Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sữa chữa xe camry 3...

Tài liệu Quy trình công nghệ bảo dưỡng và sữa chữa xe camry 3

.PDF
30
1368
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CƠ KHÍ TIỂU LUẬN MÔN SỮA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG ÔTÔ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA XE CAMRY 3.5Q SVTH: LÝ MINH QUÂN LỚP: 12COT01 MSSV: 1211514278 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2015 1 PHỤ LỤC I. Thông số kỹ thuật: LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình chúng ta sử dụng xe ôtô, do tác động của thời tiết, tần suất làm việc, điều kiện đường sá. Dẫn tới một số chi tiết, cơ cấu, khớp nối thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động của ôtô. Chúng ta phải thực hiện việc công tác bảo dưỡng hằng ngày ( rửa, vệ sinh trong, ngoài xe, bổ sung nước làm mát, kiểm tra mức dầu bôi trơn, áp suất lốp, kiểm tra hoạt động của hệ thống điện). Ngoài kiểm tra hằng ngày, chúng ta cần phải bảo dưỡng định kỳ, với những công việc phức tạp hơn, kiểm tra toàn bộ các hệ thống trên xe ( hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện thân, điện động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, độ mòn của lốp). Sau đây là quy trinh bảo dưỡng và sữa chữa các hệ thống trên xe camry 3.5Q. Chúng ta sẽ hiểu rõ các hư hỏng thường gặp, các khắc phục. 2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT Thông tin cơ bản: Hãng sản xuất: TOYOTA – Camry 3.5Q Động cơ: 3.5lít,V6, 24 van, DOHC Dung tích xilanh: 3456cc Loại xe: Sedan Loại nhiên liệu: Xăng Kích thước: 4825mm*1820*1480mm Trọng lượng không tải: 1570kg Cửa, chỗ ngồi: 4 cửa, 5 chỗ Nội Thất: Hệ thống mở khoá thông minh Khoá cửa điều khiển từ xa Tay lái: da và vân gỗ Các nút điều chỉnh âm thanh trên vô lăng Màn hình hiển thị đa thông tin Hệ thống khởi động bằng nút bấm Ngoại Thất: Đèn trước HID, AFS Chế độ tự động điều chỉnh góc chiếu Kính chiếu hậu ngoài gập điện, tự động điề chỉnh khi lùi xe Gạt nước gián đoạn: điều chỉnh thời gian + cảm biến mưa Thiết Bị An Toàn: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS 3 Hệ thống điều khiển ổn định xe VSC Cảm biến lùi và cảm biến 4 góc Phanh trước: Đĩa thông gió 16inch Phanh sau: Đĩa 15inch Giảm sóc trước: MacPherson với thanh xoắn Giảm sóc sau: Đòn kép với thanh xoắn Lốp xe: 215/55R17 Vành mâm xe: Mâm đúc QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA XE CAMRY 3.5Q 2010 1. Nhu cầu bảo dưỡng xe:
 - NVLX có nhu cầu bảo dưỡng xe để thực hiện công tác lái xe an toàn. 2. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe:
 - NVLX hằng ngày có trách nhiệm kiểm tra hệ thống xe. - Xe ô tô sử dụng thường xuyên nên bảo dưỡng 5.000km
+ Xe ô tô không sử dụng thường xuyên (ít đi) 6 tháng/ lần bảo dưỡng. 2.1. Bảo dưỡng định kỳ: - Thay nhớt máy 5.000km - Thay lọc nhớt + lọc xăng (xe chạy xăng) 10.000km. - Thay lọc nhớt + lọc dầu (xe chạy dầu) - Thay lọc gió (xe chạy dầu và xăng) 20.000km. - Thay nhớt hộp số và cầu sau 40.000km. - Thay Bugi xe xăng (theo đề nghị của hãng xe và chủng loại Bugi đang sử dụng). - Bơm mỡ bò rôtuyn tay lái. - Thay dây curoa (theo đề nghị của hãng xe và chủng loại dây curoa đang sử dụng) - Châm nước bình ắc qui (bình ướt) bình khô không cần châm nước bình. 4 2.2. Kiểm tra đánh giá tình trạng xe: - Kiểm tra máy lạnh vệ sinh máy lạnh. - Kiểm tra hệ thống thắng
 - Kiểm tra hệ thống tay lái
 - Kiểm tra động cơ máy - Kiểm tra vỏ xe - Kiểm tra hệ thống tất cả các loại đèn trên xe. 2.3. Phần sửa chữa khẩn cấp: - Hệ thống phanh. - Hệ thống lái - Vỏ xe
 A.KHUNG GẦM: 1.Hệ Thống Phanh: Khi bật công tắt máy thì đèn báo ABS trên taplo sẽ xuất hiện trong 3 giây sau đó tắt hẳn. Nếu có sự cố thì đèn báo ABS sẽ bật sáng. Người lái xe khi thấy đèn bật sáng liên tục thì nhất thiết phải đưa xe vào các xưởng sữa chữa để kiểm tra. Trong quá trình sử dụng nếu thấy chuông báo phanh kêu báo hiệu nguy hiểm của hệ thống phanh thì lái xe phải đưa vào xưởng sữa chữa. 5 Hình1.a. Sơ đồ hệ thống phanh ABS trên xe ABS. 1.1. Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp phanh. Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh, độ cao bàn đạp phanh từ tâm vách ngăn tới đỉnh mặt bàn đạp từ 129,9 – 139,9 mm. Hình 1.1.1. Xilanh chính và bàn đạp phanh. 1.1.1. Điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh: + Tháo giắc nối ra khỏi công tắc đèn phanh. + Tháo công tắc đèn phanh. + Nới lỏng đai ốc hãm chặc chữ u : Momen xiết 26Nm. + Lắp công tắc voà bộ điều chỉnh cho đến khi thân công tắc chạm vào bàn đạp phanh khe hở tiêu chuẩn giữa bàn đạp phanh và thân công tắc là 1,5 – 2,5 mm. + Quay công tắc đi ¼ vòng theo chiều kim đồng hồ. + Lắp giắc nối. 1.1.2. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh: + Tắt máy và đạp bàn đạp phanh một vài lần cho đến khi khôbg còn chân không trong bộ trợ lực phanh. + Ấn bàn đạp phanh cho đến khi bắt đầu có camr giác lực cản sau đó đo khoảng cách, hành trình tự do dài 1-6mm. Nếu không đúng kiểm tra khe hở công tắc đèn phanh từ 0,5 – 2,5 mm. 1.1.3. Kiểm tra mức dầu phanh: + Trên bình dầu phanh có sơ đồ chỉ mức dầu, chỉ cần quan sát bằng mắt thường. Nếu mức dầu phanh thấp, kiểm tra rò rỉ và kiểm tra má phanh nếu cần thiết thì bổ sung dầu. Chúng ta sử dụng dầu SAEJ1703 hay FMVSSNo.166DOT3. 1.2. Kiểm tra bộ trợ lực phanh: 6 - Kiểm tra kín khí: - Khởi động động cơ và tắt máy sau 1-2 phút. Đạp từ từ bàn đạp phanh một vài lần. * Chú ý: Nếu bàn đạp phanh đi xuôgs nhanh ở lần thứ nhất nhưng dần dần đi dần lên sau lần đạp thứ 2 và thứ 3 thì bộ trợ lực phanh là kín khí. - Kiểm tra hoạt động: + Đạp bàn đạp phanh một vài lần với khoá điện đang ở vị trí OFF và kiểm tra rằng không có sự thay đổi về khoảng. + Đạp bàn đạp phanh và khởi động động cơ. Chú ý: Nếu bàn đạp phanh đi xuống một chút thì hoạt động là bình thường. - Kiểm tra van một chiều: + Kiểm tra kín khí của van một chiều:  Trượt kẹp và tháo ống chân không.  Tháo van an toàn.  Kiểm tra bằng sự thông khí từ bộ trợ lực phanh đến động cơ và không có sự thông khí ở chiều từ động cơ đến bộ trợ lực phanh.  Nếu tìm thấy hư hỏng thì thay thế van một chiều. 1.3. Xả khí hệ thống phanh: -Đổ đủ dầu phanh vào bình chứa. Dùng dầu SAEJ1730 hoặc FMVSSNo.166DOT3. - Xả khí xi lanh phanh chính: (1) Tháo bộ lọc gió cùng với ống. (2) Tháo các đường ống phanh khỏi xilanh phanh chính. (3) Đạp chậm chân phanh và giữ nó. (4) Bịt đường ra (các lỗ) của xilanh phanh chính bằng ngón tay và nhả đạp phanh. (5) Lặp lại bước (2) và bước (3) 3 hoặc 4 lần. (6) Lắp cụm lọc gió cùng với ống. - Xả khí đường ống phanh: (1) Nối bộ thay dầu phanh vào máy nén khí. (2) Tháo nắp đậy nút xả khí. (3) Cắm ống của bộ thay dầu phanh vào nút xả khí. (4) Xả khí bằng cách nới lỏng nút xả khí khoảng 2 vòng. (5) Xiết chặt nút xả khí sau khi không còn bọt khí trong dầu phanh chảy. (6) Kiểm tra sao cho nút xả khí được lắp chặt và lắp lại nắp đậy. 7 (7) Lau sạch dầu phanh rò rỉ ra xung quanh nút xả khí. - Xả khí bộ chấp hành hệ thống ABS: (1) Tháo nắp bình chứa. (2) Lắp STT vào bình chứa dầu phanh. (3) Nối ống nhựa voà nút xả khí của bộ chấp hành hệ thống ABS. (4) Dùng STT, bơm một áp suất nhất định vào bình chứa. (5) Nới lỏng nút xả khí. (6) Xả khí ra bộ chấp hành hệ thống ABS. 1.4. Kiểm tra cơ cấu phanh: Quy trình tháo kiểm tra bảo dưỡng cơ cấu phanh cho tất cả các bánh xe đều giống nhau say đây là quy trình cho cơ cấu phanh trước: - Tháo ốp che bụi ngoài. - Tháo 5 bulông để tháo bánh xe ra ngoài. - Xả dầu phanh. - Thảo kiểm tra cụm xilanh phanh đĩa. - Tháo bulong nối gioăng ra khỏi cụm xilanh phanh đĩa sau đó ngán ống mềm phanh trước. - Giữ chốt trượt xilanh phanh đĩa phía trước và tháo 2 bulong và cụm xilanh phanh đĩa. - Tháo rời cụm má phanh ra khỏi giá đỡ phanh. - Tháo rời các chi tiết và tiến hành làm sạch và kiểm tra. - Kiểm tra độ dày má phanh: Làm sạch má phanh, kiểm tra độ dày má phanh bằng thước đo. - Kiểm tra độ dày của đĩa phanh. - Làm sạch đĩa phanh. - Quan sát bề mặt xem có nứt vỡ hay xước không. - Đo độ dày đĩa phanh bằng panme. Độ dày nhỏ nhất là 25mm. 2.Hệ Thống Lái: Như chúng ta đã biết, hệ thống lái trên ôtô giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Không chỉ vậy, hệ thống lái còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của chiếc xe và chính bản thân chúng ta. Hiện nay hầu hết trên các dòng xe hiện đại thì hệ thống lái đều được trang 8 bị bộ trợ lực lái để giúp người điều khiển xe dễ dàng thao tác hơn, đem lại sự thoải mái hơn và an toàn hơn khi sử dụng xe. Bạn thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi chiếc xe không tuân theo điều khiển của bạn khi bạn đánh lái? Một tai nạn tiềm ẩn dành cho những người trên xe và những ai đang tham gia giao thông trên đường. Trong quá trình chúng ta sử dụng xe, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác dụng của các lực làm cho chúng có thể hao mòn, biến dạng, hoặc gây ra hư hỏng,… may mắn thay là chúng ta sẽ cảm nhận được các dấu hiệu trước khi hệ thống lái của xe bạn mất kiểm soát. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số dấu hiệu thường gặp khi hệ thống lái của xe có vấn đề, nguyên nhân dẫn đến điều đó và cuối cùng là một số phương án khắc phục & sửa chữa. a. Tay lái nặng Hiện tượng này làm bạn thấy thật khó chịu khi phải tốn sức để đánh lái với chiếc xe của mình và nó còn thiếu an toàn khi bạn di chuyển trên đường nữa, nhất là khi xe cộ đông đúc trong giờ cao điểm. Khi xe bạn có hiện tượng trên, điều đầu tiên nên xem xét là phải kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái của xe bạn thấp hơn mức low hoặc bơm trợ lực của bạn bị hư hỏng dẫn đến điều này. Trường hợp này có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm. Hình 1.2.a. Bơm dầu bị xước. Khi xe có tình trạng trên, lái xe có thể tự kiểm tra mức dầu trợ lực lái của xe bẳng mắt thường, xem mức dầu trợ lực nằm trong khoảng min – max (full – low) là được. Nếu thiếu dầu trợ lực bạn hãy đến gara gân nhất để châm thêm dầu đảm bảo cho hệ thống lái hoạt động tốt. Trường hợp mức dầu trợ lực lái của xe vẫn đảm bảo, bạn hãy đem xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa. (có thể bạn sẽ phải thay cánh bơm trợ lực, thay ống dẫn dầu hoặc gia công lại bề mặt bơm). Hình 2.2.a: Mức dầu trên bình dầu phanh. b. Tay lái trả chậm: Hiện tượng này thường đi chung với tay lái nặng do bơm trợ lực của xe hoạt động kém. Việc này có thể do áp suất và lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến thước lái dịch chuyển chậm khi ta đánh lái. Thước lái bị hở séc măng bao kín làm dầu lọt qua khoang bên cũng gây ra hiện tượng chậm trả lái. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: các đăng lái hoặc thanh dẫn động lái khô mỡ, bị mòn làm tăng lực ma sát khi ta trả lái. Trong trường hợp này, chúng ta nên lái xe đến gara để kiểm tra và bảo dưỡng. xe của bạn sẽ cần bôi mỡ bôi trơn vào các khớp bị khô, gia công hoặc thay thế các khớp bị hỏng. Trường hợp séc măng bao kín của thước lái bị hở cần thay bộ séc măng mới. Hình 1.2.b : Thước lái. c. Vành tay lái bị rơ: Độ rơ vành tay lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng này do quá trình sử dụng lâu ngày nên các khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe. Khi độ rơ vành tay lái nhiều, tài xế cần đưa xe đến các gara để điều chỉnh lại bạc lái. Hình 1.2.c : Trục các đăng. d. Hiện tượng chảy dầu ở thước lái: Đây là hiện tượng khá phổ biến ở hệ thống lái trợ lực thủy lực. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phớt thước lái bị chảy dầu, tuổi thọ của phớt thước lái thấp nên sau một thời gian sử dụng gây ra chảy dầu, một trường hợp khác là do chụp bụi lái bị rách làm cho nước, bụi xâm nhập phá hỏng phớt thước lái gây ra hiên tượng trên. Đai siết hai đầu thước lái không chặt làm rỗ ti, phá hỏng phớt. Hãy đến trung tâm sữa chữa, bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục. Có thể thay phớt thước lái, xiết lại hai đầu rô tuyn lái, thay chụp bụi mới để đảm bảo hệ thống lái của xe bạn không bị bụi đường và nước xâm nhập làm hỏng phớt thước lái. Ngoài ra hệ thống lái trợ lực thủy lực còn xảy ra một số vấn đề như nhẹ lái do van điều chỉnh áp suất dầu hỏng, đánh lái không hết do điều chỉnh rô tuyn lái không đúng hoặc làm cạ bánh xe, việc đánh lái xuất hiện các khoảng nặng nhẹ khác nhau do thước lái bị cong, thước lái bị rơ do thanh răng và vít trục lái mòn... Bạn cần đến garage để kiểm tra và sửa chữa. điều chỉnh lại rô tuyn lái cho phù hợp, thay thế van điều chỉnh áp suất dầu, gia công thanh răng và gia công thước lái của xe bạn… Hệ thống lái cũng như các hệ thống khác, kết hợp với nhau để làm nên chiếc xe hoàn chỉnh và an toàn cho bạn. Hãy luôn chăm sóc và kiểm tra chúng hang ngày để xe của bạn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy và thoải mái. 3. Hệ thống truyền lực chính: a. Biến mô: Dấu hiệu báo hư hỏng: Sáng đèn CHECK ENGINE Chết máy Có tiếng kêu lách cách lạ khi thay đổi tốc độ Rung không bình thường Lực máy yếu Chảy dầu hộp số tự động Tiếng kêu lạ khi đề nổ máy Ngoài nhiệm vụ truyền lực từ động cơ tới hệ thống chuyển động, khi máy chạy ở chế độ cầm chừng thì bộ biến mô sẽ “trượt”, điều này cho phép xe vẫn nổ máy mà bánh xe không chuyển động. 12 Nhằm tăng hiệu suất làm việc, ở những kiểu xe đời mới có bố trí thêm bộ ly hợp điều khiển điện tử nằm trong bộ biến mô, khi xe chạy ở tốc độ cao nó sẽ khóa cứng để không bị trượt khỏi làm mất năng lượng. Nếu biến mô không cắt được trong lúc máy nổ ở tốc độ cầm chừng thì sẽ làm chết máy Nếu chỉ xả dầu đơn thuần hoặc tháo lọc dầu, đáy cát te thì sẽ không xả được hết dầu thủy lực cũ nằm trong biến mô. Cần tiến hành “qui trình thay dầu hộp số tự động” để có thể xả được toàn bộ dầu cũ trong hộp số trong biến mô, hệ thống làm mát . . . Bộ biến mô nên được thay thế mỗi khi đại tu hay thay mới hộp số tự động. b. Hộp số: Hình 1.3.b. Hộp số tự động. Rò rỉ dầu: Dầu bôi trơn làm giảm ma sát, bào mòn, nâng cao hiệu suất bộ truyền động, là làm mát. Với hộp số tự động một khi mức dầu dưới mức giới hạn an toàn sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng truyền lực và gây hư hại tới các chi tiết bên trong vì vậy phải thường xuyên kiểm tra mức và chất lượng dầu. Đèn "Check Engine" sáng: Đèn "Check Engine" sáng cảnh báo những hỏng hóc liên quan đến động cơ, một số trường hợp do hiện tượng rung động của hộp số hoặc ECU tiên đoán trước hư hỏng của hộp số mà chưa cảm nhận hoặc nhìn thấy. Nghe thấy tiếng rít và rung lắc: Khi vào số bác cảm nhận tiếng nghiền rít, Côn mòn, bị trượt thường tạo ra tiếng rít kèm theo mùi khét. Cũng có thể bộ đồng tốc nào đó đã mòn hoặc gặp nguy hiểm, hay cơ cấu sang số phải được điều chỉnh lại. 13 Hộp số phản ứng chậm: Ở xe số sàn, hiện tượng có thể là động cơ tăng tốc, nhưng xe không chạy nhanh tương ứng do ly hợp bị mòn… Cũng có thể việc cài số bị hẫng, quay về trạng thái trung gian nếu cơ cấu gài và khóa số gặp vấn đề. Xe số tự động thường xuất hiện vấn đề tương tự khi cài vị trí P (Park) hoặc D (Drive). 4. Hệ Thống Treo: Hình 1.4. Hệ thống treo Macpheson. a. Giảm chấn chảy dầu Giảm chấn có nhiệm vụ hạn chế chuyển động của phần tử đàn hồi của hệ thống treo (nhíp, lò xo) khi xe gặp các vật cản trên đường, nhanh chóng dập tắt dao động đó bằng lực cản của dầu chảy qua một khe tiết lưu trong pít-tông. Chúng cũng hấp thụ rung động của thân xe và mang lại tính êm dịu chuyển động. Khi giảm chấn bị chảy dầu hoặc tắc lỗ tiết lưu sẽ làm xe dao động rất lâu mà không tắt, gây nên hiện tượng xóc, bập bềnh khiến người ngồi trên xe khó chịu, nhanh mỏi và hại sức khỏe. Khi thấy phần ống ngoài giảm chấn bị ướt, bụi 14 bẩn bám nhiều, để lâu mà không thấy khô thì đó là hiện tượng giảm chấn đã bị chảy dầu, cần được thay thế ngay. Hình 2.4.a. Hiện tượng chảy dầu trên giảm chấn. b. Hệ thống treo bị kêu Ngoài ra, các thanh ổn định, thanh nối thông thường được nối hoặc đỡ bằng các khớp cầu, cao su chống rung. Khi các khớp cầu, cao su này mòn nhiều, độ rơ tăng lên cũng là nguyên nhân gây nên tiếng kêu khó chịu ở hệ thống treo. Vì vậy, khi phát hiện có tiếng kêu lạ ở phía gầm xe thì cần đưa xe tới các Service hoặc gara để kiểm tra và xử lý. B. ĐỘNG CƠ: 1. Hệ thống làm mát. Lý do phổ biến nhất khi động cơ bị nóng là do van hằng nhiệt. Tuy cũng có vài lý do khác khiến động cơ nóng quá mức như: nước làm mát ở mức thấp, quạt không làm việc hay tắc két nước… Hình 2.b.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát trên xe hơi. 1- Két nước làm mát, 2- Bơm nước, 3- Quạt tản nhiệt, 4- Van hàng nhiệt, 5- Giàn trao đổi nhiệt, 6- Van, 7- Động cơ, 8- Luông không khí nóng cấp cho điều hòa. Bắt đầu chẩn đoán bằng việc kiểm tra hệ thống từ bên ngoài. Mức nước trong bình có nằm trong giới hạn cho phép không? Nếu thấp dưới mức nhỏ nhất, có thể hệ thống đã bị rò rì ở đâu đó. Nước nóng dễ dàng phá hủy các điểm nối ghép. Cần phải bổ sung thêm nước. Tuy nhiên đừng tháo nắp bình nước khi động cơ đang nóng vì có thể nước đang sôi, áp suất trong bình tăng cao, nước nóng trào vào tay làm bạn bị bỏng. Kiểm tra dây đai liệu chúng có bị mòn, trùng hay bị bẻ cong không. Nếu động cơ nóng sau một vài phút khởi động máy, nguyên nhân phổ biến do van hằng nhiệt bị hỏng. Khi mới khởi động, nhiệt độ động cơ thấp, bơm sẽ luân chuyển nước trong động cơ, để hâm nóng nhằm tạo điều kiện hòa trộn không khí với xăng tốt hơn. Nhưng khi nhiệt độ lên tới mức 80 độ C, van hằng nhiệt mở, nước chảy qua két để làm mát. Nếu van này hỏng, nước sẽ không được làm mát khiến nhiệt độ động cơ tăng vọt. Hình 3.b.1. Van hằng nhiệt. Nếu máy nóng sau khi chạy được vài km hoặc chỉ nóng khi tốc độ vòng quay thấp, vấn đề thuộc về quạt và két tản nhiệt. Rõ ràng động cơ đã được làm mát nhưng ở mức thấp do nước tuần hoàn qua két kém hoặc quạt làm việc kém hiệu quả. Trên các xe sử dụng quạt điện để làm mát, chúng sẽ quay khi nhiệt độ động cơ trong khoảng từ 90 - 105 độ C. Cho động cơ làm việc ở chế động không tải (tắt tất cả các phụ tải như điều hòa, đèn, hệ thống âm thanh…). Quan sát nhiệt độ nước làm mát trên bảng điều khiển, quạt sẽ phải được bật tự động trước khi đồng hồ chỉ mức nhiệt độ cao. Nếu nó không quay hãy tắt máy ngay để tránh gặp nguy hiểm cho động cơ. Sau khi máy nguội, hãy thử bật điều hòa, nếu quạt quay có thể công tát nhiệt độ quạt làm mát đã suy giảm chất lượng. Nếu quạt vẫn không quay, cần phải kiểm tra hệ thống điện của nó. Quạt và két nước làm mát: Nếu két nước, quạt, nước làm mát, van hằng nhiệt đều tốt. Có thể bơm nước đã gặp sự cố, nước không tuần hoàn hoặc gioăng quy-lát bị thổi cháy và hiện tượng cháy sớm xuất hiện, động cơ nóng hơn mức bình thường. a. Súc rửa hệ thống làm mát: Két nước làm mát có nhiều ống dẫn nước hình dẹp, bố trí nhiều hàng so le nhau trong các cánh tản nhiệt. Do lâu ngày không được súc rửa, kiểm tra, bảo dưỡng nên gây cáu cặn, tắc nghẹt, làm giảm tác dụng giải nhiệt. Một vài trường hợp các ống dẫn có thể bị bẹp, cong vênh, rỉ, hoặc nứt dẫn đến rò rỉ nước làm mát, nếu không phát hiện sớm để khắc phục kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho động cơ. Két nước làm mát nói riêng và hệ thống làm mát nói chung cần được làm sạch để có thể làm mát tốt bởi sau một thời gian làm việc với cường độ cao, các cặn bẩn, hóa chất sẽ lắng cặn và đóng thành lớp ngày càng dày trong két làm mát và đường ống dẫn. Cách nhanh nhất và ít tốt kém nhất để khắc phục hiện tượng này là sử dụng dung dịch súc rửa két nước thường xuyên bằng dung dịch tẩy rửa hệ thống nước làm mát Restore & Restore Plus Fleetguard CC2610 / CC2611 để có thể loại bỏ các lớp lắng cặn trong hệ thống và thay nước làm mát. Mở nắp đậy bộ hoán nhiệt, các van xả. Đổ dung dịch tẩy rửa vào hệ thống làm mát, ngâm khoảng 3 giờ. Cho động cơ làm việc từ 5÷ 10 phút. 17 Xả hết chất tẩy rửa ra ngoài. Dùng nước sạch làm sạch hệ thống như hình vẽ bên dưới. b. Thay nước làm mát: Trình tự tiến hành như sau: Cho động cơ làm việc từ 5÷ 10 phút. Xả nước làm mát vào khay chứa hay can. Pha dung dịch nước làm mát mới theo hướng dẫn trên bình hóa chất làm mát. Khóa các van xả. Đổ dung dịch nước làm mát mới đủ lượng qui định: Thấp hơn so với đỉnh bình nước trên bộ hoán nhiệt 20÷ 30 mm. c. Vệ sinh cánh tản nhiệt bộ hoán nhiệt : Dùng khí nén, nước rửa sạch bụi hay dầu mở bám bên ngoài cánh tản nhiệt. d. Điều chỉnh lực căng dây đai dẫn động bơm nước: Kiểm tra lực căng dây đai. Điều chỉnh lực căng đúng qui định cho từng loại đai.Nếu bạn có thể ấn đai vào sâu 1,5 cm trong khi mọi thứ khác đều ổn thì đai cần điều chỉnh lại lực căng. Bề mặt đai chai bóng hoặc dính dầu sẽ tạo độ bám kém với puli. Hiệu suất truyền động của đai giảm. Động cơ có thể bị quá nhiệt vì bơm nước yếu hoặc điều hòa không thể lạnh sâu vì máy nén yếu. Đây là thời điểm bạn cần thay đai. Dây đai xuất hiện điểm thắt, nhiều vết nứt, bề mặt bị sờn, rách có thể nó bị dính quá chặt vào puli hoặc một trong các puli đã bị lệch. Việc thay đai là điều hiển nhiên, nhưng trước đó hãy kiểm tra và điều chỉnh lại puli. e. Vệ sinh cánh tản nhiệt thân xy lanh, nắp máy: Dùng khí nén, nước rửa sạch bụi hay dầu mở bám bên ngoài cánh tản nhiệt. Sơn bề mặt cánh tản nhiệt bằng sơn chịu nhiệt. Khi làm sạch phải bịt kín các chổ có thể chảy nước vào bên trong. Không dùng vật cứng làm sạch khe hở giữa các cánh tản nhiệt. 2. Hệ Thống Bôi Trơn. Sau một thời gian sử dụng ôtô, dầu bôi trơn sẽ bị tổn hao do nhiệt độ hoặc do các lá séc măng trên piston mòn tạo ra khe hở giữa piston và thành xilanh, dầu 18 bôi trơn sẽ lên buồng đốt và cháy gây tổn hao. Nên cần phải bổ sung hoặc màu nhớt đã sậm thì chúng ta thay nhớt mới. Các bước thay dầu bôi trơn: - Khởi động động cơ để làm nóng dầu. Chờ từ 5 đến 10 phút cho dầu đủ độ linh hoạt trong động cơ, như vậy dẫn dầu chảy ra nhanh hơn. - Để xe đỗ trên mặt đường bê tông bằng phẳng, không dốc nghiêng. Thận trọng mở mui xe và tháo cáp ắc quy, tránh để hai đầu điện cực trái dấu chạm vào nhau. Dùng ống dẫn gắn vào bình chứa dầu của động cơ ở mũi xe. - Lấy khay chứa nhớt chuẩn bị xả. - Nâng xe trên cầu nâng vừa cao để chúng ta thay tác. - Vặn mạnh ốc vít theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để mở nút. Cho nhớt chảy vào khay, cần hết sức cẩn thận vì lúc này dầu rất nóng. Chờ khoảng 2 phút để dầu chảy ra hết theo đường ống dẫn ra ngoài. - Trước khi lắp lại, bạn cần để ý xem có bất kì vật thể gây hại nào vô tình dính lên ren ốc vít hay không, vì điều đó sẽ gây hiện tượng rò rỉ nhớt sau này. Khi vặn vào cũng chú ý chỉ tới tầm vạch đỏ chỉ định trên vít để tránh hiện tượng cháy răng cơ khí. Hình 1.b.2. Bulong xả dầu trên dộng cơ. - Xả hết dầu bôi trơn xong ta xiết bulong xả dầu lại. - Sau đó mở nắp nhớt trên nắp máy. Nắp nhớt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan