Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Quy trinh sinh hoat lop

.DOC
6
250
73

Mô tả:

QUY TRÌNH ĐIỀU HÀNH BUỔI SINH HOẠT LỚP I. MỤC ĐÍCH  Rèn luyện kỹ năng điều hành hoạt động của học sinh.  Tăng sự thân thiết giữa các thành viên trong lớp.  Rèn luyện ý thức và kỹ năng xây dựng tập thể II.MỤC TIÊU Sau buổi sinh hoạt học sinh cả lớp:  Có thêm kỹ năng điều hành buổi sinh hoạt lớp.  Cảm thấy thoải mái, tự tin, yêu quý lớp của mình.  Xác định được những việc cần làm trong tuần tới. III. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH TỪNG BƯỚC Bước 1: Nhóm điều hành chuẩn bị Trước buổi sinh hoạt 1-2 ngày, GV và học sinh (gọi chung là nhóm điều hành NĐH) họp để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lớp. Tuỳ theo năng lực của HS mà GV sẽ lựa chọn một trong các phương án phân công trong NĐH sau:  GV điều hành toàn bộ buổi sinh hoạt; HS tham gia  GV điều hành phần lớn buổi sinh hoạt; HS điều hành một phần nhỏ  GV điều hành phần khó của buổi sinh hoạt; HS điều hành những phần còn lại  HS điều hành toàn bộ buổi sinh hoạt; GV quan sát và hỗ trợ, can thiệp trực tiếp khi cần thiết  HS điều hành toàn bộ buổi sinh hoạt, GV không can thiệp trên lớp mà chỉ phản hồi sau buổi sinh hoạt Kết quả cần đạt:  NĐH xây dựng được chương trình buổi sinh hoạt gồm có nội dung, phương pháp và lời hướng dẫn điều hành cho từng phần sinh hoạt.  NĐH phân công các phần điều hành cho từng cá nhân. Tiến trình và phương pháp:  HS xây dựng ý tưởng buổi sinh hoạt cùng với GV 1  GV đặt các câu hỏi nhỏ giúp học sinh nảy sinh ý tưởng về nội dung, phương pháp tổ chức. GV chú ý tạo không khí thân mật, cởi mở, tránh gây căng thẳng cho HS. VD:  Trong buổi sinh hoạt lớp các em thích đưa nội dung nào?  Ý tưởng đó nghe rất thú vị, nói rõ hơn cho cô nghe về ý tưởng đó đi.  Các nội dung mà các em chọn rất hay, thế hình thức tổ chức các em định làm như thế nào?  Bạn nào sẽ mở đầu cuộc họp; tiếp theo là bạn nào?  Chỗ này nên đặt câu hỏi như thế nào để tất cả các bạn cùng tham gia?  Phần đó em sẽ nói lời hướng dẫn như thế nào để các bạn tham gia?  GV đóng góp ý kiến giúp nhóm hoàn thiện nội dung, hình thức tổ chức từng phần của buổi sinh hoạt. Bước 2: Mở đầu buổi sinh hoạt. Kết quả cần đạt:  Giới thiệu nhóm điều hành  Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt Tiến trình và phương pháp HS (theo phân công của nhóm NĐH) sẽ mời các bạn vào buổi sinh hoạt lớp và  Giới thiệu nhóm điều hành.  Nêu nội dung chương trình buổi sinh hoạt VD: Xin mời các bạn chúng ta cùng bắt đầu buổi sinh hoạt lớp hàng tuần vào chiều thứ 6. Trước tiên xin giới thiệu với các bạn NĐH buổi sinh hoạt hôm nay gồm có … (số người và tên từng bạn). Chương trình buổi sinh hoạt hôm nay có 3 phần:  Chơi trò chơi (hát, học hát, múa, diễn kịch)  Kể chuyện những kết quả vui của các bạn tuần này  Bàn công việc của lớp trong tuần tới  Chơi trò chơi kết thúc (hát, học hát, múa, diễn kịch) 2 Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu ngay phần đầu tiên là ‘Chơi trò chơi’ Bước 3: Chơi trò chơi (hát, học hát, múa, diễn kịch) Lưu ý: Hình thức của phần này nên thay đổi theo tuần, và tên của phần này sẽ thay đổi theo hình thức tổ chức của tuần đó. Như vậy, tuần này là phần ‘chơi trò chơi’, tuần sau có thể là ‘tiểu phẩm vui’, tuần sau nữa có thể là ‘gala lớp ta 2010’, hay ‘song ca cùng thần tượng’, hay ‘vũ điệu lambada’, hay ‘hát về chú bộ đội’, hay ‘hát về cô giáo em’, ‘hát về trường em’, hát về Bác Hồ’, ‘hát về mẹ của chúng ta’, ‘kể chuyện bạn trong lớp’, ‘nấu ăn món mới’. Kết quả cần đạt:  HS cả lớp hứng thú tham gia hết mình vào phần sinh hoạt lớp  HS được cười nói thoải mái, thể hiện sự ngộ nghĩnh tuổi thơ  HS được sử dụng trí sáng tạo của mình khi chuẩn bị và thực hiện hoạt động. Tiến trình và phương pháp: HS thuộc NĐH hướng dẫn các bạn tham gia theo nhóm:  Chơi trò chơi,  Xây dựng và diễn tiểu phẩm vui  Tham gia Gala ca nhạc lớp ta 2010,  Hát song ca cùng thần tượng,  Tham gia nhảy vũ điệu lambada,  Thi hát hay kể chuyện về chú bộ đội, về cô giáo em, về trường em, về Bác Hồ, về mẹ của chúng ta, về gương bạn tốt trong lớp,  Thi đưa ra quy trình nấu ăn. VD, các nhóm bốc thăm và mô tả món mình sẽ nấu cho những nhân vật đặc biệt (cho siêu nhân, cho vận động viên quyền anh, robot, em bé 2 tuổi, bà cụ 95 tuổi, thủ tướng, chủ tịch nước, cô giáo…) hoặc cho các bạn trong lớp.  Làm mô hình ô tô, máy bay, nhà ở, công viên, bằng những vật liệu có sẵn trong lớp.  Chơi đuổi hình bắt chữ, chiếc nón kỳ diệu, ai là triệu phú…về những đề tài các em tự chọn. HS thường quá quen với việc hát một bài. Cách này hầu như không có gì mang tính sáng tạo nữa. Hát một bài hầu như không còn tác dụng tạo hứng thú cho 3 HS nữa bởi vậy GV nên nghĩ ra nhiều hình thức mới lạ, thực sự làm các em thích thú. Bước 4: Kể những chuyện vui của các bạn và của lớp tuần này Kết quả cần đạt:  Học sinh tự nói lên được những việc mình và lớp đã làm được, những điều cảm thấy vui thích trong tuần. Tiến trình và phương pháp: HS thuộc NĐH hướng dẫn các bạn trong lớp nhớ lại và kể về những chuyện vui của cá nhân và của lớp trong tuần vừa qua. Có thể hướng dẫn như sau: Bây giờ mời các bạn hãy nhớ lại xem trong tuần vừa rồi bạn thấy có điều gì là vui nhất với mình kể cả ở lớp và ở nhà. (Sau khi đưa ra lời hướng dẫn, người điều hành để các bạn nghĩ 2-3 phút) Bây giờ xin mời các bạn hãy kể về điều mình thấy vui để các bạn trong lớp cùng biết và vui cùng bạn. VD:  Được điểm cao, được thầy cô và các bạn quan tâm.....  Được phân công làm nhóm trưởng...........  Khỏi ốm  Nặn được con trâu đẹp  Bố không mắng nhiều nữa khi học ở nhà  Không bị bắt nạt  Đi muộn không bị cơ đỏ ghi tên Cả lớp vỗ tay sau mỗi câu chuyện, HS được cười thoải mái nếu các em thấy câu chuyện nào đó buồn cười. Bước 5: Bàn các công việc của lớp trong tuần tới Kết quả cần đạt:  Nêu ra một số hoạt động cụ thể để cả lớp cùng nhau thực hiện.  Lập kế hoạch thực hiện cụ thể. Tiến trình và phương pháp: HS thuộc NĐH nói để hướng suy nghĩ của các bạn vào công việc lớp trong tuần tới, và hướng dẫn các bạn đưa ra ý kiến. 4 VD: Tuần vừa rồi chúng ta có nhiều niềm vui. Chắc hẳn các bạn đều mong tuần tới lớp ta còn vui hơn. Có phải thế không? Điều quan trọng là ta phải nghĩ ra xem tuần tới ta sẽ làm gì để lớp mình vui hơn. Xin mời các bạn hãy suy nghĩ và cho những ý tưởng ‘sáng choé’ để lớp mình tốt hơn tuần trước. (Sau khi hướng dẫn, người điều hành để các bạn nghĩ 2-3 phút). HS điều hành mời các bạn sẵn sàng có ý kiến phát biểu trước và ghi các ý kiến của các bạn lên bảng: VD:  Tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.  Vệ sinh lớp học, trang trí môi trường lớp học.  Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. ..... Lập kế hoạch Với mỗi nội dung trên, HS điều hành (có thể GV cần hỗ trợ phần này) làm rõ với nội dung đó thì cần làm những công việc gì? thời gian nào? những ai tham gia? cần sự hỗ trợ gì? Với mỗi nội dung chỉ cần làm một việc là đủ. Kế hoạch lớp 4A – tuần 1-5 tháng 3 Công việc Người tham gia Trang trí lớp học: quét mạng nhện, vẽ và treo tranh tự vẽ Cả lớp – lớp trưởng tổ Chiều thứ 3 (2-4 giờ) chức Giúp nhau tiến bộ: Học Cả lớp – Bạn Nga dạy làm bài văn tả cảnh Thời gian Chiều thứ 4 (2-4 giờ) Giơ tay phát biểu nhiều Các bạn: Lâm, Quang, Giờ khoa học, tập đọc hơn Thanh, Trúc Lưu ý: Trong phần này, GV và người điều hành phải đảm bảo rằng HS không phê phán, bêu xấu các bạn HS yếu và các bạn mắc lỗi trước lớp. GV cần gặp riêng các em mắc lỗi và nhắc nhở riêng. Trong quá trình HS điều hành buổi sinh hoạt giáo viên theo dõi và hỗ trợ thực hiện. Khi cần hỗ trợ giáo viên nên tế nhị, tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho nhóm điều hành và cả lớp. VD: Nếu cần nhắc nhóm điều hành thì giáo viên nên viết vào tờ giấy nhỏ chuyển tới tay nhóm đều hành; trong trường hợp HS thực sự gặp khó khăn GV nên hỏi ‘Em có cần cô hỗ trợ phần này một chút không?’ Sau khi hỗ trợ, GV trả lại vai trò điều hành cho HS 5 Bước 6: Kết thúc buổi sinh hoạt. Kết quả cần đạt:  Học sinh cảm thấy vui.  HS mong chờ đến ngày thực hiện kế hoạch Tiến trình và phương pháp:  Học sinh tham gia một hoạt động vui như chơi trò chơi, hát, múa, đóng tiểu phẩm.  GV cùng cả lớp cảm ơn nhóm điều hành đã tạo ra một buổi sinh hoạt thú vị và bổ ích Bước 7: Đánh giá sau buổi sinh hoạt. Kết quả cần đạt:  Nhóm điều hành đánh giá được hiệu quả buổi sinh hoạt, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Tiến trình và phương pháp  Giáo viên cùng nhóm điều hành đánh giá, rút kinh nghiệm buổi sinh hoạt, giáo viên tuyên dương khích lệ nhóm điều hành. Lưu ý: GV không yêu cầu HS điều hành một cách hoàn hảo, bởi đây là tiến trình học tập lâu dài của các em. Những phần HS tạ cảm thấy không hài lòng, chỉ hỏi các em lần sau sẽ làm thế nào cho tốt hơn. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng