Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

.DOC
10
177
115

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo. Việc dạy học giải toán ở tiểu học.giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới. Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn đối với học sinh lớp1 là loại toán khó. Do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì : - Giáo viên chưa trú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm phương pháp giải bài toán theo các bước. Do đó việc rèn luyện tư duy của học sinh còn hạn chế. - Nhiều học sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? - Đa số học sinh chưa biết trình bày bài giải. - Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. - Một số học sinh ý thức học chưa cao, chưa chú ý trong việc học toán. - Một số gia đình các em còn khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của các em, có em còn thiếu đồ dùng học tập. - Giáo viên chưa sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn của giáo viên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là khối lớp 1, tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: - Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn. - Đọc hiểu – phân tích – tóm tắt bài toán. - Giải bài toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ). - Trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số. - Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. 2. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp khảo sát thực tế. -Phương pháp phân tích – tổng hợp. -Phương pháp đối chiếu so sánh. III. Giới hạn của đề tài: - Giải toán có lời văn trong chương trình lớp 1. IV. Kế hoạch thực hiện: - Chọn đề tài. - Xây dựng đề cương nghiên cứu. - Thu nhập thông tin. -. Thâm nhập thực tế. - Hoàn thành sáng kiến. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Xuất phát từ vị trí, vai trò của môn toán ở bậc tiểu học. Phần “Giải toán có lời văn” được dạy ở tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn giải toán ở các lớp trên. Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán, kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Góp phần hình thành tư duy, khả năng suy đoán lôgic, óc tưởng tượng, rèn kĩ năng diễn đạt, đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những tình huống toán học ở các lớp trên. II. Cơ sở thực tiễn: Đối với học sinh lớp 1, đọc, hiểu một bài toán thật không dễ nhất là phải dùng lời văn của mình viết thành một lời giải phù hợp với nội dung bài toán. Làm thế nào để học sinh đọc, hiểu, giải bài toán đúng theo yêu cầu bài. Đó là đều mà mỗi giáo viên cần quan tâm. Vậy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ngay từ đầu năm học, tôi đã đề ra một số biện pháp giúp các em nắm vững kĩ năng giải toán một cách chính xác, tạo điều kiện và làm nền tảng cho các môn học khác. III. Thực trạng: 1. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất đảm bảo cho dạy và học. - Gia đình luôn quan tâm, động viên học sinh học tập. - Chương trình giới thiệu cho học sinh làm quen với dạng toán từ dễ đến khó: từ dạng toán nhìn hình vẽ điền số đến dạng toán có lời văn hoàn chỉnh. 2. Khó khăn: -Học sinh còn chưa đọc kĩ bài toán, xem bài toán cho biết gì? hỏi gì? Học sinh còn chưa biết cách xác định phép tính của bài toán, cách trình bày bài giải còn chưa chính xác, nhiều học sinh còn chưa viết được câu lời giải hoặc lời giải chưa sát với câu hỏi bài toán. IV. Một số biện pháp để giải quyết vấn đề: Quy trình giải một bài toán có lời văn thường gồm nhiều bước: phân tích đề toán, tìm cách giải, trình bày bài giải. Để giúp học sinh nắm vững các kiến thức và có kĩ năng giải toán có lời văn, tôi trình bày một số biện pháp sau đây: 1. Giúp học sinh đặt đề toán: Ngầm chuẩn bị cho học sinh có tiền đề để giải toán có lời văn nên tôi tập cho học sinh làm quen với việc giải toán như: - Xem tranh vẽ. - Nêu bài toán bằng lời. - Nêu câu trả lời. -Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. Tôi sử dụng phương pháp trực quan cho học sinh xem tranh sau đó hỏi tranh vẽ gì? Tranh đó có nội dung thêm hay bớt. Hướng dẫn đặt câu hỏi tương ứng với hình vẽ trong tranh. Cho học sinh làm quen với các từ khoá “ thêm, bớt, tất cả, còn lại…”. Hướng dẫn cách tìm phép tính ứng với các từ khoá có trong bài toán: (thêm là cộng), ( bớt ra là trừ)… Tập cho học sinh nêu nhiều tình huống khác nhau trong một tranh để khắc sâu kiến thức dạng toán có lời văn. 2. Giúp học sinh tìm hiểu đề toán: Muốn cho học sinh hiểu và giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Tôi tổ chức như sau: - Cho các em đọc kĩ đề toán. - Hướng dẫn tìm hiểu bằng phương pháp đàm thoại: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Gạch dưới và giải thích một số từ khoá quan trọng như: “ thêm, và, tất cả…” hoặc “bớt, bay đi, còn lại…”. - Gạch chân bằng phấn màu cho dễ nhìn. - Tôi còn kết hợp với tranh hoặc đồ dùng dạy học phù hợp với đề toán cho học sinh dễ hình dung đề toán. Ví dụ 1: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? 3. Giúp học sinh tóm tắt đề toán: Để giúp học sinh biết cách phân tích một đề toán, tôi hướng dẫn học sinh biết tóm tắt đề toán. Tôi hướng dẫn tóm tắt đề toán bằng phương pháp đàm thoại: Bài toán cho gì? Hỏi gì?. Dựa vào mỗi câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt. Sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu lại bài toán. Tuỳ theo từng dạng toán cụ thể mà có cách tóm tắt phù hợp: Tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳngTóm tắt bằng lời: Ví dụ 2: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng? - Cho học sinh đọc đề toán. -Hỏi: +Bài toán cho biết gì? ( An có 4 quả bóng.) => An có : 4 quả bóng (Bình có 3 quả bóng) => Bình có : 3 quả bóng +Bài toán hỏi gì? (Cả hai bạn có mấy quả bóng?) =>Cả hai bạn có :…quả bóng? - Dựa vào tóm tắt cho hoc sinh đặt lại đề toán. 4. Giúp học sinh tìm cách giải: -Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán, tôi hướng dẩn tìm cách giải: -Đối với học sinh lớp 1, đôi lúc học sinh nhìn vào tranh trong sách giáo khoa hoặc tự đếm ra ngay kết quả bài toán. Nên tôi nhấn mạnh cần tìm ra phép tính trước rồi mới tính đến kết quả bài toán. -Tôi dựa vào câu hỏi trong bài toán để hỏi học sinh: Ví dụ 1: “Để biết Nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì? (Tính cộng) Mấy cộng mấy? ( 5 + 4 = 9). -Tôi hướng dẫn 9 ở đây là 9 con gà nên ta viết từ con gà vào trong dấu ngoặc đơn: (con gà) thành 5 + 4 = 9 (con gà). -Cái khó nhất ở học sinh lớp 1 trong việc giải toán là tìm câu lời giải. Tôi làm: *Cách 1: Tôi đọc câu hỏi cho học sinh trả lời: Nhà An có tất cả mấy con gà? Học sinh trả lời ( Nhà An có tất cả 9 con gà) Tôi hướng dẫn học sinh lấy lấy cum từ (Nhà An có tất cả) làm câu lời giải, còn ( 9 con gà) thì để ghi ở phần phép tính. *Cách 2: Dựa vào câu hỏi của bài toán, bỏ tiếng (Hỏi) và cụm từ ( mấy con gà ?) ở cuối dòng và thêm tiếng (là) vào sau câu lời giải. Để có câu lời giải ( Nhà An có tất cả là:). *Cách 3: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt được câu lời giải: (Có tất cả là:). *Cách 4: Sau khi học sinh đặt tốt câu lời giải ở cách 1,2 và 3. Tôi hướng dẫn tiếp cách 4 như sau: Bỏ tiếng (Hỏi). Thay tiếng (mấy) bằng tiếng (số). Lấy cụm từ (Số con gà) lên đầu câu thay cho tiếng (Hỏi) được câu lời giải: (Số con gà nhà An có tất cả là:). *Cách 5: Bỏ tiếng (Hỏi). Thay tiếng (mấy) bằng tiếng (số) được:(Nhà An có tất cả số con gà là:). 5.Giúp học sinh trình bày bài giải: Trình bày bài giải đối với học sinh lớp 1 khá là khó khăn nên tôi hướng dẫn tỉ mỉ như sau: - Cho học sinh ghi nhớ bài giải có 3 dòng: + Câu lời giải. + Phép tính. + Đáp số. - Dòng ghi phép tính lùi vào 1 ô so với dòng ghi câu lời giải. Dòng ghi đáp số lùi vào 1 ô so với dòng ghi phép tính. Ví dụ: Số con gà nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà - Tôi lưu ý học sinh từ (con gà) được đặt trong dấu ngoặc đơn. - Cho học sinh đọc lại nhiều lần bài giải để nhớ cách trình bày một bài giải dạng toán có lời văn. V. Hiệu quả áp dụng: Tôi tục áp dụng kinh nghiệm vào năm học 2011 - 2012 và dạy thử nghiệm học sinh lớp 1F . Chất lượng học sinh tăng hơn rất nhiều so với năm học trước: Năm học HS viết HS viết HS viết HS viết Sĩ số đúng câu lời đúng phép đúng cả 3 đúng đáp số giải tính bước trên 20102011 32 26 81.2% 28 87.5% 30 93.75% 26 81.2% 20112012 34 32 94.12% 31 91.7% 32 94.1% 91.7% 31 -Hầu hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài toán. Biết trình bày bài giải, các em tư duy được nhiều câu lời giải khác nhau. Các em nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán . Đặc biệt nắm được các bước khi giải toán. C. KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA. -Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh hoàn hoàn thiện bài giải phải đủ 3 bước: câu lời giải + phép tính + đáp số. -Dạng bài “Giải toán có lời văn” này còn rèn cho học sinh khả năng suy luận logic, óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo… làm hành trang cho học sinh vững bước trên con đường học tập sau này. II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. Khi học tốt và nắm chắc những yêu cầu cần đạt của giải toán có lời văn lớp 1. học sinh có đủ kiến thức để học tốt các dạng toán có lời văn ở các lớp học trên. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.Tôi thấy học sinh thường mắc lỗi ở câu lời giải và sai phép tính nhiều hơn là câu đáp số, nên theo tôi mỗi bản thân của giáo viên cần ý thức rõ tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn. Cần sử dụng đồ dùng trực quan để thu hút sự chú ý của học sinh vào tiết học. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung bài dung bài toán . Nắm chắc các bước khi giải toán. Ôn tập thường xuyên để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc dạy: “Giải toán có lời văn lớp 1”. Rất mong các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến, giúp đỡ để kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn nữa . Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Một số vấn đề về môn toán bậc tiểu học. (Nhà xuất bản giáo dục) - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học. (Nhà xuất bản giáo dục) - Sách Toán 1 (Nhà xuất bản giáo dục ) - Sách giáo viên Toán (Nhà xuất bản giáo dục) - Số: 1138/SGDĐT-GDTH (v/vHướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học.)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan