Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn luyện từ và câu c...

Tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5

.PDF
71
37
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TRÁI NGHĨA TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : Th.S Lê Sao Mai : Vũ Thị Vân : 14STH Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hương dẫn: ThS. Lê Sao Mai, giảng viên khoa giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã trang bị những kiến thức, tận tình chỉ bảo em trong suốt những năm học qua. Cảm ơn các bạn trong lớp 14STH đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo và các học sinh ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ đã phối hợp để giúp em có nguồn tư liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Sau cùng, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Vân 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Giáo dục ở bậc học này vô cùng quan trọng cho sự hình thành các tri thức cơ bản cũng như việc phát triển nhân cách cho học sinh. Trong hệ thống các môn học ở cấp Tiểu học, với tư cách là một môn học độc lập, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp) đống thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra, tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy, cho nên nó có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học ở nhà trường. Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học gồm có nhiều phân môn, trong đó có phân môn Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bên cạnh đó còn bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Từ đồng nghĩa và trái nghĩa xuất hiện nhiều trong vốn từ vựng tiếng Việt. Trong nhà trường tiểu học, việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa giúp học sinh có thể nhận biết và sử sử dụng tốt tiếng Việt một cách linh hoạt, trên cơ sở đó mở rộng và phát triển vốn từ ngữ cho học sinh. Tuy nhiên đây cũng là một nội dung dạy học phức tạp, trừu tượng và khó nắm bắt, trong khi đó tư duy của học sinh tiểu học còn thiên về tư duy cụ thể, chưa phát triển tư duy trừu tượng. Điều này đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lí và nhận thức của các em. 1 Trong phân môn Luyện từ và câu, từ đồng nghĩa và trái nghĩa xuất hiện khá nhiều. Việc dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hiệu quả sẽ góp phần cung cấp thông tin đa dạng về một đối tượng được nói đến. Vì vậy, việc cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp học sinh biết cách lựa chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa để diễn đạt sinh động hơn trong giao tiếp và trong học tập, làm nền tảng để giúp các em học tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. uất phát từ lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là một giáo viên tiểu học tương lai, tôi chọn đề tài :"Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5"để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Từ đồng nghĩa và trái nghĩa là các lớp từ vựng tiếng Việt có vị trí quan trọng, được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về Từ vựng học như Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) của Đỗ Hữu Châu; Nhập môn Ngôn ngữ học của Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa– Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán; Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn. Các công trình nghiên cứu không những cung cấp một hệ thống các tri thức lí luận khái quát về từ đồng nghĩa và trái nghĩa mà còn khẳng định vai trò của các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp. Vấn đề dạy học từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng được đề cập đến trong khá nhiều các công trình về phương pháp dạy học. Tiêu biểu là Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II của Lê Phương Nga; Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học của Lê Thị Thanh Nhàn; Dạy học Từ ngữ ở tiểu học của Phan Thiều – Lê Hữu Tỉnh. Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ vựng, trong đó tác giả đã giành rất nhiều trang viết cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong ngôn ngữ. Đặc biệt, từ cuốn sách này, mối quan hệ giữa lí luận ngôn ngữ và thực tiễn dạy học các đơn vị từ vựng được thể hiện một cách rõ nét. Những mô tả về nội dung dạy học các lớp từ trên cùng 2 những chỉ dẫn về cách thức, phương pháp tổ chức bài học thực sự có ý nghĩa với quá trình triển khai xây dựng tư liệu dạy học mà đề tài hướng tới. Qua khảo sát, hầu như các tác giả đi trước đã đưa ra được tiêu chí để xác định từ đồng nghĩa và trái nghĩa, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh giá trị phong cách của các từ đồng nghĩa cũng như trái nghĩa. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu cụ thề về từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học. Trong đề tài này, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của các nhà nghiên cứu, tôi sẽ ứng dụng vào để tìm hiểu cụ thể hơn về từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ở phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôitìm hiểu thực trạng giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5, từ đóxây dựng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình dạy học từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. 5. Giả thuyết khoa học Để việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5 đạt hiệu quả, chúng tôi xin đề xuấtmột số bài tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. Đề tài "Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5" sẽ kiểm chứng về những đề xuất trên. 3 6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. -Khảo sát thực trạng việc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. -Đề xuất một số bài tập nhằmnâng cao hiệu quả giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ đề xuất một số bài tập nhằm nâng cao giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 là nhiệm vụ chủ yếu. 6.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thưc trạng giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5 trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, Thành phố Đà Nẵng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tham khảo một số tài liệu, sách báo về từ đồng nghĩa, trái nghĩa và việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câuở trường Tiểu học nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng anket Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng anket và trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Thành phố 4 Đà Nẵng nhằm tìm hiểu các hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên và khả năng nắm bắt từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh. 7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Dự giờ các tiết dạy học Luyện từ và câuđể tìm hiểu thái độ, khả năng nắm bắt về từ đồng nghĩa và trái nghĩa của các em và những khó khăn của giáo viên khi dạy học từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Xin ý kiến của 5 giáo viêngiảng dạy phân môn Luyện từ và câu về vấn đềgiảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm giáo dục Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh như các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì, kiểm tra miệng trên lớp nhằm tìm hiểu tri thức, thái độ và khả năng nắm bắt về từ đồng nghĩa và trái nghĩa của các em. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được triển khai phần nội dung với 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1:Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Thực trạng việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. Chương 3: Xây dựng một sốbài tậprèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5. 5 NỘI DUNG Chƣơng : CƠ SỞ L LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề chung về từ đồng nghĩa và trái nghĩa 1.1.1. Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa a. Khái niệm Lâu nay tồn tại không ít những quan niệm khác nhau về từ đồng nghĩa. Có thể kể đến các quan niệm tiêu biểu sau: Đỗ Hữu Châu trong cuốn Giáo trình Việt ngữ (tập 2) lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về từ đồng nghĩa: “Trong vốn từ hội của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa (tức là nghĩa của từ) là giống nhau; do đó, trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể có thể thay thế cho nhau được. Những từ này là những từ đồng nghĩa”. Với cách định nghĩa này, tác giả đã nêu ra đặc điểm của những từ đồng nghĩa: hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong nhiều hoàn cảnh. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, tương đồng nhau về nghĩa và có phân biệt về một số sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng” và chỉ ra rằng: “Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh những tương đồng”. Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 8 đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa “là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.”. Đối với học sinh tiểu học, định nghĩa này đơn giản hơn. Dựa vào những quan điểm của các tác giả đi trước, có thể hiểu từ đồng nghĩa như sau :"Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác 6 nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai". b. Phân loại Khi phân loại từ đồng nghĩa các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí khác nhau và kết quả cũng có sự khác biệt ví như: Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối. - Từ đồng nghĩa tuyệt đối : Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm như nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm như nhau) và có thể thay thế được cho nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, ở một số sắc thái: địa phương/toàn dân; ngoại lai/thuần Việt... Ví dụ: + Xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa... + Máy bay, tàu bay, phi cơ... Từ đồng nghĩa tuyệt đối không có nhiều trong ngôn ngữ, thường là các từ khác về nguồn gốc, phạm vi sử dụng. Các từ này nếu không có sự phân giới trong sử dụng thì về sau một số từ sẽ dần không còn sử dụng nữa. - Từ đồng nghĩa tương đối : Loại này bao gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một số nét nghĩa khác; tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa có mặt khác biệt về sự vật, hiện tượng được biểu thị về khái niệm được diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng... Những từ đồng nghĩa tương đối có thể chia thành hai loại nhỏ: 7 + Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm: Trong các từ thuộc loại này, thường có một hoặc một vài từ mang sắc thái trung tính, trung hòa về mặt biểu cảm, còn các từ khác, đứng trước và sau nó mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực hoặc sắc thái biểu cảm xấu, tiêu cực. Ví dụ: Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, bỏ mạng, toi mạng, mất mạng, bỏ xác, ngoẻo ... + Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng: Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một số nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, khác nhau ở phạm vi sử dụng. Như ta biết, chẳng những sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vô cùng phong phú mà từng sự vật, hiện tượng lại có những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ. Có thể nói các từ đồng nghĩa thuộc loại này giúp ta biểu thị chính xác các khía cạnh, các biểu hiện khác nhau đó của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông, bao la, bát ngát... Chạy, phi, lồng, lao... 1.1.2. Khái niệm và phân loại từ trái nghĩa a. Khái niệm Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, về hiện tượng trái nghĩa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp: “là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau”. Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến thì lại có định nghĩa về từ trái nghĩa trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt như sau: “Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong 8 mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.” Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Giản yếu về từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt đã đưa ra nhận định “Đối lập với hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa là hiện tượng giữa các từ (hay ngữ cố định) có nghĩa trái ngược nhau”. Cách định nghĩa này chủ yếu dựa vào nghĩa của từ hoặc ngữ cố định để xác định từ trái nghĩa. Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 38 đưa ra định nghĩa về từ trái nghĩa:“Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”. Dựa vào những quan điểm của các tác giả đi trước, có thể hiểu từ đồng nghĩa như sau: "Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic". b. Phân loại Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa của các cặp trái nghĩa, người ta chia các từ trái nghĩa thành hai loại như sau: - Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau: Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không thể cùng tồn tại. Ví dụ: Chính nghĩa - phi nghĩa; sống - chết; tự do - nô lệ; đi - đứng; giàu - nghèo; vắng mặt - có mặt; mua - bán... - Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhau, nhưng có thể có điểm trung gian ở giữa Ví dụ: Vui - buồn; xa - gần; no - đói; xanh - chín; già - trẻ... Trong đó, một số trường hợp có từ trung gian ở giữa: 9 No - lưng lửng - đói Chín - ương ương - xanh 1.1.3. Vai trò của việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa vừa là biểu hiện tập trung của một loại quanhệngữnghĩa trong từ vựng, vừa phản ánh những kết quảnhận thức, chiếm lĩnh thực tế của một dân tộc nào đó. Nó cũng đồng thời là hệ quả, là phương tiện của những yêu cầu của sự diễn đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hiện tượngđồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việt có những vẻ riêng, nó là một trong những bản sắc giàu, đẹp, trong sáng và cũng là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của Tiếng Việt. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5, việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhằm mục đích: - Cung cấp cho học sinh những phương tiện ngôn ngữ để biểu thị các sự vật, hiện tượng trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng của nó trong thực tế khách quan. - Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa, trái nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong phú của tiếng Việt. - Từ đồng nghĩa, trái nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn. Vì vậy trong ngôn ngữ thơ ca, người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa, trái nghĩa. 1.2. Một số vấn đề chung về phân môn Luyện từ và câu 1.2.1. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách ra thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn… Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và các môn học khác như tự 10 nhiên xã hội, âm nhạc…Như vậy nội dung dạy về Luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác ở Tiểu học nói chung, chiếm một tỉ lệ đáng kể. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câuở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe đọc, nói viết) được thuận lợi. Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà chủ thể hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phát triển từ ngữ cho học sinh. Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc. Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ, ...). Những kiến thức có tính chất lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ của học sinh. 11 1.2.2. Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câulớp 4, 5 Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI 32 tiết; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau: - Mở rộng hệ thống hoá vốn từ (19 tiết): Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo trường nghĩa trương đương các chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết; Trung thực - Tự trọng; Ước mơ; Ý chí - Nghị lực; Đồ chơi - Trò chơi; Tài năng; Sức khỏe; Cái đẹp; Dũng cảm; Du lịch - Thám hiểm; Lạc quan - Yêu đời. - Tiếng, cấu tạo từ( 5 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ: Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. - Từ loại (9 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại tiếng Việt: Danh từ, động từ, tính từ. - Câu (26 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm, thêm trạng ngữ cho câu. - Dấu câu (3 tiết): Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang. Phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 được dạy trong 62 tiết : HKI 32 tiết; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau: - Mở rộng hệ thống hoá vốn từ (19 tiết): Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo trường nghĩa trương đương các chủ điểm: Tổ quốc; Nhân dân; Hòa bình; Hữu nghị - Hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự - An ninh; Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em; Quyền và bổn phận. - Cấu tạo từ( 11 tiết): Cung cấp một số kiến thức và luyện tập về: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 12 - Từ loại (11 tiết): Ôn tập về từ loại và cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại tiếng Việt: Đại từ, Quan hệ từ. - Câu (13 tiết): Ôn tập về các kiểu câu đã học, đồng thời cung cấp kiến thức về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu: Câu ghép, Liên kết câu. - Dấu câu (8 tiết): Ôn tập về các dấu câu đã học: Dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. .3. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học 1.3.1. Đặc điểm nhân cách 1.3.1.1. Tình cảm Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh Tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Tình cảm của học sinh Tiểu học có những đặc điểm sau: - Đối tượng gây ra xúc cảm cho các em thường là những sự vật cụ thể sinh động. Sự thích thú, buồn bực, sợ hãi… của các em thường xảy ra trong khi đang trực tiếp tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể. Ví dụ : các em nữ khi nhìn thấy búp bê đẹp trong tiệm thì thích thú và đòi mẹ mua cho bằng được, nhìn thấy con vật đáng sợ thì chạy lại ôm mẹ với gương mặt đầy lo lắng. - Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm và khó kiềm chế cảm xúc của mình. Các em dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động( xúc cảm mạnh). Một điểm tốt, một lời khen của cô giáo có thể làm cho các em reo lên sung sướng. Bị một điểm kém hơn, bị một lời chê trách của cô giáo có thể làm cho các em buồn khóc. Bằng nghệ thuật kể chuyện truyền cảm, giáo viên có thể dễ dàng gây ra ở 13 các em sự thích thú đến reo lên hay sự thương xót không cầm được nước mắt, hoặc sự tức tối muốn hành động ngay lập tức (dậm chân, dậm tay, nhấp nhõm…) Các em dễ xúc động và khó kìm hãm những xúc cảm của mình, thể hiện nhiều lúc không trả lời được những câu hỏi của thầy cô cũng khóc, không bằng lòng một điều gì đó cũng khóc, và cũng khóc khi bị bạn chế giễu… Đặc điểm trên đây gắn liền với sự phát triển sinh lý thần kinh ở lứa tuổi này. Đó là do quá trình hưng phấn còn mạnh hơn quá trình ức chế, võ nảo chua đủ sức thường xuyên điều chỉnh họat động của bộ phận dưới võ nảo được. - Tình cảm của học sinh tiểu học mong manh chưa bền vững, chưa sâu sắc, dễ thay đổi, chưa ổn định. Các em đang yêu thích một đối tượng nào đó, nhưng có đối tượng khác hấp dẫn hơn thì dễ bị thu hút vào đấy, quên mất đối tượng cũ. Ví dụ : Trẻ lớp ba đang chơi trò xây nhà một cách say mê, nhưng bỗng nó nhìn thấy một con búp bê thật đẹp, nó sẽ có xu hướng rời bỏ trò chơi cũ và chơi ttò mới cùng với con búp bê. Đặc điểm này cũng biểu hiện ở chỗ các em dễ thay đổi bạn. Các em hay có hiện tượng nghĩ chơi với bạn này nếu bạn này nghịch ý hoặc chơi chán và chơi với bạn kia vì thấy bạn kia nhiệt tình và hăng hái hơn. Sự dễ dàng chuyển hòa xúc cảm cũng là biểu hiện của đặc điểm này. Các em có thể khóc đấy nhưng rồi lại vui cười ngay. Thường các em chưa có trạng thái xúc cảm kéo dài như người lớn. 1.3.1.2. Ý chí Học sinh Tiểu học chưa có khả năng đạt mục đích xa và phức tạp cho hành động của mình. Chưa có khả năng tự lập chương trình hành động. Do ý chí chưa 14 được phát triển đầy đủ nên trẻ chưa biết theo đuổi một mục đích lâu dài được đề ra, chưa kiên trì khắc phục khó khăn và trở ngại. 1.3.2. Đặc điểm nhận thức 1.3.2.1. Tri giác Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không phủ định. Khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc khi tri giác ở học sinh các lớp đầu Tiểu học còn ít, các em thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác. 1.3.2.2. Chú ý Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định. Những kích thích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sự chú ý của trẻ. Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh so với tri thức được mở rộng ngôn ngữ phong phú, tư duy phát triển. Sự tập trung chú ý và tính bền vững của chú ý ở học sinh đang phát triển nhưng chưa bền vững là do quá trình ức chế phát triển còn yếu, tính hưng phấn còn cao. Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán, các em dễ quên những điều cô giáo dặn cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, trong câu… 1.3.2.3. Trí nhớ Trí nhớ của học sinh Tiểu học còn mang tính trực quan – hình tượng và được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, khái niệm, những lời giải thích dài dòng. Các em thường ghi nhớ một cách máy móc, ghi nhớ theo trang. Nếu được hướng dẫn thì trẻ mới biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp lí, biết lập dàn ý để ghi nhớ, khuynh hướng nhớ từng câu, từng chữ giảm dần, ghi nhớ ý nghĩa tăng lên. 15 1.3.2.4. Tư duy Tư duy của học sinh Tiểu học còn mang tính cảm xúc. Trẻ dễ xúc cảm với những điều được suy nghĩ. Giáo viên cần dạy cho các em cách suy luận có căn cứ khách quan, phán đoán, phải có dẫn chứ thực tế, kết luận phải có tính chất đúng đắn logic, suy nghĩ có mục đích. Sự phát triển tư duy logic là một khâu quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của học sinh Tiểu học. Mặt khác khi nội dung và phương pháp dạy học được thay đổi tương ứng với nhau thì trẻ em có thể sẽ được một số đặc điểm tư duy hoàn toàn khác. 1.3.2.5. Tưởng tượng Tưởng tượng của học sinh Tiểu học còn tản mạn, ít có tổ chức, xa rời thực tế. Càng về cuối cấp thì tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn, càng phản ánh đúng đắn và đầy đủ thực tế khách quan hơn. Vì vậy, giáo viên phải thông qua con đường học tập, vui chơi và lao động mà phát triển óc tưởng tượng sáng tạo cho các em, cần chú ý hướng học sinh tránh những tưởng tượng ngông cuồng, xa thực tế nhưng không làm hạn chế tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tưởng tượng. Tiểu kết chƣơng Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu một số vấn đề về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, vai trò của việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt, đồng thời hiểu tâm lý của học sinh tiểu học. Từ đó làm cơ sở vững chắc để chúng tôi có thể thực hiện quá trình khảo sát dễ dàng và chính xác hơn. 16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TRÁI NGHĨA TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4, 5. 2.1. Mục đích điều tra Thu thập thông tin để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5, từ đây xây dựng một số bài tậpnhằm rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5. 2.2. Đối tƣợng điều tra Đề tài khảo sát 160 học sinh lớp 4, 5 và 10 giáo viên đang làm công tác chủ nhiêm và giảng dạy lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, TP Đà Nẵng, cụ thể là: - Khối lớp 4: 80 học sinh và 5 giáo viên. - Khối lớp 5: 80 học sinh và 5 giáo viên. 2.3. Phƣơng pháp điều tra - Sử dụng phương pháp điều tra bằng anket đối với giáo viên dạy phân môn Luyện từ và câuvà học sinh khối lớp 4, 5. - Dự giờ các tiết dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4, 5. - Lấy ý kiến của 5 giáo viên dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, 5. - Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh lớp 4, 5 trong phân môn Luyện từ và câuvề từ đồng nghĩa và trái nghĩa. 17 2.4. Nội dung điều tra 2.4.1. Nội dung điều tra giáo viên - Nhận xét, đánh giá của giáo viên về khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh. - Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh. - Những phương pháp thường dùng khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh. - Những khó khăn thường gặp của giáo viên khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh. Những nội dung điều tra được thể hiện cụ thể qua phiếu khảo sát giáo viên ở phần phụ lục. 2.4.2. Nội dung điều tra học sinh - Thái độ của học sinh khi học từ đồng nghĩa và trái nghĩa. - Tìm hiểu về khả năng nhận biết và giải nghĩa từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh. - Tìm hiểu về khả năng vận dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh. - Tìm hiểu về quá trình học từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh. Những nội dung điều tra được thể hiện cụ thể qua phiếu khảo sát học sinh ở phần phụ lục. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan