Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Quy trình xử lý sau phơi nhiễm hiv...

Tài liệu Quy trình xử lý sau phơi nhiễm hiv

.PDF
5
178
70

Mô tả:

Quy trình xử lý sau phơi nhiễm HIV Dưới đây là quy trình xử lý tại chỗ phơi nhiễm HIV cũng như quá trình điều trị sau khi xử lý phơi nhiễm. 1. Các bước xử lý sau phơi nhiễm HIV Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ    Đối với tổn thương da dẫn đến chảy máu: Xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn mà không nặn bóp. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút. Trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Phơi nhiễm qua miệng, mũi: Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %. Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần. Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản. Chú ý nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ nông sâu của tổn thương và diện tích tiếp xúc. Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. Thông thường nhân viên y tế sẽ tư vấn cho những người bị phơi nhiễm nên tham gia xét nghiệm HIV. Trong tình huống người này đã biết về tình trạng nhiễm, cần thu thập thông tin liên quan đến điều trị ARV của họ. Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm bằng xét nghiệm. Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm về nguy cơ nhiễm bệnh, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, thuốc và tác dụng phụ, quy trình theo dõi…. Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV liên tục trong 4 tuần. Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ cần được chỉ định điều trị ARV càng sớm càng tốt, từ 2-6 giờ tính từ lúc phơi nhiễm và không quá 72 giờ. Song song với việc đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm, tùy trường hợp, bác sĩ có thể tiếp tục điều trị cho đủ 4 tuần hay ngưng điều trị ARV tuỳ trường hợp. Bước 8: Theo dõi bằng xét nghiệm kiểm tra sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng. Trên bình diện cộng đồng, khi có phơi nhiễm, cần nhanh chóng thực hiện xử trí vết thương tại chỗ (nếu có) theo hướng dẫn trong bước 1. Tiếp đó cần nhanh chóng tiếp cận với cơ sở y tế có chuyên khoa nhiễm HIV (như bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thành, khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng). Nếu khai thác được thông tin từ nguồn gây phơi nhiễm, cần lưu ý đến phác đồ điều trị ARV của họ. Các bước còn lại của quy trình sẽ do nhân viên y tế tại cơ sở hỗ trợ. 2. Các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả của điều trị PEP bao gồm:   Sự chậm trễ tiếp cận với ARV. Theo khuyến cáo của WHO, liều ARV đầu tiên nên được sử dụng càng sớm càng tốt, trong vòng vài giờ đầu, có thể trước cả khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV theo quy trình. Càng chậm tiếp cận ARV, hiệu quả dự phòng càng giảm. Sự kháng thuốc ARV của nguồn gây phơi nhiễm, do vậy, phác đồ điều trị PEP tốt nhất cần được điều chỉnh cho phù hợp với phác đồ mà bệnh nhân đang sử dụng (khuyến cáo là dùng thuốc khác với thuốc bệnh nhân đang dùng). Phác đồ ưu tiên cũng được thay đổi cho phù hợp với tỷ lệ kháng thuốc ARV lưu hành trong dân số. Ở Việt Nam, tỷ lệ kháng thuốc phác đồ 1 vẫn còn thấp, do vậy, phác đồ ưu tiên vẫn là phác đồ 1 cho các tình huống không rõ phác đồ ARV của nguồn gây phơi nhiễm.  Sự tuân thủ của người bị phơi nhiễm: Cần tuân thủ ARV trong suốt 4 tuần điều trị cũng như quy trình theo dõi sau điều trị. Lưu ý:   Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm chỉ nên sử dụng trong những tình huống tai nạn bất ngờ, chứ không phải là một biện pháp dự phòng lâu dài. Khi phơi nhiễm xảy ra, tâm lý thoải mái là một yếu tố cần thiết. Tâm lý thoải mái giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với thuốc, hạn chế ảnh hưởng và tác dụng phụ của thuốc ARV lên đời sống và sinh hoạt. Thực tế, rất hiếm khi ghi nhận có trường hợp nào chuyển đảo huyết thanh từ âm tính sang dương tính sau khi điều trị PEP. Mặc dù hiệu quả bảo vệ không phải là 100%, song các chuyên gia trong lãnh vực này khẳng định đây là mũi nhọn quan trọng trong công cuộc đẩy lùi dịch HIV. Theo khuyến cáo, việc quản lý phơi nhiễm trong cộng đồng nói chung chính là quản lý hành vi nguy cơ của bản thân mỗi người. Còn quản lý phơi nhiễm trong lĩnh vực y tế được gộp chung thành các bước trong quy trình phòng ngừa phổ quát. Trong đó tiêu chí chính là xem mọi dịch tiết đều là dịch tiết nguy cơ và có thái độ cẩn thận trong tiếp xúc. Nên sử dụng hàng rào bảo vệ: kính, áo phòng hộ, mặt nạ y tế, găng tay. Vệ sinh tay trước và sau khi thao tác. Thực hành tiêm an toàn. Kiểm soát môi trường máu và dịch cơ thể qua quá trình vệ sinh phòng ốc, dọn dẹp và xử trí khi có máu, dịch gây nhiễm. Xử trí các vật sắc nhọn như đầu kim, dao kéo...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng