văn xuôi hoặc thơ. Trong đó, có trình bày ý kiến riêng, có tham gia tranh luận với những ý kiến khác, phản biện vấn đề nhằm đưa ra giá trị thực sự của đoạn trích hoặc tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ : Đề 9 : Có ý kiến cho rằng : trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, ở khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ chân thực, đầy sức sống ; ở khổ thơ thứ hai lại là một bức tranh tâm cảnh mang đậm nỗi buồn, bi kịch. Từ cảm nhận của mình về hai khổ thơ đầu trong bài thơ này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Đề 10 : Nói về cảnh ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục (trong Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân), có người cho rằng : đây là “sự nổi loạn của cái đẹp”(2) ; một người khác lại nhận định : đó là “sự tỏa sáng của những tấm lòng”. (3) Trích Đề thi ĐH, khối D, năm 2013 (1) Trích Đề thi ĐH, khối D, năm 2013 Nguyễn Văn Tùng, “Tác phẩm văn học trong nhà trường, những vấn đề trao đổi”, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, tập 2 (2) 16 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học Ý kiến của anh/chị như thế nào? Đề 11 : Về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có ý kiến cho rằng : tác phẩm thành công ở chỗ đã xây dựng được hình tượng dòng sông truyền thống, từ đó ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng – miền Nam trong khói lửa chiến tranh ; lại từng có ý kiến rằng : thành công của tác phẩm chính ở chỗ, từ không gian gia đình, nhà văn đã nhìn ra cả cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Từ việc phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. 3.3.1.4. Phản biện ở cấp độ quan điểm, phong cách nghệ thuật Ở cấp độ này, đề bài yêu cầu cảm nhận và đánh giá về một quan điểm hoặc phong cách nghệ thuật. Trong đó, có trình bày ý kiến riêng, có tham gia tranh luận với những ý kiến khác, phản biện vấn đề nhằm đưa ra giá trị thực sự của một quan điểm hoặc phong cách nghệ thuật của một tác giả cụ thể. Đây là cấp độ khó, chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi văn thuộc đội tuyển cấp tỉnh, cấp quốc gia. Ví dụ : Đề 12 : Nói về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, GS. Nguyễn Đăng Mạnh viết như sau : “Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong một chữ ngông”(1) ; trong khi đó, PGS. Trần Đăng Suyền lại cho rằng : “Ông … đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo”(2). Ý kiến của anh/chị như thế nào? Hãy phân tích một vài dẫn chứng để làm rõ? Đề 13 : Nhà văn Nam Cao có gửi gắm quan điểm nghệ thuật của mình qua lời nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa như sau : “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. (1) (2) SGK Ngữ Văn 12, Nâng cao, tập 1, Nxb GD 2007, Tr. 168. SGK Ngữ Văn 11, Cơ bản, tập 1, Nxb GD 2006, Tr. 107. 17 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học Một độc giả có ý kiến rằng : quan điểm nghệ thuật này của Nam Cao, cho đến nay đã bị lạc hậu. Anh/chị có nghĩ rằng quan điểm nghệ thuật này của Nam Cao bị lạc hậu không? Hãy giải thích câu trả lời của mình? 3.3.1.5. Phản biện ở cấp độ trào lưu, khuynh hướng, giai đoạn, nền văn học Ở cấp độ này, đề bài yêu cầu phân tích và đánh giá những đặc điểm của một trào lưu, khuynh hướng, giai đoạn hay nền văn học, có thể thông qua một tác phẩm cụ thể. Trong đó, có trình bày ý kiến riêng, có tham gia tranh luận với những ý kiến khác, phản biện vấn đề nhằm đưa ra đặc điểm, giá trị, vị trí thực sự của một trào lưu, khuynh hướng, giai đoạn hay nền văn học. Đây là cấp độ khó, chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi văn thuộc đội tuyển cấp tỉnh, cấp quốc gia. Ví dụ : Đề 14 : Có ý kiến cho rằng : cùng là những gương mặt tiêu biểu của nền văn học đổi mới sau 1975 nhưng Nguyễn Minh Châu thì tiếp cận, khám phá con người thiên về phương diện đạo đức, còn Nguyễn Khải lại tiếp cận, khám phá con người thiên về phương diện văn hóa. Trên cơ sở phân tích hai tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Đề 15 : Nói về Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, có ý kiến cho rằng : do có nhiều khuynh hướng văn học song song tồn tại và phát triển nên trong quá trình ấy không tránh khỏi hiện tượng giao thoa, thâm nhập lẫn nhau giữa các khuynh hướng. Trên cơ sở phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 3.3.2. Biện pháp xử lí các đề văn phản biện Để viết được những bài văn hay, hấp dẫn đối với dạng đề có tính chất phản biện như trên, người viết không những phải hiểu thấu đáo đối tượng, có kĩ năng hành văn tốt mà còn cần phải có quan điểm, ý kiến riêng. Phải nhìn nhận, đánh giá đối tượng một cách đa chiều. Phát huy tối đa nhất cái nhìn chủ quan nhưng không tách rời tính khách quan khoa học. Phải thể hiện được tâm sáng, tầm cao, cách đúng trong phản biện để thuyết phục người đọc. 18 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học Phương pháp chung là vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận để làm rõ đối tượng. Trong quá trình ấy, những khía cạnh có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm trái chiều, người viết cần có sự đối chiếu, so sánh lí giải sao cho đưa được cách hiểu tối ưu nhất, thuyết phục nhất. Kết cấu chung nhất của bài viết thường như sau : - Giới thiệu đối tượng - Phân tích cơ bản đối tượng (khách quan, khoa học) - Những ý kiến khác nhau, trái chiều về đối tượng : mặt tích cực, hạn chế - Quan điểm, cách lí giải về đối tượng của bản thân, kèm theo lập luận, đặc biệt những luận cứ khoa học có sức thuyết phục cao (vận dụng phản biện văn học) : + Luận điểm phản biện + Cơ sở phản biện : lí lẽ, dẫn chứng + Luận chứng - Kết luận về đối tượng Chúng tôi đã lần lượt hướng dẫn học sinh từng cấp độ đề phản biện, qua mỗi cấp độ sẽ rèn luyện và nâng cao được năng lực viết văn cho các em. 3.3.2.1. Phản biện ở cấp độ chi tiết Hướng dẫn đề 2 : Đề bài : Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, ngay sau câu nói đùa của anh Tràng : “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, nhân vật người vợ nhặt về thật. Anh Tràng đã : “Chậc, kệ!”. Về chi tiết này, có người đã trách anh Tràng : “kệ” là thái độ vô trách nhiệm, biết là chưa chắc nuôi nổi mà lại đồng ý đưa cô ta về ; người khác lại bày tỏ sự cảm thông : ở vào hoàn cảnh rất éo le, anh Tràng hành động như vậy thật dũng cảm. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về chi tiết này? Hướng dẫn : a. Giới thiệu vấn đề : - Kim Lân là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Giọng văn Kim Lân hóm hỉnh mà đôn hậu. Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc của ông, tiêu biểu cho giọng văn ấy. - Viết Vợ nhặt, Kim Lân chủ yếu thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người lao động. b. Giải quyết vấn đề : - Phân tích hoàn cảnh tình huống dẫn đến chi tiết nghệ thuật nói trên + Hoàn cảnh chung của dân tộc : nạn đói tràn về 19 Rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh THPT qua phản biện văn học + Hoàn cảnh anh Tràng : nghèo đói, xấu trai, ế vợ + Lần gặp thứ nhất của anh Tràng và người vợ nhặt + Lần gặp thứ hai của anh Tràng và người vợ nhặt + Nói đùa nhưng làm thật : “chậc, kệ!” - Các ý kiến nhận định về chi tiết này + “kệ” là thái độ vô trách nhiệm, không biết có nuôi nổi không mà lại đồng ý đưa cô ta về : ý kiến này nói được sự liều lĩnh của anh Tràng nhưng đã có sự đồng nhất ý nghĩa của chữ “kệ” – theo nghĩa thông thường - với thái độ đầy tình người, thấm đẫm lòng nhân hậu của anh Tràng trong trường hợp éo le này. + Ở vào hoàn cảnh rất éo le, anh Tràng hành động như vậy thật dũng cảm : ý kiến này đã xác nhận được hoàn cảnh đầy eo le của nhân vật, nhấn mạnh được tính chất hành động của nhân vật theo hướng tích cực, ngợi ca nhưng sắc thái ý nghĩa chưa thật phù hợp, nhất là chưa sát, gần gũi với tư tưởng của Kim Lân. - Ý kiến phản biện của bản thân + Đây là một chi tiết hay, đặc sắc, rất tiêu biểu cho giọng văn Kim Lân. + Mục đích chính của việc xây dựng chi tiết này là : ca ngợi tấm lòng nhân hậu của người lao động trong hoàn cảnh đói kém. + Anh Tràng có nhiều lí do để từ chối : nhà nghèo ; mẹ không đồng ý ; tôi chỉ nói đùa ; tôi chưa có ý định lấy vợ vào lúc này ….Nhưng anh không hành động như vậy, không phải vì liều, mà vì anh cảm nhận được sự khát khao đến cháy bỏng một tổ ấm gia đình từ người đàn bà lam lũ kia ; vì anh không nỡ đẩy người đàn bà không có chỗ bấu víu đang muốn dựa vào anh ; vì anh được trưởng thành từ một dân tộc có truyền thống “lá lành đùm lá rách” … + Vẻ mặt “phớn phở”, tâm trạng vui sướng, cảm giác hạnh phúc, ý thức trách nhiệm của anh Tràng sau đó đã chứng minh cho điều ấy. - Tiểu kết về đối tượng : “chậc, kệ!” là một chi tiết nghệ thuật độc đáo ; là một kết hợp tuyệt vời giữa sự chân chất, mộc mạc với khao khát sống, hạnh phúc của anh nông dân ít học; giữa tài viết truyện hóm hỉnh với tấm lòng đôn hậu của nhà văn ; tất cả đã làm nên tình người cao đẹp. c. Kết thúc vấn đề - Thật là “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. 3.3.2.2. Phản biện ở cấp độ hình tượng Hướng dẫn đề 4 : Đề bài : Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng : Tnú điển hình cho tính cách con người Tây 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan