Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội...

Tài liệu Quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội

.PDF
87
251
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THANH NGA QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THANH NGA QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN HIỂN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI .......................................................................... 9 1.1. Các vấn đề lý luận về quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi ................. 9 1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi ....................................................................................... 18 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ THỰC TIỄN BẢO ĐẢM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................... 20 2.1. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi ........................................................................................... 20 2.2. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi tại thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 39 2.3. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi .................................... 53 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 60 3.1. Giải pháp pháp luật bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi .... 60 3.2. Các giải pháp khác bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi tại thành phố Hà Nội ....................................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCA : Bộ Công an BCT : Bộ Chính trị BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự HĐTP : Hoạt động tư pháp NCTN : Người chưa thành niên QCN : Quyền con người TAND : Tòa án nhân dân TTHS : Tố tụng hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quyền con người (QCN) là một trong những quyền thiêng liêng, cơ bản và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người được sinh ra và đồng thời cũng phải bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Cho nên, nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế định pháp lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia. Bảo vệ QCN là mục tiêu của các thiết chế Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Song song, với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân là những quan điểm cơ bản được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta.Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, đã có những bước phát chuyển biến tích cực; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong thực tiễn, người dưới 18 tuổi phạm tội là hiện tượng tồn tại trong tất cả các xã hội. Tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng diễn biến rất phức tạp, tăng cả về số vụ án và số bị cáo là người dưới 18 tuổi. Do chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình, họ dễ bị chi phối, kích động bởi tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn, dễ bị lôi kéo những hoạt động phạm tội. Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện vẫn chưa có chiều hướng giảm và có diễn biến phức tạp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao, thủ đoạn ngày càng tinh vi và 1 liều lĩnh. Đây là vấn đề không chỉ Đảng, chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tư pháp quan tâm mà các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân cả nước đang hết sức quan tâm. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm đối với người dưới 18 tuổi không chỉ mang tính răn đe, nghiêm trị mà còn hướng đến giáo dục, ngăn chặn và cảm hóa, vì đây là nhóm tội phạm còn trẻ, thiếu hiểu biết, chủ yếu do tác động của quá trình phát triển của xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các quyền của người phạm tội dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo quá trình xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện đều đảm bảo được các quyền con người nói chung và quyền đặc thù riêng của nhóm tội phạm này. Quán triệt tinh thần đó, Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ, sung năm 2017) đều dành một chương để quy định những chế định riêng về người dưới 18 phạm tội. Nhiều năm qua, theo quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố Hà Nội đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có quyền của người dưới 18 tuổi. Song, trong xét xử quyền con người của bị cáo là người dưới 18 tuổi có lúc, có nơi chưa được tôn trọng, còn bị vi phạm, chưa có biện pháp bảo đảm hữu hiệu. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội đặt ra nhiệm vụ cấp bách, hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền người dưới 18 tuổi nhất là quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội là vấn đề đặc biệt quan tâm, nhằm nhận thức đầy đủ và đúng đắn về đặc điểm, tầm quan trọng của áp dụng pháp luật trong việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, từ đó kiến nghị một số giải 2 pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội hiện nay là vô cùng cần thiết.Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội”làm luận văn Thạc sĩ Luậthọc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại Học viện Khoa học và Xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học về quyền con người, quyền công dân và quyền của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. Có thể kể đến trong một số những công trình nghiên cứu sau: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người”, trường Đại học Quốc Gia, năm 2011. - Luận án phó tiến sĩ Luật học:“Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam”của tác giả Võ Khánh Vinh, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, năm 1993 [32]. - Luận án phó tiến sĩ Luật học:“Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo pháp luật thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Văn Mạnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995 [12]. - Luận án tiến sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng Hình Sự Việt Nam”, của tác giả Lại Văn Trình, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 [26]. - Luận án tiến sĩ Luật học: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Trần Hưng Bình, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2013[2]. - Luận án tiến sĩ Luật học: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả 3 Nguyễn Hữu Thế Trạch, trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014. [24]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của tác giả Nguyễn Thu Huyền, Khoa luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007. [8]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm pháp lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Trần Thị Phương Thảo, Khoa Luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2008. [22]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam”, của tác giả Đỗ Thị Hường, Khoa Luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011. [7]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự”, của tác giả Ngô Thị Thanh, Khoa luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013.[21]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Trần Thị Thanh Thúy, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013. [23]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu”, của tác giả Đỗ Thị Huệ, Viện Nhà nước và pháp luật, trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2013. [5]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Đỗ Xuân Hồng, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014. [6]. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Hải Phòng”, của tác giả Phạm Hữu Trường, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học và xã hội, năm 2014. [28] 4 - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của người chưa thành niên phạm tôi, từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Trần Thị Tuyết Nhung, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2016. [13] - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên, theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tỉnh Quảng Trị”, của tác giả Nguyễn Thị Thủy Tiên, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2016. [25] - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội, từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Trương Hồng Tú, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2016. [30] - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Phạm Hồng Khải, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. [10] - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Bùi Thị Dung, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. [3] - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt nam, từ thực tiễn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Lê Thị Phơ, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. [14] - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh), của tác giả Nguyễn Thị Tú An, Khoa luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2017. [1] 5 - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án Quân sự Quân khu 5”, của tác giả Nguyễn Văn Huy, Viện Hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học và xã hội, năm 2017. [9] Các công trình khoa học bài viết này hoặc là tổng quát, hoặc đi sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải một số nội dung về quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền con người, vấn đề bảo vệ quyền con người hoặc đề cập đến cả quá trình giải quyết vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cho đến thi hành án... Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống quy định của pháp luật nước ta hiện nay về bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội. Lần đầu tiên tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong công tác xét xử vụ án đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội trong giai đoạn xét xử từ thực tiễn thànhphố Hà Nội. Từ đó khẳng định sự cần thiết bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự có Bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội, luận văn làm sáng tỏ quyền của Bị cáo là người dưới 18 tuổi và quá trình áp dụng các quy định này từ thực tiễn xét xử tại Tòa án. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhất chất lượng xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi , đảm bảo được các quyền của con người, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của thủ tục xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: 6 - Những vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về đảm bảo quyền đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi; - Thực tiễn việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội; - Đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về việc bảo đảm quyền bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2017. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về quyền con người, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp chuyên ngành. Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, như: Hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, thống kê, so sánh, phân tích... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn phân tích một cách có hệ thống nội dung áp dụng pháp luật một hình thức quan trọng của việc thực hiện pháp luật thuộc chuyên ngành lý luận chung vào một lĩnh vực cụ thể: Quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong doạt động xét xử vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của thành phố Hà Nội hiện nay. - Luận văn cũng nghiên cứu các yếu tố khác có tác động đến việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là công trình nghiên cứu về vấn đề áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội. Đồng thời, đề ra được các quan điểm, giải pháp cơ bản, thiết thực cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, luận văn gồm 03 chương. Chương 1: Khái quát chung về quyền củabị cáo là người dưới 18 tuổitrong xét xử vụ án hình sự. Chương 2: Thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong xét xử tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi xét xử tại thành phố Hà Nội. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI 1.1. Các vấn đề lý luận về quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi 1.1.1.Khái niệm quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự Bị cáo trước hết là con người, là công dân có đầy đủ mọi quyền và nghĩa vụ được pháp luật (Hiến pháp) công nhận và bảo vệ. Do vậy trước khi bàn đến khái niệm quyền của bị cáo, cần tìm hiểu khái niệm quyền và quyền con người, quyền công dân, trong đó: Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Khái niệm Quyền con người Quan niệm về quyền con người đã được các nhà tư tưởng bàn đến từ thời cổ đại và không ngừng được phát triển, bổ sung cùng với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Khi bàn đến quyền con người Jaeque Mourgeon trong cuốn “Các quyền con người” đã cho rằng: Quyền con người trước hết được hiểu là những đặc quyền tự nhiên mà con người có. Đó là khả năng hành động có ý thức, trách nhiệm nhất là tự bảo vệ. Nhưng bản thân đặc quyền (quyền tự nhiên) chưa phải là quyền con người. Mà để đạt đến cái gọi là “quyền” thì phải có yếu tố thứ hai là pháp luật. Chỉ khi được pháp luật ghi nhận thì các đặc quyền của cá nhân mới trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật mới trở thành quyền con người. Trên cơ sở quan niệm đúng đắn và khoa học về con người, chủ nghĩa Mác đã xác định: “con người là “con người xã hội” “bản chất của con người trong tính hiện thực của nó là sự “tổng hoà các quan hệ xã hội”, cho nên quyền con người thể hiện sâu sắc giá trị các quan hệ xã hội và hiến nhiên mang bản chất đó. Trên cơ sở các quan niệm về quyền con người năm 1776, lần đầu tiên 9 quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Năm 1791, trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp, quyền. con người từng bước được các quốc gia thừa nhận và quy định trong pháp luật của nước mình. Ở nước ta, vấn đề quyền con người đã được nghiên cứu và phản ánh một cách phong phú và đa dạng thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các văn bản pháp luật. Theo từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Quyền con người là các quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia phải tôn trọng” [10, tr.338]. Vì vậy, theo quan niệm chung hiện nay, “Quyền con người là những giá trị, năng lực, nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại được thể chế hoá bằng pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế” [10, tr.26]. Khái niệm Quyền công dân Quyền công dân là khái niệm gắn liền với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xá định bởi chế định quốc tịch. Quyền công dân là tập hợp những quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch của một nước thì mới được hưởng các quyền công dân mà pháp luật nước đó ghi nhận. Theo Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định thì : "1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân". [18] 10 Khái niệm Bị cáo Thuật ngữ “bị cáo” đầu tiên xuất hiện trong pháp luật tố tụng thời Lê Sơ: lời khai của người làm chứng, bị can, bị cáo và biện pháp thu thập chứng cứ là lấy lời khai người làm chứng, hỏi cung bị can, đối chất..., nhưng vẫn chưa có một khái niệm, định nghĩa nào về thuật ngữ bị cáo. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, cho đến sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Pháp luật TTHS miền Bắc được hình thành. Đây là lần đầu có một định nghĩa pháp lý về thuật ngữ “bị cáo”. Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao, đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm bị cáo: theo đó "Bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Tòa án nhân dân. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án nhân dân chỉ được đưa một người ra xét xử với tư cách là bị cáo, nếu Viện Kiểm sát nhân dân đã truy tố người đó trước Tòa án nhân dân; nếu Viện Kiểm sát không truy tố thì Tòa án nhân dân không được xét xử một người với tư cách là bị cáo, trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những việc hình sự nhỏ". [27]. Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất cho đến nay đã có nhiều BLTTHS, nghị quyết, thông tư được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Hiện nay, nhà nước ta đang sử dụng BLTTHS năm 2015. Khái niệm Quyền của bị cáo: Điều 61 BLTTHS Việt Nam năm 2015 về quyền của bị cáo: "1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này. 2. Bị cáo có quyền: 11 a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; b) Tham gia phiên tòa; c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án; l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật." [19]. 12 Vậy bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án đưa ra xét xử, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một chủ thể mới của bị cáo đó là pháp nhân, vệc bổ sung này là dựa trên nhu cầu của thực tiễn trong đó những tổ chức là pháp nhân thường có những hành vi phạm tội về các vấn đề như môi trường, thuế, chứng khoán, bảo hiểm…mà BLTTHS năm 2003 không có chế tài xử lý đối với pháp nhân mà chỉ áp dụng hình thức xử lý hành chính nên dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm. Việc quy định thêm chủ thể là pháp nhân đã khắc phục được những hạn chế này. Từ những phân tích, đánh gia nêu trên về khái niệm Quyền, Quyền con người, Quyền công dân và khái niệm về Bị cáo. Có thể kết luận quyền của bị cáo như sau: "Quyền của bị cáo là những điều mà pháp luật (BLTTHS) quy định cho người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, được hưởng, được làm, dượcđòi hỏi khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình". 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi 1.1.2.1. Khái niệm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi Khái niệm bị cáo là người dưới 18 tuổi Trước hết, cần tìm hiểu khái niệm về người chưa thành niên. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý người chưa thành niên, pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia đã đưa ra giới hạn về độ tuổi làm cơ sở xác định một đối tượng là người chưa thành niên. Điều 1 - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1989 quy định: “Trong phạm vi công ước này, Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [4]. Quy tắc 2.2 - Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng chính sách pháp luật đối với người chưa thành niên còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (United Nations Standard Minium Rules for the Administration of 13 Juvenile Justice/Beijing Rules) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/11/1985 đưa ra định nghĩa: “Người chưa thành niên là trẻ em hoặc người ít tuổi tùy theo từng hệ thống pháp luật” [4]. Như vậy theo pháp luật quốc tế, “Người chưa thành niên” đồng nhất với “Trẻ em” và được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia quy định khác. Theo quan niệm quốc tế thì dựa vào độ tuổi để xác định trẻ em, người chưa thành niên, thành niên… Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên được hiểu như sau: Theo từ điển tiếng Việt thì: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân” [31]. Khái niệm này, có thể hiểu là người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện thể lực, trí tuệ, tinh thần có nghĩa là ở lứa tuổi này họ chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên người chưa thành niên rất dễ bị kích động, dễ nổi nóng cho nên họ có những phản ứng nóng nảy, vô cớ, những hành vi bất thường. Theo Điều 1 Thông tư liên tịch số: 01/2011/TTLT-VKSNDTCTANDTCBCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, thì: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án... ” [33]. Điều 68 BLHS năm 1999 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này” [16]. 14 Chuyển tiếp và kế thừa BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã có một số sửa đổi, bổ sung về quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, thay thế cụm từ người chưa thành niên thành người dưới 18 tuổi, Điều 90 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này” [17]. Như vậy, BLHS năm 2015 cũng không có quy định gì khác hơn so với BLHS năm 1999 về độ tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên. Điều 18 BLDS năm 2005 quy định: “Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên” [15]. Điều 161 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Các quy định trên đều cho thấy sự thống nhất khi quy định về độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, khác với quan niệm quốc tế, pháp luật Việt Nam có sự phân định hai khái niệm “Người chưa thành niên” và “Trẻ em”. Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”. Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [20]. Như vậy, trẻ em là NCTN nhưng NCTN không hẳn là trẻ em vì một bộ phận người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không phải là trẻ em. Tóm lại, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Điều 12 của BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan