Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

.DOC
27
167
55

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đính nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG CỦA SKKN 2.1. Cơ sở lí luận 2.2. Thực trạng 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp 4 Giải pháp 5 Giải pháp 6 Giải pháp 7 Giải pháp 8 2.4. Hiệu quả của SKKN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD&ĐT HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN TRANG 1 2 2 2 3 3 4 4 4 6 6 7 9 10 11 11 16 18 18 21 21 22 23 24 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đó thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần được quan tâm đúng mức. Kĩ năng sống ở đây là kĩ năng sống ứng xử với con người trong sinh hoạt, trong công việc, trong hoạt động xã hội và với thiên nhiên. Học sinh phải có hiểu biết và có năng lực khéo léo xử lý, giải quyết các tình huống có liên quan đến con người, sự việc và sự vật trong cuộc sống một cách đúng đắn. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu những hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu những kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động ... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đương đầu với những khó khăn thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như đánh nhau, đua xe,... chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng giao tiếp... Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh đồng thời nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để học sinh có năng lực đó, nhà trường phải tổ chức cho học sinh rèn luyện trong học tập và các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như các hoạt động xã hội khác. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. - Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật… - Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban 2 đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh trường Trường Tiểu học Nga Phú, Nga Sơn nói chung. Học sinh lớp 5B nói riêng. - Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nga Phú. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: - Phương pháp khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt ( đầu năm và cuối học kì 1) - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt động hay không? Có kĩ năng giao tiếp hay không?...) Quan sát hoạt động vui chơi. Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người…). - Phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống. - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận: 3 Kỹ năng sống là năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời. Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào?). Mở rộng khái niệm: KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại, mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống. Bởi vậy, KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính xã hội – toàn cầu. Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh tiểu học gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp kết quả giáo dục từ bài học trên lớp và từ những hoạt động HĐGDNGLL, học sinh hình thành được một số kĩ năng sống phù hợp như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu,… Những kĩ năng này bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh… Nền kinh tế của nước ta hiện nay được quản lý theo cơ chế thị trường. Mặt trái của kinh tế thị trường với những nhân tố tiêu cực của nó, đã tác động vào ý thức xã hội, trong đó có đạo đức xã hội. Một số chạy theo chủ nghĩa cá nhân, xa rời những giá trị văn hoá đạo đức để cho chủ nghĩa thực dụng chi phối hành vi đạo đức và cách ứng xử của họ. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh theo một chuẩn mực đạo đức đẹp đẽ là hết sức cần thiết và bổ ích. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đang thực hiện khắp các ngành, các cấp. Việc nhà trường rèn luyện kĩ năng sống chuẩn mực cho học sinh là hưởng ứng và nhập thân tích cực vào phong trào chung có ý nghĩa nhân văn cao cả này. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư cũng là phong trào lớn hiện nay ở các cơ sở phường, xã, cơ quan, trường học…Sống rèn luyện cho học sinh có văn hoá là chuẩn bị thiết thực cho các em hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng một cách chủ động tích cực. 2.2. Thực trạng kĩ năng sống trong trường hiện nay. 2.2.1. Ưu điểm: * Về nhận thức: Tuyệt đại bộ phận học sinh tiểu học đã nhận thức được là con người phải sống theo chuẩn mực đạo đức của dân tộc, của xã hội. Những chuẩn mực đó đã 4 được chương trình môn đạo đức ở cấp tiểu học cung cấp khá đầy đủ, cụ thể và có hệ thống như lễ phép, tôn trọng, chào hỏi mọi người, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhận lỗi, sửa lỗi, biết quan tâm tới mọi người, chia sẻ, giúp đỡ mọi người, tuân thủ nội quy kỉ luật, pháp luật, giữ gìn vệ sinh môi trường… * Về hành vi, cử chỉ: Số đông học sinh trên cơ sở nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, được giáo dục đã có cử chỉ, hành vi ứng xử đúng đắn phù hợp với nhiều tình huống sảy ra trong cuộc sống, được mọi người khen ngợi. Bản thân các em có niềm vui chính đáng và niềm tự tin vào bản lĩnh của mình. Đó là những học sinh có kĩ năng sống tốt theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. 2.2.2. Hạn chế: Một số ít giáo viên chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa cho học sinh mà chưa chịu khó tìm tòi các hình thức phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên học sinh chưa có hứng thú hoạt động. Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tính tự ti nhiều. Khả năng giao tiếp hạn chế. Tuy nhiên một bộ phận học sinh có những biểu hiện lệch chuẩn về kĩ năng sống nhất là các em học sinh cuối cấp như ăn mặc chưa hợp với lứa tuổi, nói tục, đánh nhau, cãi cọ nhau, ăn cắp, chưa lễ phép, chơi trò chơi trên điện thoại, chưa vâng lời bố mẹ, thầy cô, không quen cảm ơn và xin lỗi, chưa chú ý giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ môi trường … Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con học kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể và cách ứng xử. Một số ít gia đình xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Qua khảo sát việc thực hiện kỹ năng sống của học sinh lớp 5B, tôi thu được kết quả như sau: Vi Nội dung kĩ năng sống Bình Có vi Tốt Khá phạm thường phạm nhiều 1. Ứng xử với các tình huống 5 10 13 5 3 2. Thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm 11 7 15 0 0 3. Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ SK 10 15 8 0 0 4. Phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và thương tích 12 9 10 02 0 5. Ứng xử có văn hoá. 6 13 11 3 0 6. Phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn 6 10 9 xã hội khác 2.3. Những nguyên nhân chính của những tồn tại trên 2.3.1. Về giáo viên: 3 5 5 - Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh. - Giáo viên khuyến khích khen thưởng học sinh còn ít, chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh. - Công tác tuyên truyền đến các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều. Việc rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi chưa sâu sát. - Việc giáo dục và rèn luyện học sinh của gia đình và nhà trường chưa thật tỉ mỉ và sâu rộng, chưa cuốn hút được mọi các em vào việc trao dồi, rèn luyện đạo đức nói chung, kĩ năng sống nói riêng. 2.3.2. Về học sinh: - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau. - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy, mải chơi. - Bản thân một số học sinh tu dưỡng chưa tốt sống cảm tính, học đòi, bắt chước những người thiếu văn hoá có lối sống buông thả xung quanh. 2.3.3. Về Phụ huynh: Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình, một số phụ huynh còn cưng chiều con. Xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện: Giải pháp 1. Giáo viên nhâ ̣n thức sâu śc về viêc̣ dạy tre kk năng sống. Đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời tìm hiểu, năm bắt rõ hơn về thực trạng việc học kỹ năng sống của học sinh ở lớp dưới, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ học các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất. 6 Giáo viên nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, (tương tác, trải nghiệm, tiến trình và thay đổi hành vi, thời gian và môi trường giáo dục). Học sinh: + Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác... Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục để giáo dục kỹ năng sống cho các em. + Trải nghiệm: HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó. + Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình. + Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống. Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục. Phân loại kĩ năng sống, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; có nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống, nội dung của các kĩ năng sống và biết lựa chọn kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh; biết kĩ năng sống được tích hợp trong nhiều môn học của chương trình. Giải pháp 2. Giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS cho các em. Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,...; biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt động học tập học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư 7 duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong hóm, kỹ năng xử lý tình huống... (GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm) Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Tứ đó học sinh có kỹ năng học tập, ứng xử tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát. Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh , giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh . Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. 8 (GV đổi mới PPDH: Ứng dụng CNTT) Hiệu quả giáo dục KNS không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức hơn, thái độ tốt với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ giáo dục KNS. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Giải pháp 3. Giáo viên phải xác đinh rr những kk năng sống cơ ơản cnn dạy tre ở lứa tuổi tiểu học. Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là trẻ em độ tuổi lớp 1 Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Viê ̣c xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nô ̣i dung trọng tâm để dạy trẻ. Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Ngoài ra, ở nhà trường giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập 9 như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống sạch sẽ, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Giải pháp 4. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiêu học, thày cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp hàng ngày: VD: Yêu cầu đi học đúng giờ: buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm, có tác phong nhanh nhẹn ( rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập ( rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch). Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá,...; thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác Đội TNTPHCM của lớp mình. Đó là phải xây dựng Đôi bạn cùng tiến: nhóm bạn giúp nhau học tập, nhóm bạn ATGT, nhóm phòng chống ma tuý, ... trong qua trình hoạt động của các nhóm, học sinh được rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn hài hoà phù hợp. Ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự đánh giá nhận xét về bản thân và lớp của mình. Các em có thể trình bày ý kiến về những việc làm tốt và chưa tốt; cùng nhau xây dựng nội quy của lớp; thiết kế, đề xuất các việc làm, hoạt động hằng tháng và cả năm học. Chức vụ lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó nên được thay đổi theo tháng hoặc học kỳ để nhiều em được làm quen với kỹ năng điều hành, quản lý công việc đồng thời ngăn ngừa cách sống tự kiêu, độc đoán có thể xảy ra ngay từ tuổi học đường. Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường như giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường sống, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm năng lượng, phòng chống tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, cần chú ý xây dựng cảnh quan trường lớp với những hình ảnh mang tính giáo dục và thẩm mỹ, những lời hay ý đẹp như “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”, 10 “Mỗi lần giao tiếp là mỗi lần bạn thể hiện mình”, “Bạn có thể vấp ngã, điều quan trọng là bạn phải đứng lên”... Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình đối với thầy cô giáo và nhà trường qua việc thực hiện “Hộp thư điều em muốn nói” và tổ chúc tư vấn cho học sinh. Rèn luyện KNS cho học sinh phải thông qua việc làm cụ thể và sự chủ động cao của các em. Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các em sau này. Giải pháp 5. Tuyên truyền cho các ơâ ̣c phụ huynh dạy tre kk năng sống trong gia đinh Có thể thấy, học sinh thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một số học sinh có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi con muốn mời ai về nhà chơi? Con thân với bạn nào? Mối quan hệ này được duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một học sinh nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. Tuyên truyền để cha mẹ các em không nên bực bội khi các em về đến nhà muộn hoặc cho rằng các em chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của học sinh, các em có thể lĩnh hội nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. Cha mẹ các em cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và tham gia một số hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp các em hiểu rằng học là phải học cả đời. Cần giáo dục để các em cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Cha mẹ giáo dục các em biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của các em, khơi gợi để các em luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân các em. Trong gia đình, việc dạy các em tự ăn uống rất cần thiết. Để các em có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi các em phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của các em, đó là cung cấp cho các em những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh các em. Giải pháp 6. Giáo viên giúp tre phát triển các kk năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường. Các kĩ năng như đoàn kết, biết tương trợ nhau trong hoạt động, phân công trách nhiệm trong hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến trước đám đông…là những kĩ năng quan trọng giúp các em vững vàng trong cuộc sống. 11 Như trên đã nói: các kĩ năng này đã được chú trọng và hình thành trong quá trình dạy - học ở chương trình sách giáo khoa mới và nó chỉ có thể hình thành và phát triển trong các hoạt động tập thể. Chính vì vậy tiết sinh hoạt lớp là môi trường quan trọng giúp các em hình thành, củng cố kĩ năng này. 6.1. Các hoạt động tập thể do lớp tổ chức : a. Tổ chức giờ sinh hoạt : Nội dung tiết sinh hoạt lớp : Phnn 1: Cuối mỗi tuần, trong giờ sinh hoạt, lớp trưởng có trách nhiệm tổng hợp số lỗi của từng thành viên trong các tổ ghi vào cột số 10 sau đó cộng tất cả các lỗi của các thành viên trong tổ vào ô tổng lỗi của tổ. Căn cứ vào số lỗi mắc phải của một tổ mà xếp loại tổ nhất, nhì, ba và tư, căn cứ vào số lỗi của mỗi thành viên nếu thành viên nào không phạm lỗi nào hoặc phạm lỗi ít nhất hoặc có sự tiến bộ nhất thì ghi vào mục tuyên dương. Đọc trước lớp về số lỗi của từng bạn, từng tổ, xếp loại tổ, bạn được tuyên dương, bạn được khen thưởng. Ngoài ra Lớp trưởng còn phải rút ra được những tồn tại chung của cả lớp có những đánh giá và nêu giải pháp khắc phục. Đây là một công việc tương đối khó nên mấy tuần đầu giáo viên trợ giúp để Lớp trưởng hoàn thành các nội dung trong sổ. Sau đó dần dần để lớp trưởng tự hoàn thành các nội dung trên và đọc trước lớp trong phần đầu mỗi buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Lớp phó có trách nhiệm cân đối giữa số lỗi của mỗi thành viên trong lớp để trừ với số điểm 10 tương ứng, sau đó đọc số điểm mười của từng bạn đạt được sau khi đó đối trừ. Giáo viên phát thưởng cho học sinh đạt 10 điểm 10 (nếu có) và tuyên dương khích lệ trước lớp. Nội dung này giúp các em biết phân công, điều hành, tương trợ nhau trong hoạt động tập thể. Phnn 2: Học sinh trong lớp đăng kí ý kiến và trình bày trước lớp những ý kiến của mình. Để tránh việc học sinh hay thưa gửi trong các giờ học, giáo viên rèn cho học sinh thói quen ghi lại các ý kiến và sẽ trình bày trong giờ sinh hoạt trừ các ý kiến quan trọng cần giải quyết ngay. Thường thì các ý kiến học sinh phát biểu xoay quanh những vướng mắc vấp phải trong quá trình hoạt động trong tuần và nêu những lỗi mà bạn khác mắc phải chưa được giải quyết và các lỗi mắc phải khi học sinh sinh hoạt học tập ở gia đình. Lúc này, giáo viên cần tôn trọng các em trong khi học sinh phát biểu và khuyến khích các em diễn đạt ý kiến của mình trước lớp một cách rõ ràng, mạch lạc. Sau đó giáo viên nên cho các em cùng tham gia giải quyết các ý kiến học sinh nêu và chốt lại. Nếu học sinh mắc lỗi giáo viên yêu cầu lớp Lớp trưởng ghi số lỗi đó vào tuần sau. Phnn 3: Căn cứ vào báo cáo của học sinh, giáo viên đưa ra các công việc cần củng cố và thực hiện trong tuần sau. Lớp trưởng ghi các công việc giáo viên phổ biến vào mục Công việc tuần sau trong sổ theo dõi. (Riêng tiết sinh hoạt cuối tháng ngoài các phần nội dung như đã nêu giáo viên tổ chức cho học sinh tổng hợp thành tích các nhóm, tuyên dương, bình bầu học sinh phạm ít lỗi nhất được tham 12 gia trò chơi trong tuần sau đó và coi như đó là phần thưởng cho các nhóm có thành tích). 6.2. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”: Để tổ chức hoạt động này, đầu tiên giáo viên nêu mục đích và yêu cầu của phong trào “Đôi bạn cùng tiến” đó là việc học sinh kết bạn và đăng kí giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt. Nếu đã đăng kí tham gia phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, một bạn tiến bộ thì bạn còn lại cũng được khen ngợi, ngược lại nếu một bạn mắc nhiều lỗi thì người còn lại cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Đầu tiên, giáo viên cho học sinh đăng kí và làm thí điểm ở một số đôi. Sau mỗi tuần giáo viên có nhận xét, tổng kết hoạt động của các đôi bạn đã đăng kí, khen ngợi những đôi có tiến bộ và có thể đặc cách cho cả đội đã tham gia trò chơi cuối tháng coi đó là phần thưởng thưởng cho sự tiến bộ của các em. Sau một thời gian, khi đó kích thích, thu hút học sinh tích cực hoạt động, giáo viên mở rộng đến các đôi bạn khác. 6.3. Các hoạt động do nhà trường, Đoàn - Đội phát động Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, nhặt rác, hót rác, tưới cây, tỉa lá,...; thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động. Tổ chức các buổi nói chuyện nhằm giới thiệu, nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức rèn kỹ năng sống cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. (Chủ tịch cựu chiến binh xã nói chuyện chuyên đề) Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại chăm sóc khu di tích lịch sử, những người có công với cách mạng trên địa bàn xã. 13 (Tổ chức cho HS quét dọn đài tưởng niệm ; Ủng hộ người khuyết tật) Ngoài các hoạt động tập thể của lớp thì các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn - Đội tổ chức như phong trào “Nhặt được của rơi, đem trả người mất”, “Vòng tay bè bạn”. Các phong trào thi đua trong những ngày lễ lớn, các phong trào rèn luyện đội viên … cũng là cơ hội rất tốt giúp giáo viên khai thác để phát triển các kĩ năng như đã nêu. Để giúp các em phát huy tối đa khả năng của bản thân. Đầu tiên, trước khi triển khai một phong trào tôi đều nêu mục đích, yêu cầu của phong trào ấy sau đó tôi cho học sinh tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện và giao cho các nhóm tự phân công trách nhiệm thực hiện dưới sự giám sát, khích lệ của giáo viên. Sau mỗi một phong trào, giáo viên giúp học sinh đánh giá, phân tích những việc được, chưa được, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau và không quên chắt lọc khen ngợi những cá nhân, nhóm có hoạt động tích cực đạt kết quả. 6.4. Tổ chức các trò chơi ngoại khoá. Trò chơi là một phương pháp dạy học tích cực không những củng cố, hình thành các kiến thức khoa học mà là môi trường giúp học sinh hình thành, phát triển.Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè. (HS giao lưu văn nghệ) 14 Hiện nay, với nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới, phương pháp trò chơi đã được đưa nhiều vào trong tiết học và quả thật giúp phần đáng kể trong việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Thu hút học sinh hứng thú trong hoạt động học tập. Tuy nhiên, trò chơi trong các tiết học thường có thời lượng không nhiều và chỉ tập trung vào các kiến thức khoa học có trong bài dạy. Nhận ra đặc điểm này, tôi đã dùng trò chơi làm phần thưởng cho các tổ, cá nhân tích cực trong các hoạt động thi đua như trên đã trình bày, vừa khích lệ, thu hút học sinh tích cực rèn tính kỉ luật, phấn đấu mắc ít lỗi để được tham gia trò chơi vừa giúp học sinh hình thành, phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và tăng thêm vốn hiểu biết về kiến thức khoa học, xã hội … Như trên đã trình bày, đối tượng tham gia các trò chơi là những nhóm, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua hàng tuần và được tổng kết sau mỗi tháng. (nhóm xếp thứ nhất là cả nhóm được tham gia trò chơi của tháng đó; nhóm xếp thứ nhì thì cử 1/2 thành viên mắc ít lỗi nhất trong tổ được tham gia trò chơi; nhóm xếp thứ ba được cử 1/4 thành viên mắc ít lỗi nhất trong tổ được tham gia chơi). Các thành viên này được chia đều thành các nhóm tuỳ theo nội dung mỗi trò chơi, số học sinh còn lại làm khán giả. Các trò chơi thường tổ chức cho các em chơi đó là các trò chơi được vận dụng từ các trò chơi có sức thu hút trên truyền hình như trò chơi; “Ai là triệu phú”; “Rung chuông vàng” …Vì những trò chơi này có sức thu hút lớn và hầu như tất cả học sinh đều biết luật chơi, giáo viên không mất nhiều thời gian hướng dẫn mà học sinh tham gia chơi nhiệt tình. Ví dụ 1: Lập chương trinh liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11 ( Lớp 5B) thời gian 80 phút. 1.Mục đích: Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. Nói lời hay làm việc tốt. 2. Phân công chuẩn bị: - Đĩa, phích, chén, cây hoa, hoa, khăn trải bàn, loa đài... Thảo Linh và nhóm 2. - Tiếp nước: Tổ 1 - Trang trí: Quốc Bảo, Anh Duy, Như Quỳnh. - Báo tường: Linh An, Thùy Linh và Tổ 2. - Văn nghệ: 4 tiết mục Tiêu chí chấm điểm chương trình nội dung, hình thức, trình bày. - Dẫn chương trình: Vân Anh, Quốc Toàn - Tổ trọng tài gồm 3 em: Tuấn Vũ, Thu Trang, Văn Thành. 3. Chương trình cụ thể: - Giới thiệu các thầy cô giáo về dự. - Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô. - Giới thiệu báo tường. - Chương trình biểu diễn văn nghệ: Tiết mục múa theo đĩa; Tam ca nữ; Hát đơn ca; Hát tập thể bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.” - Hái hoa trả lời câu hỏi “nói lời hay làm việc tốt”. - Kết thúc chương trình: đại diện cô giáo phát biểu ý kiến. - Trao quà cho các em. 15 4. Rút kinh nghiệm - Giáo viên trao đổi với học sinh: + Chương trình các em vừa làm vận dụng những kĩ năng sống nào? + Các em lập chương trình có khó khăn ở chỗ nào không? + Công tác chuẩn bị, những bạn được giao nhiệm vụ có hoàn thành tốt không? + Đánh giá của tổ trọng tài có công bằng không? + Bạn dẫn chương trình có tự nhiên không, nói có lưu loát không? các em tự đánh giá xem mình ở mức độ nào? - Khen ngợi những học sinh, nhóm làm việc tốt, nhóm diễn xuất sinh động nhất, bạn có trang phục đẹp nhất, bạn dẫn chương trình hay, bạn có giọng nói truyền cảm nhất... nhắc nhở các em một số điểm cần khắc phục để lần sau các em làm tốt hơn. Ví dụ 2: Giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trinh tổ chức hoạt động. Hãy nói lời từ chối về một điều gì đó; một ai đó ở các tình huống các bạn trong lớp đưa ra, song cái đích cần đạt được là cương quyết nói “không!”( rủ bạn bỏ học đi chơi; không làm lao động, không làm trực nhật, làm những việc không tốt, lấy tiền của bố mẹ đi chơi điện tử, ăn quà vặt...) Ví dụ: Tình huống: Bỏ học đi chơi điện tử: Lời mời Lời từ chối Cậu đi chơi với tớ một lúc đi! Còn 30 phút nữa mới vào học cơ mà cậu! Tớ không đi đâu, sắp vào học rồi! Không, tớ còn phải làm vệ sinh lớp học. Tớ dẫn cậu đến nhà chú Minh hôm trước Không, tớ không đi! Mẹ tớ dặn ai rủ chú mở máy cho tớ chơi trò chơi bắn nhau đi chơi ở đâu cũng không được đi. thích lắm Mà tớ không thích trò chơi bắn nhau. Thử một lần thôi, thích lắm! Tớ không thử đâu! Cứ đi một tý thôi mẹ cậu không biết đâu. Đảm bảo cậu xem là thích rồi! Con trai mà không biết trò chơi bắn nhau ấy thì kém. Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn? Không, tớ không đi! Không, tớ không thích! Tớ kém cũng được! Tìm cách bỏ đi hoặc không chú ý đến bất kì điều gì người đó nói. - Học sinh có thể đóng vai: Giới thiệu tên - nội dung đóng vai - học sinh nhận xét…. Giải pháp 7. Rèn kĩ năng sống hiệu quả thông qua việc tích hợp vào các môn học. Giáo viên thực hành, vận dụng những phương pháp liên quan đến tổ chức dạy kĩ năng sống trên lớp vào một số bài giảng nhằm thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng sống sao cho các em được làm, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. * Môn Tiếng Việt: Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong 16 cuốc sống, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống, biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Ví dụ: Phân môn Kể chuyện (Bài Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai -Tuần 4 -TV5 tập 1): Giúp HS thể hiện được sự cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri. Rèn kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực. Phân môn Kế chuyện (Bài Lập chương trình hoạt động - Tuần 21 TV5 tập 2): Rèn luyện cho học sinh tinh thần hợp tác (Ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). Thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm… * Môn Đạo đức: Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng sử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người sung quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước. Giúp các em bước đầu biết sống tích cực chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, …để trở thành con ngoan trò giỏi trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội Ví dụ: Bài 1: Em là học sinh lớp 5: Rèn kỹ năng: Kỹ năng tự nhận thức (tự nhận thức mình là học sinh lớp 5). Kỹ năng xác nhận giá trị (xác định được giá trị mình là học sinh lớp 5). Kỹ năng ra quyết định (biết lực chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5). Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam: Rèn kỹ năng: Kỹ năng xác định giá trị (Yêu Tổ quốc Việt Nam). Kỹ nămg tìm kiếm và xử lý thông tin về đất nước và con người Việt Nam. Kỹ năng hợp tác nhóm. Kỹ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. (HS đóng tiểu phẩm xử lý tình huống) * Môn Khoa học: Môn Khoa học giúp học sinh hiểu một số kỹ năng sống cơ bản như: tự nhận thức về bản thân, về tự nhiên, xã hội và các giá trị. Giao tiếp và ứng xử thích hợp trong một số tình huống liên quan đến sức khỏe của bản thân. Tư duy 17 phân tích và bình luận về các hiện tựợng sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra quyết định phù hợp và giải quyết vấn đề hiệu quả, thích hợp với tình huống. Đạt mục tiêu, quản lý thời gian và cam kết thực hiện. Vận dụng các kỹ năng trên để ứng phó phù hợp trong thực tiễn cuộc sống. Cam kết thực hiện những hành vi tích cực cho bản thân, gia đình và môi trường xung quanh. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Ví dụ: Bài 11: Dùng thuốc an toàn: Rèn kỹ năng: Kỹ năng tự phản ánh kinh nghiệm của bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng. Kỹ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều an toàn. Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện: Rèn kỹ năng: Kỹ năng ứng phó, xử lý tình huống đặt ra (khi có người bị điện giật, khi dây điện đứt…). Kỹ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí). Kỹ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm. Giải pháp 8. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể. Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh: Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong cách giáo dục trẻ. Công đoàn tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ biết tháo gỡ vướng mắc, xử lý một số tình huống mà trẻ khó tự mình giải quyết đúng đắn. Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. GV thường xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho HS trong các giờ học. Các đoàn thể của xã, xóm cũng tham gia tư vấn cho các gia đình về kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; dạy cho trẻ một số kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ nạn xã hội...) Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: chấp hành nội qui, qui định của nhà trường, chấp hành luật khi tham gia giao thông… đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 2.4.1. Về tính kỉ luật của học sinh: Học sinh có tính kỉ luật rất cao, các em thường rất ý thức trong các công việc và thực hiện nghiêm túc những nội quy, quy định của lớp, của trường và của địa phương một cách tự nguyện. Các thói hư như nói tục chửi bậy, đánh nhau, hầu như không còn. Các em như trưởng thành hơn, “người lớn” hơn trong các công việc trong khi đó các em không cảm thấy gò bó hay sợ sệt giáo viên. 18 Các em thực hiện thời gian biểu thành nếp, có ý thức tự giác cao, được hội phụ huynh phản ánh tốt và rất khen ngợi. 2.4.2. Sự tiến ơộ trong học tập của học sinh. Nhờ có môi trường thi đua và có động lực phấn đấu nên học sinh rất tích cực tham gia các phong trào học tập. Tự giác học. Chất lượng học tập của các em tăng lên một cách rõ rệt đồng thời nhờ rèn được tính kỉ luật, các em vận dụng tính kỉ luật đó vào các hoạt động học tập nên kết quả học tập của các em có bước tiến rõ rệt.. Một trong những điều mà tôi tâm đắc nhất đó là việc học sinh rất có ý thức tự giác trong học tập, lao động chuyên. Các em có những biểu hiện hành vi đạo đức rất tốt. 2.4.3. Vốn kiến thức thực tế. Do việc các em rất háo hức tham gia các trò chơi được tổ chức trong các hoạt động tập thể mà kiến thức thực tế của học sinh rất phong phú, một phần các kiến thức đó các em được giáo viên cung cấp thông qua các đáp án trò chơi, một phần do các em bị trò chơi lôi cuốn nên đã tích cực tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, sách báo…Thông qua trò chơi, học sinh biết thêm được nhiều thông tin, kiến thức không có trong sách giáo khoa nhưng lại rất gần gũi và thực tế giúp các em vận dụng trong cuộc sống hàng ngày như việc xem tivi ngồi gần màn hình bao nhiêu mét và nên để đèn sáng hay tắt đèn đi để xem ti vi … 2.4.4. Các kĩ năng sống của học sinh. Các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của học sinh được hình thành, củng cố và rèn luyện trong học tập và sinh hoạt. Khả năng diễn đạt ý kiến trước lớp của các em tiến bộ không ngờ, nhiều em khi phát biểu các ý kiến nói đâu vào đấy rất chững chạc trong các cử chỉ và cách ăn nói. Khi có khách vào lớp, các em có thể trả lời các câu hỏi của khách hoặc của các thầy cô giáo rất mạnh dạn, mạch lạc, rất tự nhiên, thể hiện sự tình cảm trong lời nói. Trong các hoạt động nhóm các em biết tương trợ, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành công việc được giao. Các em biết chia sẻ nhường nhịn nhau, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống. Biết lắng nghe ý kiến của nhau, tôn trọng nhau và đặc biệt có tình cảm đối xử với nhau rất chân thành. Các em được lôi cuốn vào các hoạt động phong trào nên đã tránh được thói hư tật xấu ngoài xã hội. Không có học sinh chơi điện tử, không có học sinh nói tục, không có học sinh ăn quà vặt vứt rác bừa bãi. Nhờ những kiến thức thực tế được hình thành phong phú, đa dạng mà các em đã tự khẳng định được ý chí, quyết tâm vươn lên trong học tập, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. * Cuối năm học, tôi đã cho giáo viên khảo sát việc rèn luyện kĩ năng sống của học sinh lớp 5B. Kết quả như sau: Nội dung kĩ năng sống Tốt Kết quả rèn luyện Bình Có vi Khá thường phạm Vi phạm 19 nhiều 1. Ứng xử với các tình huống 2. Thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm 3. Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ SK 4. Phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và thương tích 5.Ứng xử có văn hoá. 6.Phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội khác 25 30 05 03 3 0 0 0 0 0 31 2 0 0 0 30 03 0 0 0 30 31 03 02 0 0 0 0 0 0 * Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức. Tổng số HS 33 Tổng số HS 33 Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm SL % SL % 30 90.9 3 9,1 Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể. Biết cách ứng xử hài hoà Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khá phù hợp khi chơi SL % SL % 31 93,9 2 6,1 Thực hiện tính tự giác. Tự giác thực hiện các nề nếp Tổng số HS 33 Tự giác không cần nhắc nhở SL % 32 96.9 Cô giáo và các bạn còn phải nhắc nhở SL % 1 3.1 Tự giác ngồi học bài ở nhà Tự giác không cần nhắc nhở SL % 31 93.9 Chưa tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở nhiều SL % 2 6.1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan