Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn kĩ năng sử dụng từ hán việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn t...

Tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng từ hán việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn tập đọc

.PDF
79
13
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : ThS. Lê Sao Mai : Võ Thị Tường Vi : 14STH Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hương dẫn: ThS. Lê Sao Mai, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Giáo dục tiểu học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã trang bị những kiến thức, tận tình chỉ bảo em trong suốt những năm học qua. Cảm ơn các bạn trong lớp 14STH đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo và các học sinh ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ đã phối hợp để giúp em có nguồn tư liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Sau cùng, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018 Sinh viên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .........................................................................................7 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ........................................ Error! Bookmark not defined. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 5.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3 5.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ............................................................4 7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết ...................................................4 7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết ............................................4 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................4 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket ....................................................................4 7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................................4 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................4 8. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................5 NỘI DUNG......................................................................................................................6 Chương 1 .........................................................................................................................6 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................6 1.1. Một số vấn đề chung về từ Hán Việt ................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm từ Hán Việt ......................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm từ Hán Việt .......................................................................................6 1.1.2.1. Đặc điểm về ngữ nghĩa – phong cách .............................................................. 6 1.1.2.1. Đặc điểm về cấu tạo .........................................................................................8 1.2. Vị trí, nhiệm vụ và phương pháp dạy học phân môn tập đọc ...........................9 1.2.1. Vị trí ..................................................................................................................9 1.2.2. Nhiệm vụ .........................................................................................................10 1.2.3. Quy trình dạy học phân môn Tập đọc ............................................................ 11 1.3. Việc rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học thông qua phân môn tập đọc. ..................................................................................................................12 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học...........................................................13 1.4.1. Đặc điểm nhân cách .......................................................................................13 1.4.1.1. Tình cảm .........................................................................................................13 1.4.1.2. Ý chí ................................................................................................................13 1.4.2. Đặc điểm nhận thức ........................................................................................13 1.4.2.1. Tri giác ............................................................................................................13 1.4.2.2. Chú ý ...............................................................................................................14 1.4.2.3. Trí nhớ ............................................................................................................14 1.4.2.4. Tư duy .............................................................................................................14 1.4.2.5. Tưởng tượng ...................................................................................................15 1.4.2.6. Ngôn ngữ.........................................................................................................15 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................16 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................16 THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC............................................................ 17 2.1. Mục đích điều tra ............................................................................................ 17 2.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................17 2.3. Phương pháp điều tra ......................................................................................17 2.4. Nội dung điều tra ............................................................................................ 17 2.4.1. Nội dung điều tra giáo viên ............................................................................17 2.4.2. Nội dung điều tra học sinh..............................................................................18 2.5. Kết quả điều tra ............................................................................................... 18 2.5.1. Kết quả điều tra giáo viên ..............................................................................18 2.5.2. Kết quả điều tra học sinh ................................................................................26 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................30 Chương 3 .......................................................................................................................31 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH TIỀU HỌC THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5. ...................................................................................31 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .........................................................................31 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của bài học .....................................................32 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi ................... 32 3.2. Một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh Tiều học thông qua phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5. ..................33 3.2.1. Hướng dẫn học sinh cách giải nghĩa từ Hán Việt. .........................................33 3.2.2. Thiết kế trò chơi dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc. ...................36 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................42 KẾT LUẬN ...................................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Nhận xét, đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của việc dạy và rèn cho học sinh sử dụng từ Hán Việt cho học sinh. ................................................................................19 Bảng 2: Nhận xét, đánh giá của giáo viên về khả năng nhận biết từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc của học sinh lớp 4 và lớp 5 ............................................................. 20 Bảng 3: Những lỗi học sinh thường mắc phải khi làm các bài tập về Hán Việt ...........20 Bảng 4: Các phương pháp dạy học từ Hán Việt cho học sinh trong phân môn Tập đọc và mức độ sử dụng. ........................................................................................................22 Bảng 5: Hình thức tổ chức dạy học trong dạy học từ Hán Việt ....................................23 Bảng 6: Nguyên nhân học sinh gặp khó khăn khi học từ Hán Việt .............................. 23 Bảng 7: Những khó khăn của giáo viên trong việc dạy từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc 24 Bảng 8: Thái độ học từ Hán Việt của học sinh.............................................................. 27 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự cần thiết của việc dạy và rèn cho học sinh sử dụng từ Hán Việt cho học sinh. ..................................................................................................19 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh đối với việc học từ Hán Việt. ..........27 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vay mượn từ vựng là hiện tượng ngôn ngữ học xã hội phổ biến của mọi ngôn ngữ. Dường như không có ngôn ngữ nào mà trong hệ thống từ vựng của mình lại không có hiện tượng vay mượn. Vì thế, tiếng Việt không thể tách khỏi quy luật chung này. Như ta đã biết, sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã có từ rất sớm, gắn với hàng nghìn năm Bắc thuộc. Người Việt đã tiếp nhận và Việt hoá một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán để làm giàu thêm tiếng nói của mình. Do trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ lâu đời, bằng nhiều “con đường” và qua nhiều giai đoạn khác nhau, nên mỗi giai đoạn đều để lại những “dấu tích” trong tiếng Việt. Đặc biệt là ở giai đoạn từ thời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về sau, một số lượng lớn lớp từ ngữ tiếng Hán đã du nhập vào tiếng Việt và được người Việt đọc theo âm chuẩn Trường An của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình, được gọi là từ Hán Việt. Từ Hán Việt là kết quả của cả một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Ở bậc Tiểu học, một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt là cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, trong đó có cung cấp vốn từ là mục tiêu quan trọng. Ngay từ lớp một, từ Hán Việt có mặt ở các môn học, từ các bài tập đọc ở môn Tiếng Việt đến các bài học về lịch sử, địa lí, xã hội,… Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học cũng có nội dung riêng dạy mở rộng vốn từ Hán Việt. Nội dung này thường tập trung ở phân môn Luyện từ và câu và đến lớp bốn, lớp năm thì chính thức được dạy thành từng bài cụ thể. Vì thế, việc tìm hiểu các từ Hán Việt trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt cũng như trong các SGK khác là cần thiết, góp phần vào việc dạy và học cũng như biên soạn SGK ở bậc Tiểu học. Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, từ Hán Việt ở phân môn Tập đọc không được đưa vào nội dung dạy chính thức như trong phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên, trong phân môn Tập đọc, từ Hán Việt chiếm một số lượng khá lớn, nhưng chỉ một số từ được giải nghĩa trong phần chú thích. Vì vậy 1 việc giải nghĩa từ Hán Việt lồng ghép và các tiết Tập đọc sẽ giúp học sinh khắc sâu nghĩa và phát triển kĩ năng sử dụng từ. Chính vì những lí do trên, với tư cách là những người giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi xin lựa chọn đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc” để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên khảo nghiên cứu về từ Hán Việt trên nhiều khía cạnh khác nhau, tất cả đều đi đến mục đích chung nhất là giữ gìn sự trong sáng vá phát huy được vốn từ tiếng Việt, đáp ứng tốt những yêu cầu của thời đại. Có thể điểm qua một vài những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Bộ GD&ĐT - Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học có một phần nội dung về chủ đề từ Hán Việt: Cung cấp kiến thức và phương pháp dạy học từ Hán Việt cho Giáo viên tiểu học. Hoàng Trọng Canh chủ biên - Chuyên đề từ Hán Việt. Chuyên đề không chỉ giải thích những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt có tính nâng cao và chuyên sâu mà còn hướng dẫn sinh viên những kĩ năng và phương pháp dạy học từ Hán Việt cần thiết theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Đào Duy Anh - Từ điển Hán Việt - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001. Cung cấp một số lượng từ Hán Việt và giải nghĩa, để giáo viên và học sinh tham khảo. Phan Ngọc - Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt - NXB Đà Nẵng, năm 1991. Cung cấp cho giáo viên và học sinh một số mẹo để giải nghĩa từ Hán Việt. Đặng Đức Siêu - Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông - NXB Giáo dục, năm 2001. Đề ra các biện pháp giúp học sinh phổng thông học tốt từ Hán Việt. 2 Như vậy, có thể thấy việc tìm hiểu về từ Hán Việt, giải nghĩa từ Hán Việt và hiệu quả sử dụng từ Hán Việt đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu về “rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp và lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc” thì chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu đến. Những công trình, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và là tiền đề cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng về việc rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt ở chương trình tiếng Việt tiểu học lớp 4 và lớp 5, đề ra biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh tiểu học thông qua phân môn Tập đọc nhằm góp phần bồi dưỡng vốn từ Hán Việt, từ đó nâng cao kĩ năng sử từ Hán Việt cho các em. 4. Giả thuyết khoa học Để việc giảng dạy Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5 đạt hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc phù hợp thực tiễn và có tính khoa học, giúp nâng cao khả năng học và sử dụng từ Hán Việt cho học sinh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Quá trình rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy và học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, thành phố Đà Nẵng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 và lớp 5. 3 - Khảo sát thực trạng việc rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 và lớp 5. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 và lớp 5. Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 và lớp 5 là nhiệm vụ chủ yếu. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu, bài viết về rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh đặc biệt là ở trường Tiểu học nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh tiểu học. 7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết Phân loại và hệ thống các nội dung từ Hán Việt một cách cụ thể, dễ hiểu phù hợp với trình độ tiếp thu và khả năng thực hiện của học sinh tiểu học. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng anket, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh lớp 4 và lớp 5 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Thành phố Đà Nẵng nhằm tìm hiểu các hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên và khả năng nắm bắt từ Hán Việt của học sinh. 7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Dự giờ các tiết dạy học Tập đọc để tìm hiểu thái độ, khả năng nắm bắt về từ Hán Việt của các em và những khó khăn của giáo viên khi dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, 5. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Số liệu thu thập hợp từ phiếu điều tra sẽ được tổng hợp và xử lý. Sau đó trình bày, tính toán các kết quả có được để có thể khái quát thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. 4 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được triển khai phần nội dung gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Thực trạng việc dạy và học từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc Chương 3: Một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 và lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc 5 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề chung về từ Hán Việt 1.1.1. Khái niệm từ Hán Việt Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “từ Hán Việt”, có thể kể đến một số quan điểm tiêu biểu sau: Tác giả Nguyễn Như Ý (2003) đã định nghĩa về từ Hán Việt trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” như sau : “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”. Với định nghĩa này tác giả đã nêu ra được nguồn gốc của từ Hán Việt, và các quy luật yếu tố tạo ra từ Hán Việt. Trong “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông” (Đặng Đức Siêu, 2001) định nghĩa: “Từ Hán Việt là kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ − văn hóa Việt Hán diễn ra hàng ngàn năm, trong đó chủ trương “chủ động” và “Việt hóa” là đường hướng chủ đạo, bộc lộ rõ tài chí thông minh sáng tạo của tổ tiên ta”. Định nghĩa này được tác giả áp dụng cho bậc học trung học phổ thông. Những quan điểm trên đều đúng, bởi chúng xuất phát theo nhiều khía cạnh, góc nhìn và cách giải quyết khác nhau. Từ những quan điểm này chúng tôi có thể phát biểu một cách khái quát về từ Hán Việt như sau: Từ Hán Việt là những từ người Việt vay mượn của tiếng Hán, được đọc theo cách đọc Hán Việt và nhập vào kho từ vựng tiếng Việt. 1.1.2. Đặc điểm từ Hán Việt 1.1.2.1. Đặc điểm về ngữ nghĩa – phong cách a. Hoạt động ngữ nghĩa của các yếu tố Hán Việt Từ Việt gốc Hán nói chung, từ Hán Việt nói riêng khi trở thành từ của Tiếng Việt, chúng chịu sự tác động của quy luật tiếng Việt trong đó có hoạt 6 động ngữ nghĩa. Do vậy, so với tiếng Hán, diện mạo ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt cũng có nhiều thay đổi, theo những hướng khác nhau để đáp ứng nhu cầu hành chức của tiếng Việt. - Hoạt động thu hẹp nghĩa: Nhiều yếu tố Hán khi đi vào tiếng Việt, tiếng Việt chỉ tiếp nhận một số nghĩa nào đó chứ không tiếp nhận tất cả nghĩa vốn có của nó. Ví dụ: Từ tảo trong tiếng Hán nghĩa là sáng sớm, nhưng vào tiếng Việt có nghĩa là sớm (tảo hôn). Cước trong tiếng Hán có nghĩa là chân, bàn chân, vào tiếng Việt có nghĩa là chân (của núi) (vùng sơn cước). - Hoạt động mở rộng, phát triển thêm nhiều nghĩa mới : Một số yếu tố tiếng Hán đi vào tiếng Việt, bên cạnh nghĩa gốc như trong tiếng Hán, còn được mở rộng, phát triển thêm nghĩa mới. Ví dụ: can (gan) vốn có nghĩa chỉ một bộ phận cơ thể, sang tiếng Việt có thêm nghĩa là sự dũng cảm. Khám, ngoài nghĩa coi, xem, trong tiếng việt còn có nghĩa là lục soát với thái độ nghi ngờ. - Hoạt động chuyển, biến đổi nghĩa: Có một số từ tiếng Hán khi trở thành yếu tố, hoặc từ Hán Việt trong tiếng Việt, chúng chuyển nghĩa rất xa hoặc thay đổi hẳn nghĩa so với nghĩa trong tiếng Hán. Ví dụ: bồi hồi trong tiếng hán có nghĩa là “đi đi lại lại”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là “xao xuyến, xốn xang không yên trong lòng” ( lòng bồi hồi). b. Giá trị phong cách của từ Hán Việt Tìm hiểu giá trị phong cách từ Hán Việt tức là chúng ta đi tìm hiểu khả năng biểu đạt của chúng. Từ Hán Việt có một số giá trị phong cách sau: - Từ Hán Việt tạo sắc thái tao nhã, hoặc tránh gây ấn tượng ghê rợn cho người nghe. Ví dụ về việc lựa chọn giữa các từ : xác chết (thuần Việt) - thi hài (Hán Việt), thiêu (thuần Việt) – hỏa táng (Hán Việt),… - Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng đặc biệt phù hợp với các trường hợp giao tiếp, nghi lễ. Trong một số trường hợp đặc biệt ta không thể dùng từ thuần Việt mà bắt buộc phải dùng từ Hán Việt để biểu đạt một khái niệm, một nội dung nào đó. Ví dụ : Chỉ có thể nói (viết) “ Quốc gia độc lập”, “Ngày Quốc tế phụ nữ” mà không thể nói (viết) “Nước đứng một mình”, “Ngày Quốc tế đàn bà",… Do sắc thái trang trọng của từ Hán Việt mà người Việt Nam thích dùng 7 từ Hán Việt đặt tên cho địa danh, cho người. Ví dụ, địa danh: Thăng Long, Hội An,…; tên người : Lạc Long Quân, Hùng Vương, Nghĩa, Vân, Nguyệt,… - Từ Hán Việt tạo ra sắc thái trừu tượng, cổ kính, giúp ta cảm nhận được hình ảnh của thế giới khái niệm im lìm, bất động, góp phần tạo sắc thái cổ khi tạo hình ảnh, nhân vật, cuộc sống xã hội xưa.Ví dụ: các từ hoàng hôn, viễn phố, cô thôn, lữ thứ,…( Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan); ngục quan, phiếu trát, tử tù,…( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). 1.1.2.1. Đặc điểm về cấu tạo a. Cấu tạo từ đơn tiết Hán Việt Đây là lớp từ cấu tạo chỉ một tiếng được dùng tự do trong Tiếng Việt. Đại bộ phận từ đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ. Ví dụ các từ chỉ bộ phận cơ thể: đầu, não, tủy,...chỉ người: quan, dân, ông, bà,…chỉ động vật: phượng, lân, hổ, báo,… chỉ cây cối: tùng, bách, táo, lê,.. chỉ kết quả của hoạt động tinh thần: nhân, nghĩa, lễ, trí,… Từ đơn tiết Hán Việt là động từ hoặc tính từ trong tiếng Việt không nhiều, chỉ khoảng trên 200 từ. Ví dụ: ẩn (kín), ban (thưởng), bẩm (cụ), biên ( thư),…lòng (thiện), (có) hiếu, (sợ) khiếp,… b. Cấu tạo từ đa tiết Hán Việt - Cấu tạo từ ghép: Từ ghép chính phụ (phân nghĩa): có 2 loại. Chiếm số lượng lớn nhất là loại có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Ví dụ: quốc kì, nhân loại, lương tâm, học sinh, dân quyền,… Loài từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau như trật tự từ thuần Việt,có số lượng ít hơn: đa tài, vô tâm, quyết chiến, phóng đại,… Từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa): Từ ghép hợp nghĩa Hán Việt có cấu tạo như từ ghép hợp nghĩa thuần Việt, các yếu tố trong từ có vai trò ngữ pháp ngang nhau, nghĩa của chúng cùng chỉ một phạm trù (hoặc cùng chỉ một sự vật, hoặc cùng chỉ một hoạt động, hoặc cùng chỉ một tính chất), nằm trong một trường nghĩa, có quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, liên quan với nhau, hoặc trái nghĩa nhau, vì vậy mà nghĩa của chúng hợp lại tạo cho từ có nghĩa khái quát, tổng 8 hợp.Ví dụ các từ có cấu tạo từ các yếu tố đồng nghĩa hoặc liên quan với nhau về nghĩa trong một trường: bằng hữu, cơ hàn, diễm lệ, lương thiện,…; các từ được cấu tạo từ các yếu tố có quan hệ trái nghĩa: chiến bại, động tĩnh, lợi hại, thị phi, sinh tử,… - Cấu tạo từ láy: Từ láy trong vốn tiếng Việt tuyệt đại đa số là từ thuần Việt. Trong lớp từ đa tiết Hán Việt, có một số từ, giữa các âm tiết có hình thức âm thanh được láy lại, và nếu xét theo đồng đại, các yếu tố trong từ đều không có nghĩa thực nên các từ đó được xem là từ láy. Ví dụ: phảng phất, do dự, xán lạng, bàng hoàng, hồ đồ,… Một số từ song tiết Hán Việt khác tuy có hình thức ngữ âm giống từ láy nhưng vì các yếu tố trong từ đều có nghĩa, chúng kết hợp với nhau theo quy tắc ghép nghĩa vì vậy không nên ghép chúng vào loại từ láy như một số sách hiện nay. Đó là các từ như ; quyến luyến, linh tinh,liên lụy, lâm li, liên lạc, tư lự,… - Cấu tạo từ Hán Việt bằng phương thức rút gọn: Trong lớp từ đa tiết Hán Việt, có một số ít từ tạo ra do phương thức rút gọn, nói tắt. Ví dụ : hồng tuyết cầu – hồng cầu, mĩ nghệ thuật- mĩ thuật, vật lí học – vật lí,... 1.2. Vị trí, nhiệm vụ và phương pháp dạy học phân môn tập đọc 1.2.1. Vị trí Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Môn Tiếng Việt có nhiều phân môn khác nhau, trong đó có phân môn Tập đọc. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng “đọc”, một trong những kỹ năng quan trọng của học sinh ở bậc tiểu học. Kỹ năng “đọc” có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt 9 viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Đối với học sinh tiểu học, nhờ biết đọc các em có điều kiện học các môn khác trong chương trình. Mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về cuộc sống, con người, thời đại. Các em càng đọc càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước ta trong quá khứ, hiện tại và nhiều nước trên thế giới, càng thêm tin yêu con người và cuộc sống tương lai. Từ đó hướng các em tới cái đẹp, biết rung động trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng nghệ thuật đẹp, hành vi đẹp của các nhân vật. Từ sự rung động nội tâm, bài tập đọc đã mang đến cho các em những tình cảm đạo đức cao cả: tình yêu đối với cuộc sống và con người tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước. 1.2.2. Nhiệm vụ Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được. Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kĩ năng nào cũng như không hể tách rời chúng. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc đó chính là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Nói cách khác, thông qua việc dạy học phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. 10 Vì việc học không không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh những nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đòi sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em suy nghĩ một cách logic cũng như tư duy có hình ảnh… Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 1.2.3. Quy trình dạy học phân môn Tập đọc a. Kiểm tra bài cũ b. Bài mới - Giới thiệu bài mới : Có thể dùng hình ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề,…để gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài ở học sinh - Luyện đọc lần thứ nhất : Giáo viên đọc mẫu toàn bài, đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Cho học sinh đọc thầm. Cho học sinh đọc nối tiếp câu lần thứ nhất (đọc thành tiếng) Luyện đọc từ khó: Giáo viên đọc mẫu, phân tích. Học sinh luyện đọc từ khó ( cá nhân, cả lớp) Cho học sinh đọc nối tiếp câu lần thứ 2 Đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ: Giáo viên hướng dẫn học sinh chia đoạn. Giáo viên giải nghĩ từ khó.Cho học sinh đọc đoạn ( cá nhân, nhóm) - Tìm hiểu bài:Cho học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. Giáo viên chốt ý - Luyện đọc lần hai (đọc diễn cảm): Giáo viên đọc mẫu. Hướng dẫn học sinh đọc ngắt, nghỉ, và nhấn giọng.Học sinh lắng nghe, đọc diễn cảm (cá nhân). - Củng cố, dặn dò 11 1.3. Việc rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học thông qua phân môn tập đọc. Các từ Hán Việt đều có mặt trong các bài tập đọc. Như vậy, đầu tiên phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh đọc đúng, đọc nhanh và đọc diễn cảm các từ Hán Việt. Sau đó là đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu), nghĩa là lúc này, học sinh sẽ được tìm hiểu nghĩa của các từ Hán Việt có trong bài đọc, từ đó biết các sử dụng chính xác và hiệu quả. Sau mỗi bài tập đọc đều có phần chú thích và giải nghĩa. Đây chính là cở sở để giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các từ Hán Việt có trong bài hoặc củng cố những từ Hán Việt học sinh đã được học. Ví dụ trong bài tập đọc sách giáo khoa lớp 4: Tiếng cười là liều thuốc bổ có phần chú thích và giải nghĩa: - Thống kê: thu thập số liệu về một hiện tượng, sự việc hay tình hình nào đó. - Thư giãn: (cơ bắp) ở trạng thái thả lỏng, tạo nên cảm giác thoải mái. - Sản khoái: khoan khoái dễ chịu. - Điều trị: chữa bệnh. Giáo viên cũng có thể giải nghĩa các từ Hán Việt mới xuất hiện trong bài trong nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản. đây chính là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết. Ví dụ: bài tập yêu cầu giải nghĩa từ: - Em hiểu hộp thư mật dung để làm gì? (Hộp thư mật – TV5 tập 2) - Hãy giải nghĩa của những cách nói sau: + Ước “không còn mùa đông”. + Ước “hóa trái bom thành trái ngon”. (Nếu chúng mình có phép lạ - TV4 tập 1) Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu nội dung của văn bản, nếu giáo viên thấy có xuất hiện thêm từ Hán Việt nào mới thì ghi lại và giải nghĩa cho các em để mở rộng thêm vốn từ. 12 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học 1.4.1. Đặc điểm nhân cách 1.4.1.1. Tình cảm Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ. 1.4.1.2. Ý chí Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở giáo viên sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. 1.4.2. Đặc điểm nhận thức 1.4.2.1. Tri giác 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng