Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn...

Tài liệu Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn

.DOC
29
2198
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH THUẬN Lớp : ĐH27NH04 Khóa học : 2011-2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN PHÚC Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Sở giao dịch, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tác giả Nguyễn Thanh Thuận i NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Đánh giá mức độ hoàn thành quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của sinh viên:      Xuất sắc Tốt Khá Đáp ứng yêu cầu Không đáp ứng yêu cầu XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: Giảng viên chấm 1 (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên chấm 2 iii (Ký và ghi rõ họ tên) iv MỤC LỤC Trang BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................v LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – SCB.....1 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN............................2 1.1.1 Giới thiệu tổng quát........................................................................2 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................2 1.1.3 Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất................3 1.1.4 Giới thiệu về Sở giao dịch SCB......................................................4 1.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA SCB7 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN..................................................8 2.1 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN...........................................................9 2.2 ĐÁNH GIÁ........................................................................................18 2.2.1 Ưu điểm..........................................................................................18 2.2.2 Nhược điểm....................................................................................18 KẾT LUẬN........................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO v BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn TMCP Thương mại Cổ phần vi LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, song song với luồng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đến tay người sản xuất, tiêu dùng là luồng tiền về cho nhà cung cấp, vì thế nhu cầu giao dịch thanh toán cũng được chú trọng trong hầu khắp các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hoạt động thanh toán ngày nay diễn ra ngày càng nhanh chóng và tiện lợi song cũng đảm bảo vấn đề pháp lý. Trong các phương tiện thanh toán, thẻ là phương tiện thanh toán ứng dụng công nghệ cao với nhiều ưu điểm vượt trội đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới và giữ vai trò quan trọng tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, tuy mới phát triển nhưng dịch vụ thanh toán thẻ đã có bước phát triển vượt bậc, luôn được sự quan tâm đặc biệt của các NHTM và khách hàng. Không chỉ đem lại cho các ngân hàng nguồn lợi nhuận từ phí dịch vụ, nó còn tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn giá rẻ, mở rộng thị trường tín dụng, tăng dư nợ, tăng thu ngoại tệ, mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế của các ngân hàng. Thẻ đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu và mang lại lợi thế không nhỏ cho ngân hàng nào có khả năng cung cấp sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều tiện ích. Đặc biệt đối với thẻ tín dụng, đây là loại thẻ mới với nhiều tính năng nổi trội, ưu việt hơn nhiều so với các thẻ thông thường khác. Tại thị trường Việt Nam, các dòng thẻ tín dụng đã dần chiếm được lòng tin nơi khách hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn chỉ mới tham gia thị trường thẻ tín dụng trong những năm gần đây. Do đó, hoạt động phát hành cũng như hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn phía trước sẽ đối diện với những cơ hội và thách thức mới. Xuất phát từ thực tiễn này, em đã chọn đề tài “Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” nhằm tìm hiểu sâu hơn về hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng để thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết được học và thực tế đang diễn ra. vii 2. Công việc thực tập Đơn vị em thực tập là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Sở Giao dịch. Sở Giao dịch gồm các bộ phận: kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, kế toán, hành chính và giao dịch. Trong quá trình thực tập tại đơn vị, em được bố trí thực tập tại phòng kinh doanh với mảng dịch vụ kinh doanh thẻ. Tại phòng em được các anh chị hỗ trợ trong việc tìm hiểu các quy chế, quy trình,… cách trình bày những báo cáo kinh doanh của phòng, sử dụng một số phần mềm quản lý của ngân hàng, cách nhập tài liệu và các hồ sơ vào các chương trình. Kết hợp hỗ trợ các anh chị trong việc hướng dẫn khách hàng điền vào các mẫu đăng ký thẻ, các dịch vụ đi cùng và hỗ trợ tư vấn cho những khách hàng có những thắc mắc về quá trình sử dụng thẻ.. Bên cạnh đó thì em còn được hướng dẫn nhiều kỹ năng cần thiết như photo, scan tài liệu, cách lưu hồ sơ và tìm kiếm thông tin khách hàng trên phần mềm của ngân hảng. 3. Kết cấu của báo cáo thực tập Nội dung nghiên cứu của em ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 02 phần sau: Chương 1 : Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Chương 2 : Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – SCB 1 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1 Giới thiệu tổng quát Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn  Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn  Tên tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank  Tên thương hiệu: SCB  Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. HCM  Vốn điều lệ: Kể từ ngày 06/11/2014, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 14.294.801.040.000 đồng (mười bốn ngàn hai trăm chín mươi bốn tỷ tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn đồng) 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ, công nhân viên. Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 14.295 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 202.464 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 164.956 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất. 2 Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể caán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông. 1.1.3 Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất 1.1.3.1Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB) Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB). SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc. 1.1.3.2Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN NGHĨA Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (VIETNAM TIN NGHIA BANK) Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, 3 Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới. Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc. 1.1.3.3Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK) Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000.000 VNĐ. Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn. Suốt quá trình hình thành và phát triển FICOMBANK trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển. 1.1.4 Giới thiệu về Sở giao dịch SCB 1.1.4.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Sở giao dịch là một trong những chi nhánh cấp 1, hoạt động dưới sự điều hành, quản lý của Hội sở. Sở giao dịch được thành lập vào ngày 01/01/2012 dưới sự hơp nhất của 3 4 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Tính đến thời điểm hiện nay, Sở giao dịch có tổng số cán bộ nhân viên là 80 người được phân bố qua các bộ phận: kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, kế toán và hành chính, tuy chỉ mới được thành lập không lâu, nhưng Sở giao dịch luôn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, nỗ lực thực hiện theo tôn chỉ định hướng đã đặt ra : “Khách hàng là trọng tâm” – Mọi hoạt động của SCB đều hướng đến khách hàng. SCB luôn hàng động dựa trên sự suy xét thấu đáo và quan tâm để nắm bắt những nhu cầu của Khách hàng. Mọi nhân viên luôn đặt mình vào vị trí của Khách hàng để thấu hiểu tìm được giải pháp tối ưu cho Khách hàng 5 1.1.4.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự tại Sở giao dịch GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Hỗ trợ Kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng hành chính Bộ phận Bộ phận hướng dẫn Bộ phận kinh khách Kế toán Phòng Kế toán doanh hàng nội bộ Ngân quỹ giao dịch 6 Bộ phận 1.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA SCB Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, SCB đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:  Tổng tài sản đạt 202.464 tỷ đồng  Dư nợ cho vay 95.952 tỷ đồng tỷ tăng 8% so với đầu năm  Nguồn vốn huy động từ tổ chức dân cư đạt 164.956 tỉ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm và hoàn thành 56% kế hoạch năm 2014.  Vốn điều lệ đạt 12.295 tỷ đồng  Lợi nhuận trước thuế đạt 123 tỷ vượt 2% kế hoạch của cả năm và tăng 37,7% so với cuối năm 2013  Doanh số chuyển tiền đạt 15.120 tỉ đồng  Phát hành 19.901 thẻ ATM mới, phát hành mới 4.710 thẻ tín dụng SCB Mastercard 7 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN 8 2.1 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Thị trường thẻ nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động với sự tham gia của rất nhiều các ngân hàng trong nước và cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhận thấy một thị trường khá sôi động và phát triển như thế, ban lãnh đạo kết hợp với ban quản trị ngân hàng SCB quyết định đưa ra sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard. Thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard là thẻ do SCB phát hành cho chủ thẻ để thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được SCB cấp và theo thỏa thuận trong Bản điều kiện, điều khoản phát hành thẻ tín dụng. Đây là loại thẻ chip theo chuẩn EMV (Europay – MasterCard – Visa), có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Vào cuối năm 2012, SCB triển khai phát hành thẻ dành cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng để làm tiền đề đẩy mạnh ra thị trường bên ngoài vào ngày 20/12/2013, tại Khách sạn Windsor Plaza số 18 An Dương Vương, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, SCB tổ chức buổi lễ ra mắt thẻ tín dụng quốc tế SCB MasterCard. Do tham gia vào thị trường thẻ tín dụng tương đối muộn nên SCB có thể học tập rất nhiều kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình, để có thể tận dụng tối đa các cơ hội có được, cũng như biết cách phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra các hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, đặc biệt là SCB có cơ hội ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại. Mặt khác, do gia nhập thị trường muộn, nên thị phần mà SCB đang nắm giữ còn khá nhỏ bé: tính đến cuối năm 2013 số thẻ tín dụng mà SCB đã phát hành ra đạt 2.878 thẻ chiếm 0,13% thị phần thẻ tín dụng trong nước và hiện nay SCB chỉ phát hành thẻ tín dụng mang thương hiệu MasterCard, dự định đầu năm 2015 sẽ phát hành thêm thẻ tín dụng mang thương hiệu Visa. Được sắp xếp thực tập ở phòng kinh doanh thẻ, với thời gian thực tập còn hạn chế, phần nào em chỉ mới bước đầu tự nghiên cứu các quy định, quy trình và quan sát các nghiệp vụ xảy ra trong phòng kinh doanh thẻ kết hợp với tham kiến các anh chị nhân viên vì thế bài báo cáo thể hiện những gì người báo cáo được trải nghiệm qua quy trình phát hành thẻ tín dụng. 9 Thẻ tín dụng là một sản phẩm tích hợp nhiều tính năng mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, sự tiện lợi đó hàm chứa nhiều nghiệp vụ ngân hàng có sự liện quan, theo đó hồ sơ cho nhu cầu mở thẻ của khách hàng sẽ phải trải qua phê duyệt của các phòng ban. Tại SCB, một nhu cầu mở thẻ được giải quyết theo trình tự qua 9 bước. Cụ thể: Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ: - Trong điều kiện thực tế do thẻ tín dụng SCB MasterCard mới đưa ra thị trường, khách hàng cũng ít biết đến nhiều do đó khách hàng không tự tìm đến mà cán bộ kinh doanh hoặc nhân viên tư vấn gọi điện thoại trực tiếp cho khách hàng có quan hệ tín dụng/tiền gửi với SCB,… để tư vấn giới thiệu đặc điểm sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế, biểu phí dịch vụ thẻ và các chương trình ưu đãi đang triển khai. Nếu khách hàng đồng ý phát hành thì tiếp nhận yêu cầu phát hành thẻ của khách. - Cán bộ kinh doanh hay giao dịch viên hướng dẫn khách hàng điền thông tin vào giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết phù hợp với quy định về điều kiện phát hành thẻ trong từng thời kỳ như sau: -     Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng dành cho thẻ chính Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng dành cho thẻ phụ Thư bảo lãnh phát hành thẻ tín dụng Giấy xác nhận  Thư giới thiệu Nếu khách hàng cần phát hành thẻ phụ, yêu cầu khách hàng bổ sung bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu của chủ thẻ phụ. Ở đây cán bộ kinh doanh hoặc giao dịch viên cần tư vấn thêm cho khách hàng biết chủ thẻ phụ sử dung chung hạn mức của chủ thẻ chính. - Các hồ sơ về thông tin khách hàng được lập ngay tại Sở giao dịch mà khách hàng đến giao dịch trước khi được lập lại trung tâm thẻ  Tuy chỉ là bước tiếp nhận yêu cầu nhưng cũng là bước quan trọng trong toàn quy trình, vì thế cán bộ kinh doanh phải hướng dẫn khách hàng điền đầy 10 đủ và thật chính xác các thông tin sau: tên khách hàng phải đúng với tên trên chứng minh nhân dân, số, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân; ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên lạc, nhận SMS, hình thức và địa chỉ nhận sao kê, hình thức trích nợ để tránh trường hợp khách hàng không nhận được sao kê giấy hoặc tin nhắn sao kê, nhắc nợ dẫn đến nợ quá hạn hoặc khách hàng không sử dụng được do tên trên thẻ không khớp với tên trên giấy chứng minh nhân dân; hoặc khi mất thẻ có thông tin đối chiếu để khóa thẻ,.. Bước 2: Thẩm định hồ sơ, khách hàng - Sau khi thu thập đầy đủ hồ sơ khách hàng: tùy theo đối tượng khách hàng mà bộ hồ sơ cần có như bảng sao kê lương 6 tháng gần nhất/ bảng chi tiết các tài khoản tiền gửi 6 tháng gần nhất, bảng sao kê doanh số thanh toán qua POS của đơn vị chấp nhận thẻ,… cán bộ kinh doanh tại sở giao dịch tiến hành thẩm định hồ sơ. - Nội dung công tác thẩm định phát hành thẻ tương tự như nội dung thẩm định cho vay, như cán bộ kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ chưa:  Kiểm tra các tiêu chuẩn cơ bản của khách hàng với các quy định và  chính sách phát hành thẻ tín dụng của SCB Kiểm tra chữ ký khách hàng  Kiểm tra con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền trong các xác nhận mà khách hàng cung cấp. - Nếu bộ hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ kinh doanh tiến hành kiểm tra thông tin tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ngoại trừ các đối tượng: khách hàng cá nhân là cán bộ nhân viên được bảo lãnh bởi tổ chức có quan hệ tín dụng/ tiền gửi tại SCB, khách hàng VIP SCB, khách hàng cá nhân được ban lãnh đạo SCB giới thiệu, là đại diện theo pháp luật của đơn vị chấp nhận thẻ, là lãnh đạo/ cán bộ Nhà nước cấp cao; khách hàng cá nhân là lãnh đạo của các doanh nghiệp có quy mô lớn trên thị trường Việt Nam. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan