Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths. phá...

Tài liệu Quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths. pháp luật

.PDF
85
181
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HÀ MY QUYỀN TÌNH DỤC: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ CÔNG GIAO HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Hà My MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN TÌNH DỤC ..................................................................................... 5 1.1. Khái niệm quyền tình dục .......................................................................5 1.2. Đặc điểm của quyền tình dục ...............................................................8 1.3. Nền tảng xã hội, pháp lý của quyền tình dục ..................................10 1.4. Nội dung và giới hạn của quyền tình dục ........................................14 1.4.1. Nội dung của quyền tình dục ...................................................................14 1.4.2. Giới hạn của quyền tình dục ....................................................................21 Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN TÌNH DỤC TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................ 26 2.1. Quyền tình dục theo luật nhân quyền quốc tế ..................................26 2.2. Thực tiễn và pháp luật về quyền tình dục ở một số quốc gia ........32 2.2.1. Quyền tình dục của nhóm người LGBT trong pháp luật một số quốc gia .... 32 2.2.2. Quyền tình dục của người khuyết tật trong pháp luật một số quốc gia .... 39 2.2.3. Quyền tình dục của trẻ vị thành niên trong pháp luật một số quốc gia............ 43 Chương 3: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ QUYỀN TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM .............................. 47 3.1. Quyền tình dục trong pháp luật Việt Nam ........................................47 3.2. Những vấn đề nảy sinh về quyền tình dục trong thực tiễn ở Việt Nam ...................................................................................................54 3.2.1. Quyền tình dục vợ chồng và tình dục ngoài hôn nhân .........................54 3.2.2. Quyền tình dục của nhóm LGBT ............................................................57 3.2.3. Quyền tình dục. của người khuyết tật .....................................................60 3.2.4. Quyền tình dục của người già ..................................................................62 3.2.5. Quyền tình dục của trẻ vị thành niên ......................................................63 3.3. Quan điểm, giải pháp bảo vệ, thúc đẩy quyền tình dục ở Việt Nam.....65 3.3.1. Quan điểm bảo vệ, thúc đẩy quyền tình dục ở Việt Nam ....................65 3.3.2. Giải pháp bảo vệ, thúc đẩy quyền tình dục ở Việt Nam dưới góc độ xã hội .....................................................................................................67 3.3.3. Giải pháp bảo vệ, thúc đẩy quyền tình dục ở Việt Nam dưới góc độ pháp lý ...................................................................................................71 KẾT LUẬN ................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADA Americans with Disabilities Act of 1990 – Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990. BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự DDA Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành. IPPF The International Planned Parenthood Federation – Liên đoàn quốc tế của các bậc cha mẹ. LHQ The United Nations - Liên hợp quốc LGBT Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender (đồng tính, song tính, chuyển giới) SRI Sexual Rights Initiative – Sáng kiến về quyền tình dục. VTN: Trẻ vị thành niên. WHO: Tổ chức y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Số hiệu bảng Bảng 2.1. Quyền về tình dục của LGBT trong pháp luật quốc gia Trang 34 Bảng 2.2. Tỷ lệ quốc gia không ghi nhận trong pháp luật các quyền liên quanđến tình dục của người 42 khuyết tật (năm 1997) Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ quốc gia không bảo đảm quyền hưởng thụ tình dục và các quyền liên quan mật thiết 42 đến tình dục của người khuyết tật (năm 2006) Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm các quốc gia không có hành động gì để bảo đảm đời sống gia đình và sự toàn vẹn cá nhân của người khuyết tật 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tình dục là một nhu cầu cơ bản, chính đáng, lành mạnh của con người, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm đời sống thể chất, tình cảm của mỗi cá nhân, và cả trong việc duy trì sự tồn tại của các xã hội. Tuy nhiên, vấn đề tình dục ở các nước châu Á đôi khi bị hiểu theo nghĩa nhạy cảm, thậm chí là những gì dơ bẩn, xấu xa. Vì thế ít được thảo luận, phân tích một cách khoa học. Trong bối cảnh ấy, khái niệm quyền tình dục càng trở nên xa lạ ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Từ trước đến nay khái niệm này hầu như chưa được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận rộng rãi và chính thức. Hiểu biết về tình dục nói chung, quyền tình dục nói riêng ở nước ta, do đó, còn rất hạn chế. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy việc thiếu hiểu biết về tình dục và quyền tình dục gây ra nhiều vấn đề pháp lý, xã hội, cụ thể như liên quan đến các chiến lược, chính sách và quy định pháp luật về sức khỏe sinh sản, và về quyền, nghĩa vụ của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ mại dâm, người khuyết tật…Thực trạng này đặt ra nhu cầu cấp thiết nghiên cứu những vấn đề xã hội, pháp lý về quyền tình dục, qua đó hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về vấn đề này ở nước ta. Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Quyền tình dục: pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quyền tình dục và những vấn đề liên quan đến quyền tình dục. Tuy nhiên, vấn đề quyề n tình du ̣c cũng hiếm khi được thể hiện như là một đề tài độc lập mà nó thường được đề 1 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around cập đến trong các bài viết, nghiên cứu về quyề n của những nhóm người yế u thế như cô ̣ng đồ ng LGBT, người khuyế t tâ ̣t, phụ nữ mại dâm…Cũng có công trình nghiên cứu quyền tình dục dưới góc độ xã hội. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này: - Ths. Nguyễn Lê Hoài Anh (2012), “Những rào cản đối với việc thực hiện quyền sức khỏe sinh sản, tình dục của người khuyết tật và giải pháp của công tác xã hội”, tham luận trong Hội thảo quốc tế về Công tác và chính sách xã hội, Hà Nội. Công trình nghiên cứu chủ yếu về đối tượng là người khuyết tật chứ không đề cập đến những đối tượng khác. - Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương và Nguyễn Ngọc Hường (2012) “Tình dục : chuyện dễ đùa khó nói.”, Nxb Lao động, tái bản lần 2, Hà Nội. Công trình chủ yếu nghiên cứu về quyền tình dục dưới góc độ xã hội. - TS. Lê Đình Nghị (2009), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam.”, luận án tiến sỹ luật học, Trường đai học Luật Hà Nội, Hà Nội. Công trình nghiên cứu về quyền tình dục dưới góc độ là một trong những quyền bí mật đời tư của cá nhân. - Tòa án nhân dân tối cao (1997), “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của Bộ luật dân sự”, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, số đăng ký: 96-98-063/ĐT, Hà Nội. Nghiên cứu quyền tình dục với tư cách là một quyền nhân thân được bảo vệ. - Tiế n si ̃ Vũ Công Gi ao (2013), “Vấ n đề quyề n tình dục trên thế giới và một số yêu cầu đặt ra với Viê ̣t Nam”; Tạp chí Luật học ngày 06 tháng 10 năm 2013. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn là đưa ra được một cái nhìn toàn diện, có tính hệ thống và khoa học về các vấn đề pháp lý, thực tiễn liên quan đến quyền tình 2 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around dục trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm bảo vệ, thúc quyền này ở nước ta trong thời gian tới. Quyền tình dục có nội dung rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Trong phạm vi luận văn, đề tài này chủ yếuđề cập và phân tích các khía cạnh pháp lý cơ bản, mà không đi sâu nghiên cứu các khía cạnh tâm lý học, y tế hay xã hội học… của vấn đề. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Luận văn là công trình chuyên khảo toàn diện và có hệ thống về những vấn đề pháp lý, thực tiễn về quyền tình dục trên thế giới và ở Việt Nam. Luận văn kế thừa, phát triển những nghiên cứu hiện có về vấn đề này, đồng thời bổ sung một số thông tin và phân tích mới góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng và xu hướng bảo đảm quyền tình dục trên thế giới. Qua phân tích làm rõ khuôn khổ pháp luật và thực tiễn về quyền tình dục ở nước ta, luận văn chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và đề xuất những quan điểm, giải pháp cụ thể về bảo đảm quyền tình dục ở nước ta trong thời gian tới – điều mà còn chưa được đề cập rõ ràng trong các công trình hiện có. Với kết quả nêu trên, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong xây dựng, sửa đổi và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến quyền tình dục. Thêm vào đó, luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn luật nhân quyền và các môn học khác có liên quan ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác. Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 3 6. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm các Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của quyền tình dục. Chương 2: Pháp luật và thực tiễn quyền tình dục trên thế giới. Chương 3: Pháp luật, thực tiễn và những vấn đề đặt ra về quyền tình dục ở Việt Nam. Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN TÌNH DỤC 1.1. Khái niệm quyền tình dục Khái niệm quyền tình dục bắt đầu được đề cập từ Hội thảo quốc tế về quyền con người tại Viên (Áo) năm 1993. Trong Tuyên bố Viên và Chương trình hành động của Hội thảo, thuật ngữ quyền tình dục chưa được nêu lên trực tiếp nhưng vấn đề đã được đề cập tới trong nội dung yêu cầu chấm dứt bạo lực về giới, bạo lực tình dục và những nỗ lực thúc đẩy các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển quyền của phụ nữ. Đến Hội thảo quốc tế về dân số và sự phát triển của Liên Hợp quốc, tổ chức vào năm 1994 tại Cairo (Ai Cập), thuật ngữ quyền tình dục mới chính thức được nêu lên cùng với quyền về sức khỏe sinh sản, tuy nhiên mới chỉ được đưa ra trong mục tiêu hướng tới việc ghi nhận nói chung sự đảm bảo về quyền sinh sản (reproductive rights) và sức khỏe tình dục (sexual health) toàn cầu trong các văn kiện và tuyên bố chính thức của Hội thảo. Nói cách khác, khái niệm quyền tình dục, ở giai đoạn này chỉ mới được nhìn nhận từ góc độ quyền sinh sản nói chung. Nhưng so với trước, khi mà tại các chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tình dục chỉ được coi là một cái gì đó được giới hạn và quy định liên quan đến sức khỏe cộng đồng, những mệnh lệnh hay vấn đề đạo đức, thì giờ đây lần đầu tiên nó được ghi nhận rõ ràng như một mặt cơ bản và tích cực của sự phát triển con người. Đến giữa những năm 1990, thuật ngữ “quyền tình dục” mới bắt đầu được xuất hiện chính thức thông qua các tài liệu được sử dụng từ các phong trào trên thế giới về bảo vệ quyền của nhóm LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender) và bảo vệ quyền của phụ nữ. Thuật ngữ “quyền tình dục” cũng bắt đầu được sử dụng rộng rãi khi được nêu lên trong những bài viết của các học giả về vấn đề quyền sinh sản và quyền tình dục. 5 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Tuy đã được chính thức nêu lên và ghi nhận nhưng một định nghĩa mang tính chính thức về thuật ngữ này hiện nay vẫn chưa thống nhất. Các học giả đã thống kê được rằng cho tới nay đã có tới 2002 định nghĩa về “quyền tình dục” được WHO nêu lên trong nhiều văn bản hoặc phát ngôn của tổ chức. Năm 2004, “quyền tình dục” được Báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chính thức ghi nhận thuộc về quyền con người cần được bảo vệ khi đề cập đến yêu cầu đảm bảo các điều kiện cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo đó, quyền tình dục được hiểu là quyền của tất cả mọi người được thể hiện xu hướng tình dục riêng, trong mối quan hệ tôn trọng quyền của những người khác, không bị đe dọa, mất tự do hoặc chịu sự can thiệp của xã hội. Kể từ đó tới nay, thuật ngữ này vẫn tiếp tục được định nghĩa theo nhiều nội dung khác nhau từ các tổ chức và các tuyên bố chung khác nhau và chưa đi đến một định nghĩa thống nhất mang tính toàn cầu. Chẳng hạn như: Theo SRI (Sexual Rights Initiative – tạm dịch là “Sáng kiến về quyền tình dục” – là một liên minh các tổ chức trên thế giới với mục đích là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người liên quan đến vấn đề giới và tình dục tại Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc từ năm 2006) thì quyền con người là tự do và sự cho phép của mỗi người được sống trong nhân phẩm của mình. Điều này cần có một môi trường mà trong đó tất cả mọi người có thể hoàn toàn kiểm soát và quyết định mọi vấn đề liên quan đến tình dục của mình; không bị bạo lực, lạm dụng hay đe dọa trong đời sống tình dục của mình; không bị phân biệt đối xử dựa trên sự thực hành tình dục của mình. Những điều kiện như vậy được coi là quyền con người liên quan đến tình dục, hay đơn giản còn gọi là quyền tình dục, và chính phủ của mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy những quyền con người cơ bản như thế. Quyền con người liên quan đến tình dục nhấn mạnh rất nhiều vấn đề và thường liên quan đến nhiều quyền khác 6 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around nhau. Cũng theo SRI, quyền tình dục có thể bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề như: Giáo dục tình dục; quyền sinh sản; tỉ lệ bệnh tật và tỉ lệ tử vong liên quan đến mẹ; mại dâm; xác định và sự biểu hiện giới; HIV/AIDS; bạo lực đối với phụ nữ; tội phạm hóa hay các hạn chế khác đối với nạo phá thai an toàn; xu hướng tình dục; quyền tình dục của thanh thiếu niên. Theo IPPF (the International Planned Parenthood Federation – tạm dịch là Liên đoàn quốc tế các bậc cha mẹ có kế hoạch) thì: “Quyền tình dục là một tập hợp các quyền đang được củng cố liên quan đến tình dục mà góp phần vào tự do, bình đẳng và nhân phẩm của tất cả mọi người”[28]. Bên cạnh đó, còn có một định nghĩa không chính thức trong dự thảo biên bản họp tháng 10/2002 của WHO (World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới): Quyền tình dục là những quyền con người được thừa nhận trong pháp luật của các quốc gia, các văn kiện nhân quyền quốc tế và các tuyên bố đồng thuận khác. Nó bao gồm quyền của tất cả mọi người, một cách tự do không bị cưỡng bức, phân biệt đối xử và bạo lực, được: (1) hưởng các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe tình dục, bao gồm việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục; (2) tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin liên quan đến tình dục; (3) hưởng giáo dục tình dục; (4) tôn trọng sự toàn vẹn về thân thể; (5) lựa chọn bạn tình; (6) quyết định có tham gia hoạt động tình dục hay không; (7) có các quan hệ đồng thuận về tình dục; (8) kết hôn dựa trên sự đồng thuận; (9) quyết định có con hay không và vào khi nào; (10) tìm cầu một đời sống tình dục thích thú, an toàn và thỏa mãn. Mọi người khi hưởng thụ các quyền này đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của người khác [37]. Ở Việt Nam, vấn đề quyền tình dục cũng đã bắt đầu được biết đến và được quan tâm, thảo luận rộng rãi khoảng một thập kỉ trở lại đây. Từ một số 7 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around khái niệm được đưa ra trên đây, cũng có một định nghĩa về quyền tình dục được đưa bởi một số nhà nghiên cứu nhân quyền Việt Nam: Quyền tình dục là khả năng của mọi cá nhân, theo một cách thức tự do và có trách nhiệm, được biểu lộ xu hướng, thực hành và hưởng thụ đời sống tình dục một mình hoặc với người khác mà không phải chịu bất kì sự cản trở, trừng phạt, lạm dụng, bóc lột hay phân biệt đối xử nào, miễn là không làm ảnh hưởng đến quyền, tự do và lợi ích chính đáng của người khác và của cộng đồng [4]. Dù là chưa có một định nghĩa chính thức thống nhất toàn cầu, tuy nhiên, những khái niệm về quyền tình dục được đưa ra trên đây đều có những đặc điểm chung nhất định như đều đề cập đến sự tự do tình dục không bị phân biệt đối xử, bạo lực; không làm ảnh hưởng đến quyền, tự do và lợi ích của người khác và đều có chung mục đích là hướng đến việc bảo vệ tốt nhất con người. 1.2. Đặc điểm của quyền tình dục Như đã trình bày ở trên, dù chưa có được một định nghĩa chính thức và được thừa nhận rộng rãi nhưng có thể khẳng định rằng quyền tình dục cũng là quyền con người, vì thế, quyền tình dục cũng sẽ mang những tính chất cơ bản của quyền con người. Đó là: tính phổ biến, tính không thể bị tước bỏ và tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau. - Tính phổ biến: Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền tình dục – với tư cách là một quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do cơ bản. - Tính không thể bị tước bỏ: Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền tình dục không 8 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền này. - Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ngoài những tính chất chung của quyền con người thì quyền tình dục cũng có những đặc trưng nhất định, khác biệt so với những quyền con người khác. Thứ nhất, dù cũng là quyền con người và về nguyên tắc là áp dụng cho tất cả mọi người (tính phổ quát của quyền con người), nhưng trên thực tế, quyền tình dục thường được gắn với một số nhóm xã hội nhất định, bao gồm những nhóm có xu hướng, lựa chọn tình dục khác biệt với số đông (những người có quan hệ tình dục đồng tính (gay, lesbian), song tính (bisexual) và người chuyển giới (transgender), mà được gọi chung là nhóm LGBT) và những nhóm bị thiệt thòi, lạm dụng hoặc bị phân biệt đối xử trong việc biểu lộ và hưởng thụ tình dục, cụ thể như những người khuyết tật, phụ nữ, người sống chung với HIV, người chưa thành niên và trong một chừng mực nhất định là cả người lao động tình dục (hành nghề mại dâm). Thứ hai, quyền tình dục dù có những điểm tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với các quyền sinh sản (reproductive rights) quyền về hôn nhân/gia đình (marriage/family rights). So sánh với quyền sinh sản: Về khái niệm, quyền sinh sản bao gồm những quyền nhất định của con người đã được thừa nhận trong luật pháp đa số quốc gia, trong các tài liệu quốc tế về quyền con người và các thoả ước khác. Những quyền này dựa vào sự thừa nhận quyền cơ bản của mọi cặp vợ chồng và các cá nhân trong việc quyết 9 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around định một cách tự do và có trách nhiệm đối với số con, khoảng cách giữa các lần sinh, và thời gian có con; họ có quyền được cung cấp thông tin và phương tiện để làm những điều đó, cũng như có quyền đạt đến tiêu chuẩn cao nhất về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản. Khái niệm này cũng bao gồm cả quyền ra các quyết định liên quan đến sinh sản một cách tự do, không bị phân biệt đối xử, không bị ngược đãi và bạo lực, như đã đề cập trong các tuyên bố về nhân quyền. Như vậy, quyền sinh sản chủ yếu đề cập đến tự do của các cá nhân trong việc ra những quyết định liên quan đến con cái và việc được tiếp cận với các dịch vụ về sức khỏe sinh sản. Còn quyền tình dục như đã trình bày ở trên chủ yếu tập trung vào tự do tình dục. Do đó, về nội hàm, quyền tình dục rộng hơn và bao hàm quyền sinh sản. So sánh với quyền về hôn nhân/gia đình thì: Đúng như tên của nó, quyền về hôn nhân/gia đình chủ yếu đề cập đến chế độ hôn nhân và gia đình, mối quan hệ và cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình (giữa con cái với bố mẹ, ông bà và ngược lại). Như vậy, có thể thấy quyền tình dục hẹp hơn quyền về hôn nhân/gia đình về khía cạnh con cái và tài sản. Về phương diện lịch sử, quyền hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản được pháp điển hoá trong luật quốc tế và luật quốc gia sớm hơn so với quyền tình dục. Từ nhiều góc độ, đặc biệt là góc độ pháp lý, có thể coi quyền tình dục là một sự phát triển, mở rộng về phương diện tự do tình dục của các quyền về hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản. 1.3. Nền tảng xã hội, pháp lý của quyền tình dục Vấn đề quyền tình dục mới xuất hiện từ thập kỷ 90. Quyền tình dục là khái niệm được đưa ra sau khi nổi lên một số vấn đề như: tình dục đồng giới, xu hướng tình dục, bản dạng giới, sức khỏe sinh sản, đại dịch HIV trong mối quan hệ với tình dục đồng giới…Tuy vậy, những thành tố nền tảng về xã hội, pháp lý cấu thành nên quyền này đã tồn tại từ rất lâu. Hơn nữa, quyền tình dục với tư cách là một quyền con người là một phạm trù đa diện, cần được 10 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around nhìn tổng thể từ nhiều góc độ và phương diện. Vậy nên, khi xem xét nền tảng xã hội, pháp lý của quyền tình dục, cần tiếp cận từ góc độ xã hội bao gồm ý thức hệ tôn giáo – đạo đức, văn hóa, chính trị, phong tục tập quán để thấy được các quan niệm xã hội về vấn đề tình dục nói chung và vấn đề quyền tình dục nói riêng, tiếp đó là các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền tình dục – cái phản ánh những quan niệm trong xã hội nói trên, những án lệ liên quan đến vấn đề tình dục, từ đó có một cách nhìn khái quát nhất về gốc rễ và sự phát triển của quyền tình dục theo dòng lịch sử. Dưới góc độ lịch sử - xã hội, quyền tình dục bắt nguồn từ các quan hệ xã hội, là kết quả và phụ thuộc vào sự vận động của các quan hệ xã hội trong lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người nói chung cũng như mỗi quốc gia nói riêng luôn tồn tại những quan niệm khác nhau về quyền tình dục và có những quy phạm và cơ chế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ quyền tình dục. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền tình dục ngày càng mở rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế, từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển này, quyền tình dục luôn mang dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người. Làm rõ luận điểm này, chúng ta nhắc đến nhà nước chủ nô – nơi những người nô lệ, không phân biệt nam, nữ đều được coi như “hàng hóa”, “công cụ biết nói” của chủ nô, rõ ràng vấn đề quyền tình dục của họ sẽ không bao giờ được đặt ra, được coi trọng. Đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người ta nói đến thuyết nữ quyền và các làn sóng nữ quyền như là một phong trào xã hội mà mục đích căn bản là đạt được sự bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông mà trong đó, những vấn đề về tự do tình dục, hôn nhân gia đình luôn được đề cập đến. Hiện nay, đa số các quốc gia không cấm kết hôn đồng giới, tuy trong đó có một số không thừa nhận hôn nhân giữa họ (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc,…); một số quốc gia đã công nhận hôn 11 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around nhân đồng giới (Hà Lan, Bỉ, Argentina, Tây Ba Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch, Urugoay, New Zealand, Pháp, Anh, Brazil). Một số quốc gia không thừa nhận đồng tính (những người có quan hệ tình dục đồng tính (gay, lesbian), song tính (biasexual) và người chuyển giới (transgender), mà được gọi chung là nhóm LGBT) và những nhóm bị thiệt thòi, lạm dụng hoặc bị phân biệt đối xử trong việc biểu lộ và hưởng thụ tình dục, cụ thể như những người khuyết tật, phụ nữ, người sống chung với HIV, người chưa thành niên và trong một chừng mực nhất định là cả người lao động tình dục (hành nghề mại dâm). Dưới góc độ đạo đức – tôn giáo, những ý niệm đầu tiên về quyền tình dục mà xuất phát điểm từ quyền con người được nảy sinh từ quan niệm về các chuẩn mực xã hội. Những chuẩn mực xã hội là những quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội mà tất cả mọi người đều phải tuân theo để có thể cùng tồn tại hòa thuận với nhau. Những giá trị và khái niệm về chuẩn mực, phép tắc xã hội thường được dựa trên ý thức hệ tôn giáo và đạo đức. Trong suốt quá trình phát triển của quyền tình dục, kể cả khi đã được pháp điển hóa trong pháp luật quốc gia và quốc tế, nó vẫn bị các phạm trù đạo đức và tôn giáo chi phối. Sự chi phối đó không bộc lộ mà lặng lẽ, ấn tàng nhưng sâu sắc. Có thể lấy ví dụ như trong pháp luật Việt Nam, quan điểm lập pháp chịu ảnh hưởng của những rào cản đạo đức, văn hóa truyền thống nên vấn đề về quyền tình dục hay tự do tình dục không được đề cập, quy định một cách trực tiếp mà sẽ được gián tiếp ghi nhận, bảo vệ trên nhiều phương diện pháp lý khác nhau, như pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình… Về mặt pháp lý, Châu Âu thời kì khai sáng đã kế thừa luật hình sự được tạo ra trong các đoạn Biblical và trong năm dài truyền thống của Cơ đốc giáo rằng cần thiết phải tử hình cho những ai có hành vi quan hệ tình dục không nhằm mục đích sinh sản. Cuộc cách mạng ở Pháp đã phá tan truyền thống này của Châu Âu bằng 12 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around việc hủy bỏ những tội về phạm trù đạo đức bao gồm cả tội quan hệ đồng giới, theo bộ luật hình sự 1791 của nước Pháp. Tiếp tục được sửa đổi bởi vua Napoleon, và được truyền bá rộng rãi bởi sự mở rộng lãnh thổ xâm chiếm, Bộ luật được ban hành khắp Châu Âu lục địa. Sau triều đại Napoleon, hầu hết các nước đều bãi bõ Bộ luật này của Napoleonic, tuy nhiên một số nước đặc biệt là Pháp, Belgium, Tây Ba Nha và Hà Lan vẫn hình sự hóa tội quan hệ đồng tính. Ở Ý, năm 1889 (Vương quốc của hai Sicilies và sau đó là Vương quốc Naples) hợp pháp hóa hành vi quan hệ đồng tính tự nguyện giữa những người trưởng thành, và Bồ Đào Nha cũng như vậy năm 1852 (tuy nhiên, tội này lại được quy định năm 1912). Sau đó, một số quốc gia mới được hình thành ở Châu Âu giữa thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, như Ý và Ba Lan, chưa từng có quy định cấm quan hệ đồng giới, hay thông qua bất kì bộ luật nào của Napoleonic ngay sau khi dành được độc lập. Ở một số khu vực khác, một số ít quốc gia khác hợp pháp hóa quan hệ đồng tính: ví dụ như, ở Nhật, năm 1883, Chính phủ ra quyết định hợp pháp hóa quan hệ đồng tính tự nguyện giữa những người đàn ông năm 1873. Sự thay đổi trong việc hợp pháp hóa trong thời kì hiện đại bắt đầu từ giữa thế kỉ 19. Những tranh luận bắt đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý học. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên của những năm thế kỉ 20 bãi bỏ luật về những người đồng tính năm 1993, tiếp sau đó là Thụy Sĩ năm 1941 và Thụy Điển năm 1944. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Báo cáo của Wolfenden Anh năm 1957 và Bộ luật Hình sự hiện đại của Mỹ, được soạn thảo lần đầu năm 1959, cho rằng tội quan hệ đồng tính nên được bãi bỏ. Bang Illinois của Mỹ là quốc gia đầu tiên chấp nhận khuyến nghị này vào năm 1961. Năm 1983, một nửa bang của Mỹ theo chân bang Illinois. Các nước Châu Âu đều theo bước tương tự nhưng có một chút khác biệt về quỹ đạo, lộ trình. Czechoslovakia và Hungary là những quốc gia trong nhóm này bãi bỏ 13 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around luật về những người đồng tính của họ, cũng trong năm 1961. Trước năm 1983, hầu hết Châu Âu ở cả hai bên của “tấm rèm sắt” hợp pháp hóa quan hệ đồng tính, chỉ duy nhất 5 nước, các quốc gia phụ thuộc của Anh, và một số phần của Yugoslavia vẫn duy trì luật chống lại quan hệ đồng tính. Một số quốc gia Mỹ latinh và Đông Á hoặc là chưa từng có quy định cấm quan hệ đồng tính một cách rõ ràng như Nhật, Mexico và Brazil, hoặc là ban hành một bộ luật tương tự Bộ luật Napoleonic trong suốt thế kỉ 19. Có một số ngoại lệ đáng chú ý, bên cạnh các quốc gia được nói đến ở đoạn trên, bao gồm Trung Quốc, không bãi bỏ luật chống lại quan hệ đồng tính cho đến năm 1993, và các nước thuộc đại trước của Anh ở Đông Nam Á, vẫn duy trì luật chống lại quan hệ đồng tính cho đến ngày nay. Hầu hết các nước thuộc địa của Anh trước đây ở Châu Phi, vùng Caribbean và Nam á đều vẫn duy trì luật chống lại người đồng tính của họ, cả vùng Trung Đông và Bắc Mỹ, Israel. Liên quan đến các nước thuộc địa của Anh trước đây ở vùng Caribbean, rất nhiều cụm từ “luật tiền tiết kiệm” trong hiến pháp, duy trì luật thuộc địa cũ và luật Victorian, bao gồm những quy định năm 1861 của Bộ luật Tội phạm của Anh đối với cá nhân và Luật Hình sự sửa đổi 1885, quy định tội quan hệ đồng giới và tội khiếm nhã. Vương quốc Anh bãi bỏ Luật Victorian chống lại quan hệ đồng tính thông qua việc lấy ý kiến một cách bừa bãi: bắt đầu với luật và cuộc tranh cãi về đạo đức đã dẫn đến Báo cáo Wolfenden, sau đó là sự sửa đổi luật những năm 1960 và sự can thiệp nhân quyền do sự ra đời của hệ thống nhân quyền Châu Âu. 1.4. Nội dung và giới hạn của quyền tình dục 1.4.1. Nội dung của quyền tình dục Hội nghị thế giới lần thứ 14 về tình dục của WHO được tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc năm 1999 đã cụ thể hóa khái niệm quyền tình dục thông qua Tuyên ngôn toàn cầu về quyền tình dục. Theo đó, quyền tình dục 14 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan