Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông...

Tài liệu Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông

.PDF
128
355
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ KIM ANH RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC TRUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) MÃ SỐ 60 14 10 HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ KIM ANH RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC TRUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) MÃ SỐ 60 14 10 Nguời huớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của: Lãnh đạo trường Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội, các phòng khoa và các thầy cô trường Đại học giáo dục. Lãnh đạo trường THPT Gia Lộc, THPT Nguyễn Tất Thành. Các bạn đồng nghiệp và học sinh trường THPT Gia Lộc, THPT Nguyễn Tất Thành. Đặc biệt sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng. Với tấm lòng trân trọng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các bạn và các em học sinh. Dù đã rất cố gắng song chắc chắc luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hà Nội tháng 12 năm 2013 Tác giả Phạm Thị Kim Anh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: công nghệ thông tin CB: cơ bản GV: giáo viên HS: học sinh PT: phổ thông PPDH: phương pháp dạy học STT: số thứ tự THPT: trung học phổ thông TPVC: tác phẩm văn chương VH: văn học VHDG: văn học dân gian MỤC LỤC Mở đầu.............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................2 2.1. Tự học trong nhà trường............................................................................2 2.2. Tự học trong môn Ngữ văn........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu..................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….4 4.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………4 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết…………………………………………5 5.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn………………………………………....5 6. Cấu trúc luận văn............................................................................................5 Chƣơng I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................6 1.1.1. Tự học......................................................................................................6 1.1.2. Kĩ năng tự học............................................................ .............................14 1.1.3. Truyện dân gian và kĩ năng tự học truyện dân gian..................................19 1.1.4. 1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................31 1.2.1.Chương trình VHDG lớp 10………………………………......................31 1.2.2. Thực trạng rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT.................34 Kết luận chƣơng 1…………………………………………………………..44 Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT………………………………………………………………………….45 2.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT ……………………………………………………………45 2.1.1. Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông….....................................45 2.1.2. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí nhận thức của HS THPT............................45 2.1.3. Căn cứ vào định hướng đổi mới PPDH môn học và phần học...............46 2.1.4. Căn cứ vào thực tế rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT..48 2.2. Một số kĩ năng tự học truyện dân gian cần hình thành……………………48 2.2.1. Kĩ năng thu thập thông tin……………………………………………….49 2.2.2. Kĩ năng xử lí thông tin…………………………………………………..49 2.2.3. Kĩ năng hợp tác trao đổi thông tin……………………………………….50 2.2.4. Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập………………………...51 2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT……..52 2.3.1. Nhóm biện pháp rèn kĩ năng thu thập thông tin về truyện dân gian cho HS THPT………………………………………………………………………………52 2.3.2. Nhóm biện pháp rèn kĩ năng xử lí thông tin trong tự học truyện dân gian cho HS THPT……………………………………………………………………...64 2.3.3. Nhóm biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trao đổi thông tin…………………68 2.3.4. Nhóm biện pháp rèn kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá và tự điều chỉnh trong tự học truyện dân gian…………………………………………………………….73 Kết luận chƣơng 2…………………………………………………………….76 Chƣơng 3: T h ực n g h i ệ m s ƣ p h ạ m … . ....................................................77 3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………...………..77 3.2. Đối tượng thực nghiệm…………………………………………………….77 3.3. Nội dung thực nghiệm……………………………………………………..79 3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm………………………………………79 3.4.1. Cách tiến hành…………………………………………………………..79 3.4.2. Cách đánh giá …………………………………………………………...80 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm…………………………………………….81 3.3.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm…………………………………81 3.3.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể……………………………………………...81 Kết luận chƣơng 3…………………………………………………...………..84 Kết luận và khuyến nghị………………………………………………………..85 1. Kết luận……………………………………………………………………..85 2. Khuyến nghị………………………………………………………………...86 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….. 88 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Chương trình dạy học VH dân gian cho HS THPT……………31 Bảng 1.2. Chương trình dạy học truyện dân gian cho HS THPT…………33 Bảng 1.3. Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về tác dụng của tự học…………………………………………………………………………35 Bảng 1.4. Thực trạng về kĩ năng tự học của học sinh THPT………………37 Bảng 1.5. Thực trạng hoạt động dạy – tự học của giáo viên……………….40 Bảng 1.6. Thực trạng rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT ……………………………………………………………………………...41 Bảng 3.1. So sánh trình độ HS trước khi dạy thực nghiệm………………...78 Bảng 3.2. So sánh trình độ HS sau khi dạy thực nghiệm…………………..82 Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm………….78 Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm……………82 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Bất kì thời đại xã hội nào cũng luôn tồn tại nghịch lí: tri thức là vô hạn mà kiến thức của từng người thì có hạn, điều cần học thì nhiều mà thời gian học thì ít, nhu cầu hiểu biết của con người thì cao mà năng lực của mỗi người lại có hạn chế... Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì khoảng cách ấy lại ngày càng lớn nếu như mỗi người không tích cực tự bồi đắp kiến thức cho mình. Tăng cường tự học, tự nghiên cứu là cách làm có hiệu quả nhất của con người để rút ngắn khoảng cách đó. Vấn đề tự học và học suốt đời hiện nay đã trở thành một xu thế trên thế giới. Theo đó việc học của mỗi người không chỉ đóng khung trong nhà trường, trong thời gian đi học mà là học bất kì lúc nào, học bất kì nơi nào và học suốt đời. Để làm được điều đó, người học phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu; nhà trường phải thay đổi cách dạy: dạy học sinh cách học trong đó có dạy cách tự học. 2. Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn không thể đứng ngoài mục tiêu đào tạo, giáo dục hiện nay. Ngày nay việc dạy văn không còn chỉ quan tâm đến dạy cho HS kiến thức mà là “dạy cho học sinh biết cách tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên, tham gia chủ động vào các hoạt động xã hội” (Trần Đình Sử). Nghĩa là chú trọng hình thành cho học sinh kĩ năng tự đọc, từ đó làm cơ sở cho kĩ năng tự học. Quan điểm, chủ trương là vậy nhưng thực tế dạy học Văn hiện nay cho thấy: việc dạy – học Văn vẫn nặng về trang bị kiến thức mà nhẹ về trang bị kĩ năng. Những kĩ năng tự học của HS lại càng chưa được chú trọng. Chính bởi vậy mà HS tỏ ra khá lúng túng trong việc tự học môn Ngữ văn – môn học đòi hỏi khá cao ở kĩ năng tự học của HS. 3. Truyện dân gian là nhóm thể loại khá quen thuộc với HS. Từ thuở ấu thơ các em đã được đến với thế giới nghệ thuật dân gian qua những câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn …Nhưng ở mỗi một lứa tuổi, theo sự phát triển của tư duy, của tâm lí nhận thức, người học lại có những cách nhìn, cách cảm thụ khác nhau về truyện dân gian. Vì thế, ở mỗi một cấp học, mỗi câu 9 chuyện dân gian lại đem đến cho người học những thông tin vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, vừa gần gũi vừa mới mẻ tạo nên sức hấp dẫn riêng. Chính bởi những điều hấp dẫn đó mà truyện dân gian mở ra nhiều cơ hội cho người học tự học, tự khám phá. Thêm vào đó, trong chương trình THPT, truyện dân gian được dạy học ngay từ những tuần đầu của học kì 1 chương trình Ngữ văn 10. Đây là thời điểm rất phù hợp để rèn kĩ năng tự học bởi hình thành kĩ năng là cả một quá trình. Nếu kĩ năng tự học được chú trọng rèn ngay từ đầu cấp học sẽ tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho HS trong việc học các phần học tiếp theo trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thời đại, đặc trưng của môn học, phần học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc rèn luyện kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh Trung học phổ thông. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tự học trong nhà trường Vấn đề tự học của HS, sinh viên đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ngoài, trong sách “Học tập hợp lí” (Cộng hòa dân chủ Đức trước đây) do R.Retzke chủ biên, các tác giả đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng năng lực tự nghiên cứu cho HS mới vào trường. Năm 1984, NXB Thanh niên giới thiệu cuốn “Nghiên cứu học tập như thế nào” của Hebơc Smitman (Cộng hoà dân chủ Đức). Với cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề về phương pháp nghiên cứu và tự học như thế nào cho khoa học và đạt kết quả cao. Cuốn “Tự học như thế nào” của Rubakin xuất b ả n 1982 đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện cho mình. Cuốn “Phương pháp dạy và học hiệu quả” – Cark Rogers – một nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mĩ đã giải đáp cho HS câu hỏi học cái gì và học như thế nào? Câu hỏi dạy cái gì và dạy như thế nào cũng được giải đáp. Ngoài ra, còn khá nhiều cuốn sách 10 cũng đề cập đến vấn đề tự học. Ở nước ta, trong những năm gần đây vấn đề tự học rất được quan tâm. Tác giả Vũ Quốc Anh có bài viết: “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS THPT”. Tại Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự học – tự đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết, các bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các cấp, các ngành phải chăm lo xây dựng phong trào tự học toàn dân. Bên cạnh đó, còn có một số cuốn sách đã được xuất bản như “Tôi tự học” – Nguyễn Duy Cần, “Tự học là một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê, “Luận bàn và kinh nghiệm tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn... Những cuốn sách này chủ yếu đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học của một số tác giả. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho ra mắt bạn đọc tạp chí “Tự học”. Tạp chí này đã thu hút sự quan tâm chú ý và sự tham gia luận bàn về vấn đề tự học của nhiều nhà khoa học, giáo sư, nhà giáo... Cuốn “Học và dạy cách học” do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết một cách có hệ thống về việc “học” và “dạy cách học”. Cuốn sách này thực sự là tài liệu bổ ích giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình dạy tự học. 2.2. Tự học trong môn Ngữ văn Ngữ văn là một môn học có những đặc trưng riêng nên tự học trong môn Ngữ văn cũng có những nét khác biệt. Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Văn học” do nhóm tác giả Trần Bá Hoành, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến, Nguyễn Trọng Hoàn biên soạn đã nói đến một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đó là tự học. Trong bài: “Dạy văn để HS tự học văn”, GS Phan Trọng Luận đặt ra yêu cầu và mục tiêu của việc dạy Văn là dạy HS cách tự học Văn. Trong các luận văn, luận án, bài viết của các tác giả gần đây, vấn đề tự học cũng rất được quan tâm. Hai tác giả Phạm Thị Xuyến và Vũ Thị Sáu trong hai cuốn luận văn Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và 11 phát triển năng lực tự học ở học sinh lớp 10 và Hình thành thói quen tự học cho học sinh THPT qua bài học Văn học sử (tác gia) đã quan tâm đến việc hình thành năng lực, thói quen tự học trong phần văn học sử. Tác giả Trần Thị Hương Mai trong luận văn Dạy học phần đọc thêm các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn lại đi sâu nghiên cứu dạy học các bài đọc thêm theo hướng tự học có hướng dẫn. Ngoài ra còn có một số bài viết khác như Cách tự học môn Ngữ văn hiệu quả (Nguyễn Văn Phiên), Rèn kĩ năng tự học môn Ngữ văn (Đặng Quang Sơn) trong đó các tác giả mới đề xuất những cách làm mang tính chất kinh nghiệm chứ chưa đi sâu nghiên cứu kĩ vấn đề… Như vậy, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy: Lí luận chung về tự học đã được các tác giả nghiên cứu khá kĩ tạo ra cơ sở lí luận vững chắc cho những nghiên cứu tiếp theo về tự học. Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh cụ thể của tự học như năng lực tự học, kĩ năng tự học…Riêng ở bộ môn Ngữ văn, những nghiên cứu sâu về kĩ năng tự học các phần học cụ thể như Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn (trong đọc văn có đọc văn bản văn học) cũng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề xuất các giải pháp sư phạm nhằm hình thành kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT qua đó phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy-học truyện dân gian nói riêng và TPVC nói chung; từ đó, nâng cao chất lượng các giờ dạy học truyện dân gian trong chương trình THPT. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng tự học truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Biê ̣n pháp hiǹ h thành kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh lớp 10 THPT. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Tìm hiểu các tài liệu, sách báo, văn kiện của Đảng và Nhà nước, nội dung kiến thức của quá trình học tập cao học, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn đối với GV và HS. - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại kết quả khảo sát. - Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động tự học của HS trong và ngoài giờ lên lớp. - Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc sau: - Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT . - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luâ ̣n 1.1.1. Tự học 1.1.1.1. Khái niệm tự học Tự học là một khái niệm rất rộng và trừu tượng. Ở Việt Nam có một số nhà nghiên cứu về giáo dục học đã đi sâu phân tích khái niệm này. Trong Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, tác giả Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” [30]. Tác giả Trần Bá Hoành cho rằng: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. [29] Còn theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. [22] Trên thế giới khái niệm tự học cũng được tập trung nghiên cứu từ cuối thế kỉ XX. Tác giả Candy (1987) đã xác định có ít nhất 30 khái niệm khác nhau được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm tự học. Ví dụ, ông liệt kê ra tự học, học 14 tập độc lập, người học tự kiểm soát, hướng dẫn bản thân, học tập phi truyền thống, học tập mở, tham gia học tập, tự học, tự giáo dục, học tập tự tổ chức, tự học theo kế hoạch, tự chịu trách nhiệm về việc học, tự học và tự dạy… Trong quá trình nghiên cứu về tự học, một số tác giả đi đến thống nhất: có hai phương diện liên quan đến tự học đó là tính cách của người học và phương pháp học tập. Đặc điểm tính cách hay "tính tự định hướng của người học" thuộc về bản chất của người học và là những đặc trưng cá nhân cho phép họ thể hiện "mong muốn chịu trách nhiệm với việc học". Đây là đặc điểm bên trong. Phương pháp học tập là một đặc điểm bên ngoài nói đến "một quá trình mà trong đó người học có vai trò chính trong việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các trải nghiệm" (Brockett 11 & Hiemstra). Với Brockett & Hiemstra, hai phương diện này có mối quan hệ biện chứng và cùng nhau dẫn đến "tự học". Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: tự học là một quá trình học tập độc lập, chủ động, tích cực của người học trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học, cũng như những kiến thức trong cuộc sống hằng ngày. Nó có thể được cá nhân người học tiến hành ở trên lớp hay ngoài lớp học. 1.1.1.2. Các hình thức tự học Xét về phạm vi diễn ra quá trình tự học, có thể chia hình thức tự học làm hai loại: - Tự học trong các cơ sở giáo dục: là hình thức tự ho ̣c của người ho ̣c diễn ra trong các cơ sở giáo du ̣c có sự hướng dẫn , tổ chức của thầ y theo kế hoa ̣ch giáo dục đã định sẵn. - Tự học trong cuộc sống: là hình thức tự học được tiến hành ở bên ngoà i các cơ sở giáo dục, diễn ra bấ t cứ lúc nào, với bấ t cứ ai có nhu cầ u ho ̣c tâ ̣p. 15 Xét về mức độ và cách thức tự học có hai hình thức tự học sau: - Tự học hoàn toàn: là hình thức tự nghiên cứu của các nhà khoa học , đươ ̣c tiế n hành dựa trên nề n tảng vố n tri thức sâu rô ̣ng cùng niề m khát khao , say mê khám phá tri thức mới . Ở hình thức tự học này, người ho ̣c tự lực tim ̀ hiể u , cọ xát với thực tiễn để tổ chức có hiệu quả hoạt động của mình. - Tự học có hướng dẫn: là hình thức tự học phổ biến của HS được tiến hành linh hoạt theo từng cấp học , từng loa ̣i hình trường ho ̣c , từng đố i tươ ̣ng ; trong đó, HS tự nghiên cứu, tự liñ h hô ̣i và vâ ̣n du ̣ng kiế n thức, kĩ năng thông qua các hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c do GV tổ chức, hướng dẫn, điề u khiể n. Xét về mối quan hệ của người tự học trong tự học, có: - Tự học không tương tác: là hình thức học tập mà người học làm việc độc lâ ̣p, chủ động có hoặc không có sự hướng dẫn của người thầ y. - Tự học trong tương tác: là hình thức tự học mà người học kết hợp với những người khác (có thể với bạn, với thầy) trong ho ̣c tâ ̣p để nghiên cứu , lĩnh hô ̣i và vâ ̣n du ̣ng kiế n thức , kĩ năng; có hoặc không có sự hướng dẫn của ng ười thầ y. Như vậy với HS, hoạt động tự học chủ yếu liên quan đến các cơ sở giáo dục. Hoạt động này thường kết hợp giữa học cá nhân với học hợp tác và là tự học có hướng dẫn của giáo viên. 1.1.1.3. Chu trình tự học - Tự học là một chu trình gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới 16 (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu (sản phẩm thô) có tính chất cá nhân. Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, cô giáo, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, cô giáo; sau khi thầy, cô giáo kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học. Tự nghiên cứu (1) Tự thể hiện (2) Tự kiểm tra điều chỉnh (3) Sơ đồ 1.1. Chu trình tự học (theo Quá trình dạy – tự học, tr160) - Dưới tác động của thầy, hoạt động tự học của trò được tiến hành theo quy trình 3 thời nhằm đạt mục tiêu giáo dục như sau: Thời 1: Nghiên cứu cá nhân Theo hướng dẫn của thầy, HS tự đặt mình vào vị trí của người tự nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra các kiến thức mới hoặc các giải pháp bằng cách tự 17 lực suy nghĩ, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề thầy đặt ra cho mình theo trình tự các thao tác sau: 1. Nhận biết, phát hiện vấn đề 2. Định hướng giải quyết vấn đề 3. Thu thập thông tin 4. Xử lí thông tin 5. Xây dựng các giải pháp giải quyết 6. Thử nghiệm các giải pháp, kết quả 7. Đưa ra kết luận 8. Ghi lại kết quả cùng cách nghiên cứu Như vậy, sau thời 1 HS đã tự mình tìm ra cách xử lí tình huống, vấn đề thầy đặt ra. Bằng hành động của chính mình, HS đã tạo ra “sản phẩm giáo dục ban đầu”. Thời 2: Hợp tác với bạn, học bạn “Sản phẩm giáo dục ban đầu” có giá trị và ý nghĩa lớn với HS vì là kết quả đạt được do nỗ lực của bản thân song dễ mang tính phiến diện, chủ quan. Để trở nên khách quan, khoa học hơn, sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể - lớp học. Nghĩa là HS phải tương tác với bạn thông qua hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm – lớp, các hoạt động tập thể…Dù ở hình thức nào, người học cũng phải tích cực, chủ động tự mình thể hiện theo các trình tự thao tác sau (không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm): 1. Tự trình bày, giới thiệu, bảo vệ sản phẩm ban đầu của mình. 2. Tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn 3. Tự ghi lại ý kiến của các bạn theo nhận thức của mình. 18 4. Khai thác những gì đã hợp tác với bạn, bổ sung, điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm tiến bộ hơn. Vậy ở thời 2 thông qua hợp tác với bạn, sản phẩm ban đầu của người học đã tiến bộ hơn; song trong hoạt động và thảo luận tập thể xảy ra tình huống: cả lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận khoa học. Lúc này, HS phải học thầy và tự kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm “nghiên cứu” của mình. Thời 3: Hợp tác với thầy, học thầy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh Thực ra, HS đã học thầy từ thời 1 qua nhiệm vụ thầy đặt ra và thời 2 qua sự tổ chức, đạo diễn cho tập thể lớp thảo luận. Ở thời 3, thầy là người trọng tài kết luận về những gì cá nhân và tập thể lớp đã tìm ra thành bài học khoa học. Trong lúc học thầy, HS cũng không thụ động nghe thầy kết luận mà tích cực học thầy bằng hành động của chính mình theo trình tự các thao tác sau đây: 1. Tự lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy. 2. Chủ động hỏi thầy về những gì mình còn thắc mắc. 3. Tự ghi lại chính xác ý kiến kết luận của thầy. 4. Học cách phân tích, tổng hợp các ý kiến khác nhau của thầy, cách ứng xử của thầy trước những tình huống gây cấn nổi lên trong quá trình hoạt động tập thể. 5. Dựa vào kết luận của thầy, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành sản phẩm khoa học. Xem xét quy trình 3 thời chúng ta thấy: thời nào cũng có vai trò và hoạt động của thầy và trò. Song ở thời 1 nổi lên vai trò lao động cá nhân của HS với kết quả là sản phẩm ban đầu; ở thời 2 là vai trò của cộng đồng các chủ thể - lớp học; ở thời 3 nổi bật vai trò của thầy với những kết luận khoa học tạo điều kiện cho cá nhân HS tự đánh giá, điều chỉnh. Quy trình trên cũng cho thấy rõ một điều: cả 3 thời đều diễn ra hành động học, tự học tích cực, chủ động của chủ thể HS dưới 19 sự hướng dẫn của GV. Có thể cho rằng, thời 2 và 3 là sự tiếp tục lao động cá nhân ở thời 1 dưới hình thức lao động khác là lao động hợp tác với bạn và thầy để tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu thành một sản phẩm khoa học, tiến bộ hơn. Từ chu trình tự học và quy trình 3 thời trên có thể nhận thấy: hoạt động tự học của HS là hoạt động chủ động, tích cực của cá nhân người học nhưng không thể thiếu sự tương tác với bạn, với thầy. Trong quá trình tương tác với bạn, với thầy, hoạt động tự học của HS được thể hiện ở việc HS tự trình bày, trao đổi, bổ sung, điều chỉnh sản phẩm giáo dục của mình để có được một sản phẩm khoa học, tiến bộ theo như mục tiêu đã đề ra. - Hoạt động dạy của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp và cộng hưởng với quy trình tự học của trò. Tương ứng với quy trình ba thời tự học của HS là quy trình ba thời dạy – tự học của thầy. Thời 1: Hướng dẫn – đạo diễn Thầy hướng dẫn trò về các tình huống học, các vấn đề cần giải quyết, các nhiệm vụ phải thực hiện bằng cách: 1. Giới thiệu vấn đề (mục tiêu, ý nghĩa, định hướng) 2. Hướng dẫn cách thu nhận thông tin 3. Hướng dẫn cách xử lí thông tin 4. Hướng dẫn cách giải quyết vấn đề 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho trò nghiên cứu. Thời 2: Tổ chức – trọng tài Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, với thầy để tìm ra kiến thức, chân lí. Ở thời này, thầy là người đạo diễn, tổ chức. 1. Tổ chức trao đổi trò – trò, trò – thầy. 2. Hướng dẫn trò trình bày bảo vệ sản phẩm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng