Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua biển ( báo cáo thực tập)...

Tài liệu Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua biển ( báo cáo thực tập)

.PDF
24
37
130

Mô tả:

Báo cáo thực tập nước mặn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập giáo trình chuyên ngành BHTS, em đã được tiếp xúc và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất giống nhân tạo. Em đã được trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình ương giống cua biển giai đoạn từ cua mẹ đến cua giống. Để hoàn thành được quá trình thực tập giáo trình em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh ở trại sản xuất giống. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình thầy Ong Mộc Quý (trường ĐH Nông Lâm), anh Tiến tại trại sản xuất giống. Em xin cảm ơn đến chú Châu Tống trại cá cảnh ở quận 12, trại cá rô và cá lóc của chú Năm, các chú và các anh ở trại Hồ Sông Mây đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài báo cáo giáo trình. Trong quá trình thực hiện thực tập giáo trình có gì thiếu sót thì em mong quý thầy cô bỏ qua cho em, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, để em có thể tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để sau ra trường em có trình độ tay nghề cao hơn. Cuối cùng em cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong thời gian thực tập và trong suốt khóa học vừa qua. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 1 Báo cáo thực tập nước mặn MỤC LỤC KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN ................................................................................................. 4 Hình thái cấu tạo và đặc điểm sinh học ................................................................................................ 4 I. 1. Phân loại................................................................................................................................................ 4 2. Đặc điểm sinh học ................................................................................................................................. 4 II. 2.1. Tập tính sống................................................................................................................................. 4 2.2. Tính ăn .......................................................................................................................................... 5 2.3. Lột xác và tái sinh ......................................................................................................................... 5 Mô tả sơ lược trại sản xuất giống ...................................................................................................... 5 1. Vị trí và mặt bằng xây dựng trại. ...................................................................................................... 5 2. Nguồn nước và chất lượng nước. ....................................................................................................... 5 3. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật khác. .......................................................................................................... 6 4. Yêu cầu về công trình xây dựng và trang thiết bị. ........................................................................... 6 III. 1. 2. 4.1. Bể ương nuôi. ................................................................................................................................ 6 4.2. Hệ thống bể lắng, xử lý nước, bể lọc và bể chứa nước. ................................................................ 7 4.3. Công trình xử lý nước thải. ........................................................................................................... 8 4.4. Hệ thống bể khử trùng dụng cụ. .................................................................................................... 8 4.5. Xô ấp trứng artemia. ..................................................................................................................... 8 4.6. Bể nuôi cua mẹ ôm trứng. ............................................................................................................. 8 4.7. Nơi cất vật tư trang thiết bị ........................................................................................................... 9 Quy trình sản xuất. ............................................................................................................................. 9 Nuôi Cua mẹ ôm trứng. ...................................................................................................................... 9 1.1 Các chỉ tiêu chọn lựa cua mẹ ........................................................................................................ 9 1.2 Vận chuyển cua mẹ ....................................................................................................................... 9 1.3 Kỹ thuật ấp trứng và chăm sóc:..................................................................................................... 9 1.4 Theo dõi quá trình phát triển của phôi. ......................................................................................... 9 1.5 Thu ấu trùng zoea mới nở. .......................................................................................................... 10 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 4, Zoea 5......................................... 11 2.1 Chuẩn bị bể ương nuôi. ............................................................................................................... 11 2.2 Thức ăn và quản lý chăm sóc ấu trùng zoea: .............................................................................. 11 2.3 Ương nuôi ấu trùng Zoea 1 đến Zoea 5. ..................................................................................... 12 Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 2 Báo cáo thực tập nước mặn 2.4 Vệ sinh bể. .................................................................................................................................. 13 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng zoea 5 đến cua bột ........................................................................... 14 3. 3.1 Chuẩn bị nước ương nuôi............................................................................................................ 14 3.2 Ương nuôi Zoea 5 lên cua bột 1. ................................................................................................ 14 3.3 Thức ăn. ...................................................................................................................................... 15 Thu hoạch và vận chuyển cua giống................................................................................................ 16 IV. Nuôi thương phẩm cá lóc đầu nhím Tân Hạnh, Tp Biên Hòa, Đồng Nai. ....................................... 17 I. 1. Quy mô trại........................................................................................................................................ 17 2. Tình hình nuôi. .................................................................................................................................. 17 3. Cải tạo ao. .......................................................................................................................................... 17 4. Thức ăn và cho ăn. ............................................................................................................................ 17 5. Quản lý. .............................................................................................................................................. 18 6. Mùa vụ và mật độ thả. ...................................................................................................................... 18 7. Thu hoạch. ......................................................................................................................................... 18 Trại Hồ Sông Mây- Trị An- Đồng Nai: ........................................................................................... 18 II. 1. Quá trình hình thành và quản lý hồ Sông Mây .............................................................................. 18 2. Tình hình nuôi. .................................................................................................................................. 19 Mô hình sản xuất cá cảnh, cá trê ở trại Châu Tống, quận 12. ..................................................... 20 III. 1. Quy mô trại........................................................................................................................................ 20 2. Cách thiết lập trại mang lại ưu điểm lớn ........................................................................................ 21 3. Tình hình sản xuất. ........................................................................................................................... 21 a. Sản xuất giống cá trê. ...................................................................................................................... 21 b. Cá cảnh............................................................................................................................................ 22 Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 3 Báo cáo thực tập nước mặn KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN I. Hình thái cấu tạo và đặc điểm sinh học 1. Phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Portunidae Giống: Loài: Scylla Scylla serrata var. paramamosain Estampador, 1949 Tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab. Tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh. 2. Đặc điểm sinh học Là một trong những loài cua biển có kích thước lớn. Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dầy và có màu xanh lục. Cơ thể cua được chia thành hai phần phần đầu ngực và phần bụng. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn. Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3. 2.1. Tập tính sống Vòng đời cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 4 Báo cáo thực tập nước mặn Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 25-30‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38 ‰. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 2232 ‰. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30 oC. Cua chịu đựng pH từ 7.5-9.2 và thích hợp nhất là 8.2-8.8. 2.2. Tính ăn Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2 - 7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7 - 13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá... Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. 2.3. Lột xác và tái sinh Quá trình phát triển cua trãi qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày /lần. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng... Mô tả sơ lược trại sản xuất giống II. 1. Vị trí và mặt bằng xây dựng trại. Trại ở gần đường giao thông rất thuận lợi vận chuyển cua mẹ, xuất bán cua con hay các dụng cụ trang thiết bị khác. Trại nằm trên bãi ngang ven sông có độ mặn tương đối ổn định trong năm nên rất thuận tiện cho việc cấp thoát nước trong quá trình ương nuôi. Mặt bằng vững chắc, có nền đất ổn định ( không bị xâm thực ở phía sông), thoáng ở 2 bên và trước mặt, nằm trong vùng nuôi thủy sản của địa phương. Môi trường nước và đất không bị nhiễm bẩn bởi chất thải của khu dân cư, khu công nghiệp. 2. Nguồn nước và chất lượng nước. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 5 Báo cáo thực tập nước mặn hình 1: nguồn nước cấp. Được lấy từ biển bơm vào bể lắng có thể tích 25m3,sau đó được xử lý bằng chlorine 50ppm, sau 48 tiếng, lọc nước qua bể lọc cơ học (bể lọc cát), và trung hòa bằng natri biosunfat cho vừa hết chlorine sau đó dùng máy bơm bơm nước đến các bể ương. Nguồn nước sử dụng có độ mặn không dưới 28‰ và không bị biến động lớn trong năm. Nguồn nước vẩn đục phù sa, khi được lắng lọc thì trong lại, không có màu, mùi vị thất thường. Các chỉ tiêu lý hóa học khác của nguồn nước phù hợp để sản xuất cua giống. 3. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật khác. Sử dụng nguồn điện lưới quốc gia và có máy phát điện dự phòng. 4. Yêu cầu về công trình xây dựng và trang thiết bị. 4.1. Bể ương nuôi. hình 2: hệ thống bể ương. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 6 Báo cáo thực tập nước mặn Gồm 65 bể 1m3 và 12 bể 2m3.Các bể này được đặc trong nhà và có mái che, có hệ thống cấp nước, sục khí và hệ thống thoát nước đầy đủ. bể 1m3 được bố trí 1 dây sục khí, bể 2m3 được bổ trí 2-3 dây sục khí. Trong mỗi bể có một ống thoát nước. - Bể ương từ giai đoạn zoea1 đến megalope : bể composite dạng hình tròn, đáy dạng cầu lõm, thể tích 1m3, đáy có chỗ thoát nước. - Bể ương từ giai đoạn megalope đến cua bột: bể composite dạng hình chữ nhật, có thể tích 2m3, đáy bằng phẳng. Trước khi sử dụng hay sau khi thu hoạch cua thì vệ sinh bể ương: - Khử trùng bể bằng chlorine 2000ppm, ngâm trong 24h. - Lấy nước ngọt tráng qua một lần quanh bể ương. - Lấy bàng chải chà và rửa bằng xà phòng, rồi rửa lại bằng nước ngọt. - Tháo dây sục khí, đá sứ, đá bọt đem rửa bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước ngọt. - Để 2 – 3 ngày thì cho nước ngọt tráng qua bể rồi sử dụng. - Sau đó cấp nước vào bể ương (cách thành bể 15 – 20cm). Một số yếu tố môi trường trong bể ương trước khi thả giống: Độ mặn của trại 28‰, pH = 7 – 7.5, DO = 4,5 – 5,0mg/l, nhiệt độ thích hợp 24 – 28oC. 4.2. Hệ thống bể lắng, xử lý nước, bể lọc và bể chứa nước. hình 3: hệ thống bể lắng. Bể lắng 25m3 được xây dựng ngay sát bể lọc để trao đổi, trung chuyển nước được thuận tiện. Bể lọc cơ học kết hợp xử lý nước , được thiết kế nước sau khi lọc phải sạch. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 7 Báo cáo thực tập nước mặn Bể chứa nước có dung tích chứa 25 m3. Đủ cung cấp cho hoạt động của cơ sở 1 tuần ( vào thời kì cao điểm của vụ sản xuất). Bể lắng, lọc và bể chứa nước lọc có mái che. 4.3. Công trình xử lý nước thải. Không có công trình xử lý nước thải. Nước thải bỏ sẽ được xử lý bằng chlorine đậm đặc ngay trong bể composite. Sau 24h sẽ được tháo thoát ra bên ngoài môi trường. Lưu lượng nước thoát nhanh, không bị ứ đọng trong quá trình sản xuất. Nền nhà chứa bể được láng xi măng, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và dễ khử trùng. 4.4. Hệ thống bể khử trùng dụng cụ. hình 4: hệ thống bể khử trùng dụng cụ. Bể xi măng dạng hình vuôn có dung tích 3m3. Dùng để ngâm các dụng cụ khi chưa cần sử dụng. Với liều lượng chlorine nồng độ 2000ppm trong bể. 4.5. Xô ấp trứng artemia. hình 5: xô ấp trứng artemia. Dung tích 35 lít nước. Có hệ thống đèn chiếu sáng ngày đêm. Đặt nơi khô ráo, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và dễ khử trùng. 4.6. Bể nuôi cua mẹ ôm trứng. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 8 Báo cáo thực tập nước mặn Dung tích 100 lít nước. Đặt nơi yên tĩnh, khô ráo, dễ vệ sinh và khử trùng. 4.7. Nơi cất vật tư trang thiết bị Các loại hóa chất, thức ăn được bố trí phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng. Có nơi cất các loại hóa chất, thuốc riêng. III. Quy trình sản xuất. 1. Nuôi Cua mẹ ôm trứng. 1.1 Các chỉ tiêu chọn lựa cua mẹ Cua mẹ được bắt từ trại nuôi vỗ và phải đạt được những chỉ tiêu sau: - Chiều dài mai từ 12 cm trở lên, nặng hơn 350 gram. - 1 mắt bị cắt, thường là mắt trái. - Cá thể khỏe mạnh, không bị giập nát, cua đang ôm trứng. - Màu sắc trứng thường là vàng cam, màu đồng đều. 1.2 Vận chuyển cua mẹ - Phương tiện vận chuyển: xe Honda 2 bánh. - Thời gian vận chuyển: 4-5 tiếng. - Dụng cụ vận chuyển: cua mẹ được vận chuyển trong xô nhựa 15lit, có nước 2/3 xô, có kèm theo máy sục khí oxy chạy bằng pin. - Mật độ vận chuyển: 1 con/1 xô 15 lít. - Nhiệt độ nước ổn định, thường từ: 22-25oC. 1.3 Kỹ thuật ấp trứng và chăm sóc: Cua mẹ được cho vào xô nước biển có pha formaline 200ppm trong thời gian 30s sau đó chuyển vào bể ấp trứng 100 lít. Độ mặn luôn giữ mức 28‰, oxy hòa tan trên 5mg/l, ph 8-8,5, sục khí liên tục và giữ yên lặng nơi nuôi cua. Hằng ngày cua mẹ được cho ăn 1 lần ( sò huyết, ngêu), được bổ sung thêm vitamine và 1 số khoáng chất. Thay nước 100% mỗi ngày. 1.4 Theo dõi quá trình phát triển của phôi. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 9 Báo cáo thực tập nước mặn Sự phát triển của phôi biểu hiện qua sự biến đổi màu sắc của buồng trứng vàng sáng, vàng sẫm, xám tro và cuối cùng là xám đen. Màu sắc của buồng trứng chuyển đồng đều chứng tỏ buồng trứng tốt, phát triển đồng đều. Buồng trứng chuyển đều sang màu xám đen thì sau một đến hai ngày sau là nở ra ấu trùng. Lượng nước trong bể nhiều, chiếm gần hết thể tích chứa của bể, việc này nhằm đảm bảo cho không gian hoạt động khi cua mẹ bơi, giải phóng ấu trùng từ khoang yếm và dễ thu lượng ấu khỏe hơn. 1.5 Thu ấu trùng zoea mới nở. hình 6: thu ấu trùng zoae. Theo quan sát cua mẹ ôm trứng sắp nở trong bể thu ấu trùng zoea, thường trước 1 - 2 ngày có hiện tượng bói zoea (một số ấu trùng đã nở thành zoea 1 sớm hơn so với các ấu trùng còn lại). Lượng ấu trùng zoea 1 nở sớm này sẽ bị loại bỏ và thay nước trong bể thu ấu trùng vào tối ngày hôm đó. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 10 Báo cáo thực tập nước mặn Theo quan sát trứng cua nở thành ấu trùng zoea xảy ra vào lúc 6 - 9 giờ sáng. Ấu trùng có đặc tính hướng quang mạnh, bơi lội trong tầng nước giữa và trên mặt. Sau khi phôi nở thành ấu trùng khoảng 20 - 30 phút thì tiến hành thu ấu trùng zoea. Phương pháp thu: Tắt sục khí, sau 1 - 2 phút dùng vợt thu ấu trùng và cho vào chậu nhựa để tắm với nước có pha sẵn formalin nồng độ 200ppm. Tắm trong thời gian khoảng 1015 giây. 2. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 4, Zoea 5. 2.1 Chuẩn bị bể ương nuôi. Dự tính được ngày ấu trùng nở dựa vào thời gian nhận cua về để thực hiện công việc chuẩn bị bể ương, nguồn nước, thức ăn và thuốc phòng trị bệnh. Sau khi vệ sinh, để bể và dụng cụ được khô ráo, tránh ẩm ướt. Nước biển có độ mặn 28‰ ±2‰ lọc (nước biển đã được để lắng và lọc xử lý bằng chlorine 50ppm). Độ mặn bể nuôi cua mẹ ôm trứng và bể ương ấu trùng zoea giống nhau hoặc chênh lệch rất thấp nếu không sẽ gây sốc cho ấu trùng, làm ấu trùng lắng đáy và bắt mồi kém. Dẫn nước vào bể ương ấu trùng: mực nước cao 0,6-0,8m. Mỗi bể chỉ dùng một viên đá bọt ở giữa (1m3/1 vòi sục khí). Khí chỉ đủ nhẹ để nâng ấu trùng chủ động bơi lội bắt mồi. Mật độ ương: Ương nuôi ấu trùng cua từ giai đoạn zoea 1 lên zoea 5 trong bể composite với mật độ ban đầu 300000 ấu trùng/ 1m3. 2.2 Thức ăn và quản lý chăm sóc ấu trùng zoea: Thức ăn của ấu trùng zoea: Artemia bung dù, nauplius của Artemia Artemia bung dù được ấp trước đảm bảo sẵn sàng cho ấu trùng zoea 1 ăn trước thời gian cho ăn 2 - 3 giờ. Kỹ thuật ấp artemia: Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 11 Báo cáo thực tập nước mặn hình 7: ấp artermia. - Trứng khi mua về trước khi ấp thì cần cho vào ngâm và rửa trong nước ngọt. - Trước khi đưa trứng vào bể ấp thì phải chuẩn bị bể như: Lấy nước biển đã xử lý và lọc sạch, độ mặn 28- 30‰, nhiệt độ 24- 28oC, dây sục khí. - Mật độ ấp khoảng 2g trứng artemia trong 1 lít nước, thời gian từ lúc cho ấp cho đến trứng nở ra Nauplius artemia là 1 ngày. Nhưng trong quá trình ấp thì phải sục khí mạnh và liên tục. - Mục đích ngâm và rửa trứng bằng nước ngọt: Vì trứng artemia được sản xuất trong môi trường nước có độ mặn cao. Khi rửa vào nước ngọt sẽ làm tiêu diệt một số mầm bệnh và vi khuẩn có hại, do thay đổi đột ngột mặn sang ngọt làm cho vi khuẩn không ưa muối bị chết. 2.3 Ương nuôi ấu trùng Zoea 1 đến Zoea 5. hình 8: bể ương nuôi. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 12 Báo cáo thực tập nước mặn Trong quá trình ương ấu trùng có thể bị hao hụt từ 20 đến 50%. Theo dõi mật độ ấu trùng trong bể từng giai đoạn và có thể giảm bớt lượng nước hoặc chuyển dồn ấu trùng sang các bể khác để bảo đảm mật độ thích hợp. Ngày đầu tiên đến ngày 12 cho ăn artermia bung dù.Từ ngày 12 trở đi giảm lượng artemia bung dù xuống 1/2 và cho naupli của Artemia. Đến ngày 14 ngừng cho artemia bung dù, mà cho ăn naupli của Artemia. Một ngày cho ăn 4 cữ vào lúc: 6h, 12h, 17h, 23h. 2.4 Vệ sinh bể. Thay nước hằng ngày kết hợp làm vệ sinh bể: dùng mút mềm cọ rữa thành, xi phông cặn bã ở đáy. Khi xi phông ấu trùng có thể ra theo nên phải dùng lưới lọc để thu lại. Hai ngày đầu không thay nước, ngày thứ 3 thay 30% lượng nước, ngày thứ 5 thay 30%, ngày thứ 7 thay 30% . Và tiếp tục thay cách ngày như vậy cho đến ngày chuyển sang megalope. Tùy theo độ nhiễm bẩn của nước, tình trạng phát triển và nhiễm bẩn của ấu trùng mà có thay nước 100% hay không. Nếu ấu trùng phát triển tốt, lột xác đều, sinh trưởng tương đối đồng đều, không bị nhiễm bệnh, bơi lội khỏe thì hạn chế thay nước nhiều. Nếu ấu trùng bị bệnh thì sử dụng các loại thuốc kháng sinh và đặc biệt kiểm tra nguồn nước và thức ăn kỹ trước lúc cho vào bể ấu trùng. Theo dõi các yếu tố của môi trường nước: Bảo đảm độ mặn 30‰ ±1‰ nhiệt độ nước 29độ C ±1 độ C, pH = 7,5-8,5, oxy hòa tan trên 5mg/lít trong suốt quá trình ương nuôi. Từ Zoea 1 đến Zoea 5 ấu trùng lột xác 4 lần. Mỗi giai đoạn cách nhau 3 ngày. Zoea 5 đã phát triển đầy đủ 5 đôi chân ngực trong đó có đôi chân càng phát triển nhưng tất cả còn nằm trong giáp đầu ngực. Tập tính bơi lội của Zoea 5 vẫn giống các giai đoạn trước. Zoea 5 lột xác cho ấu trùng Megalops. Megalops có giáp đầu ngực dạng chữ nhật, có 5 đôi chân ngực, trong đó có đôi chân càng phát triển hoạt động bắt mồi và tự vệ. Đuôi thu ngắn nhưng rất linh hoạt là động lực chính để bơi lội. Megalops vừa bơi lội, vừa bám vào thành, giá thể, vừa bò cả lên thành, trên đáy. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 13 Báo cáo thực tập nước mặn Trong điều kiện nhiệt độ nước 29-30 độ C từ lúc nở đến lúc xuất hiện ấu trùng Megalops đầu tiên từ 16-18 ngày. Nếu ấu trùng Zoea nở ra chất lượng tốt, ương nuôi tốt từ Zoea 1 đến Zoea 5 có thể đạt tỉ lệ sống 45-60%, thường chỉ đạt 35-40%, thậm chí còn thấp hơn. 3. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng zoea 5 đến cua bột 3.1 Chuẩn bị nước ương nuôi Nước biển đưa vào bể ương đã được xử lý và qua hệ thống lọc, độ mặn 28 - 29‰. Bể composite 1m3 được chọn để ương nuôi từ giai đoạn zoea 5 đến megalope. Mỗi bể bố trí đều với 2 vòi sục khí. 3.2 Ương nuôi Zoea 5 lên cua bột 1. hình 9: bể ương megalope lên cua bột. Khi phát hiện thấy Megalops đầu tiên xuất hiện thì chuyển toàn bộ ấu trùng ra bể ương 2m3 để làm giảm mật độ, tránh ấu trùng Megalops nở trước ăn ấu trùng Zoea chưa chuyển sang Megaplos. Trong bể thả nhiều chùm sợi nylon nhỏ làm giá thể, tạo nơi bám cho ấu trùng Megalops. Mật độ ương từ 15.000 đến 20.000 ấu trùng/m3 . Nước được xử lý như giai đoạn đầu. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 14 Báo cáo thực tập nước mặn hinh 10: giá thể. hình 11: bể đã thả megalope 3.3 Thức ăn. (1) Giai đoạn từ zoae 5 sang megalope. - Thức ăn gồm nauplius Artemia, thức ăn chế biến. - Nauplius Artemia cho ăn hết giai đoạn zoea 5 và megalope, hàng ngày cho ăn 7 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. thường ấp trứng Artemia 50 - 70% hơn so với lượng ban đầu. Sau 4 - 5 ngày xuất hiện ấu trùng megalope, ấu trùng chuyển xuống sống đáy. (2) Giai đoạn từ megalope sang cua bột. - Thức ăn gồm :Artemia sinh khối, thức ăn chế biến sẵn. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 15 Báo cáo thực tập nước mặn - Thức ăn chế biến cho ăn từ giai đoạn Zoea 5 đến khi thu hoạch cua bột, lượng thức ăn chế biến khoảng 5 g/m3/ngày, ngày cho ăn 3 - 4 lần lúc 5 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 23 giờ. Khi ấu trùng megalope chuyển xuống sống đáy thì tăng lượng thức ăn chế biến cho ăn trong ngày. Lượng thức ăn: Artemia 50 con/lít/ngày, thức ăn chế biến 5g/m khối/ngày, mỗi ngày cho ăn 2 lần: sáng và chiều. Tăng dần lượng thức ăn chế biến, giảm dần ấu trùng Artemia. Sục khí, làm vệ sinh bể hàng ngày, rửa bể, xiphông thức ăn thừa, thay 30% nước hàng ngày. Sau 8-12 ngày phần lớn megalops lột xác biến thành cua bột 1. Tỷ lệ sống từ Zoea 5 đến cua bột 1 thường đạt 10% có khi còn thấp hơn. IV. Thu hoạch và vận chuyển cua giống. Rút bớt nước trong ao ương, vớt hết các giá thể, tháo cạn nước thu cua bột qua lưới có kích thước 2mm. Vận chuyển bằng túi bơm oxy: cho tấm giấy mỏng thấm nước biển vào túi nhựa sau đó cho 2000 con cua bột vào, bơm oxy và cho vào thùng cách nhiệt giữ ở nhiệt độ 200C, thời gian vận chuyển 6-10h, tỷ lệ sống 60-70%. Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 16 Báo cáo thực tập nước mặn THAM QUAN CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT I. Nuôi thương phẩm cá lóc đầu nhím Tân Hạnh, Tp Biên Hòa, Đồng Nai. 1. Quy mô trại Trại được xây dựng tại Tân Thạnh, Biên Hòa, Đông Nai với tổng diện tích trại 4,2 ha: diện tích mặt nước khu vực nuôi khoảng 3ha, nuôi trong 6 ao, mỗi ao có diện tích trung bình khoảng 400 - 5000 m2, hiện tại có 4 ao dùng nuôi cá lóc thịt, 1 ao lắng. Trại có một nhà ở và chia 1 ngăn chứa thức ăn và hóa chất dùng cho cá. Trại khá xa trục đường giao thông lớn, đường nhỏ khó khăn trong vận chuyển số lượng nhiều, xa khu dân cư. Ao có nền đáy đất sét xen lẫn cát mịn, độ sâu tối đa 2m. Thiết kế đáy ao có chiều nghiêng thoải để thu hoạch dễ. Hệ thống cấp thoát nước theo thủy triều. Nguồn nước cấp được lấy ở nhánh sông Đồng Nai. 2. Tình hình nuôi. Nuôi cá lóc đầu nhím từ năm 2009 đến nay. Tần suất nuôi: 2 năm nuôi 3 vụ. Nuôi quanh năm. Nguồn giống: tự sản xuất ( nuôi ít) hoặc lấy giống từ An Giang, Long Xuyên (nuôi nhiều). Sau mỗi vụ nuôi giữ lại một lượng cá đẹp chọn làm giống và tiếp tục nuôi đến 1 năm tuổi thì tiến hành cho đẻ. 3. Cải tạo ao. Sau mỗi vụ nuôi tiến hành rút khô và phơi ao 10 ngày khô nứt nẻ chân chim và dùng xe ủi loại bỏ lớp mùn hữu cơ ra khỏi ao. Trường hợp vào mùa không phơi được thì cải tạo ướt bằng vôi bột. Cấp nước từ ao lắng đã xử lý vôi và chlorine: trước khi cho vào ao nuôi phải qua lưới lọc. Mực nước cấp sâu từ 1,5-2 m. Lấy nước và thoát nước dựa vào triều. 4. Thức ăn và cho ăn. - Giá cá tạp 12000-13000 đồng/kg. - Tùy theo loại thực phẩm sử dụng mà có FCR khác nhau: o Sử dụng thực phẩm của con heo vàng: FCR:1.3-1.4.( 530 ngàn/25 kg) o Sử dụng thực phẩm của Master: FCR:2.( 400 ngàn/ 25kg). Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 17 Báo cáo thực tập nước mặn Giai đoạn đầu khi mới xuống giống: tuần lễ đầu chỉ cho ăn cá tươi với cá xay nhuyễn. Sang ngày thứ 8 bắt đầu trộn bổ sung cám dần vào ( 10 kg cá/ 1 kg cám) , sau 1 tháng thì ta chuyển hoàn toàn sang sử dụng cám. 1 ngày cho ăn 2 lần (8h -11h, 14h-17h), mỗi lần cho ăn: 50 tấn cá/ 50 bao cá. Là cám nổi nên quan sát điều chỉnh lượng ăn hằng ngày tương đối dễ dàng sao cho phù hợp không dư thừa. Sau khi rải 1h ra kiểm tra và điều chỉnh. Lưu ý cần rải từ từ cho cá ăn không nên đổ xuống 1 lần. 5. Quản lý. Thường xuyên theo dõi hoạt động bắt mồi của cá. Trường hợp chất lượng nước quá xấu tiến hành thay nước tùy theo mức độ bẩn của ao. Không thay quá 70% lượng nước có trong ao. Thường xuyên bổ sung thêm vitamin C, B complex C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Một số bệnh xảy ra thông thường bệnh ghẻ lở, nội và ngoại ký sinh. Chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng thuốc thích hợp. 6. Mùa vụ và mật độ thả. Tần suất nuôi: 2 năm nuôi 3 vụ. nuôi quanh năm nhưng tránh thu hoạch vào những tháng mùa đông. Mật độ thả: 30 con/m2, cỡ cá khoảng 1000 con/kg, 20 con/m2 cỡ cá 500 con/kg. 7. Thu hoạch. Sau nuôi 6 tháng tiến hành thu hoạch. Nhóm cá lớn nhất từ 1,2-1,4 kg/con, nhóm trung bình từ 0,7-0,8 kg/con chiếm đa số, nhóm cỡ nhỏ 0,3 kg/con. Giá thành thường không ổn định: 35-45 ngàn/kg. Thu hoạch bằng lưới kéo do thương lái tự thu hoạch. Hạn chế bán vào thời điểm tết cá rẻ. Giá thông thông thường giao động 35000-40000 đồng/kg. Năng suất:80-100 tấn/ha II. Trại Hồ Sông Mây- Trị An- Đồng Nai: 1. Quá trình hình thành và quản lý hồ Sông Mây Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 18 Báo cáo thực tập nước mặn Hồ Sông Mây thành lập năm 1983 với chức năng chính là trữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chống hạn, còn nuôi cá là hình thưc tận dụng mặt nước đẻ tăng thu nhập. Với diện tích mặt nước khá lớn khoảng 320 ha sẽ là điều kiện thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Hồ được giao cho tỉnh đội Đồng Nai quản lý từ năm 1995, đã có nhiều thành công trong sản xuất và ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Ban quản lý hồ tổng cộng có khoảng 100 người gồm 4 bộ phận: - Bộ phận đánh bắt 30 người: lo việc chuẩn bị lưới, kéo lưới,… - Bộ phận bảo vệ gồm 14 chốt canh gác xung quanh hồ. Mỗi chốt 2 người, thay phiên đi tuần 24/24 giờ. - Bộ phận quản lý và văn phòng: quản lý hoạt động tại hồ, thu mua, bán,… - Bộ phận hậu cần và đội xe khoảng 20 người: lo các bữa ăn cho đội, vận chuyển đi lại,… 2. Tình hình nuôi. Diện tích hồ khoảng 300 ha là điều kiện thích hợp cho nuôi những loài cá thích nghi mặt nước rộng. Mùa nước lên cao nhất thì hồ sâu khoảng 15-16m (tháng 8-10). Hồ có một đập tháo nước ngầm phục vụ thủy lợi cho 1200 ha đất nông nghiệp. Ngay eo giữa có xây dựng một cầu vận chuyển cá thu hoạch, phía dưới có bố trí các giai chứa cá tạm thời thu hoạch trong ngày. Nguồn nước vào hồ từ nước mưa và suối nhỏ chảy về. Nước hồ có quanh năm chỉ cạn vào năm 1997 và năm 2000. Đối tượng thả giống là cá mè trắng, mè hoa, cá chép, cá mè vinh, cá tra, cá trôi đen. Đối tượng chính của trại là Cá mè trắng, cá trôi đen. Nguồn giống hiện tại lấy từ các trại giống tại địa phương. Thời điểm thả cá giống: cuối tháng 5, đầu tháng 6 vì đây là thời điểm mùa mưa nên mực nước trong hồ bắt đầu tăng lên. Thả giống vào buổi chiều. - Tháng 5-6 thả đợt 1 khoảng 3-4 tấn cá giống - Tháng 7-8 thả đợt 2 khoảng 5-6 tấn cá giống Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 19 Báo cáo thực tập nước mặn - Tháng 10 thả bổ sung 2-3 tấn cá giống Trong năm thả tổng cộng khoảng 13 tấn cá giống. Cỡ cá thả khoảng lồng 8, 300con/kg. Trong đó cá mè trắng/cá trôi đen (50/50) chiếm khoảng 10 tấn, còn lại các loài cá khác: cá tra (khoảng 35000-40000 con), cá chép, mè hoa, mè vinh… Thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn tự nhiên trong môi trường nước, khi cảm thấy mật độ dày thì có thể bổ sung thêm cám phụ phẩm và rau được nấu chín. Cho ăn một ngày một lần kéo dài 1-2 giờ. Quản lý: chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên chỉ bổ sung cám khi mật độ cá tăng cao. Theo dõi bảo vệ chống câu trộm và đánh bắt trộm. Theo dõi sức khỏe cá trong các tháng mùa khô tỷ lệ chết nhiều thì tăng cường thu hoạch giảm mật độ. Hầu như không xử lý thuốc hóa chất khi dịch bệnh xảy ra do diện tích hồ quá lớn. Cá trong hồ có thời điểm chết nhiều do một số nhà máy khu công nghiệp Sông Mây xả thải trái phép, hiện đang có biện pháp xử lý quy hoạch khu xả thải xử lý chung cho khu công nghiệp. Trong thời gian gần đây hồ có xuất hiện nhiều cá lau kiếng theo các suối nhỏ đổ về, để tránh số lượng cá này tăng quá mức ban quản lý có biện pháp dùng lưới bát quái, hoặc bắt bằng tay bằng cách mò trong kẻ đá Các điều kiện chất lượng nước trong hồ không thể kiểm soát được như ao nhỏ. Thường cá chết chủ yếu do mùa nước cạn, chất lượng nước giảm do keo tụ lại chất hữu cơ và hóa chất độc hại từ các nguồn lân cận đổ về. Thu hoạch liên tục trong năm, tập trung cao điểm vào tháng 2-5 sản lượng thu hoạch trong ngày khoảng 2,5-3,5 tấn/ngày, các tháng còn lại sản lượng thu hoạch khoảng hơn 1 tấn/ngày và thu hoạch bằng lưới quét cỡ lưới từ 4-10cm. Cỡ cá thu hoạch ≥ 0,5kg/con. Thu hoạch trong ngày đổ vào các giai chứa đến chiều mối lái tới thu mua. Năng suất bình quân từ 400500 tấn/năm. Giá cá thường thay đổi theo thị trường thường cá mè 10000 đồng/kg, cá trôi 12000-13000 đồng/kg. III. Mô hình sản xuất cá cảnh, cá trê ở trại Châu Tống, quận 12. 1. Quy mô trại Sv thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng