Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 th...

Tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn luyện từ và câu.

.PDF
76
59
148

Mô tả:

2ƢE TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -------------- ------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. GVHD : ThS. Lê Sao Mai SVTH : Nguyễn Thị Thùy Nhung Lớp : 14STH 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hƣơng dẫn: ThS. Lê Sao Mai, giảng viên khoa giáo dục Tiểu học, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã trang bị những kiến thức, tận tình chỉ bảo em trong suốt những năm học qua. Cảm ơn các bạn trong lớp 14STH đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo và các học sinh ở trƣờng Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ đã phối hợp để giúp em có nguồn tƣ liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Là một sinh viên bƣớc đầu làm quen với việc nghiên cứu khóa luận, do kinh nghiệm còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Nhung 2 MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Ý nghĩa việc dạy và rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa của học sinh. ............................................................................................... ..27 . ................................................................................................................................. Bảng 2.2: Nhận xét của giáo viên về khả năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa của học sinh lớp 4, 5 ........................................................................... 28. Biểu đồ 2.1: Biểu đồ nhận xét của GV về khả năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa HS lớp 4,5. .................................................................................. 28 Bảng 2.3: Nhận xét mức độ mắc lỗi của học sinh lớp 4,5 khi nhận biết biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. ........................................................................................... 29 Bảng 2.4: Các phƣơng pháp dạy học trong giảng dạy biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của giáo viên ....................................................................................... 30 Bảng 2.5: Tỉ lệ mức độ sử dụng phƣơng pháp các phƣơng pháp dạu học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa của giáo viên.................................................................. 30 Bảng 2.6: Hình thức dạy học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu. .................................................................................................. 32 Bảng 2.7: Đánh giá của GV về nguyên nhân dẫn đến khó khăn của học sinh khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. ............................................................. 32 Bảng 2.8: Nhận xét của GV về mức độ đạt hiệu quả khi dạy biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ............................................................ 33 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mức độ dạy biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ..................................................................................... 34 Bảng 2.9: Mức độ lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ khi giảng cho học sinh. .. 35 Bảng 2.10: Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh ít thuộc các câu ca dao tục ngữ. ............................................................................................................................. 35 Bảng 2.11: Khó khăn của GV khi dạy biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ...................................................................................................... 36 ................................................................................................................................. Biểu đồ 2.3: Mức độ hứng thú của học sinh khi học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. ..................................................................................................................... 38 3 Bảng 2.12: Mức độ hứng thú của học sinh khi học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. ...................................................................................................................... 38 Bảng 2.13: Mức độ học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh. ........................ 39 Bảng 2.14: Mức độ học sinh nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa. ...................... 39 Bảng 2.15: Mức độ học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyên từ và câu......................................................................... 39 Bảng 2.16: Mức độ hứng thú và dễ hiểu khi học về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. ....................... 40 Bảng 2.17: Mức độ nhận biết, vận dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4,5 ........ 40 4 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................................7 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................................8 3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................................9 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................9 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................................9 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................10 5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................................................10 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................................10 7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................................10 8. Cấu trúc đề tài..................................................................................................................................11 NỘI DUNG ............................................................................................................. 12 Chƣơng 1 .................................................................................................................................................12 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................12 1.1. Một số vấn đề chung của biện pháp tu từ ................................................................................12 1.2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu..................................................................14 1.3. Việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. ........................................................................................................17 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. ...........................................................................20 1.5. Tiểu kết ....................................................................................................................................22 Chƣơng 2 .................................................................................................................................................24 THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA CA DAO, TỤC NGỮ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. .................................................................................................................................................24 2.1. Mục đích điều tra .........................................................................................................................24 2.2. Đối tƣợng điều tra ........................................................................................................................24 2.3. Phƣơng pháp điều tra....................................................................................................................24 2.4. Nội dung điều tra ..........................................................................................................................24 2.5. Kết quả điều tra ............................................................................................................................25 2.6. Tiểu kết .........................................................................................................................................40 Chƣơng 3: ................................................................................................................................................41 XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM RÈN KĨ NĂNG ....................................................41 PHÁT HIỆN VÀ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA THÔNG QUA CA DAO TỤC NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 .........................................................................................41 TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. .......................................................................................41 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ...............................................................................................................41 5 3.2. Một số yêu cầu trong việc xây dựng bài tập. ................................................................................42 3.3. Một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ cho học sinh lớp 4, 5 trong phân môn Luyện từ và câu. ............................45 3.4. Tiểu kết .........................................................................................................................................58 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 61 1. Thống kê ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong chƣơng trình tiếng việt ở tiểu học. .....................................................................................................................................61 2. Sƣu tầm một số câu ca dao tục ngữ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. ...............63 3. Phiếu điều tra học tập của học sinh (lớp 4, 5) .............................................................................66 4. Phiếu trƣng cầu ý kiến của giáo viên...........................................................................................72 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong chƣơng trình Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng. Với tính chất là một môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dƣỡng năng lực tƣ duy cũng nhƣ lòng yêu quý cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Trong chƣơng trình học từ lớp 2 đến lớp 5, biện pháp tu từ đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng vốn từ cũng nhƣ khả năng cảm thụ văn học của các em. Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị từ vựng (trong phạm vi của một câu hay một chỉnh thể) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng. Việc dạy học các biện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó giúp ngƣời học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao. Ngôn từ đƣợc dùng không chỉ đảm bảo tính thông báo thông tin mà còn mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm. Việc học các biện pháp tu từ không chỉ giúp ngƣời học cảm thụ đƣợc cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật mà còn ham muốn tạo ra cái hay, cái đẹp bằng ngôn từ. Thế nào là so sánh, nhân hóa? Cách nhận biết hai biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã đƣợc dạy và học ở lớp 3. Tuy nhiên hai biện pháp tu từ này đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các bài tập làm văn chƣơng trình lớp 4, lớp 5. Khi học sinh đƣợc học những kiến thức về sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, cảm nghĩ hay trong thơ ca các em sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa một sự vật. Từ đó, các em sẽ biết sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đúng, cho hay để viết văn gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn. Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn hay trong giao tiếp của học sinh Tiểu học còn nhiều hạn chế. Các bài văn viết của học sinh thƣờng ít sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa hoặc có sử dụng thì cũng chƣa hay, chƣa phù hợp hoặc hiệu quả chƣa cao. Vì vậy, lời văn của các em thƣờng khô khan, câu văn thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê, mô tả… Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hƣớng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp tu từ này trong bài văn miêu tả. Chƣa khai thác triệt để vai trò của các biện pháp tu từ để học sinh có thể sử dụng khi làm văn. Không chỉ là văn viết so sánh, nhân hóa còn đƣợc sử dụng trong văn nói, hai biện pháp tu từ trên giúp cho lời ăn tiếng nói hằng ngày trở nên đa dạng, sinh động hơn. 7 So sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhiều trong khi nói và viết văn bản. Về cách thức nói (truyền miệng) và viết ta có thể liên hệ đến một thể loại văn học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho học sinh rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ này đó chính là văn học dân gian, cụ thể hơn chính là ca dao tục ngữ. Có thể nói, ca dao tục ngữ rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, đó là vốn sống vốn kinh nghiệm của cha ông để lại. Bên cạnh ý nghĩa về mặt giáo dục cho con cháu đời sau về tình cảm trong cuộc sống, về kinh nghiệm trong lao động sản xuất, về các hiện tƣợng trong tự nhiên,…Ca dao tục ngữ càng mang tính nghệ thuật rất cao bởi những hình ảnh, ngôn từ và các biện pháp tu từ đƣợc ông cha ta sử dụng. Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, ca dao tục ngữ có mặt hầu hết chƣơng trình ở các khối lớp. Các em đƣợc làm quen với việc viết bài văn miêu tả (là chủ yếu) nên việc hình thành cho các em sử dụng câu văn hay hợp logic và mang tính nghệ thuật cao rất quan trọng. Các biện pháp tu từ không đƣợc dạy riêng thành một bài học mà chỉ đƣợc giáo viên giảng giải khi bắt gặp trong các bài tập đọc hoặc các câu trong phân môn Luyện từ và câu nên việc này rất khó để giúp các em hiểu và nâng cao việc sử dụng biện pháp tu từ vào câu văn cho phù hợp. Nhận thấy việc phân bố ca dao tục ngữ vào chƣơng trình môn Tiếng Việt khá phổ biến, kết hợp với mong muốn có những biện pháp để giúp cho học sinh phát triển đƣợc việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn nói lẫn văn viết sao cho phổ biến hơn và hiệu quả hơn, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài : “Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu.” để giúp cho học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả hơn. 2. Lịch sử vấn đề So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ phổ biến đƣợc sử dụng hằng ngày trong lời ăn tiếng nói cũng nhƣ trong các tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật. Trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” và “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc đã nói về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và tác dụng của nó khá đầy đủ và chi tiết trên phƣơng diện lí thuyết. Trên phƣơng diện thực hành nó đƣợc cụ thể hóa trong cuốn “300 bài tập phong cách học Tiếng Việt”. Tác giả Cù Đình Tú cũng đã đề cập, nghiên cứu về các biện pháp tu từ so sánh nhân hóa trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong trƣờng Tiểu học cũng đƣợc dùng khá phổ biến, đặc biệt trong giao tiếp và viết văn miêu tả. Biện pháp tu từ so sánh và 8 nhân hóa còn đƣợc nghiên cứu trong sách giáo khoa Tiếng Việt và sách giáo khoa Ngữ Văn. Trong chƣơng trình Tiểu học, so sánh và nhân hóa đƣợc đƣa vào SGK Tiếng Việt 3, tập hai thông qua hệ thống các bài tập. So sánh và nhân hóa đƣợc giới thiệu trong SGK Ngữ Văn 6, tập hai (2002), không chỉ thông qua những bài tập thực hành mà từ các bài tập các em tổng hợp thành định nghĩa và chỉ ra cách thức tổ chức của so sánh, nhân hóa (sđd, tr.56 - 58). Ngoài ra, các biện pháp tu từ so sánh nhân hóa còn đƣợc nghiên cứu trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực hiện nghiên cứu đề tài có liên quan đến so sánh và nhân hóa, ví dụ nhƣ: - Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5. Nguyễn Thị Thu Hà sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trường đại học sư phạm Hà nội 2 (2016). - Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Mặc dù có nhiều tác giả nghiên cứu về so sánh, nhân hóa. Cũng nhƣ có nhiều tác giả nghiên cứu về ca dao tục ngữ nhƣng chƣa một công trình nghiên cứu hay tác giả nào đề cập đến vấn đề kết hợp dạy rèn kĩ năng so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ. Đề tài của chúng tôi có tiếp thu và chọn lọc những thành tựu của nhà nghiên cứu đi trƣớc, đồng thời cũng vận dụng những kiến thức lí luận để tìm hiểu về kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao, tục ngữ. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng dạy và học biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu của học sinh và giáo viên lớp 4, 5, chúng tôi đề xuất các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu và xây dựng các bài tập bổ trợ nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. 5. Giả thuyết khoa học Thông qua việc khảo sát,thống kê, phân loại các câu ca dao tục ngữ có sử dụng biên pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong SGK Tiếng Việt tiểu học. Khảo sát, trƣng cầu ý kiến của học sinh, giáo viên trƣờng Tiểu học, chúng tôi đã xây dựng và thiết kế một số bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cho học sinh Tiểu học. Đề tài này sẽ là nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh Tiểu học trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt cũng nhƣ các môn học khác có liên quan. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài này có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nhƣ biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ca dao, tục ngữ. Tác dụng của việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5. - Tìm hiểu về thực trạng dạy học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, , đồng thời tìm hiểu dạy và học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu thông qua ca dao tục ngữ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào ở trƣờng tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp, cụ thể nhƣ sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Thống kê việc sử dụng biện pháp tu từ trong ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu_ SGK Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5. Khảo sát, thống kê trƣng cầu ý kiến của giáo viên và học sinh về việc dạy và học biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, 5. 10 Phương pháp phân tích chứng minh: Làm rõ ý nghĩa và giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong ca dao tục ngữ. Phương pháp tổng hợp khái quát. 8. Cấu trúc đề tài - Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, cấu trúc đề tài. - Phần nội dung gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Khảo sát thực trạng việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. Chương 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kĩ năng phát hiện và sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh lớp 4, 5 thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. - Phần kết luận. - Tài liệu tham khảo. - Phụ lục. 11 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề chung của biện pháp tu từ 1.1.1. Khái niệm biện pháp tu từ Hiện nay, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề khái niệm biện pháp tu từ, có thể kể các tác giả tiêu biểu sau: Theo Đinh Trọng Lạc: “Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn” (Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1995, tr.5) Phan Phƣơng Dung quan niệm: “Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngôn ngữ, không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ” (Phan Phƣơng Dung, Tiếng Việt, NXB Đại học Sƣ phạm, 2007, tr.106). Tuy nhiên, chúng tôi chọn định nghĩa của Đinh Trọng Lạc để làm căn cứ, cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài:“Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng một cách khéo léo trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là trung hòa hay tu từ trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ” (Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB GD Hà Nội.) 1.1.2. Các biện pháp tu từ đặc trưng được sử dụng trong chương trình Tiểu học. 1.1.2.1. So sánh Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.” Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố: Yếu tố 1: Yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh. 12 Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động. Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. Yếu tố 4: Yếu tố đƣợc đƣa ra làm chuẩn để so sánh. Ví dụ: - Biện pháp tu từ so sánh xuất hiện trong phân môn Luyện từ và câu, Tiếng Việt 3, tập 1, Tr.8: Ơ, cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe.” (Phạm Nhƣ Hà) - Trong phân môn Chính tả, Tiếng Việt 4, tập 1, Tr.105: Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè. Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.” (Phạm Tiến Duật) - Trong phân môn Tập đọc, Tiếng Việt 5, tập 1, Tr.19: Em yêu màu đỏ: Như máu trong tim, Lá cờ Tổ quốc, Khăn quàng đội viên. (Phạm Đình Ân) 1.1.2.2. Nhân hóa Trong cuốn 99 biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb Giáo dục, 1996), Đinh Trọng Lạc định nghĩa nhƣ sau: “Nhân hóa (nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, lấy 13 từ ngữ biểu đạt thuộc tính, dấu hiệu của con người, làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,…bằng những từ ngữ vốn đƣợc dùng để gọi hoặc tả con ngƣời; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con ngƣời, biểu thị đƣợc những suy nghĩ, tình cảm của con ngƣời. Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con ngƣời. Nhân hóa hay nhân cách hóa là một biến thể của ẩn dụ, ở đó ngƣời ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con ngƣời sang đối tƣợng không phải con ngƣời. Có ngƣời cho nhân hóa thực ra là nhân vật hóa, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay nhƣ là một nhân vật của mình. Nhân hóa là gọi hoặc tả về tính nết hoạt động con vật cây cối, đồ vật,…bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả ngƣời. Ngoài ra, còn có cách nhân hóa: trò chuyện, xƣng hô với sự vật nhƣ đối với ngƣời; các nhân vật sự vật tự xƣng. Ví dụ: -Trong phân môn Tập đọc, Tiếng Việt 3, tập 1, Tr.116: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (Tố Hữu) -Trong phân môn Luyện từ và câu, Tiếng Việt 5, tập 1, Tr.109: “Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.” 1.2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu. 1.2.1. Vị trí Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng ở trƣờng tiểu học. Các kiến thức và kỹ năng về sử dụng từ và câu còn đƣợc tích hợp trong các phân môn còn lại của môn Tiếng Việt và cả trong các môn học khác ở trƣờng tiểu học. Vị trí quan trọng của phân môn này đƣợc qui định bởi tầm quan 14 trọng của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là một đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Muốn nắm đƣợc một ngôn ngữ nào đó đầu tiên là phải nắm đƣợc vốn từ. Nếu nhƣ không làm chủ đƣợc vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng đƣợc ngôn ngữ đó nhƣ một công cụ để học tập và giao tiếp. Ngoài ra, vốn từ ngữ của một con ngƣời càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ ngữ của ngƣời đó càng lớn, khả năng diễn đạt của ngƣời đó càng chính xác, tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, dạy luyện từ cho HS tiểu học là phải làm giàu vốn từ ngữ cho HS, phải chú trọng "số lƣợng từ, tính đa dạng và tính năng động của từ". Tuy nhiên, từ không phải là đơn vị trực tiếp sử dụng trong giao tiếp. Muốn giao tiếp, trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm với nhau con ngƣời phải sử dụng một đơn vị ngôn ngữ tối thiểu và cơ bản là câu. Nếu không nắm đƣợc các qui tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ thì con ngƣời cũng không thể sử dụng đƣợc ngôn ngữ đó làm công cụ để giao tiếp. Vì vậy, dạy từ ngữ cho HS phải gắn liền với dạy câu, dạy các qui tắc kết hợp từ thành câu, qui tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao…Những điều phân tích trên đã cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học. 1.2.2. Nhiệm vụ. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ tổ chức cho HS thực hành làm giàu vốn từ, cụ thể là: - Chính xác hoá vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp HS có thêm những từ mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy đƣợc tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. - Hệ thống hoá vốn từ (trật tự hoá vốn từ): là giúp HS sắp xếp các từ thành một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo ra đƣợc tính thƣờng trực của từ. -Tích cực hoá vốn từ (luyện tập sử dụng từ): là giúp HS biến những từ ngữ tiêu cực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhƣng không sử dụng trong khi nói, viết) thành những từ ngữ tích cực, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong giao tiếp hàng ngày. -Văn hoá hoá vốn từ: là giúp HS loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ không văn hoá, tức là những từ ngữ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách. Mặt khác, còn phải cung cấp cho HS một số khái niệm lý thuyết cơ bản và sơ giản về từ vựng học nhƣ về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về nghĩa... để HS có cơ sở nắm nghĩa từ một cách chắc chắn và biết hệ thống hoá vốn từ một cách có ý thức. 15 Phân môn này phải tổ chức cho HS thực hành để rèn luyện các kỹ năng cơ bản về ngữ pháp nhƣ kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kỹ năng sử dụng các dấu câu, kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp mục đích nói, tình huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn Luyện từ và câu phải cung cấp cho HS một số khái niệm, một số qui tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối cần thiết: bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểu câu, qui tắc sử dụng câu trong giao tiếp và các phép liên kết câu. Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp HS tiếp thu một số qui tắc chính tả nhƣ qui tắc viết hoa, qui tắc sử dụng dấu câu. Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọng việc rèn luyện tƣ duy, giáo dục thẩm mỹ cho HS. 1.2.3. Phương pháp dạy Luyện từ và câu.. - Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một cách học tạo điều kiện cho HS luyện tập khả năng mạnh dạn đƣa ra các cách làm bài; giúp học sinh rèn kĩ năng phân tích bài tập và tìm câu trả lời đúng; thay đổi vị thế của HS trong lớp từ vị thế thụ động, tiếp thu thông tin một chiều trở thành vị thế chủ động tiếp thu thông tin đa chiều. Qua thảo luận, ngôn ngữ và năng lực tƣ duy của HS trở nên linh hoạt. Phƣơng pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với các bài dạy thuộc kiểu câu Ai làm gì?. Phƣơng pháp này tạo không khí học tập sôi nổi, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc vận dụng kĩ năng sử sự ghi nhớ thông tin mà giáo viên đã truyền đạt của HS. Mỗi một bài tập yêu cầu khác nhau và sự biến đổi công thức đòi hỏi phải có sự hiểu biết kiến thức. Chính vì vậy, cần sự vận dụng một cách khéo léo và linh hoạt. Phƣơng pháp thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh tìm ra đƣợc câu trả lời tốt nhất, sinh động nhất thông qua trí tuệ tập thể. Học sinh bên cạnh đƣợc củng cố đƣợc kiến thức, hứng thú học tập cũng đƣợc tăng cƣờng. - Phương pháp trò chơi học tập Là phƣơng pháp trò chơi sƣ phạm trong dạy học môn Tiếng Việt, đƣợc hiểu là hình thức học tập môn Tiếng Việt theo hứng thú vui chơi, dựa trên những bài tập trắc nghiệm. 16 Việc giải quyết vấn đề bài tập đặt ra nhằm để HS lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng các cách làm bài hay đã đƣợc học, những kinh nghiệm sống đã đƣợc tích lũy vào các bài tập một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Trong thực tế dạy học, các phƣơng pháp trên không hoàn toàn tách biệt nhau. Mỗi phƣơng pháp có những ƣu điểm và yếu điểm riêng, ngƣời giáo viên cần biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo mới có thể thu đƣợc hiệu quả mong muốn. 1.3. Việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. 1.3.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ a. Ca dao Ca dao là những bài hát ngắn, thƣờng là 3, 4 câu, cũng có một số ít những ca dao dài. Những bài ca dao thƣờng có nguồn gốc dân ca. b. Tục ngữ Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc, có chức năng đúc kết kinh nghiệm và tri giác lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, sản xuất, về con ngƣời và xã hội. 1.3.2. Việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu. Trong chƣơng trình SGK Tiếng Việt Tiểu học, ca dao tục ngữ đƣợc phân bố ở tất cả các lớp. Những hình ảnh trong ca dao tục ngữ thƣờng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Những hình ảnh này thƣờng gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thƣờng ngày của các em. Vì vậy, trong quá trình dạy cho học sinh nhận biết hai biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa, những bài tập vận dụng thông qua ca dao tục ngữ không chỉ đƣợc giới hạn trong SGK mà còn đƣợc GV mở rộng thêm từ kho tàng ca dao tục ngữ dân gian Việt Nam.. Từ đó, học sinh dễ dàng nắm đƣợc kiến thức bài học một cách chặt chẽ và sâu sắc hơn. Để biết đƣợc việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và chƣơng trình Tiểu học nói chung nhƣ thế nào, cần phải làm rõ nội dung này qua từng khối lớp: Đối với chƣơng trình Tiếng Việt lớp 3, việc nhận biết biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và bƣớc đầu sử dụng vào việc dùng từ đặt câu là một trong những nội dung yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3. Cơ sở ban đầu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đƣợc bắt đầu từ việc: tìm các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm của sự vật trong câu văn, câu thơ, 17 đoạn văn, đoạn thơ; tìm những sự vật hay hoạt động, đặc điểm của sự vật đƣợc so sánh, nhân hóa với nhau. Từ đó học sinh nhận biết đƣợc hình ảnh so sánh, nhân hóa, dấu hiệu của sự so sánh,nhân hóa và các kiểu so sánh, nhân hóa. Một trong những bài tập thực hành ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3 giúp cho học sinh nhận biết biện pháp so sánh và nhân hóa chính là các bài tập có chứa các câu ca dao, tục ngữ. Ví dụ: Con có cha như nhà có nóc Con có mẹ như măng ấp bẹ. (Bài tập 2, trang 33, TV 3 – tập 1) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Bài tập 4, trang 126, TV 3- tập 1) Thông qua các bài tập này, học sinh sẽ nhận biết đƣợc hình ảnh so sánh; các kiểu so sánh; các sự vật hay các đặc điểm, âm thanh, hoạt động của sự vật đƣợc so sánh với nhau; các từ chỉ sự so sánh (dấu hiệu so sánh). Từ đó giúp các em vận dụng vào việc nói, viết để đặt câu có hình ảnh so sánh; viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh; chỉ ra đƣợc các hình ảnh so sánh mình thích và giải thích đơn giản vì sao mình thích hình ảnh đó. Đây chính là cơ sở ban đầu, là công cụ để giúp các em viết văn miêu tả, kể chuyện… và học tiếp lên các lớp trên. Trong chƣơng trình SGK Tiếng Việt lớp 4, ca dao tục ngữ chủ yếu phân bố ở phân môn Luyện từ và câu. Với đặc thù của phân môn Luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy, việc bồi dƣỡng và nâng cao hiểu biết về từ và câu, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt văn hóa, góp phần kích thích sự phát triển tƣ duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Ca dao tục ngữ chính là nguồn ngữ liệu cần thiết để giúp các em nâng cao kiến thức không chỉ về từ ngữ mà còn về mặt ngữ pháp chính là kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ. Đa số nội dung dạy Luyện từ và câu ở lớp 4 là mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Bên cạnh việc giúp cho học sinh hiểu đƣợc nghĩa của các từ ngữ trong chủ điểm đang học, các bài tập trong phân môn này còn có nhiều hình thức kết hợp vừa cung cấp vốn từ vừa luyện tập về ngữ pháp. Đặc biệt là việc sử dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng chủ điểm vào bài tập, giúp cho các em có thể nâng cao về mặt vốn từ, ngữ pháp mà còn có thể lồng ghép để dạy cho các em về các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Ví dụ: Các bài tập có sử dụng ca dao tục ngữ làm ngữ liệu - Bài tập 1, Luyện từ và câu,TV4, Tr.6, tập 1: Câu tục ngữ dƣới đây có bao nhiêu tiếng? Bầu ơi thương lấy bí cùng 18 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Bài tập 3, Luyện từ và câu, TV4, Tr.11, tập 2: Tìm trong các câu tục ngữ dƣới đây những câu ca ngợi tài trí của con ngƣời: a. “Người ta là hoa đất.” b. “Chuông có đánh mới kêu.” c. “Đèn có khêu mới tỏ.” d. “Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.” Trong chƣơng trình SGK Tiếng Việt lớp 5, ca dao tục ngữ phân bố nhiều ở phân môn Luyện từ và câu mà còn ở phân môn Tập đọc. Điều này giúp cho học sinh có điều kiện tiếp xúc nhiều với ca dao, tục ngữ hơn. Không chỉ thông qua các bài tập thực hành ở phân môn Luyện từ và câu mà ở phân môn Tập đọc học sinh sẽ đƣợc tìm hiểu kĩ về nội dung, nghệ thuật trong bài hơn. Việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhân hóa lúc này thực sự cần thiết để giúp học sinh hiểu hơn về nội dung của bài. Tuy biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong chƣơng trình Tiểu học không đƣa ra các khái niệm, định nghĩa nhƣng thông qua các bài tập thực hành lớp 3, lớp 4 thì học sinh lớp 5 đã nắm đƣợc thế nào là so sánh, nhân hóa. Biết đƣợc so sánh, nhân hóa đƣợc sử dụng khi nào, dấu hiệu nhận biết… Với HS lớp 5 việc rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thông qua ca dao tục ngữ giúp HS nắm vững về cách sử dụng các biện pháp trên. Đặc biệt là các em có thể áp dụng để làm bài tập làm văn. Học sinh vận dụng đƣợc biện pháp so sánh, nhân hóa thông qua ca dao, tục ngữ để viết văn sẽ làm cho bài văn sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Ví dụ: - Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò? Không không, tôi đứng trên bờ Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi. Chẳng tin, ông đến mà coi Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia. (Bài tập 2, LTVC 5, Tr.93, tập 1) 19 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. 1.4.1. Đặc điểm về nhận thức. 1.4.1.1. Tri giác Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không phủ định. Khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc khi tri giác ở HS các lớp đầu Tiểu học còn ít, các em thƣờng thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác. Chẳng hạn khi cho các em tri giác một bức tranh rất đẹp sau đó đi và yêu cầu các em vẽ lại thì thấy các em không nhận thấy đƣợc nhiều chi tiết. Các em phân biệt đối tƣợng còn chƣa chính xác, dễ mắc sai lầm dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Các em khó phân biệt cây mía với cây sậy, hình có năm cạnh với có sáu cạnh… Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, tri giác của các em thƣờng gắn với những hành động và hoạt động thực tiễn của các em. Vì vậy, tất cả các hình thức tri giác trực quan bằng sự vật, bằng hình ảnh và bằng lời nói cần đƣợc sử dụng trong các giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. 1.4.1.2. Chú ý Chú ý không chủ định vẫn chiếm ƣu thế so với chú ý có chủ định. Những kích thích có cƣờng độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sự chú ý của trẻ. Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh so với tri thức đƣợc mở rộng ngôn ngữ phong phú, tƣ duy phát triển. Các em còn đƣợc rèn luyện về những phẩm chất ý chí nhƣ tính kế hoạch tính kiên trì nhẫn nại, tính mục đích, tính độc lập… Sự tập trung chú ý và tính bền vững của chú ý ở học sinh đang phát triển nhƣng chƣa bền vững là do quá trình ức chế phát triển còn yếu, tính hƣng phấn còn cao. Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán, các em dễ quên những điều cô giáo dặn cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, trong câu… học sinh lớp 1,2 thƣờng chỉ tập trung chú ý khoảng 20-25 phút, lớp 3, 4 khoảng từ 30-35 phút. Khối lƣợng chú ý của học sinh Tiểu học không lớn lắm, thƣờng chỉ hạn chế 2,3 đối tƣợng trong cùng một thời gian. Khả năng phân phối chú ý bị hạn chế nhiều do chƣa hình thành đƣợc nhiều kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Sự chuyển chú ý của học sinh Tiểu học nhanh hơn ngƣời lớn tuổi vì quá trình hƣng phấn và ức chế của chúng rất linh, rất nhạy cảm. Khả năng chú ý của học sinh Tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập, nếu nhịp độ học tập quá nhanh hoặc quá chậm ddefu không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập trung của chú ý 1.4.1.3. Trí nhớ Trí nhớ của học sinh Tiểu học còn mang tính trực quan – hình tƣợng và đƣợc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ loogic. Các em nhớ và gìn giữ chính xác những 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan