Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Rèn kn về bv thuyết mình về thể thơ tnbc đl cho hs lớp 8 thcs...

Tài liệu Rèn kn về bv thuyết mình về thể thơ tnbc đl cho hs lớp 8 thcs

.DOC
24
499
135

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Cùng với các bộ sách giáo khoa của các khối lớp khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8 được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn Văn- Tiếng Việt - Tập làm văn theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Theo tinh thần này, nội dung phần tập làm văn đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn diện và gắn với thực tiễn đời sống nhằm đào tạo năng lực đọc, viết cho học sinh. Việc đưa kiểu văn bản thuyết minh vào giảng dạy là một minh chứng. Đây là kiểu văn bản hoàn toàn mới, chưa có trong chương trình và sách giáo khoa tập làm văn cũ. Tuy nhiên, mới là so với chương trình và sách giáo khoa thôi, chứ không mới so với yêu cầu thực tế của đời sống. Đưa kiểu văn bản này vào giảng dạy là đáp ứng yêu cầu đời sống, đào tạo một năng lực cần thiết mà học sinh ta xưa nay vốn thiếu, chưa được học chính thức. Để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của chương trình về kiến thức và kĩ năng. Có nhiều kiểu bài thuyết minh, trong đó có kiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học như: thuyết minh về truyện, thuyết minh về một thể thơ nhằm tích hợp phân môn tập làm văn với văn học. Từ các lớp 6,7,8, các em đã được học nhiều thể thơ trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ khó đối với sự tiếp nhận của học sinh THCS. Nên các em thường không tự tin khi thuyết minh về thể thơ này. Vậy để khắc phục tình trạng này chúng ta phải làm gì? II. Cơ sở thực tế. Trên cơ sở thực tế, học sinh lớp 8 THCS đến thời điểm này đã được tiếp cận với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật sau: STT Tên tác phẩm Tên tác giả Lớp 1 Qua đèo ngang Bà Huyện Thanh Quan. Lớp 7 2 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến. Lớp 7 3 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu . Lớp 8 4 Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Lớp 8 5 Muốn làm thằng Cuội Tản Đà. Lớp 8 Theo chương trình Ngữ văn lớp 7, thông qua mảng thơ trung đại, học sinh đã được tìm hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với các quy định về số câu, số tiếng và các quy tắc về đối ý, đối thanh, niêm, vần, nhịp,…Có thể nói, đây là một thể thơ du nhập. Trong khi đó, từ nhỏ, học sinh mới chỉ làm quen với tiếng mẹ đẻ, với các thể thơ đơn giản như đông dao, thơ 3 tiếng, 4 tiếng. Lên THCS, đến lớp 7, học sinh mới tiếp cận với các thể thơ Đường luật, trông đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Đường luật vốn là thể thơ khó với cả người lớn và trẻ em bởi tính cứng nhắc theo khuôn mẫu của nó. Dễ trong nhận diện thể loại nhưng sẽ rất khó khi mô tả về thể thơ này trong quá trình thuyết minh, giới thiệu. Theo tôi, để khắc phục tình trạng và những khó khăn như đã nêu ở trên, đồng thời giúp các em có các kĩ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật , trong quá trình giảng dạy tôi đã chú ý rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.” Khi chưa áp dụng đề tài này thì thực trạng học sinh làm bài tập làm văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau: đa số học sinh nắm được phương pháp, cách làm một bài văn thuyết minh và vận dụng kỹ năng làm bài một cách thành thạo. Nhưng khi vận dụng vào kiểu bài thuyết minh thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thì nhiều em còn lúng túng nên kết quả bài làm chưa đạt yêu cầu bởi vì các em chưa nắm vững đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nên tôi mạnh dạn nảy sinh sáng kiến này. Theo phân phối chương trình Ngữ văn lớp 8, kiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học chỉ được dạy trong một tiết. Với một lượng thời gian quá ít mà phải truyền tải một dung lượng kiến thức nhiều, đặc biệt đây là một thể loại thơ uyên bác ở thời Đường như thế giáo viên gặp nhiều khó khăn về thời gian trong việc truyền thụ kiến thức và rèn kỹ năng viết bài cho học sinh. Kết quả là học sinh nắm được lý thuyết làm bài văn thuyết minh nhưng hiểu chưa sâu sắc về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú cho nên bài làm của học sinh chưa được sâu sắc và tinh tế, học sinh còn thụ động trong việc thể hiện suy nghĩ của mình và kĩ năng viết bài còn hạn chế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các bài kiểm tra và thi học kì yêu cầu chú trọng vào kĩ năng thực hành phát huy năng lực sáng tạo và tư duy của học sinh. Chính vì thế tôi chọn giải pháp rèn cho học sinh “kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật”. III. Phạm vi sáng kiến Chính vì những lý do trên nên tôi chọn phân môn Tập làm văn lớp 8 với kiểu bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là một trong những dạng bài khó nhất trong nhiều dạng bài văn thuyết minh vì thế tôi đã trăn trở, suy nghĩ tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để có được phương pháp dạy tốt hơn giúp các em học sinh làm bài đạt kết quả cao. IV. Dự kiến thời gian: Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2015. B. NỘI DUNG Chương I. Các giải pháp. I. Cơ sở lí luận: 1. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thể thơ này có xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định. Thất ngôn bát cú nằm trong 4 thể thơ Luật: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được người xưa yêu thích nhất; thường được dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu xuân,... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể thất ngôn bát cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. 2. Văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng. - Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng,... và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người. - Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích,... 3. Mục đích cần đạt của thể loại tập làm văn thuyết minh. Cần giúp học sinh: - Kiến thức: nắm vững đặc điểm phương pháp làm văn thuyết minh nói chung và văn bản thuyết minh về một thể loại văn học nói riêng theo 4 bước tạo lập văn bản. - Tích hợp với văn bản và tiếng Việt ở nhiều dạng bài, vì văn bản thuyết minh là một dạng văn bản tổng hợp ở trình độ cao. - Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh ( giới thiêu, trình bày, giải thích ) theo qui trình bốn bước. Trong giao tiếp nói (viết ) có tri thức khách quan, có cách quan sát nhận xét để khái quát thành đặc điểm. - Giáo dục học sinh có tình cảm trong sáng, cao đẹp góp phần nâng cao phẩm giá con người và làm phong phú thêm tâm hồn con người. 4. Nguyên tắc dạy thể loại tập làm văn thuyết minh ....
Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Cùng với các bộ sách giáo khoa của các khối lớp khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8 được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn Văn- Tiếng Việt Tập làm văn theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Theo tinh thần này, nội dung phần tập làm văn đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn diện và gắn với thực tiễn đời sống nhằm đào tạo năng lực đọc, viết cho học sinh. Việc đưa kiểu văn bản thuyết minh vào giảng dạy là một minh chứng. Đây là kiểu văn bản hoàn toàn mới, chưa có trong chương trình và sách giáo khoa tập làm văn cũ. Tuy nhiên, mới là so với chương trình và sách giáo khoa thôi, chứ không mới so với yêu cầu thực tế của đời sống. Đưa kiểu văn bản này vào giảng dạy là đáp ứng yêu cầu đời sống, đào tạo một năng lực cần thiết mà học sinh ta xưa nay vốn thiếu, chưa được học chính thức. Để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của chương trình về kiến thức và kĩ năng. Có nhiều kiểu bài thuyết minh, trong đó có kiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học như: thuyết minh về truyện, thuyết minh về một thể thơ nhằm tích hợp phân môn tập làm văn với văn học. Từ các lớp 6,7,8, các em đã được học nhiều thể thơ trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ khó đối với sự tiếp nhận của học sinh THCS. Nên các em thường không tự tin khi thuyết minh về thể thơ này. Vậy để khắc phục tình trạng này chúng ta phải làm gì? 1 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS II. Cơ sở thực tế. Trên cơ sở thực tế, học sinh lớp 8 THCS đến thời điểm này đã được tiếp cận với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật sau: STT Tên tác phẩm 1 Qua đèo ngang Tên tác giả Bà Huyện Lớp Lớp 7 Thanh Quan. 2 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến. Lớp 7 3 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu . Lớp 8 4 Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Lớp 8 5 Muốn làm thằng Cuội Tản Đà. Lớp 8 Theo chương trình Ngữ văn lớp 7, thông qua mảng thơ trung đại, học sinh đã được tìm hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với các quy định về số câu, số tiếng và các quy tắc về đối ý, đối thanh, niêm, vần, nhịp,…Có thể nói, đây là một thể thơ du nhập. Trong khi đó, từ nhỏ, học sinh mới chỉ làm quen với tiếng mẹ đẻ, với các thể thơ đơn giản như đông dao, thơ 3 tiếng, 4 tiếng. Lên THCS, đến lớp 7, học sinh mới tiếp cận với các thể thơ Đường luật, trông đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Đường luật vốn là thể thơ khó với cả người lớn và trẻ em bởi tính cứng nhắc theo khuôn mẫu của nó. Dễ trong nhận diện thể loại nhưng sẽ rất khó khi mô tả về thể thơ này trong quá trình thuyết minh, giới thiệu. Theo tôi, để khắc phục tình trạng và những khó khăn như đã nêu ở trên, đồng thời giúp các em có các kĩ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật , trong quá trình giảng dạy tôi đã chú ý rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.” Khi chưa áp dụng đề tài này thì thực trạng học sinh làm bài tập làm văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau: đa số học sinh nắm 2 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS được phương pháp, cách làm một bài văn thuyết minh và vận dụng kỹ năng làm bài một cách thành thạo. Nhưng khi vận dụng vào kiểu bài thuyết minh thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thì nhiều em còn lúng túng nên kết quả bài làm chưa đạt yêu cầu bởi vì các em chưa nắm vững đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nên tôi mạnh dạn nảy sinh sáng kiến này. Theo phân phối chương trình Ngữ văn lớp 8, kiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học chỉ được dạy trong một tiết. Với một lượng thời gian quá ít mà phải truyền tải một dung lượng kiến thức nhiều, đặc biệt đây là một thể loại thơ uyên bác ở thời Đường như thế giáo viên gặp nhiều khó khăn về thời gian trong việc truyền thụ kiến thức và rèn kỹ năng viết bài cho học sinh. Kết quả là học sinh nắm được lý thuyết làm bài văn thuyết minh nhưng hiểu chưa sâu sắc về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú cho nên bài làm của học sinh chưa được sâu sắc và tinh tế, học sinh còn thụ động trong việc thể hiện suy nghĩ của mình và kĩ năng viết bài còn hạn chế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các bài kiểm tra và thi học kì yêu cầu chú trọng vào kĩ năng thực hành phát huy năng lực sáng tạo và tư duy của học sinh. Chính vì thế tôi chọn giải pháp rèn cho học sinh “kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật”. III. Phạm vi sáng kiến 3 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS Chính vì những lý do trên nên tôi chọn phân môn Tập làm văn lớp 8 với kiểu bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là một trong những dạng bài khó nhất trong nhiều dạng bài văn thuyết minh vì thế tôi đã trăn trở, suy nghĩ tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để có được phương pháp dạy tốt hơn giúp các em học sinh làm bài đạt kết quả cao. IV. Dự kiến thời gian: Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013-2014 đến năm học 20142015. B. NỘI DUNG 4 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS Chương I. Các giải pháp. I. Cơ sở lí luận: 1. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thể thơ này có xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định. Thất ngôn bát cú nằm trong 4 thể thơ Luật: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được người xưa yêu thích nhất; thường được dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu xuân,... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể thất ngôn bát cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. 2. Văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng. - Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác 5 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS dụng,... và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người. - Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích,... 3. Mục đích cần đạt của thể loại tập làm văn thuyết minh. Cần giúp học sinh: - Kiến thức: nắm vững đặc điểm phương pháp làm văn thuyết minh nói chung và văn bản thuyết minh về một thể loại văn học nói riêng theo 4 bước tạo lập văn bản. - Tích hợp với văn bản và tiếng Việt ở nhiều dạng bài, vì văn bản thuyết minh là một dạng văn bản tổng hợp ở trình độ cao. - Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh ( giới thiêu, trình bày, giải thích ) theo qui trình bốn bước. Trong giao tiếp nói (viết ) có tri thức khách quan, có cách quan sát nhận xét để khái quát thành đặc điểm. - Giáo dục học sinh có tình cảm trong sáng, cao đẹp góp phần nâng cao phẩm giá con người và làm phong phú thêm tâm hồn con người. 4. Nguyên tắc dạy thể loại tập làm văn thuyết minh - Phải xuất phát từ chủ thể học sinh. - Phải đi từ thực hành: phân tích mẫu để rút ra lý thuyết và sau đó vận dụng sáng tạo làm bài tập. - Phải có hệ thống bài tập phong phú đa dạng, chú ý bài tập sáng tạo. - Coi trọng vai trò liên kết tương hỗ giữa sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập. 6 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS - Hướng dẫn học sinh học loại văn bản thuyết minh ở lớp và ở nhà, phát huy tính cực tự giác vươn lên nắm kiến thức một cách chủ động và có sáng tạo. - Nắm được đặc điểm kiến thức cơ bản nhất của loại bài văn thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh. - Qui trình bốn bước tạo lập văn bản. II. Giải pháp: 1. Giải pháp 1: Tổ chức hướng dẫn học sinh tự ôn tập: * Mục đích: - Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải nắm vững các đặc điểm cơ bản nhất về thể thơ này. Vì vậy cần rèn kỹ năng quan sát đến mô tả, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm thông qua ví dụ mẫu đã được học “ Tiết 61 - Bài 15” Trên cơ sở ôn luyện lý thuyết giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng: “ Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.” * Phương pháp: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức cơ bản về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. * Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững những đặc điểm cơ bản của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trên cơ sở hai bài thơ mẫu: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” a/ Đọc kĩ hai bài thơ. b/ Tìm số tiếng, số dòng ( câu thơ ) và bố cục bài thơ. - Tìm hiểu về số tiếng ( chữ ) trong mỗi dòng: 7 tiếng. - Số dòng ( mỗi bài ): 8 dòng. 7 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS -> số dòng, số chữ đó là bắt buộc, không thể tùy ý thêm bớt. - Bố cục: bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật bố cục ( đề, thực, luận, kết ) c/ Tìm hiểu về thanh bằng, trắc: - Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B. -Tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. d/ Tìm hiểu về đối và niêm ( ở các tiếng thứ 2, 4, 6 ) * Tìm hiểu về “ đối” ở các cặp câu: 1 và 2; 3 và 4; 5 và 6; 7 và 8. - Đối thanh - các tiếng thứ 2, 4, 6 ở dòng trên và dòng dưới: nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc và ngược lại thì gọi là đối nhau. - Ngoài ra còn đối về ý và từ loại: * Tìm hiểu về “niêm” - Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 2 và 3; 4 và 5; 6 và 7; 1 và 8: nếu dòng trên là tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng là tiếng bằng, hoặc dòng trên là tiếng trắc ứng với dòng dưới cũng là tiếng trắc thì gọi là “ niêm” với nhau. e/ Tìm hiểu về “ vần” Ví dụ 1: Trong bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” - Tiếng cuối cùng của các câu 2, 6 : tù- thù ( hiệp vần cùng là vần bằng ). - Tiếng cuối cùng của các câu 4,8: châu - đâu ( hiệp vần cùng là vần bằng ). Ví dụ 2: Trong bài “ Đập đá ở Côn Lôn” - Tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6, 8: lôn- non- hòn - son => hiệp vần với nhau cùng là vần bằng. g/ Tìm hiểu về nhịp - Thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 hoặc 2/2/3 8 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS h/ Tìm hiểu về qui luật bằng, trắc Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn. B T B Các tiếng 2, 4, 6 của các câu phải đúng qui luật nếu tiếng thứ 2 là bằng thì tiếng thứ 4 phải là trắc và tiếng thứ 6 phải là bằng và ngược lại. Còn các tiếng 1, 3, 5, 7 không bắt buộc. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự ôn luyện cách lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú (Đã học ở tiết 61 – bài 15). * Sau đó giáo viên nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. - Học sinh cần nắm hai ý cơ bản: + Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học, thể thơ hay thể truyện trước hết phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm. + Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu quan trọng, cần có những ví dụ cụ thể làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. * Giáo viên đưa ra một số lưu ý cho học sinh : - Thuyết minh về một thể loại văn học có nhiều dạng: + Thơ: thơ trung đại, cận đại, hiện đại ( tự sự, trữ tình....) + Truyện: dân gian, hiện đại.....( truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết..., tùy bút, bút kí, hồi kí...) -> Dựa vào dàn ý chung để làm có sự sáng tạo riêng. 2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát đến mô tả đặc điểm một số bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã được học trong chương trình lớp 7, lớp 8 của một số tác giả. * Mục đích. 9 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ uyên bác đời Đường Trung Quốc. Đặc điểm cơ bản của thể thơ này đòi hỏi nhà thơ phải đảm bảo đúng luật. Cho nên những nhà thơ Việt Nam sáng tác thơ theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải là người tìm hiểu kỹ và am hiểu sâu sắc về đặc điểm thể thơ này. Bên cạnh những nhà thơ làm thơ đúng luật còn có một số bài thơ của một số tác giả có sự sáng tạo linh hoạt thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong khuôn khổ cho phép nên vẫn đảm bảo yêu cầu và rất hay. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được những đặc điểm của thể thơ thông qua những bài thơ cụ thể của một số tác giả Việt Nam để rèn cho học sinh kỹ năng quan sát đến mô tả rồi rút ra đặc điểm của thể thơ và việc vận dụng linh hoạt có sáng tạo của một số nhà thơ trung đại, cận đại Việt Nam. Từ đó rèn cho học sinh kỹ năng phân tích chỉ ra nét chuẩn, nét hay, điểm sáng tạo của một số bài thơ cụ thể rồi vận dụng sáng tạo vào bài làm cụ thể của mình khi thuyết minh về một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật cụ thể. * Phương pháp. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú qua một số bài thơ đã được học: - Lớp 7: + Qua đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan. + Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến. - Lớp 8: + Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu . + Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh. + Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà. Giáo viên: + Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát các bài thơ -> mô tả -> rút ra đặc điểm thể thơ. + Hướng dẫn học sinh chỉ rõ các đặc điểm trên từng bài thơ về: - Số câu chữ. 10 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS - Bố cục. - Thanh bằng, trắc. - Qui luật bằng trắc. - Niêm, luật, đối. - Cách gieo vần. - Phép đối. - Nhịp Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chỉ ra đặc điểm riêng của từng bài thơ được vận dụng linh hoạt theo luật của thơ Đường. * Ví dụ 1: Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” - Nguyễn Khuyến không làm theo bố cục (đề, thực, luận, kết ) mà vận dụng linh hoạt sáng tạo theo mạch cảm xúc. Điều đó chứng tỏ tài làm thơ và khả năng sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khuyến, ông đã Việt hóa thơ Đường. Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay bác tới nhà -> Cảm xúc khi bạn đến chơi. Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà . -> Cảm xúc về gia cảnh Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây, ta với ta. -> Cảm xúc về tình bạn. 11 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS * Ví dụ 2: Cách hiệp vần: thường gieo vần bằng ở tiếng thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8, như trong bài “ Qua đèo ngang”0- Bà huyện Thanh Quan gieo vần ở các tiếng (tà - hoa - nhà - gia - ta). Nhưng trong bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” - Phan Bội Châu lại gieo vần bằng ở tiếng thứ 7 ở hai cặp câu 2, 6 – ( tù – thu), câu 4, 8 (châu – đâu). => thường hiệp vần bằng ( rất ít bài thơ gieo vần trắc ) * Ví dụ 3: Qui luật bằng trắc của mỗi bài - Ví dụ 3a. Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn. B -> tiếng thứ hai của câu đầu là vần bằng thì bài thơ viết theo thể bằng. - Ví dụ 3b. Bước tới đèo ngang bóng xế tà. T -> tiếng thứ hai của câu đầu là vần trắc thì bài thơ viết theo thể trắc. Tóm lại, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được những đặc điểm của thể thơ thông qua những bài thơ cụ thể để rèn cho học sinh cách quan sát đến mô tả rồi rút ra đặc điểm của thể thơ và việc vận dụng linh hoạt có sáng tạo của một số nhà thơ trung đại, cận đại Việt Nam. 3. Giải pháp 3: Rèn cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú qua bốn bước. - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn ý. - Dựng đoạn, viết bài. - Kiểm tra, sửa bài. * Mục đích. 12 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS Đây là giải pháp chính, giải pháp quan trọng nhất của sáng kiến. Việc rèn cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua bốn bước thông qua việc giáo viên rèn học sinh từ quan sát đến mô tả, rút ra đặc điểm của thể thơ thông qua mẫu là một số bài thơ cụ thể của một số tác giả đã được học trong chương trình. Đây là cách tổ chức hướng dẫn học sinh nắm vững lý thuyết và áp dụng vào thực hành một cách chính xác, nhuần nhuyễn kiểu bài: “Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.” Trên cơ sở học sinh được rèn kỹ năng quan sát, mô tả đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua từng bài cụ thể. Rèn cho học sinh kỹ năng thực hành thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua bốn bước. * Phương pháp. - Trên cơ sở học sinh nắm được phương pháp cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học: Bước đầu cho học sinh tìm hiểu đối tượng đơn giản dễ quan sát để rút ra những hiểu biết nhất định, phục vụ cho bài thuyết minh. Sau đó phải quan sát, nhận xét, khái quát thành những đặc điểm. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, ví dụ cụ thể làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. Rèn kỹ năng bốn bước của bài văn thuyết minh về thể loại văn học. Hoạt động 1 : Bước 1 : Rèn kỹ năng phân tích đề, tìm ý Cũng giống như các thể loại tập làm văn khác, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, gạch chân những từ quan trọng, xem xét các yêu cầu của đề thông qua việc phân tích kết câud nội dung, mức độ, thể loại... Cho học sinh tự đặt câu hỏi và tự trả lời : đề thuộc thể loại gì ? Đối tượng ? Nội dung thuyết minh ? Phạm vi tư liệu ? 13 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS Ví dụ: Đề bài : Giới thiệu bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn » – Phan Châu Trinh. Đầu tiên giáo viên cho học sinh đọc lại bài thơ, sau đó mới tìm hiểu đề. Tiếp theo giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề, gạch chân những từ quan trọng như : giới thiệu bài thơ, bài thơ.. * Tìm hiểu đề: - Thể loại : thuyết minh một thể loại văn học. - Đối tượng thuyết minh : Bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn » - Nội dung thuyết minh : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Phạm vi giới hạn : văn bản trong SGK tập 1 - ngữ văn 8. Hoạt động 2 : Bước 2 : Kỹ năng tìm ý : - Tìm hiểu đặc điểm thể loại. - Các đặc điểm về bố cục, số câu, số tiếng, số dòng, niêm, luật, đối, vần, nhịp. Hoạt động 3 : Bước 3 : Rèn cho học sinh viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua bài thơ : « Đập đá ở Côn Lôn » của Phan Châu Trinh. * Trước khi cho học sinh lập dàn bài một đề bài cụ thể giáo viên cho học sinh nhắc lại lý thuyết về dàn bài đại cương, dàn bài chi tiết, sau đó hướng dẫn dàn bài cụ thể : Dàn bài 1. Mở bài : * Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi và tự trả lời : 14 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS - Nêu nhiệm vụ của phần mở bài ? Nêu cách hiểu của em về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Ta sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? => (nêu định nghĩa). - Nêu định nghĩa thể thơ thất ngôn bát cú là gì ? - Giới thiệu bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn » của Phan Châu Trinh. * Lưu ý : Có nhiều cách mở bài : - Nêu định nghĩa - Giới thiệu quê hương tác giả. - Nêu tầm quan trọng của thể thơ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. - Thân thế sự nghiệp của tác giả. - Mở đầu bằng một câu thơ, một đoạn thơ tiêu biểu của một tác giả, lời hát, lời bình của tác giả khác. => Với đề bài này ta chọn cách thuyết minh nào ? - Giới thiệu đối tượng thuyết minh (một bài thơ thất ngôn bát cú ). - Ta sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? - Nêu định nghĩa thể thơ thất ngôn bát cú là gì ? - Giới thiệu bài thơ ? Giới thiệu tác giả ? - Giới thiệu tầm quan trọng của thể thơ trong nền văn học Việt Nam. 2. Thân bài - Giới thiệu nội dung nghệ thuật bài thơ (giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai thành từng ý lớn, ý nhỏ và sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp). Giáo viên đặt câu hỏi rồi gợi ý để học sinh tìm ra các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng ý của phần thân bài. 15 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS - Ý lớn 1 : Giới thiệu những nét chính về thân thế sự nghiệp của tác giả ( ta sử dụng phương pháp thuyết minh, giới thiệu, liệt kê ) : + Năm sinh, năm mất, quê quán. + Làm chức vụ gì, hoạt động ra sao ? Đạt giải thưởng gì ? + Một số tác phẩm nổi tiếng của tác giả. - Ý lớn 2 : Nêu các đặc điểm của thể thơ (sử dụng các phương pháp thuyết minh, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, phân tích ) : + Số câu : cụ thể 8 câu / một bài ; số tiếng : 7 tiếng / một câu. ; kết cấu theo 4 phần : 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết. + Qui luật bằng trắc : thanh bằng, thanh trắc. + Theo niêm, luật, đối; nhận xét quan hệ bằng trắc. + Tìm vần : Bài thơ có các tiếng nào hợp vần với nhau ? Nằm ở vị trí nào ? Trong dòng thơ nào ? Đó là vần bằng hay vần trắc. + Tìm nhịp : chủ yếu là nhịp 4/3 nhẹ nhàng, tình cảm bộc lộ cảm xúc của nhân vật tôi trữ tình ( cần đưa dẫn chứng cụ thể ). + Luật thơ : căn cứ vào tiếng thứ hai của các câu thơ thứ nhất trong mỗi bài. - Ý lớn 3 : Nhận xét ưu, nhược điểm của thể thơ (ưu điểm là chính) so sánh với các thể thơ khác để làm nổi bật thể thơ này. 3. Kết bài : - Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ, bài thơ. - Khẳng định lại giá trị tư tưởng của tác phẩm, phong cách của tác giả, sức sống của tác phẩm. - Nêu ý nghĩa vẫn đề lớn của cuộc đời. 16 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS * Chú ý phần thân bài ( các đặc điểm của thể thơ là trọng tâm, mỗi đặc điểm tương đương một luận điểm ) và ( trước khi kết bài rút ra công dụng ưu điểm, nhược điểm của thể thơ). Hoạt động 4 : Dựng đoạn, viết bài hoàn chỉnh Yêu cầu : mở bài một đoạn, kết bài một đoạn, thân bài mỗi ý một đoạn (Riêng ý lớn hai các đặc điểm của thể thơ có thể chia thành hai đoạn nhỏ). Kết hợp tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm vào văn thuyết minh cho bài văn thêm sinh động. Giáo viên cho học sinh nêu lại cách dựng một đoạn văn cần đảm bảo về nội dung và hình thức. Học sinh cả lớp viết từng đoạn văn. Giáo viên gọi 4 đối tượng học sinh đọc 4 đoạn văn. Giáo viên cho học sinh nhận xét, bổ sung lẫn nhau, sau đó là lời nhận xét cho điểm của giáo viên. Ví dụ : Cách mở bài trực tiếp dành cho đối tượng học sinh đại trà. Cách mở bài sáng tạo của học sinh khá, giỏi - Giáo viên hướng dẫn các đối tượng học sinh dựng đoạn văn theo các mẫu. - Yêu cầu phù hợp với đối tượng, phù hợp với đề bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét. - Rút ra đoạn văn chuẩn mực hướng dẫn học sinh làm bài. * Lưu ý : cho học sinh đọc đoạn văn, lưu ý cho học sinh khi nói phải nói rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc cử chỉ, thái độ phù hợp. Sau khi cho học sinh dựng đoạn, giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết đoạn để trở thành một bài văn hoàn chỉnh. Cuối cùng cho học sinh kiểm tra lại văn bản của mình viết. 17 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS 4. Giải pháp 4: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường thông qua các dạng đề (đề cụ thể, đề mở, đề phạm vi rộng, đề phạm vi hẹp). * Mục đích. Giải pháp này rèn cho học sinh kỹ năng định hướng chính xác những yêu cầu của đề bài. Từ đó học sinh vận dụng vào việc tạo lập văn bản qua 4 bước. Rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu, phân tích những đề bài ở nhiều dạng. Tránh việc học sinh tìm hiểu đề, phân tích đề quen thuộc có sẵn trong sách giáo khoa. Rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu và phân tích nhiều dạng đề bài để học sinh vận dụng sáng tạo, linh hoạt khi tạo lập văn bản. Tránh được sự lúng túng của học sinh khi gặp phải đề lạ các em sẽ tự tin hơn khi làm bài. * Phương pháp. Hoạt động 1 : Qua các đề cụ thể giáo viên rèn học sinh 4 thao tác. Hoạt động 2 : Cách làm: + Phân công học sinh thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm một đề bài). + Các nhóm cử đại diện trình bày, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, thống nhất đưa ra dàn bài chung. Hoạt động 3: Rèn học sinh thực hành viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Cách làm cụ thể: + Giáo viên hướng dẫn học sinh dựng đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức : mở bài một đoạn, kết bài một đoạn . Thân bài là đặc điểm của thể thơ (chia thành các đoạn nhỏ ). * Lưu ý: kết hợp tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp cho bài văn thuyết minh thêm sinh động. 18 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS + Hướng dẫn học sinh cả lớp viết từng đoạn văn, rồi viết cả bài. + Giáo viên gọi học sinh trình bày đoạn văn - cho học sinh nhận xét – giáo viên nhận xét và sửa. + Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết thành bài hoàn chỉnh. 5. Giải pháp 5: Kiểm nghiệm và đánh giá. Theo tôi sau khi tổ chức hướng dẫn học sinh học và viết bài văn dù ở thể loại nào thì cũng phải kiểm nghiệm và đánh giá bằng phương pháp ra đề, chấm bài dưới nhiều hình thức như: kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 45 phút, 90 phút.....cả trắc nghiệm và tự luận để đánh giá kết quả đạt được của học sinh về ưu, khuyết điểm trong bài viết. - Ra đề: ngoài đề trong sách giáo khoa, giáo viên cần ra những vấn đề trong sách giáo khoa chưa có để học sinh vận dụng sự sáng tạo của mình khi làm bài và tránh được sự lúng túng của học sinh khi gặp phải đề lạ, các em sẽ tự tin hơn khi làm bài. - Chấm bài: ra đáp án, biểu điểm cụ thể, chính xác cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Ghi lời phê và điểm cụ thể vào bài làm. - Trả bài: phải thực hiện nghiêm túc, nêu rõ ưu khuyết điểm, đọc bài khá giỏi, yếu kém để học sinh học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Sau đó tổ chức cho học sinh trao đổi để rút ra những hạn chế trong bài làm của mình. Giáo viên đưa ra cách củng cố, hướng rèn luyện tiếp theo. 19 Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho học sinh lớp 8 - THCS Chương II. Đánh giá hiệu quả. Sau hai năm áp dụng sáng kiến (năm học 2013- 2014 và 2014 -2015 ) với những giải pháp hữu hiệu trên đã đạt được những kết quả sau: - Học sinh đã nắm vững lý thuyết và áp dụng vào thực hành một cách chính xác, nhuần nhuyễn thể loại. - Học sinh làm thành thạo các kỹ năng: tìm hiểu đề tìm ý, lập dàn bài, dựng đoạn và viết thành bài hoàn chỉnh. - Hầu hết các em thấy hào hứng tự tin khi được thực hành viết bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Tình trạng học sinh thuyết minh sơ sài hoặc chưa đúng đặc điểm về thể thơ đã không còn nữa. Hình thức bài làm tương đối sạch sẽ, chữ viết sạch đẹp, diễn đạt trong sáng, trôi chảy, liên kết câu, đoạn tốt,... - Trong các bài kiểm tra, bài thi, chất lượng được nâng dần. KẾT QUẢ CỤ THỂ NĂM HỌC 2013- 2014 Khảo sát kết quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng sáng kiến như sau: * Trước khi áp dụng sáng kiến: (Kết quả của lớp 8A1) Giỏi Khá Trung bình Yếu 2/33 = 6% 16/33 = 49% 11/33 = 33% 4/33 = 12% * Sau khi áp dụng sáng kiến: Giỏi Khá Trung bình Yếu 13/33 = 39% 15/33 = 46% 5/33 = 15% 0 Từ kết quả của lớp 8A1 năm học 2013-2014, tôi mạnh dạn đề nghị áp dụng sáng kiến cho cả khối 8 trong năm học 2014- 2015 được Ban giám hiệu và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan