Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việ...

Tài liệu Quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam

.PDF
58
265
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------- BÙI HUY BÌNH QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT BÙI HUY BÌNH QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Dwight Perkins Th.S Đinh Vũ Trang Ngân TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.HCM, ngày 12 tháng 7 năm 2010 Tác giả Bùi Huy Bình ii Tóm tắt Qua nghiên cứu thực tế mối liện hệ giữa chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và chuyển giao công nghệ trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam, tác giả nhận thấy chính sách chưa có vai trò thật sự quan trọng đối với chuyển giao công nghệ. Phân tích cho thấy, mặc dù với một chính sách đảm bảo quyền SHTT yếu, nhưng công nghệ vẫn chuyển giao theo cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Chính sách bảo vệ quyền SHTT có ảnh hưởng thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ tại kênh gián tiếp nhưng không có ảnh hưởng quan trọng đến việc chuyển giao công nghệ tại kênh trực tiếp, có ảnh hưởng tiêu cực đến việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Cũng thông qua nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng quan trọng hơn chính sách bảo vệ quyền SHTT đối với việc chuyển giao công nghệ ngành CNTT Việt Nam theo kênh trực tiếp là lao động, hạ tầng đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đào tạo nhân lực với việc gia công phần mềm; và nâng cao doanh số sản phẩm đối với các đối tác sản xuất thiết bị gốc (OEM). Từ phân tích trên, tác giả đề xuất giữ nguyên chính sách bảo vệ quyền SHTT trong ngắn hạn, đồng thời tăng cường thu hút đầu FDI công nghệ cao bằng chính sách ưu đãi cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực; thúc đẩy hợp đồng gia công phần mềm với việc đào tạo nhân lực đúng yêu cầu; gia tăng doanh số lắp ráp sản phẩm phần cứng thông qua hỗ trợ thiết bị CNTT cho các mục tiêu phát triển của quốc gia. Từ đó, chính sự phát triển công nghệ trong ngành CNTT sẽ tạo ra một cơ chế tự đẩy mạnh hiệu quả thực thi của chính sách bảo vệ quyền SHTT dẫn tới một hệ thống bảo vệ quyền SHTT với mục đích bảo vệ thành quả sáng tạo của doanh nghiệp, ủng hộ cho việc chuyển giao công nghệ trong dài hạn. Từ khóa: quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, công nghệ thông tin. iii MỤC LỤC Chương 1 - TỔNG QUAN ............................................................................... 1 1.1. Bối cảnh chính sách ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5. Bố cục đề tài.......................................................................................................... 6 Chương 2 - KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................. 7 2.1. Các nghiên cứu trước .......................................................................................... 7 2.2. Ba giai đoạn chuyển giao trong quỹ đạo công nghệ.......................................... 8 2.3. Các hình thức chuyển giao công nghệ ................................................................ 9 2.4. Vai trò của chính sách SHTT đối với chuyển giao công nghệ ....................... 10 Chương 3 - VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG QUÁ TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM ................................................... 12 3.1. Chính sách bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam ................................................ 12 3.1.1. Chính sách bảo hộ sáng chế tại Việt Nam ................................................14 3.1.2. Thực trạng số liệu sáng chế ........................................................................16 3.1.3. Thực trạng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT ......................17 3.1.4. Thực trạng việc thực thi quyền SHTT tại Việt Nam ...............................19 3.2. Định vị khả năng công nghệ của ngành CNTT Việt Nam .............................. 21 3.2.1. Tổng quan về ngành CNTT Việt Nam ......................................................21 3.2.2. Thực trạng chuyển giao công nghệ theo kênh trực tiếp ..........................23 3.2.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ theo kênh gián tiếp ..........................26 3.2.4. Phát triển công nghệ ...................................................................................27 iv 3.3. Vai trò của chính sách bảo vệ quyền SHTT đối với quá trình chuyển giao công nghệ ngành CNTT Việt Nam ............................................................................... 30 3.3.1. Kênh chuyển giao công nghệ trực tiếp ......................................................30 3.3.2. Kênh chuyển giao công nghệ gián tiếp ......................................................32 Chương 4 - ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................................... 34 4.1. Chính sách bảo vệ quyền SHTT với hai điểm mạnh cùng hướng tới mục tiêu tăng cường chuyển giao công nghệ trong ngắn hạn ................................................... 34 4.2. Sự hối thúc của nền kinh tế dẫn đường cho hiệu qủa thực thi quyền SHTT tằng dần .......................................................................................................................... 35 4.3. Hiệu quả thực thi quyền SHTT cao tạo ra một chính sách bảo vệ quyền SHTT tốt ......................................................................................................................... 37 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 40 Phụ lục 1. Danh mục các thuật ngữ chuyên môn ............................................................ 43 Phụ lục 2. Đo lường quyền SHTT .................................................................................... 45 Phụ lục 3. Mô tả các kênh chuyển giao công nghệ .......................................................... 46 Phụ lục 4. Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã nộp từ năm 1990 - 2007 ....................... 47 Phụ lục 5. Số bằng bảo hộ sáng chế đã cấp từ năm 1990 - 2007 .................................... 48 Phụ lục 6. Số đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích đã nộp từ năm 1990 – 2007 .................... 49 Phụ lục 7. Số bằng bảo hộ giải pháp hữu ích đã cấp từ năm 1990 - 2007..................... 50 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BSA Liên minh phần mềm doanh nghiệp CNTT Công nghệ thông tin FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài HCA Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh IDC Công ty dữ liệu quốc tế (International Data Corporation) KCN Khu công nghiệp OEM Sản xuất thiết bị gốc PCT Hiệp ước sáng chế R&D Nghiên cứu và phát triển SHTT Sở hữu trí tuệ TRIP Hiệp đinh về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ UPOV Hiệp định quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới USPTO Cơ quan quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ WEF Diễn đàn kinh tế thế giới WIPO Tổ chức SHTT thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 - Các hình thức tiếp nhận công nghệ …............................................... 10 Hình 3.1- Sơ đồ các đối tượng và cơ quan bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam .. 13 Hình 3.2 - Số lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tương SHTT 18 đăng ký và đăng bạ giữa Việt Nam và Nước ngoài giai đoạn 1997 – 2002 ...... Hình 3.3 - Số lượng đối tượng SHTT đăng ký và đăng bạ giữa Việt Nam và 18 Nước ngoài giai đoạn 1997 – 2002 .................................................................... Hình 3.4 - Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm .................................................. 20 Hình 3.5 – Mức độ bảo đảm quyền SHTT các nước ......................................... 20 Hình 3.4 – Thị phần thị trường CNTT toàn cầu ................................................ 22 1 Chương 1 TỔNG QUAN 1. Giới thiệu 1.1. Bối cảnh chính sách Quyền SHTT ngày càng trở lên quan trọng trong phát triển kinh tế. Trong dài hạn, ảnh hưởng quan trọng của chính sách quyền SHTT là bảo vệ các thành quả sáng tạo, tạo ra tiến bộ công nghệ phục vụ phát triển kinh tế. Trong ngắn hạn, chính sách bảo vệ quyền SHTT có thể đóng vai trò cân bằng trong thúc đẩy sáng tạo hoặc sao chép các tài sản trí tuệ. Quyền SHTT được bảo vệ rất cao tại những nước phát triển nhưng thường không được coi trọng tại những nước đang phát triển. Tình trạng vi phạm quyền SHTT diễn ra tại những nước đang phát triển phổ biến hơn các nước phát triển. Tại Việt Nam, chính sách bảo vệ các đối tượng và phạm vi quyền SHTT ngày càng được hoàn thiện. Từ chính sách bảo hộ trong phạm vi quốc gia đã từng bước thay đổi phù hợp với các quy định quốc tế. Quyền SHTT ngày nay không chỉ được bảo vệ phạm vi trong nước mà có mối liên hệ toàn cầu. Các đối tượng SHTT được mở rộng từ sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả đến giống cây trồng mới. Hiện nay, chính sách bảo hộ được đánh giá là đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bằng chứng là chính sách SHTT của Việt Nam hiện nay đã được các quốc gia thành viên WTO chấp nhận trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, vấn đề thực thi quyền SHTT vẫn còn rất yếu. Theo báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu năm 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WDF), chỉ số bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam đứng thứ 93/133 quốc gia, chỉ cao hơn Philippines và 2 thấp hơn các quốc gia Đông Nam Á phát triển1 còn lại. Vi phạm bản quyền phần mềm theo đánh giá của BSA và IDC hiện vẫn ở mức 85%, cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á, cao hơn cả Trung Quốc, mặc dù các công ty nước ngoài luôn coi Trung Quốc là quốc gia vi phạm bản quyền cao. Thực thi quyền SHTT ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ. Bảo vệ quyền SHTT yếu tạo điều kiện cho việc học hỏi, sao chép công nghệ từ những nước phát triển. Việc sao chép là khá dễ dàng với những công nghệ có mức độ phức tạp thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp cận và hấp thụ được nhiều công nghệ đơn giản, tuy nhiên, công nghệ cao mới chỉ phát triển tại khu vực FDI. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu xem xét vai trò của quyền SHTT ảnh hưởng đến qua trình phát triển công nghệ tai Việt Nam. 1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này phân tích vai trò của chính sách bảo vệ quyền SHTT đến quá trình chuyển giao công nghệ từ nước phát triển vào Việt Nam trong lĩnh vực CNTT. Từ những phân tích cụ thể đó, nghiên cứu đề xuất chính sách bảo vệ quyền SHTT nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ. Trong những ngành công nghiệp phát triển tại Việt Nam, chúng tôi lựa chọn ngành công nghiệp CNTT làm đối tượng phân tích vì ba lý do. Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ của ngành CNTT là tiền đề tốt cho việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Trên thế giới, ngành CNTT được đầu tư cho R&D lớn; số lượng đơn và bằng sáng chế tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng cao tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ. Các sản phẩm và dịch vụ CNTT liên tục được đầu tư nghiên cứu, gắn liền với đó là các quyền SHTT như sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí mạch tích hợp, bản quyền tác giả được bảo 1 Nhóm các nước so sánh là các quốc gia phát triển tại Đông Nam Á bao gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. 3 hộ 2. Chi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cho ngành máy tính và thiết bị điện tử chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các ngành, năm 2007 chiếm 25% tổng R&D toàn cầu (Kim Loan, 2009). Trong số 20 công ty có chi R&D hàng đầu thế giới, có 6 công ty thuộc lĩnh vực CNTT, chiếm 28,6% tổng số chi R&D của 20 công ty toàn cầu (Kim Loan, 2009). Số đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế giai đoạn 2001-2006, chỉ tính riêng lĩnh vực công nghệ máy tính (computer technology) cao nhất trong các lĩnh vực chiếm hơn 20% trong nhóm kỹ thuật điện và gần 7% trong tổng số đơn và có xu hướng tăng dần. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của ngành CNTT tại Việt Nam nhanh cho thấy nhu cầu cần thiết phải tiếp nhận công nghệ để phát triển sản xuất trong nước cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2002 - 2007 khoảng 25%, trong đó, ngành công nghiệp phần cứng đạt 17,6%/năm, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ đạt 35%/năm (HCA, 2007). Doanh số toàn ngành năm 2007 đạt 3.758 triệu USD, trong đó, ngành công nghiệp phần cứng chiếm gần 80%. Sự tăng trưởng mạnh kéo theo việc ra đời hàng loạt nhà máy sản xuất trong và ngoài các khu công nghiệp. Thứ ba, mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT của cả ba khu vực: chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân đều rất khả quan. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại báo cáo ngành CNTT toàn cầu, trong những năm qua, chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT tại Việt Nam không ngừng cải thiện. Năm 2009, vị trí cao nhất là khu vực chính phủ (24/134 quốc gia), thứ 2 là khu vực tư nhân đạt 43/134 quốc gia và cuối cùng là khu vực doanh nghiệp đạt 52/134 quốc gia. Các chỉ số đó đã tạo nên chỉ số tổng hợp về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT năm 2009 đã đạt 37/134 quốc gia. Chỉ số này đưa Việt Nam vượt qua cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. 2 Theo quy định của WIPO, bố trí mạch tích hợp được bảo hộ như kiểu dáng hoặc sáng chế, bản quyền phần mềm bảo hộ như sáng chế. 4 Do đó, khi xem xét vai trò tác động của quyền SHTT đến chuyển giao công nghệ, với một ngành có sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ như ngành CNTT là một điều kiện tốt cho nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là chính sách bảo vệ quyền SHTT bao gồm chính sách bảo hộ sáng chế, chính sách chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT3 và chính sách thực thi quyền SHTT đối với các đối tượng SHTT. Các đối tượng SHTT luận văn này xem xét gồm sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và bản quyền phần mềm, trong đó tập trung chính vào sáng chế. “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”4. Chuyển giao công nghệ là việc các doanh nghiệp trong nước nắm được quy trình công nghệ để sản xuất ra một sản phẩm mới. Công nghệ đó có thể được chuyển giao trực tiếp từ các đối tác nước ngoài hoặc gián tiếp do các doanh nghiệp trong nước sao chép, sáng tạo ra. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu đó, nghiên cứu này hướng vào trả lời câu hỏi rằng, liệu chính sách bảo vệ quyền SHTT hiện tại ở Việt Nam có vai trò khuyến khích sự chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển vào Việt Nam trong lĩnh vực CNTT hay không? Nếu có thì sự khuyến khích đó đang được diễn ra như thế nào, và nếu không, tại sao? Từ đó, việc thực thi chính sách bảo vệ quyền SHTT trong ngành CNTT ở Việt Nam nên có những cải thiện gì nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và khuyến khích sáng tạo trong dài hạn? 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 Nguyên văn tiếng anh là từ “licence”, trong các văn bản luật trước đây thường dùng từ li-xăng, trong Luật SHTT hiện nay sử dụng từ “chuyển giao quyền sử dụng”. 4 Điều 5, Luật SHTT 5 Để trả các câu hỏi trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phân tích thống kê mô tả. Qua đó, tác giả kỳ vọng sẽ có được cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về các mặt của chính sách, nhằm mô tả bối cảnh kinh tế, xã hội và thể chế mà chính sách bảo vệ quyền SHTT đang được vận hành tại Việt Nam. Nghiên cứu này không sử dụng phương pháp định lượng để phân tích vai trò của chính sách SHTT trong chuyển giao công nghệ của ngành CNTT Việt Nam vì hai lý do sau: Một là, trong các nghiên cứu về chính sách bảo vệ quyền SHTT, vấn đề quan trọng nhất là đo lường. Quyền SHTT là không dễ dàng đo lường cũng không hiển nhiên ảnh hưởng lên giá cả (Maskus, 2000a). Một loạt các nghiên cứu sử dụng phương pháp kinh tế lượng với dữ liệu mức độ quốc gia thường sử dụng chỉ số GP để đo lường mức độ bảo vệ của chính sách quyền SHTT tại mỗi nước. Chỉ số GP do Ginarte và Park (1997) xây dựng từ chỉ số RR (Xem thêm phụ lục 2 về cách đo lường các chỉ số). Điểm mạnh của chỉ số GP so với chỉ số RR là đánh giá được mức độ bảo vệ của chính sách quyền SHTT bao quát hơn nhưng Maskus (2000a) cho rằng khó có thể định lượng hết tất cả các chính sách. Hai là, hiện trạng số liệu thống kê ngành CNTT Việt Nam còn chưa thống nhất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành CNTT chưa được thống kê riêng. Số liệu thống kê5 phần cứng nằm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; phần mềm và dịch vụ CNTT nằm trong ngành thông tin và truyền thông. Trước đó6, ngành phần mềm còn chưa được đề cập như một mục riêng. Số liệu thống kê toàn ngành có thể được thống kê theo báo cáo ngành dọc7 hoặc được tổng hợp theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài như Ngân hàng thế giới, Liên minh viễn thông quốc tế, Diễn đàn kinh tế thế giới… Do đó, các số liệu trong các báo cáo trong nước và nước ngoài, giữa các tổ chức trong nước còn nhiều điểm chưa đồng nhất. 5 Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng CP về việc ban hành Hệ thống Ngành kinh tế Quốc dân. 6 Theo Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Thủ tướng Chính Phủ. 7 Trước năm 2002 là Bộ Khoa học và Công nghệ, sau đó là Bộ Bưu chính Viễn Thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông và cấp Sở tương đương tại các tỉnh, thành phố. 6 1.5. Bố cục đề tài Bố cục đề tài gồm 4 chương: sau chương 1 về tổng quan các vấn đề nghiên cứu; chương 2 điểm lại các nghiên cứu trước và đưa ra khung phân tích; chương 3 xem xét thực trạng chính sách SHTT tại Việt Nam và phân tích vai trò của chính sách đối với quá trình chuyển giao công nghệ; chương 4 đề xuất chính sách SHTT đảm bảo cân bằng lợi ích giữa hai kênh tiếp nhận công nghệ và kết luận. 7 Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH 2. Khung phân tích 2.1. Các nghiên cứu trước Nhiều nghiên cứu về SHTT toàn cầu ủng hộ tăng cường sự bảo vệ quyền SHTT. Vai trò của quyền SHTT đối với tiến bộ công nghệ được các nhà nghiên cứu kinh tế theo trường phái lý thuyết tăng trưởng nội sinh đánh giá cao. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh xem tiến bộ công nghệ là một biến số quan trọng. Những số liệu thống kê lịch sử cho thấy những gợi ý về mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế, R&D và SHTT (Idris, 2005). Yang và Maskus (2008) đề xuất bảo vệ quyền SHTT mạnh để thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Các nghiên cứu theo dòng quan điểm này cho thấy quyền SHTT thúc đẩy thương mại toàn cầu, đồng thời cũng là chất xúc tác cho tăng trưởng FDI. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lập luận rằng cần giảm bớt mức độ bảo vệ quyền SHTT tại các nước đang phát triển để tiếp cận và sao chép công nghệ trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Maskus (2000b) cho rằng quyền SHTT yếu trong giai đoạn đầu sẽ giúp học hỏi công nghệ, nhưng trong dài hạn quyền SHTT cần bảo vệ chặt để thúc đẩy sáng tạo. Chen và Puttianum (2004) đề xuất mức độ bảo hộ quyền SHTT lúc đầu giảm dần rồi sau tăng dần. Quyền SHTT mạnh hay yếu tùy thuộc mức độ phát triển của quốc gia. Mansfield (1994) cho thấy quyền SHTT giảm chỉ tác động đến FDI trong việc liên doanh, các công ty từ Mỹ vẫn đầu tư dự án 100% vốn nước ngoài và vốn đầu tư thuộc lĩnh vực phân phối. Tại Hàn Quốc, Giáo sư Linsu Kim đã đóng góp rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển công nghệ và quyền SHTT. Từ những nghiên cứu trong nội bộ ngành công nghiệp đến mức độ quốc gia, cho thấy vấn đề chính sách bảo vệ 8 quyền SHTT yếu hay mạnh nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công nghệ và trình độ công nghệ. Trong luận văn này, nhằm xem xét vai trò của chính sách bảo vệ quyền SHTT trong khuyến khích chuyển giao công nghệ, tác giả áp dụng khung lý thuyết dựa trên các nghiên cứu của Linsu Kim về quỹ đạo phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển vào những nước đang phát triển, mối liên hệ giữa chuyển giao công nghệ và quyền SHTT, nghiên cứu của Maskus (2000b) về chi phí chuyển giao công nghệ. Để xem xét ảnh hưởng của chính sách bảo vệ quyền SHTT đến quá trình chuyển giao công nghệ, trước hết tác giả điểm lại lý thuyết về quỹ đạo chuyển giao công nghệ và các kênh chuyển giao công nghệ. 2.2. Ba giai đoạn chuyển giao trong quỹ đạo công nghệ Những nghiên cứu của Linsu Kim (2003) đề xuất các giai đoạn phát triển của công nghệ theo quỹ đạo công nghệ để các nước đang phát triển bắt kịp các nước phát triển. Tại những nước phát triển, theo Utterback và Abernathy (từ Kim, 2003), quỹ đạo công nghệ của một sản phẩm trải qua ba trạng thái được tác giả gọi là trạng thái dễ biến đổi (fluid), trạng thái chuyển tiếp (transition) và trạng thái chi tiết (specific). Quỹ đạo công nghệ tại các nước đang phát triển được Linsu Kim (1980) nghiên cứu trong ngành điện tử Hàn Quốc và đưa ra mô hình ba giai đoạn: tiếp nhận công nghệ (acquisition), hấp thụ công nghệ (assimilation) và cải tiến công nghệ (improvement). • Tiếp nhận công nghệ (acquisition): Ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, các nước đang phát triển tiếp nhận các công nghệ cơ bản từ những nước công nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp nội địa phát triển quy trình sản xuất thông qua việc tiếp nhận công nghệ trọn gói bao gồm dây truyền sản xuất, sản phẩm, bí quyết công nghệ, nhân công kỹ thuật và các phần khác liên 9 quan. Giai đoạn này sẽ sản xuất ra những sản phẩm hoàn toàn giống những sản phẩm của các công ty nước ngoài đã sản xuất. • Hấp thụ công nghệ (assimilation): Sau khi tiếp nhận thành công công nghệ, công nghệ sản xuất và tạo dáng sản phẩm nhanh chóng lan truyền trong nước. Công nghệ mới tiếp tục được du nhập. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước để tiếp cận những công nghệ đó sẽ khuyến khích những nỗ lực kỹ thuật nội địa trong việc hấp thụ và làm chủ công nghệ để sản xuất những sản phẩm có đôi chút khác biệt. • Cải tiến công nghệ (improvement): Trong một nền kinh tế mở, việc làm chủ công nghệ thành công sẽ thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Trong nỗ lực đó, sự kết hợp cùng năng lực tăng cường của khoa học và nhân lực kỹ thuật trong nước sẽ dần dần cải tiến các công nghệ cơ bản. Điểm nhấn của giai đoạn này là sao chép nguyên trạng, chính xác và “mở khóa” được công nghệ. 2.3. Các hình thức chuyển giao công nghệ Theo Linsu Kim, có bốn kênh có thể tiếp nhận công nghệ (Kim, 1997), được mô tả trong hình 2.1. Sự phân chia này dựa vào cách tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp, có thị trường hay không có thị trường. Tiếp nhận chính thức là khi người sở hữu công nghệ quản lý được quá trình lan tỏa công nghệ của mình và thu được chi phí nghiên cứu. Ngược lại, tiếp nhận công nghệ phi chính thức khi người sở hữu công nghệ không quản lý được quá trình lan tỏa công nghệ và không thu được chi phí nghiên cứu. Tiếp nhận công nghệ có thị trường là khi giao dịch được thực hiện trên nguyên tắc hợp đồng có bên mua và bên bán, có thương lượng về chi phí. Tiếp nhận công nghệ không có thị trường là chuyển giao công nghệ không có hợp đồng cam kết. Công nghệ có thể ngẫu nhiên đi kèm theo giao dịch khác mà không phải trả chi phí tiếp nhận công nghệ. Phụ lục 3 mô tả các kênh tiếp nhận công nghệ một cách chi tiết. 10 Trực tiếp Gián tiếp Có thị trường Đầu tư trực tiếp, li-xăng công nghệ, cố vấn kỹ thuật Sản phẩm thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật Không có thị trường Hỗ trợ kỹ thuật bởi người mua, nhà cung cấp Quan sát, tham quan thương mại, thông tin kỹ thuật Hình 2.1 - Các hình thức tiếp nhận công nghệ Nguồn: Linsu Kim, 2003 [29] Quá trình chuyển giao công nghệ chịu tác động bởi khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đó (Cohen và Levinthal, 1990; Kim, 1998 từ Kim, 2003). Khả năng hấp thụ công nghệ là những gì có được thông qua quá trình học hỏi công nghệ. Khả năng hấp thụ công nghệ phụ thuộc vào hai nhân tố quan trọng là kiến thức nền và mức độ nỗ lực. Kiến thức nền là khả năng, trình độ học vấn của mỗi cá nhân trong tổ chức. Mức độ nỗ lực là phần năng lực các cá nhân trong tổ chức bỏ ra để cùng giải quyết vấn đề. Việc chuyển giao công nghệ có thể là khó hay dễ tùy thuộc vào độ phức tạp của công nghệ và cách tiếp nhận (Maskus, 2000b). Ví dụ như việc sao chép một phần mềm là khá đơn giản, nhưng việc nắm được phần mềm đó có cấu trúc thế nào lại khó khăn hơn. Sao chép hình dáng bên ngoài sản phẩm là đơn giản, nhưng nắm được công nghệ bên trong là rất khó khăn. Những sản phẩm công nghệ phức tạp như việc sản xuất bản mạch, chíp máy tính là rất khó sao chép. 2.4. Vai trò của chính sách SHTT đối với chuyển giao công nghệ Quyền SHTT có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí chuyển giao công nghệ (Maskus, 2000b). Theo Teece (trong Maskus, 2000b) dù công nghệ được chuyển giao theo cách nào cũng phải tốn chi phí. Chi phí có thể không đáng kể như trong 11 trường hợp sao chép phần mềm đến rất nhiều đối với việc mua chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Xét trên góc độ tiếp nhận công nghệ không trực tiếp, quyền SHTT mạnh sẽ ngăn chặn khả năng sao chép nguyên trạng sản phẩm (như đối với phần mềm máy tính) và làm tăng chi phí mô phỏng công nghệ hoặc kỹ thuật ngược. Xét trên góc độ tiếp nhận công nghệ gián tiếp, quyền SHTT mạnh sẽ làm giảm chi phí chuyển giao của chủ công nghệ bởi hai lý do: một là do quyền SHTT được bảo đảm sẽ tạo ra một hiệu ứng mở rộng thị trường nghiên cứu; hai là quyền SHTT mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch công nghệ và tạo ra những hợp đồng chuyển giao rõ ràng hơn. Do đó, quyền SHTT đóng vai trò cân bằng trong thúc đẩy sáng tạo và hạn chế sao chép, ảnh hưởng đến tiếp nhận chủ động hoặc bị động. Khi quyền sở hữu trí tuệ tại một quốc gia được bảo đảm mạnh, chuyển giao công nghệ theo hướng chính thức nhiều hơn, các hãng trong nước cũng sẵn sàng đầu tư chi phí để tiếp nhận công nghệ mới, đầu tư chi phí nghiên cứu để làm chủ và cải tiến công nghệ. Nhưng khi đó, các sản phẩm sản xuất theo công nghệ nước ngoài có xu hướng độc quyền nhiều hơn, tăng giá và làm giảm thặng dư xã hội và thặng dư tiêu dùng. Đồng thời, các hãng trong nước do có môi trường cạnh tranh mạnh sẽ đầu tư cho nghiên cứu nhiều hơn, tạo ra những sản phẩm phù hợp hơn sẽ tác động tăng hiệu quả đầu tư và tăng thặng dư xã hội (Chen và Puttianum, 2005). Ngược lại, khi quyền sở hữu trí tuệ yếu, xu hướng chuyển giao công nghệ theo hướng bị động tăng, đặc biệt là sao chép nguyên trạng. Xu hướng này trong ngắn hạn sẽ làm giảm giá thành sản phẩm (do giảm chi phí chuyển giao công nghệ), tăng thặng dư xã hội và thặng dư tiêu dùng. Nhưng trong dài hạn sẽ không có tác dụng khuyến khích các hãng trong nước đầu tư chi phí cho nghiên cứu và quá trình phát triển công nghệ chỉ dừng lại ở giai đoạn chuyển giao mà khó chuyển qua giai đoạn làm chủ và cải tiến. Khung phân tích trên sẽ được sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho những phân tích trong chương 3 nhằm xem xét vai trò của chính sách bảo vệ quyền SHTT trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành CNTT từ các nước phát triển vào Việt Nam. 12 Chương 3 VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG QUÁ TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM 3. 3.1. Chính sách bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam Chính sách bảo vệ thành quả sáng tạo được Việt Nam ý thức từ rất sớm. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế đã được công nhận và trao thưởng nhằm khuyến khích sáng tạo trong lao động sản xuất. Trải qua quá trình phát triển, các thành quả sáng tạo ngày càng được mở rộng phạm vi và đối tượng bảo hộ độc quyền với chính sách khuyến khích dựa trên lợi ích về vật chất ngày càng cao. Hiện nay, văn bản cao nhất là Luật SHTT quy định các đối tượng SHTT hiện nay được bảo hộ chia làm ba mảng chính. Các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm có sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và tên thương mại. Các đối tượng bảo hộ bản quyền gồm có phần mềm, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc. Giống cây trồng mới cũng là đối tượng được bảo hộ quyền SHTT. Sự mở rộng đa dạng các đối tượng SHTT cho phép các sáng tạo được bảo hộ dễ dàng dưới nhiều hình thức khác nhau (xem sơ đồ 3.1 các đối tượng và cơ quan bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam trang sau). Chính sách thực thi quyền SHTT được phân công cho các cơ quan chuyên ngành gồm Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng