Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quyền chính trị của công dân qua các bản hiến pháp việt nam...

Tài liệu Quyền chính trị của công dân qua các bản hiến pháp việt nam

.PDF
83
154
64

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG QUÝ PHI QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ PHƯỢNG HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học Viện Khoa Học Xã Hội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Qúy Phi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ HIẾN ĐỊNH CỦA CÔNG DÂN ..................................................................... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quyền chính trị hiến định của công dân .... 5 1.2. Nội dung các quyền chính trị của công dân trong hệ thống các quyền được Hiến pháp ghi nhận ................................................................. 8 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền chính trị hiến định của công dân .. 29 Chương 2: SỰ THỂ HIỆN QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM ............................................... 37 2.1. Tư tưởng về quyền chính trị trước khi có Hiến pháp ........................ 37 2.2. Quyền chính trị trong các bản Hiến pháp trước Hiến pháp năm 2013 .... 42 2.3. Quy định về quyền chính trị trong Hiến pháp năm 2013 .................. 51 2.4. Một số nhận xét về quyền chính trị hiến định trong các bản Hiến pháp . 58 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN CHÍNH TRỊ HIẾN ĐỊNH CỦA CÔNG DÂN ............................................ 64 3.1. Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quy định của Hiến pháp về quyền chính trị hiến định của công dân ............................................................... 64 3.2. Các giải pháp đổi mới, hoàn thiện quy định của Hiến pháp về quyền chính trị của công dân .................................................................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Tên/cụm từ đầy đủ ĐBQH: Đại biểu Quốc hội HĐND: Hội đồng nhân dân ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ( International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights ) QLNN: Quản lý nhà nước TCYD: Trưng cầu ý dân UDHR: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền chính trị là một trong những quyền con người, là giá trị mang tính toàn cầu, là thành quả đấu tranh chung của toàn nhân loại nhằm chống lại áp bức, bạo lực và bất công. Các quyền chính trị luôn là các quyền không thể thiếu trong quá trình giành, giữ quyền lực Nhà nước của nhân dân. Đó là kết quả của phong trào đấu tranh chống lại chế độ phong kiến “cha truyền, con nối” giành quyền làm chủ về tay người dân. Đến nay, quyền chính trị vẫn được coi là thước đo mức độ tự do, dân chủ của một quốc gia. Hiến pháp các nước trên thế giới đều có các quy định về quyền chính trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lịch sử lập hiến, truyền thống văn hóa tư tưởng và điều kiện của từng nước, số lượng và mức độ ghi nhận các quyền chính trị ở mỗi nước có sự khác nhau. Ở Việt Nam, từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người trong đó có các quyền chính trị. Việt Nam đã có năm bản Hiến pháp là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Mặc dù ra đời trong những bối cảnh khác nhau nhưng cả năm bản Hiến pháp nêu trên đều đã có những quy định về quyền chính trị của công dân, trong đó, Hiến pháp năm 2013 được đánh giá là ghi nhận nhiều hơn các bản Hiến pháp trước về các quyền chính trị của công dân. Góp phần quan trọng thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về quyền con người. Thực tế quyền chính trị hiến định của công dân tại Hiến pháp chưa được ghi nhận đầy đủ như các quyền dân sự, quyền kinh tế, quyền văn hóa xã hội vì đây là một loại quyền lực gắn với quyền lực của Nhà nước, gắn với một bên chủ thể là Nhà nước và các cơ quan của Nhà nước. Chính vì hai bên chủ thể một bên là nhà nước, một bên là công dân nên loại quyền này chưa được đặt lên bàn cân, chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để tìm ra các giải pháp thúc đẩy quyền này trong bối cảnh Nhà nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Quyền chính trị của công dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam” sẽ góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và 1 thực tiễn quy định về các quyền chính trị của công dân trong Hiến pháp các bản Hiến pháp của Việt Nam, đề tài sẽ góp phần hiểu sâu hơn về việc hiến định quyền quan trọng này ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Quyền chính trị là một trong các quyền được ghi nhận và bảo đảm trong luật pháp quốc tế và pháp luật của quốc gia. Đối với việc nghiên cứu các quyền hiến định chính trị của công dân, hiện chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền dân sự và chính trị” (năm 1997) và đề tài: “Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị sau 15 năm đổi mới” (năm 2002) do Trung tâm Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện; “Các quyền hiến định về chính trị của công dân Việt Nam”, NXB Tư pháp, 2006; Đề tài “Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam” do Ths. Bùi Ngọc Sơn – Khoa Luật, Đại học Quốc gia thực hiện năm 2010. Luận văn "Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam" do tác giả Bùi Thị Hòe - Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2013 đã làm rõ mối quan hệ giữa Hiến pháp với các quyền dân sự, chính trị; nêu và phân tích hệ thống các quyền dân sự, chính trị của con người được các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận và bảo vệ; đóng góp một số ý kiến góp ý nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Luận văn "Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay" do tác giả Nguyễn Công Khanh - Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2014 đã cung cấp những vấn đề lý luận về quyền tham gia chính trị, đồng thời nêu lên thực trạng của việc đảm bảo quyền tham gia chính trị, và có những tổng hợp đánh giá về quyền chính trị ở Việt Nam hiện nay. Bài viết "Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân trong Hiến pháp năm 2013" của tác giả Phạm Tuấn Anh đăng trong cuốn sách chuyên khảo Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 - Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu khái quát quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt chú trọng phân tích cách 2 thức quy định nhóm quyền này trong Hiến pháp năm 2013. Qua nghiên cứu, nhận thấy các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu góc độ nhất định về quyền chính trị hiến định của công dân nói chung và quyền này trong pháp luật nói riêng, ít đề tài nào đi sâu phân tích và so sánh nội dung các quyền chính trong Hiến pháp trên thế giới và các bản Hiến pháp của Việt Nam. Luận văn này sẽ góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền chính trị hiến định của công dân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền chính trị hiến định của công dân để làm rõ nội dung quyền chính trị hiến định của công dân. - Nghiên cứu nội dung các quyền chính trị hiến định của công dân qua các bản Hiến pháp để làm rõ sự phát triển của nhóm quyền này, đặc biệt là làm rõ nội dung quyền này trong Hiến pháp năm 2013. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và đảm bảo quyền chính trị hiến định của công dân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này là các bản Hiến Pháp Việt Nam, mà cụ thể là các quy định về quyền chính trị hiến định trong các bản Hiến pháp. Ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền chính trị hiến định và Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hiệp quốc. Luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích quy định về quyền chính trị trong các Hiến pháp Việt Nam và trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hiệp quốc ... 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng pháp luật và nhân quyền. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn này bao 3 gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, trong đó luận văn chủ yếu dựa trên việc tập hợp và phân tích văn bản, tài liệu và số liệu. Những nét mới của luận văn Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quyền chính trị hiến định của công dân; phân tích cụ thể các quyền chính trị hiến định trong các bản Hiến pháp Việt Nam Trên cơ sở thực trạng việc thực hiện các quyền chính trị hiến định của công dân; đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và bảo đảm quyền chính trị hiến định của công dân. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền chính trị hiến định của công dân ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học, đặc biệt là chuyên ngành pháp luật về quyền con người và chuyên ngành luật Hiến pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung đề tài được chia thành ba chương như sau: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền chính trị hiến định của công dân. - Chương 2: Sự thể hiện quyền chính trị của công dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam. - Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm quyền chính trị hiến định của công dân. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ HIẾN ĐỊNH CỦA CÔNG DÂN 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quyền chính trị hiến định của công dân 1.1.1. Khái niệm về quyền chính trị hiến định của công dân Khái niệm công dân được dùng để chỉ mối liên hệ giữa cá nhân và Nhà nước. Có thể định nghĩa rằng: “Công dân là những cá nhân được mang quốc tịch của một Nhà nước sở tại”. Công dân của một nước được hưởng những quyền nhất định và phải thực hiện nghĩa vụ của mình vói Nhà nước đó. “Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lí thuộc về một nhà nước nhất định”[34]. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước theo khoản 1 Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mối liên hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam. Quyền cơ bản của công dân là các quyền được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân. Trong bất kì nhà nước nào, địa vị pháp lí của công dân được hình thành bởi tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là xã hội, nhà nước với một bên khác là công dân. Những quy phạm pháp luật tạo nên địa vị khác nhau, bởi vì địa vị pháp lí của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nhà nước. Thuật ngữ “chính trị “ có nguồn gốc La-tinh là “politis” mang nghĩa công việc nhà nước. Cụ thể hơn, có thể hiểu chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự 5 tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Khi nhà nước tư sản ra đời, cùng với sự thay đổi về bản chất của nhà nước, theo đó nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà là một tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để ban hành ra pháp luật và quản lý đất nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân. Quan điểm triết học hiện đại cho rằng quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được tạo lập để phục vụ xã hội. Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hành và quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý xã hội này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và chịu sự giám sát của người dân. Hiểu theo nghĩa rộng thì chính trị là hoạt động của con người nhằm làm ra, giữ gìn và điều chỉnh những luật lệ chung và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của những luật lệ chung ấy. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở wikipedia thì chính trị là “toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước….”[35]. Quan điểm khác cho rằng chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước, hoặc những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước”[1]. Bản chất của quyền chính trị là quyền tổ chức và điều khiển hoạt động của bộ máy nhà nước của người dân. Nói cách khác, quyền chính trị thực chất là quyền của người dân được tham gia vào việc quản lý nhà nước, tham gia vào các công việc của chính phủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Quyền chính trị là một lớp các quyền bảo vệ tự do cá nhân khỏi sự xâm phạm không có cơ sở của chính phủ và các tổ chức tư nhân, và đảm bảo của một người khả năng tham gia vào đời sống dân sự và chính trị của nhà nước không phân biệt hay đàn áp. Quyền chính trị là quyền cơ bản nhất của con người, là những quyền tự nhiên, vốn có của con người, được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh và là cơ sở để các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và quyền phát triển được thực hiện. 6 Như vậy quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị là quyền và nghĩa vụ của công dân tham gia vào các công việc quản lí nhà nước. Đó là các quyền tự do bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, tham gia đóng góp ý kiến vào các công việc của Nhà nước. Những quyền chính trị được Hiến pháp ghi nhận còn được gọi là quyền hiến định về chính trị của công dân. Như vậy quyền chính trị hiến định của công dân là các quyền về chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp, từ những quyền này, công dân có cơ sở để thực hiện quyền làm chủ của mình trong tham gia các hoạt động quản lý Nhà nước, góp phần củng cố, bảo vệ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm của quyền chính trị hiến định của công dân Thứ nhất, Xét về nguồn gốc, quyền chính trị ra đời sớm hơn quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Đặc biệt, quyền được sống trong sự tôn trọng phẩm giá, được làm người theo đúng nghĩa luôn trở thành vấn đề mang tính lịch sử. Ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ chống chính quyền thì mục đích chính cũng nhằm giành lại quyền làm người mà giai cấp chủ nô đã tước đoạt của nô lệ. Vấn đề quyền lợi kinh tế không phải là mục tiêu hàng đầu của các cuộc khởi nghĩa này. Thứ hai, các quyền hiến định về chính trị của công dân được xác lập trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về các quyền dân tộc cơ bản là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc. Thứ ba, những quyền chính trị hiến định của công dân là một loại quyền lực đặc biệt, gắn với quyền lực nhà nước được quy định và đảm bảo thực hiện cùng với lịch sử lập nước, giành, giữ vào xây dựng bảo vệ nhà nước. Quyền chính trị hiến định của công dân có những thay đổi quy định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử. Thứ tư, các quyền hiến định về chính trị của công dân được xác lập đồng thời với các quyền hiến định khác của công dân, góp phần tạo nên một hệ thống thống nhất các quyền hiến định của công dân Việt Nam về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội. 7 Thứ năm, các quyền hiến định về chính trị của công dân ngày càng được mở rộng, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng và với trình độ phát triển kinh tế,chính trị, tư tưởng, văn hóa và dân trí của xã hội. Thứ sáu, quyền chính trị hiến định của công dân là những quyền dễ thực hiện hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và chúng có thể được công nhận về mặt pháp lý và được áp dụng ngay lập tức sau khi phê chuẩn Công ước, chúng ít phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau, nên khả năng hiện thực hóa sự hưởng thụ các quyền này ở các quốc gia cũng khác nhau. 1.1.3. Vai trò của quyền chính trị hiến định của công dân Xét trong bối cảnh lịch sử tư tưởng, lịch sử đấu tranh bảo vệ nhân quyền thì nhiều quyền chính trị được nhắc đến đồng thời với quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Ví dụ, trong các bộ luật cổ xưa như Bộ luật Hammurabi, luật Manu hay trong kinh thánh, kinh Koran, kinh phật... quyền sở hữu (quyền dân sự) của cá nhân được bảo vệ nhưng đồng thời, quyền của những người yếu thế trong xã hội (mẹ góa con côi, người già cả) cũng được ghi nhận. Mặc dù có vị trí ngang nhau, nhưng các quyền chính trị có các vai trò sau: Là “thước đo” cho mức độ dân chủ của một quốc gia; nội dung các quyền thể hiện sự ghi nhận của một quốc gia trong việc tôn trọng quyền công dân; có mục đích đảm bảo cho con người có quyền tham gia đầy đủ vào đời sống dân sự, chính trị của nhà nước mà không bị phân biệt đối xử và đàn áp; bảo vệ các quyền tự do của con người, chống lại những hành vi xâm phạm không có lý do chính đáng từ phía chính phủ hoặc các tổ chức khác. 1.2. Nội dung các quyền chính trị của công dân trong hệ thống các quyền được Hiến pháp ghi nhận 1.2.1. Các quyền chính trị trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng do đây chỉ là một bản “tuyên ngôn”, mang tính chất khuyến nghị nên không có hiệu lực 8 pháp lý ràng buộc với các quốc gia. Sự thực thi phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của các nước thành viên Liên hiệp quốc. Chính vì vậy, cần thiết phải chuyển tải các nội dung của Tuyên ngôn sang hình thức Công ước quốc tế có giá trị bắt buộc các quốc gia ký kết, phê chuẩn phải tuân theo trở thành vấn đề cấp thiết được nhiều nước ủng hộ. Tại mục E, Nghị Quyết số 421 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 4 tháng 12 năm 1950 đã tái khẳng định sự cần thiết phải bổ sung các quyền dân sự, chính trị với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi giữa các nước đó là có nên sắp xếp tất cả các quyền này trong một văn kiện hay nên tách riêng các nhóm quyền cho phù hợp với tính chất, đặc thù của từng nhóm? Sau nhiều tranh cãi, ngày 4 tháng 2 năm 1952, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 543 (VI) giao cho Ủy ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc song song soạn thảo hai Công ước riêng biệt phù hợp với đặc thù của hai nhóm quyền căn bản là Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội [37]. Đến năm 1966, cả hai Công ước này đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhất trí thông qua. Một số quyền chính trị được ghi nhận rộng rãi và cần được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Cụ thể như sau: 1.2.1.1. Quyền tham gia vào đời sống chính trị Theo Điều 21 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 thì tất cả mọi người đều có quyền tham gia vào quản lý của đất nước mình trực tiếp hoặc thông qua những người đại diện đã được tự do lựa chọn. Thể hiện trong những cuộc bầu cử định kỳ, phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc thông qua những thủ tục bầu cử tự do tương đương. Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ công cộng của đất nước mình. Điều 25 ICCPR tái khẳng định “Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào... và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho 9 cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; c) được tiếp cận với các chức vụ công ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng ”.[11] Tại phiên họp thứ 57 ngày 12/7/1996, Ủy ban Công ước đã thông qua Bình luận chung số 25 về sự tham gia quản lý nhà nước và quyền bầu cử. Theo Ủy ban Công ước, các quốc gia thành viên cần sử dụng Hiến pháp, pháp luật và các biện pháp cần thiết để đảm bảm mọi công dân đều có cơ hội được hưởng các quyền tham gia vào đời sống chính trị. Việc quản lý phải trên cơ sở sự đồng thuận của nhân dân và phù hợp với các nguyên tắc của Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ xác định rõ bằng pháp luật tư cách công dân của mình và đảm bảo để mọi công dân được hưởng quyền ngang nhau và không được phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì bất kỳ lý do gì. Công dân tham gia quản lý nhà nước thể hiện qua các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp. Hình thức dân chủ trực tiếp thể hiện qua các hành động như: Tham gia với tư cách là thành viên của các cơ quan lập pháp hay nắm giữ các chức vụ hành pháp; Tham gia vào cơ quan đại diện cho cộng đồng dân cư để quyết định các vấn đề của địa phương; Tham gia vào các cơ quan đại diện cho công dân trong việc tham vấn với chính phủ; Bỏ phiếu quyết định các vấn đề công thông qua bầu cử hoặc trưng cầu ý. Dân chủ gián tiếp thể hiện thông qua tư cách cử tri hay ứng cử viên thông qua bỏ phiếu bầu cử định kỳ, trung thực và phù hợp, được tổ chức nhanh chóng và bảo đảm thẩm quyền của chính phủ kế nhiệm phải trên cơ sở quyền tự do thể hiện ý chí của các cử tri. Ngoài ra, công dân còn tham gia quản lý nhà nước thông qua quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội để bày tỏ quan điểm của mình. 1.2.1.2. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp một cách hòa bình Điều 20 UDHR quy định “1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình. 2. Không ai bị bắt buộc phải tham gia bất cứ một hiệp hội nào” Tái khẳng định Điều 20 của UDHR, tại Điều 21 và Điều 22 ICCPR quy định về quyền hội họp hòa bình và quyền tự do lập hội trong hai điều riêng biệt. 1.2.2. Nội dung các quyền chính trị hiến định của công dân 1.2.2.1. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân Trong quản lý Nhà nước và xã hội, công dân vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Như vậy, có thể quan niệm quyền tham gia quản lý Nhà nước và 10 xã hội của công dân việc công dân tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc hoạt động với tư cách cá nhân để thực hiện các công việc của nhà nước, hoặc xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, gắn với các hoạt động: xây dựng chính sách, pháp luật, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, ra quyết định, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,... Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội đều nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, các nội dung quản lý Nhà nước và xã hội cũng có thể được thực hiện bởi công dân thông qua các tổ chức xã hội ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tham gia, mức độ cống hiến của công dân trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, mức độ sẵn sàng của công dân, hình thức tham gia (trực tiếp hay gián tiếp); năng lực và vị trí việc làm; các yếu tố thuộc về cá nhân công dân (vốn con người - các giá trị cá nhân, vốn văn hóa, vốn xã hội, vốn thông tin, vốn kinh tế, vốn chính trị,..), và đặc biệt là yếu tố thể chế, chính sách của nhà nước. 1.2.2.1.1. Chính sách, pháp luật về sự tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân Tại Việt Nam, nguyên lý xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Chính sách của Nhà nước về quyền lực nhân dân cũng là nhất quán. Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa I (6/01/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân" và "Đảng ta là Đảng cách mạng, ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác"[12]. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc XII tháng 1/2016 xác định: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến"[7]. Thể chế hóa đường lối của Đảng, trong mọi chính sách phát triển, Nhà nước ta luôn đặt con người ở vị trí trung tâm. Về mặt pháp lý, Hiến pháp 2013 ghi nhận công dân có quyền tham gia QLNN và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý". 11 Điều kiện tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND). Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND năm 2015 xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp”[23]. Điều 5 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 (Luật TCYD) cũng quy định "Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân"[24], trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri tại Khoản 1 và Khoản 2 điều 25 Luật này. Trường hợp hạn chế quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bao gồm: Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND: Luật Bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND năm 2015 quy định một số trường hợp không được bầu cử (Điều 30), không được ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND (Điều 37) khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm trường hợp không được ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND: (i) Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; (ii) Người đang bị khởi tố bị can; (iii) Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; (iv) Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và (v) Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: (i) Người bị kết án tử h́ ình đang trong thời gian chờ thi hành án; (ii) Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu 12 trưng cầu ý dân; (iii) Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì UBND xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri (Điều 25 Luật TCYD ). 1.2.2.1.2. Hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội Việc thực hiện các quyền này do luật định. Nhà nước ta đã ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15/04/1992 ( thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VII ) thay thế cho Luật bầu cử ĐBQH ngày 18/12/1980. Sau đó Luật này được thay thế bằng Luật bầu cử ĐBQH ngày 15/04/1997 và gần đây được bổ sung, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử ĐBQH năm 2001 và Luật sửa đổi một số điều của Luật bầu cử ĐBQH và Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010. Ngày 25/06/2015 tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, theo đó những người không có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và HĐND là những người mất năng lực hành vi dân sự và những người bị pháp luật hoặc tòa án tước quyền đó. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện với nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện chế độ dân chủ rộng rãi của Nhà nước XHCN, tạo điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ Nhà nước và xã hội. Quản lý Nhà nước và xã hội có đối tượng quản lý rộng, bao quát tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, công dân cần tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ngay từ khi xây dựng chính sách, pháp luật, đến phổ biến chính sách, pháp luật và giám sát các hoạt động thực tiễn. Trong thực tế, mức độ tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mỗi công dân rất khác nhau, do sự chi phối của các yếu tố, trong đó quan trọng nhất là việc lựa chọn hình thức tham gia quản lý. Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”[22]. Hình thức tham gia trực tiếp: Công dân thực hiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử ĐBQH hoặc ứng cử vào HĐND các cấp. Khi trúng cử, trở thành 13 ĐBQH hoặc đại biểu HĐND, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng theo quy định pháp luật. Tại Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: “Tùy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước”[30]. Thông qua việc trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng, công dân trở thành công chức của nhà nước, tùy theo vị trí việc làm, cấp bậc quản lý mà công dân có thể có điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản lý, ra quyết định, tạo ra những tác động quan trọng cho xã hội. Công dân có thể tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý dựa trên quy định của Luật TCYD . Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, Nhà nước kỳ vọng người dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao, mỗi công dân sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước; phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý Nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh. Điều này có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay gửi ý kiến góp ý đối với cơ quan có thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Tùy thuộc vào tính chất công việc và vị trí việc làm, công dân có thể tham gia quản lý Nhà nước thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và đấu tranh chống tiêu cực trong bộ máy nhà nước, làm trong sạch đội ngũ, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Để tham gia vào quản lý Nhà nước với chức năng thanh tra, công dân phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để trở thành thanh tra viên trong các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hành chính hoặc thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, công dân cũng có thể tham gia quản lý Nhà nước với tư cách là thành viên của Ban thanh tra nhân dân. 14 Công dân tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Công dân, có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh với Nhà nước về những vấn đề còn vướng mắc, bất cập của các văn bản pháp luật, để Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật được ghi nhận tại Điều 28 Hiến pháp năm 2013, Điều 6, Điều 36, Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Công dân có thể tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở (Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007): Xuất phát từ việc sinh sống, làm việc tại các địa phương, cơ quan, công dân có thể góp ý với cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập, gây tác động tiêu cực cho sự ổn định và phát triển, đề xuất các giải pháp để giải quyết. Hình thức tham gia gián tiếp: Công dân thực hiện quyền tham gia QLNN bằng việc thực hiện quyền bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Để thực hiện quyền lực nhà nước được Nhân dân trao cho, ĐBQH và đại biểu HĐND phải chịu sự giám sát, chất vấn của cử tri (công dân) về các yêu cầu, nhiệm vụ QLNN (Điều 79 và Điều 115 Hiến pháp 2013). Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Khi công dân có yêu cầu và ý kiến, các tổ chức sẽ tập hợp lại để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Chính sách của Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý của Nhà nước, từ việc phản biện các chính sách, pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của công chức, cũng như để đạt nguyện vọng, ý kiến của mình cho các cơ quan nhà nước xem xét, thực hiện. Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Thanh tra nhân dân… 15 1.2.2.2. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân Quyền Bầu cử và Ứng cử là quyền chính trị quan trọng bảo đảm cho công dân có thể tham gia vào việc thành lập ra những cơ quan quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam công dân Việt Nam có quyền bầu cử và ứng cử vào hai cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là Quốc hội và HĐND các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và HĐND các cấp. Việc thực hiện các quyền này do luật định . Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là một quyền chính trị cực kỳ quan trọng của công dân. Nhờ quyền bầu cử mà các công dân có thể lựa chọn những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyền lợi của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính ở quyền này nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình như một quyền thụ động và chỉ là khả năng “có thể được bầu” của công dân. Thực hiện chủ trương tích cực hoá vai trò của công dân tham gia vào bầu cử, Hiến pháp 1992 và Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 1994 đã quy định quyền bầu cử và quyền tự ứng cử của công dân. 1.2.2.2.1. Quyền Bầu cử Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của công dân hoặc của thành viên một tổ chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền, thuộc ban lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó. Đây là cơ chế phổ biến được các nền dân chủ hiện áp dụng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, đôi khi cả ở bộ máy hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước. Muốn cho cuộc bầu cử diễn ra một cách thắng lợi cũng như để đảm bảo cho cuộc bầu cử được tiến hành một cách dân chủ cần phải tiến hành theo nhiều nguyên tắc. Có những nguyên tắc mang tính chất của mọi hoạt động xã hội nhưng trong đó cũng không ít những nguyên tắc mang tính đặc thù của hoạt động bầu cử. Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp: 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan