Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền con người và quyền công dân trong pháp luật quốc tế và luật việt nam...

Tài liệu Quyền con người và quyền công dân trong pháp luật quốc tế và luật việt nam

.PDF
111
1475
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 35 (2009-2013) Tên đề tài: QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Ths. THẠCH HUÔN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH TUYỀN MSSV: 5095487 Lớp: Luật Thương Mại 1-K35 Cần Thơ, tháng 5 năm 2013 QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm …… Giáo viên hướng dẫn [Ký tên và ghi rõ họ tên] 2 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm …… Giáo viên hướng dẫn [Ký tên và ghi rõ họ tên] 3 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM LỜI CẢM ƠN Người viết cũng xin chân thành cảm ơn Giảng viên Ths. Thạch Huôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt thời gian qua để người viết có thể hoàn thành bài luận văn này. Với sự hiểu biết trên lĩnh vực này còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu có thể xảy ra những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài luận được hoàn thiện hơn. Sinh Viên Thực Hiện Nguyễn Thanh Tuyền 4 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM AICHR DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) ASEM The Asia-Europe Meeting (Diễn đàn hợp tác Á–Âu) BCVĐB Báo cáo viên Đặc biệt CAT Committee against Torture (Uỷ ban về chống tra tấn) CEDAW Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women (Tuyên bố Hành động Bắc Kinh và Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ) CERD Committee on the Elimination of Racial Discrimination (Uỷ ban về xoá bỏ phân biệt chủng tộc) CESCR Committee on Economic, Social and Cultural Rights (Uỷ ban về các quyền văn hoá, xã hội và kinh tế) CRC Children's Rights Committee (Ủy Ban về Quyền Trẻ em) CRC Convention on the Rights of the Child (Công ước về quyền trẻ em) CRPD Committee on the Rights of Persons with Disabilities (Uỷ ban về quyền của người tàn tật) ĐHĐ Đại Hội Đồng ECOSOC United Nations Economic and Social Council (Hội đồng Kinh tế và Xã hội) EU European Union GNP Gross National Product (Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia) HĐNQ Hội Đồng Nhân Quyền (Human Rights Council) HRC Human Rights Campaign (Uỷ ban về quyền con nguời) ICAD Covention against Discrimination in Education (Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục) 5 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM ICC International Chamber of Commerce ICCPR International Covenant on Civil and Political Rights (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị) ICESCR International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights (Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) ICJ International Court of Justice (Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế) ILO International Laboaur Organisation (Tổ chức lao động quốc tế) LHQ Liên Hiệp Quốc (United Nations) MDGs Millennium Development Goals (Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ) MNCs Multinational Corporation MWC Migrants Workers Convention (Công ước quốc tế về các quyền của người lao động di trú) NGOs Non-governmental organizations OAU Organization of African Uninty (Tổ chức Liên minh châu Phi) OCED Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) TCN Trước Công Nguyên TNCs Transnational Corporation TNNQTG Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế Giới UBNQ Ủy Ban Nhân Quyền UBNQ Ủy Ban Nhân Quyền UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization UNHCR United Nations High Commissioner for Refugees (Cao ủy LHQ về người tỵ nạn) UNICEF United Nations Children's Fund 6 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM UNIFEM United Nations Development Fund for Women (Quỹ phát triển Phụ nữ của LHQ) WHO World Health Organization XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa PPP Purchasing Power Parity (Sức mua tương đương) CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội 7 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN………………………………………………………………………………3 1.1 Khái niệm về quyền con người và quyền công dân………………….…. 3 1.1.1 Khái niệm quyền con người (Nhân quyền)……….. ………………...3 1.1.2 Khái niệm quyền công dân………………………………………….5 1.1.3 Quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân……….……….8 1.2 Sự phát triển của chế định quyền con người trên thế giới và Việt Nam..10 1.2.1 Sự phát triển của chế định quyền con người trên thế giới….……10 1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chế định quyền con người…..11 1.2.1.2 Các văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền…………….……..13 1.2.1.3 Các nhóm quan điểm chính hiện nay về nhân quyền…………14 1.2.2 Sự phát triển của chế định quyền con người trong pháp luật Việt Nam………………………………..…………………………………………...16 1.2.2.1 Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền con người………....16 1.2.2.2 Sự phát triển của quyền con người và quyền công dân qua các bản hiến pháp Việt Nam…………………………….……………………………...18 1.3 Các chủ thể liên quan đến quyền con người………….………………...23 8 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN…………………………………………………….28 2.1 Quyền con người được quy định trong pháp luật quốc tế……….…….28 2.1.1 Các văn kiện quốc tế………………………………….…………….28 2.1.1.1 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, 1945……………….…………...28 2.1.1.2 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, 1948………..………..29 2.1.1.3 Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động, 1993……….……33 2.1.1.4 Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, 2000……………...35 2.1.2 Các công ước quốc tế cơ bản……………………...…………………40 2.1.2.1 Về các quyền và tự do cơ bản………………………………….40 2.1.2.2 Về ngăn chặn sự phân biệt đối xử về chủng tộc, trong giáo dục, nghề nghiệp và việc làm……………………………….……………………….44 2.1.2.3 Về quyền của phụ nữ……………………….…………………..47 2.1.2.4 Về quyền trẻ em……………………………...…………………..49 2.1.2.5 Về quyền của người lao động di trú…………….……………...51 2.1.2.6 Về quyền của người khuyết tật………………………….……...54 2.1.2.7 Về bảo vệ người tỵ nạn và người không quốc tịch………………55 2.2 Quyền con người được quy định trong pháp luật Việt Nam………….56 2.2.1 Các quyền con người cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện hành..56 2.2.1.1 Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội……………………………….…56 9 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM 2.2.1.2 Trong lĩnh vực chính trị…………………….…………….…….58 2.2.1.3 Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục……………………….………59 2.2.1.4 Trong lĩnh vực tự do dân chủ và tự do cá nhân…………………59 2.2.2 Các thể chế hành chính tư pháp của Việt Nam để bảo về quyền con người về văn hóa, xã hội, kinh tế……………………………………………60 2.3. Cơ chế bảo vệ quyền con người………………………………………...63 2.3.1 Cơ chế bảo vệ quốc tế về quyền con người……………….……….63 2.3.1.1 Cơ chế quốc tế về thúc đẩy bảo vệ nhân quyền trong khuôn khổ Hiến chương của Liên Hợp Quốc……………………….……………………..63 2.3.1.2 Cơ chế bảo vệ quyền con người dựa trên ác công ước……….…65 2.3.1.3 Hệ thống các tổ chức nhân quyền khu vực…………….………67 2.3.2 Cơ chế bảo vệ quốc gia về quyền con người………….…………...72 2.3.2.1 Ủy ban quyền con người quốc gia (National Commissions of Human Rights)………………………………………………………….. 72 2.3.2.2 Thanh tra Quốc hội (Ombudsman)………… …………………73 2.4 Thực tiễn bảo vệ quyền con người trên phương diện quốc tế và Việt Nam……………………………………………………………………………..75 2.4.1 Tình hình thúc đẩy bảo vệ nhân quyền trên thế giới……….……75 2.4.2 Việt Nam và thực trạng bảo đảm thực thi quyền con người và quyền công dân…………………………………..……………………………78 2.4.3 Những hạn chế trong cơ chế bảo vệ nhân quyền trong pháp luật Viêt Nam và giải pháp thực hiện……………………………………….……80 KẾT LUẬN……………………………………………………………..……. 10 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU 1. Giới thiệu đề tài Ở mọi xã hội, với những nền văn hóa khác biệt nhau về truyền thống, phong tục, tập quán, nhận thức và lối sống,v.v… Dẫn tới những bất đồng, thậm chí xung đột trong nhận thức và thực hiện các quyền con người ở một vài nơi trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu chung là bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ở mọi nền văn hóa trên thế giới vẫn đang là một thách thức được đặt ra. Hiện nay, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân không chỉ dừng lại ở vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề được cả thế giới quan tâm. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng rất quan trọng, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một chế độ xã hội. Một điều hoàn toàn hiển nhiên là trong thực tế, con người không bình đẳng xét từ góc độ các năng lực tính cách, thể lực, khát vọng và nhu cầu của mình. Điều đó không những không thể mà còn không mong muốn loại bỏ sự bất bình đẳng như vậy bằng những biện pháp được các thiết chế xã hội áp dụng. Những tính cách và ý kiến đa dạng và cá biệt của con người là một trong các điều kiện chủ yếu cho tiến bộ vật chất và tinh thần. Vì vậy người viết chọn đề tài “Quyền con người và quyền công dân trong pháp luật quốc tế và luật Việt Nam” để nghiên cứu là bài luận cuối khóa. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề quyền con người, quyền công dân đã đang và được Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học pháp lý nước ta và thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ quan điểm cho rằng giáo dục pháp luật đã bao hàm cả giáo dục quyền con người, quyền công dân nên các nhà luật học nước ta mới chỉ tập trung nghiên cứu về giáo dục pháp luật mà chưa quan tâm nghiên cứu vấn đề quyền con người, quyền công dân như là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, riêng biệt. Nhưng hiện nay, các xu hướng của xã hội đang thay đổi dần, vì thế luận văn này sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục quyền con người cho mọi người. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề quyền con người, quyền công dân để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. 1 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM 4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn Đề tài có thể mang tính bao trùm và rộng lớn về nhân quyền nói chung và quyền công dân nói riêng. Tuy nhiên, trong bài luận này, người viết tham gia vào việc tái hiện lại quyền con người song hành cùng nhưng nguyên tắc quốc tế, xen kẽ với pháp luật quốc gia ở những giới hạn nhất định. Trong bài người viết quan tâm đi sâu vào những quy định đáng lưu ý trên phương diện nhân quyền và những cơ chế bảo vệ nhân quyền đang tồn tại hiện nay. Tuy nhiên có thể không đi sâu vào tìm hiểu tất cả, nhưng vẫn phải nói rằng đây là bài luận nghiên cứu về nhân quyền theo sự nghiên cứu và hiểu biết của người viết. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở tham khảo các quan điểm nhân quyền đang tồn tại trên thế giới, sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng quyền con người, quyền công dân hiện nay nhằm phân tích, luận chứng một cách khoa học khi đề ra sự cấp thiết, phương hướng, giải pháp tăng cường sức mạnh của hành lang pháp lý về quyền con người, quyền công dân. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm 2 chương: Lời nói đầu Chương 1. Cở sở lý luận về quyền con người và quyền công dân. Chương 2. Pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Kết luận 2 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN 1.1 Khái niệm về quyền con người và quyền công dân Đối với giới luật học chuyên nghiên cứu về quyền con người thì việc xác lập các quy tắc về tôn trọng và bảo đảm nhân phẩm và các quyền tự nhiên, chính đáng của con người, các cơ chế, biện pháp, chế tài để bảo đảm các quy tắc cư xử chung đó được thực hiện là vô cùng quan trọng. Thế nhưng quyền con người sẽ toàn diện và mạnh mẽ hơn khi nó gắn với quyền công dân, một phương thức đảm bảo an toàn và toàn diện cho sự phát triển của con người trong cộng đồng xã hội theo quốc gia, lãnh thổ. 1.1.1 Khái niệm quyền con người (Nhân quyền) Hiện tại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người. Quyền con người là một phạm trù đa diện. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác nhau, khó có thể bao quát đầy đủ các thuộc tính của nó. Theo Văn phòng Cao ủy LHQ về quyền con người đưa ra: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.” 1 Bên cạnh đó, nhân quyền còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người.2 Hay theo Thomas Fleiner, một chuyên gia hiến pháp nổi tiếng của Thụy Sỹ và của thế giới, định nghĩa: “Các quyền con người là các quyền của con người được sống phù hợp với bản chất của họ và với những người khác”3. Một khía cạnh khác về khái niệm quyền con người từ một Giáo sư khoa Triết học của trường Đại học Tổng hợp Bắc Kinh, ông Hoàng Nam Sâm (Huang Nansen) thì “Quyền con người có thể nói một cách giản dị là những quyền cơ bản mà một con người sinh ra đã được hưởng; bao gồm, đầu tiên là quyền được sống và quyền được phát triển; sau đó là các quyền khác, chẳng hạn như quyền được 1 United Nations, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.8. 2 United Nations, Human Rights: Questions and Answers, New York and Geneva, 2006, tr.4. 3 Thomas Fleiner, What are Human Rights?, The Federation Press, 1999, p. 8. 3 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM tham gia các hoạt động chính trị và xã hội. Trong tất cả các quyền này, quan trọng nhất là quyền bình đẳng. Quyền này thể hiện ở chỗ tất cả mọi người có thể sống như một cá nhân độc lập và quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng, xét trên phương diện nhân phẩm.” Như vậy, quyền con người: bao gồm cả những quyền tự nhiên không thể tước đoạt, phản ánh nhu cầu thể chất và tinh thần mà ngay từ khi sinh ra mỗi cá nhân con người riêng lẻ đã phải được hưởng. Với những khái niệm trên, ta có thể hiểu nhân quyền là những giá trị đã được xã hội hóa với những thể chế thành các quyền năng cụ thể, mang tính phổ cập, cần thiết cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính,... Và quyền con người ở đây không mang tính biên giới, không bị một giới hạn thu hẹp nào có thể xóa đi những tự do cơ bản hay sự bảo vệ thiết yếu cho nhân phẩm của một con người. Đây là khái niệm mang tầm khái quát cao, nhấn mạnh sự tôn trọng nhân quyền cho thời đại của chúng ta. Nhân quyền chính là một lĩnh vực của Quyền. Nhưng khái niệm về nhân quyền khác với khái niệm quyền ở chỗ, nhân quyền chỉ phục vụ lợi ích về vật chất hay tinh thần cho mỗi con người riêng biệt mà không gắn với họ bất kỳ một nghĩa vụ nào. Khái niệm quyền là để chỉ cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... và, khi thiếu được quyền yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại như: Quyền ứng cử và bầu cử; Khi bị hành hung thì bất kỳ ai cũng có quyền tự vệ... Quyền có nghĩa là sức mạnh được vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định như: Quyền của sĩ quan chỉ huy ngoài mặt trận; Quyền lập pháp... Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Trên thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật ngữ khác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ chung bằng tiếng Anh được sử dụng trong môi trường quốc tế, đó là “human rights”. Từ “human rights” trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán - Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”4. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn 4 Viện Ngôn ngữ học: “Đại Từ điển Tiếng Việt”, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 1999, tr. 1239. 4 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân quyền. Nhưng định nghĩa mà theo người viết đồng tình nhất về nhân quyền đó là quyền căn bản mà người ta có chỉ đơn giản là vì người ta là con người. Mà đã là con người thì bất kể màu da, tôn giáo hay giai cấp, ai cũng phải có những quyền ấy. Đó là những quyền được san sẻ một cách phổ quát, đồng đều và thiêng liêng. Phổ quát là ở đâu cũng có. Đồng đều là vì ai cũng có. Thiêng liêng ở chỗ không ai được chiếm đoạt của người khác. Trong những quyền gọi là căn bản ấy, có các quyền chính như: Quyền được sống (right to live) Quyền được xét xử một cách công bình (right to a fair trial) Quyền được tự do ngôn luận (freedom of speech) Quyền được tự do tư tưởng và tôn giáo (freedom of thought and religion) Thiết chế nhân quyền sẽ bảo vệ cho cá nhân con người trong xã hội, bảo đảm cho họ những yêu cầu thiết yếu nhất để tồn tại và phát triển. Ở đây quyền con người mang tính công bình, bình đẳng giữa những cá nhân trong xã hội, đồng thời đây cũng là một điều hết sức cần thiết trong việc bảo đảm quyền con người trong xã hội ngày càng có quá nhiều bất công và chênh lệch. Quyền con người theo như Các Mác đã nói, nó mang tính nhân loại sâu sắc. Có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân loại. Việc không có một cách hiểu thống nhất về khái niệm quyền con người chính là điều giúp cho khái niệm này luôn được phát triển. 1.1.2 Khái niệm quyền công dân Như ta đã biết khái niệm “công dân” có một nội hàm thay đổi theo chiều dài phát triển của lịch sử. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu một số quan niệm về “công dân” của những nhà triết học Phương Tây. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, “công dân” được hiểu là một người đàn ông tự do, là thành viên của một chế độ chính trị và có đủ phẩm chất mà chính thể đó yêu cầu. Còn “công dân” trong thời kỳ Trung cổ lại được dùng để chỉ những người dân sống trong các pháo đài và các thành thị, những người hoạt động sản xuất thủ công và buôn bán trong các phường hội. Trong quyển thứ 3 của cuốn Politic (Chính trị), Aristotle có đưa ra một định nghĩa kinh điển về công dân thị thành (polites). Một polites là một người 5 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM vừa có khả năng tham gia vào công việc cai trị, đồng thời lại vừa có khả năng bị cai trị bởi người khác. Như vậy, trái với các lý thuyết hiện đại sau này như của Machiavelli hay của Hobbes, Aristotle không thấy có vấn đề hay không cảm thấy có trở ngại gì trong việc một công dân chuyển từ trạng thái thống trị sang trạng thái bị trị. Quan niệm của Aristotle bắt nguồn từ hiện thực lịch sử của các thị thành Hy Lạp lúc bấy giờ, khi đó mọi công dân tự mình đều phải đảm nhiệm các chức năng và các công việc lập pháp. Tuy nhiên, sau này các công dân tự do La Mã chỉ tham gia tích cực vào hoạt động chính trị trong một số trường hợp đặc biệt, còn nhìn chung, họ phải tuân thủ các quyết định có tính chất cưỡng chế của Hội đồng nguyên lão. Sự phát triển của các thị thành trong thời Trung cổ đã dẫn đến cách hiểu “công dân” theo nghĩa là những người thuộc về tầng lớp thương gia và thợ thủ công. Cùng với sự phát triển của sản xuất và thương mại, tầng lớp “công dân” cũng ngày càng gia tăng, với những đặc trưng về tâm lý, lối sống và hệ tư tưởng cũng thay đổi như niềm tin vào sự tiến bộ, vào chủ nghĩa duy vật và các giá trị cá nhân. Từ thế kỷ XVII, vấn đề tính chủ động chính trị của công dân đã được các nhà triết học chính trị Anh đặt ra. Theo đó, chế độ chính trị không bị quy định từ trước bởi một mục đích nào đó hay bởi tôn giáo, mà do chính các hoạt động thực tế có chủ đích của con người. Chẳng hạn như Hobbes cho rằng, nhà nước là sản phẩm của hoạt động, là tác phẩm do con người tạo nên. Song, đối với từng công dân riêng lẻ của nhà nước thì hoạt động sản sinh ra nhà nước cũng đồng thời bao hàm cả “quyền lực tự nhiên” lẫn quyền phản kháng của họ. Ngoài ra, theo Hobbes, các phẩm chất của công dân không phải là mục đích (theo như truyền thống Aristotle) mà là “phương tiện” để gìn giữ hòa bình. Học thuyết của Locke vào thế kỷ XVII đã đưa lý luận chính trị của nước Anh tiến lên một bước. Locke cho rằng, về bản tính tự nhiên thì các công dân của nhà nước đều tự do và bình đẳng và cần phải tạo ra các khuôn khổ pháp lý để đảm bảo sự thực thi pháp luật, cũng như đảm bảo cho việc các quyết định chính trị không đi ngược lại hệ thống pháp luật, chống lại nền dân chủ. Chính nhờ các khuôn khổ ấy mà công dân biết được chính phủ hạn chế lợi ích của xã hội đến mức độ nào. Đối với Rousseau thì phẩm chất của công dân là kết quả của khế ước xã hội và cùng với khế ước xã hội đã xuất hiện tình trạng “giằng xé” ở mỗi công dân giữa chuẩn mực của ý chí chung và lợi ích riêng tư. Điểm đáng lưu ý trong khái niệm “công dân” của Rousseau là mối liên hệ nội tại giữa quyền của các công dân và việc họ tham gia vào một cộng đồng chính trị nhất định với tư cách là các 6 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM thành viên tự do và bình đẳng. Rousseau nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa chính trị đối với sự phát triển ý thức công dân. Đáng chú ý là định nghĩa của Kant về công dân (của nhà nước) như là “những thành viên của một cộng đồng liên kết với nhau thành xã hội”5. Kant hiểu xã hội theo hai nghĩa: nó vừa là “xã hội công dân” và đồng thời cũng vừa là “nhà nước”. Đặc điểm cơ bản của công dân là sự tự do, bình đẳng giữa tuân thủ chuẩn tắc pháp lý do một cộng đồng xác lập và sự tự chủ của chính họ trong các công việc pháp lý. Kant phân biệt giữa “công dân tích cực” và “công dân thụ động”. “Công dân thụ động” là những người không tự mình làm ra được mà phải nhận sự trợ giúp (thực phẩm và an ninh) từ người khác để tồn tại6. Tuy vậy, theo ông, mỗi công dân đều có khả năng chuyển từ trạng thái “thụ động” sang trạng thái cao hơn là trạng thái “tích cực”. Quan niệm về “công dân tích cực” của Kant được xây dựng trên cơ sở khế ước xã hội theo kiểu riêng, theo đó thì tất cả các thành viên của xã hội phải từ bỏ quyền tự do bề ngoài để trở thành thành viên của một “chế độ chung”, tức là trở thành thành viên của nhà nước. Trong Triết học pháp quyền, Hegel đã phát triển khái niệm “công dân” theo hướng trình bày các tính quy định của cá nhân về mặt luật pháp, các tính quy định của chủ thể đạo đức và của các thành viên trong gia đình. Cũng giống như Rousseau, Hegel cho rằng khái niệm “công dân” là khái niệm mà dựa vào đó ta có thể xây dựng được khái niệm “con người hiện đại”. Theo quan niệm của Hegel, công dân vừa là thành viên của xã hội công dân, vừa là thành viên của một tầng lớp nào đó và nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại với các cơ quan hành chính và với các thiết chế chính trị. Chúng vừa hạn chế hoạt động của công dân và đồng thời lại vừa làm cho anh ta được “tự do”. Các phẩm chất công dân liên quan đến các thiết chế và phương thức hành động cũng chính là biểu lộ “tinh thần khách quan” của xã hội mà anh ta đang sống. Phẩm chất quan trọng của công dân là “tạo ra pháp luật”7 chứ không phải là chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Ngược lại với Hegel, Mác đã nghiên cứu nội dung ý thức công dân từ những mâu thuẫn của “xã hội công dân” với tư cách là xã hội có giai cấp đối kháng. Mác và Ăngghen phê phán mạnh mẽ cách hiểu “xã hội công dân” theo quan điểm cũ. Trong Hệ tư tưởng Đức, các ông viết: “Xã hội công dân bao trùm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Nó bao trùm toàn bộ đời sống thương nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đó và do đó, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và dân 5 I. Kant, 1968, tr. 432 I. Kant, 1968, tr. 433 7 G.W.F. Hegel, 1986, tr. 298. 6 7 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM tộc, mặc dù, mặt khác, về đối ngoại nó vẫn phải hiện ra như là một dân tộc và về đối nội nó vẫn phải tự tổ chức thành một nhà nước”8. Như vậy, khi tiếp thu quan niệm trước kia về “xã hội công dân” các ông đã không chỉ xem đó là nơi tồn tại của những lợi ích tư nhân và tầng lớp thị dân gắn liền với chúng, mà còn thấy được “xã hội công dân” còn là lĩnh vực sinh hoạt của đông đảo quần chúng lao động bị tước mất những lợi ích cơ bản. Như vậy, quyền công dân đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý. Quyền công dân ở các quốc gia trên thế giới thường quy định các chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các văn bản pháp luật, đặt biệt là trong Hiến pháp - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Quyền công dân gắn liền với một quốc gia nhất định, được pháp luật của mỗi quốc gia ghi nhận. Theo PSG.TS. Trần Ngọc Đường có đúc kết quan niệm về quyền công dân như sau: “Quyền công dân là quyền con người, là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật của mình đối với người mang quốc tịch của nước mình, thể hiện mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể.”9 Vậy nên, quyền công dân ở mỗi nước không thể tách rời bản chất của chế độ chính trị, sự phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa của nước đó. 1.1.3 Quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân Một nền dân chủ thực sự ở đâu cũng bao gồm bốn yếu tố chính: cơ chế (mechanism), thiết chế (institution), xã hội dân sự (civil society) và quyền công dân (citizen rights). Không có cơ chế (chủ yếu qua cách bầu cử tự do theo nhiệm kỳ) và thiết chế (vừa phân lập và độc lập, đặc biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) thích hợp, không thể có dân chủ thực sự. Nhưng nếu không có xã hội dân sự và quyền công dân, mọi cơ chế và thiết chế, dù “hiện đại” đến mấy, cũng không thể bảo đảm được dân chủ. Và trong bốn yếu tố kể trên, khái niệm quyền công dân gắn liền với khái niệm nhân quyền hay quyền làm người. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhưng không đồng nhất. Quyền công dân là một khái niệm xuất phát cùng cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tư cách là những thành viên bình đẳng trong một nhà nước) và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền 8 C. Mác và Ph. Ăngghen, 1995, tập 3, tr. 52. PGS.TS. Trần Ngọc Đường: “Bàn về Quyền con người Quyền công dân”(Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004, tr. 22. 9 8 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM công dân. Như vậy, về bản chất, các quyền công dân chính là những quyền con người dưới hình thức các quyền công dân. Vậy nên, các quyền công dân chính là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Trước hết nói về những điểm khác nhau. Khái niệm quyền con người xét về nguồn gốc tự nhiên là quyền của tất cả các cá nhân, không liên quan đến việc nó có được ghi nhận trong pháp luật một nhà nước cụ thể nào không. Trái lại, khái niệm quyền công dân lại là các quyền được thể hiện trong pháp luật của một nước ghi nhận (dưới dạng là các quyền và nghĩa vụ cụ thể) và đảm bảo thực hiện trong một nhà nước cụ thể. Nội hàm của khái niệm “quyền con người” rộng hơn khái niệm “quyền công dân”, hay nói cách khác, “quyền công dân” không thể bao quát hết được “quyền con người”. Tuy nhiên, quyền công dân không phải là hình thức cuối cùng và toàn diện của quyền con người. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, được xác định thông qua một chế định pháp luật đặt biệt là chế định quốc tịch, quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của một quốc gia ghi nhận và đảm bảo thực hiện, nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của quốc gia đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như đều hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Ở nhiều góc độ khác nhau, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Về phạm vi ứng dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch,... Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền. Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốc tịch, về danh nghĩa đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên, sự phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặt biệt. Ví dụ, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân (và cũng là quyền con người) đặt thù, chẳng hạn như quyền bầu cử, ứng cử... Tuy nhiên, người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến (mà 9 GVHD: Ths. THẠCH HUÔN SVTH: NGUYỄN THANH TUYỀN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan