Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch và quản lý nuôi trồng thuỷ sản ven bờ...

Tài liệu Quy hoạch và quản lý nuôi trồng thuỷ sản ven bờ

.PDF
82
320
140

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG – LÂM - NGƢ NGUYỄN QUANG HÙNG BÀI GIẢNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BỜ (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) QUẢNG BÌNH, NĂM 2016 MỤC LỤC CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG QUY HOẠCH NTTS ............... 1 1. Nuôi trồng thuỷ sản bền vững ................................................................... 1 2. Đất nuôi trồng thuỷ sản ............................................................................. 1 3. Quy hoạch ................................................................................................. 1 4. Quản lý ...................................................................................................... 2 5. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ .................................................................. 2 6. Khái niệm vùng ven bờ ............................................................................. 2 II. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .................................................................................................................. 4 1. Trên thế giới .............................................................................................. 4 2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 8 III. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NTTS ............................................ 13 1. Khái niệm về phát triển bền vững ........................................................... 13 2. Hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững .................................................. 15 IV. CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG CỦA PHÁT TRIỂN NTTS .................................................................................................. 18 1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 18 2. Các mục tiêu về kinh tế - xã hội, môi trƣờng.......................................... 18 CHƢƠNG 2. QUẢN LÝ VEN BỜ GẮN VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .... 21 I. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG VEN BỜ .................. 21 1. Nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven bờ .................................................. 21 2. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ và phòng chống thiên tai ....................... 23 3. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ và bảo tồn đa dạng sinh học .................. 24 4. Các bƣớc của quá trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ .......................... 25 II. PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ........................ 37 1. Khái niệm ................................................................................................ 37 2. Vai trò của những thành phần tham gia .................................................. 37 3. Quy trình đồng quản lý dựa vào cộng đồng ............................................ 38 i 4. Phát triển quản lý dựa vào cộng đồng ..................................................... 44 CHƢƠNG 3. CÁC NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH .......................................... 56 I. NGUYÊN TẮC RIO .................................................................................... 56 II. NGUYÊN TẮC KẾT HỢP VÀ CÙNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............ 57 III. NGUYÊN TẮC THAM GIA CỘNG ĐỒNG ........................................... 57 IV. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH .............................. 57 V. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG MÔI TRƢỜNG ................... 57 VI. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP GIỮA KHUYẾN KHÍCH, TỰ NGUYỆN VÀ QUY ĐỊNH .............................................................................................. 57 VII. NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT TÁC ĐỘNG THAY VÌ GIỚI HẠN QUY MÔ................................................................................................................... 57 VIII. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ................................................................................................... 57 IX. NGUYÊN TẮC THỂ CHẾ VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN .......................... 57 CHƢƠNG 4. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG DỰ ÁN QUY HOẠCH ...................... 58 I. CHUẨN BỊ QUY HOẠCH ......................................................................... 58 1. Xây dựng đề cƣơng dự án quy hoạch và dự toán kinh phí ..................... 58 2. Thống nhất biểu mẫu điều tra và kế hoạch triển khai thực hiện dự án quy hoạch ........................................................................................................... 59 3. Điều tra, thu thập dữ liệu và xây dựng báo cáo chuyên đề ..................... 61 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ vùng quy hoạch .................................. 67 II. XÂY DỰNG QUY HOẠCH ...................................................................... 68 1. Luận chứng quan điểm và mục tiêu phát triển ........................................ 68 2. Xây dựng phƣơng án quy hoạch ............................................................. 69 3. Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch ......................................... 71 4. Lập bản đồ cho vùng quy hoạch ............................................................. 72 5. Soạn thảo báo cáo quy hoạch .................................................................. 73 6. Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch................................................ 73 III. THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................................................... 75 1. Tổ chức thực hiện quy hoạch .................................................................. 75 2. Giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch...................................... 76 3. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch ............................................................. 77 ii CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG QUY HOẠCH NTTS 1. Nuôi trồng thuỷ sản bền vững Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) bền vững là khái niệm để chỉ các hoạt động nuôi trồng thủy sản mang lại phúc lợi kinh tế cho con ngƣời, có tác động tốt về mặt xã hội và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên. Trong phát triển NTTS bền vững, môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản đƣợc sử dụng hợp lý, không gây ảnh hƣởng xấu đến hệ sinh thái, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các thế hệ ngƣời tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trên toàn thế giới. 2. Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất NTTS là đất có mặt nƣớc nội địa (gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch); đất có mặt nƣớc ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nƣớc đƣợc giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản. 3. Quy hoạch Quy hoạch là quá trình quyết định, lựa chọn liên tục các phƣơng án khác nhau trong sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra cho một khoảng thời gian nhất định trong tƣơng lai (Diana Conyers và Hills). Bản chất của các loại hình quy hoạch: - Quy hoạch tổng thể: đề cập đến các khía cạnh, phân bổ nguồn lực từ trên xuống, ít quan tâm đến thị trƣờng… - Quy hoạch cấu trúc: cung cấp các chỉ báo tổng quát về phát triển không gian và chức năng sử dụng trong tƣơng lai, tạo khuôn khổ cho các quy hoạch chi tiết hơn, ít quan tâm đến chỉ báo thị trƣờng sản phẩm… - Quy hoạch chiến lƣợc: cung cấp phƣơng hƣớng phát triển trong tƣơng lai, không có ý nghĩa chỉ tiêu pháp lệnh - Quy hoạch chiến lƣợc tổng hợp: hợp nhất các vấn đề/ lĩnh vực, liên ngành, giải quyết mâu thuẫn giữa các bên tham gia, lồng ghép MT, KT, XH; hƣớng tới phát triển bền vững 3.1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: là luận chứng, lựa chọn phƣơng án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nƣớc và trên các vùng lãnh thổ (Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ). 3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển NTTS mặn, lợ cấp tỉnh: là luận chứng, lựa chọn phƣơng án phát triển NTTS mặn, lợ và phân bố không gian các hoạt động 1 NTTS mặn, lợ hợp lý trong phạm vi một tỉnh trong một thời gian xác định (thông thƣờng là 10 năm). 3.3. Phương án quy hoạch/Kịch bản quy hoạch: là các phƣơng án lựa chọn do nhà quy hoạch tiên lƣợng trên cơ sở tổng hợp các tƣ liệu (nguồn đã có và khảo sát mới), xu thế phát triển về môi trƣờng, nguồn lợi và nguồn lực, về kinh tế - xã hội để đề xuất các phƣơng án quy hoạch lựa chọn thích hợp cho các mốc thời gian theo các giai đoạn 5, 10 năm. 3.4. Hồ sơ vùng quy hoạch: còn gọi là báo cáo tổng quan vùng quy hoạch, đƣợc xây dựng dựa trên các báo cáo chuyên đề và cơ sở dữ liệu vùng quy hoạch. Hồ sơ gồm: (1) những mô tả, đánh giá khái quát các yếu tố phát triển, hiện trạng phát triển NTTS mặn, lợ; các điểm mạnh, điểm yếu, các vấn đề nổi cộm cần giải quyết để đảm bảo mục tiêu phát triển NTTS bền vững và các dự báo phát triển,...; (2) các bản đồ có liên quan. 4. Quản lý Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo những quy luật, định luật hay những quy tắc tƣơng ứng nhằm để cho hệ thống hay quá trình đó vận động theo ý muốn của ngƣời quản lý nhằm đạt đƣợc những mục đích đã định trƣớc. 5. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền thống, và các lợi ích trong mâu thuẩn sử dụng; là quá trình liên tục tiến triển nhằm đạt đƣợc sự phát triển bền vững. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ là một cơ cấu để tập hợp những ngƣời sử dụng, các chủ thể và những ngƣời ra quyết định tại vùng ven bờ nhằm đảm bảo quản lý hệ sinh thái có hiệu quả hơn đồng thời phát triển đƣợc kinh tế và phân chia quyền lợi hợp lý giữa các thế hệ và trong cùng thế hệ, thông qua việc áp dụng những nguyên tắc có tính bền vững. Pháp chế và quy hoạch ở lãnh hải và nội địa thƣờng là công cụ thuận lợi để thực thi quản lý tổng hợp vùng ven bờ. 6. Khái niệm vùng ven bờ Vùng ven bờ là khu vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền, đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra khá phức tạp và nhạy cảm. Vùng ven bờ thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là nơi tƣơng tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trƣờng ven bờ cũng nhƣ vùng nƣớc kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nƣớc, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trƣng ven bờ khác. 2 Khái niệm vùng ven bờ thƣờng đƣợc xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thƣờng dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh. Ngoài ra, còn có những sai khác về địa văn (physiography), sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi về vùng ven bờ. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần đƣợc xem xét. Ví dụ ở một số nƣớc Châu Âu, vùng ven bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nƣớc khác thì lấy đƣờng đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động của biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng nhƣ vùng đồng bằng ngập lụt rộng lớn. Vấn đề ranh giới vùng ven bờ có thể đƣợc xác định một cách thực tế bao gồm các khu vực và các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý mà chƣơng trình sẽ nhắm vào. Trong nhiều trƣờng hợp, ranh giới vùng đất và biển đƣợc chọn thƣờng có một khoảng cách nhất định với một mốc tự nhiên chẳng hạn nhƣ là mức nƣớc thấp trung bình (MLWM, Mean Low Water Mark) hay mức nƣớc cao trung bình (MHWM, Mean High Water Mark). Bảng 1: Một số ví dụ về ranh giới vùng ven bờ Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên - IUCN (1986), vùng ven bờ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "là vùng ở đó đất và biển tƣơng tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền đƣợc xác định bởi giới hạn các ảnh hƣởng của biển đến đất và ranh giới về biển đƣợc xác định bởi giới hạn các ảnh hƣởng của đất và nƣớc ngọt đến biển". Theo World Bank, vùng ven bờ đƣợc hiểu là "... dựa vào những mục tiêu thực tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt có những thuộc tính đặc biệt, mà ranh giới đƣợc xác định, thƣờng dựa vào những vấn đề đƣợc giải quyết". Ngoài ra còn có một số thuật ngữ khác đƣợc sử dụng trong QLTHVB bao gồm: - Vùng ven biển (Coastal area): về mặt địa lý thì rộng hơn vùng ven bờ, đƣờng biên của nó mở rộng về phía đất liền hơn. Vùng ven bờ chỉ là một phần 3 của khu vực ven biển. Điều này rất quan trọng, đứng trên phƣơng diện chức năng, bởi trong nhiều quy trình về môi trƣờng, kinh tế và xã hội trên thực tế bắt nguồn từ vùng ven biển rộng lớn, tuy nhiên những biểu hiện của chúng chỉ thấy rõ đƣợc trong phạm vi vùng ven bờ. - Vùng nƣớc ven biển (Coastal water): vành đai hẹp gần bờ có nƣớc biển và nƣớc cửa sông. - Vùng gian triều (Intertidal area): vùng giữa đƣờng ngập triều khi triều thấp nhất và đƣờng ngập triều khi triều cao nhất (phần đất liền chịu tác động của thủy triều). - Vùng bờ biển (Coastline): đƣờng tiếp xúc tại điểm chia cắt đất liền với các vùng nƣớc ven biển. - Vùng đất ven bờ (Shore lands): vùng đất liền xuống tới đƣờng biên cao nhất bị ảnh hƣởng bởi thủy triều. II. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Trên thế giới Trong những năm qua, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trƣởng với tốc độ vừa phải. Theo báo cáo mới nhất của FAO, năm 2012, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đạt mức cao kỷ lục, 90,4 triệu tấn, tƣơng đƣơng 144,4 tỷ đô la Mỹ; trong đó có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại (137,7 tỷ đô la Mỹ) và 23,8 tỷ tấn thực vật thủy sinh nuôi (chủ yếu là tảo biển), tƣơng đƣơng 6,4 triệu đô la Mỹ. Các đối tƣợng nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu) và các loài thủy sản khác phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời. Trong năm 2014, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản (không tính rong biển) đạt tới 73,8 tiệu tấn với ƣớc tính giá bán 160,2 tỷ USD bao gồm 49,8 triệu tấn cá, 16,1 triệu tấn động vật thân mềm, 6,9 triệu tấn giáp xác và 7,3 triệu tấn động vật thủy sản khác (nhƣ ếch). Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lƣợng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm 2005; 40,3% năm 2010 và 42,2% trong năm 2012 và đạt mức kỷ lục 44,1% năm 2014. Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lƣợng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu chiếm 18% và các châu lục còn lại <15%. 4 Hình 1: Sản lƣợng thủy sản toàn thế giới từ 1985-2014 (FAO) Trong giai đoạn 2000-2012, sản lƣợng nuôi toàn cầu có mức tăng trƣởng trung bình hàng năm là 6,2%, giảm so với mức tăng trƣởng trong giai đoạn 1980-1990 và giai đoạn 1990-2000 tƣơng ứng là 10,8% và 9,5%. Giai đoạn 1980-2012, sản lƣợng nuôi toàn cầu tăng trƣởng ở mức 8,6%/năm. Sản lƣợng nuôi toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn trong năm 2000 lên mức 66,6 triệu tấn năm 2012. Sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa các vùng Sự phân bố sản lƣợng nuôi trồng thủy sản giữa các vùng và các nƣớc có mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chƣa cân đối. Về mặt số lƣợng, châu Á chiếm 88% sản lƣợng nuôi toàn cầu, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về mặt sản lƣợng nuôi trồng, chiếm 61,7%. Tiếp theo là các nƣớc Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Nauy, Thái Lan, Chi Lê, Ai, cập, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Brazil và Nhật. Trong số 15 nƣớc nuôi trồng thủy sản lớn nhất, Brazil ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tỷ trọng sản lƣợng nuôi toàn cầu. Ngƣợc lại, Thái Lan, sau khi đạt mức kỷ lục là 1,4 triệu tấn năm 2009, sản lƣợng thủy sản của nƣớc này giảm xuống còn 1,3 triệu tấn năm 2010 và 1,2 triệu tấn năm 2011 và 2012. Nguyên nhân dẫn đến mức giảm này là do Thái Lan hứng chịu trận lụt lịch sử năm 2011 và hội chứng tôm chết sớm (EMS) năm 2012. 5 Hình 2: Sản lƣợng và giá trị NTTS trên thế giới từ 1995-2014 (FAO) Sản lƣợng nuôi của Nhật Bản, sau khi giảm hơn một nửa triệu tấn do thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, đã phục hồi trở lại, với mức sản lƣợng tăng 0,6 triệu tấn năm 2012. Trong số các nƣớc nuôi thủy sản hàng đầu, loài nuôi và hệ thống nuôi cũng rất khác nhau. Tại Ấn Độ, Băng la đét, Ai Cập, Myanmar và Brazil, nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt chiếm ƣu thế trong khi tiềm năng cho nuôi biển chƣa đƣợc khai thác hết. Nauy chủ yếu dựa vào nuôi biển, đặc biệt là nuôi cá hồi Đại Tây Dƣơng, với hình thức nuôi lồng trên biển, chiếm thị phần ngày càng tăng trên thị trƣờng quốc tế. 6 Tại Chi Lê, sản lƣợng động vật thân mềm (chủ yếu là sò) và cá có vẩy (nuôi nƣớc ngọt) chiếm ƣu thế và chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Tại Nhật và Hàn Quốc, loài nuôi chính là nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá có vẩy (nuôi lồng trên biển). Tại Thái Lan, sản lƣợng nuôi giáp xác chiếm 50%, chủ yếu là tôm biển phục vụ xuất khẩu. Tại Indonesia, sản lƣợng cá có vẩy chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của nƣớc này. Khoảng ¼ sản lƣợng cá có vẩy (nuôi biển) chủ yếu là cá măng đƣợc thu hoạch từ các lồng trên biển và từ các ao nƣớc lợ. Ngoài ra, Indonesia là nƣớc đứng thứ 4 về sản lƣợng tôm biển trên thế giới. Tại Việt Nam, hơn một nửa sản lƣợng cá đƣợc thu hoạch từ nuôi nƣớc ngọt, chủ yếu là cá tra phục vụ cho xuất khẩu. Sản lƣợng nuôi giáp xác (nhƣ tôm biển và tôm càng xanh) chỉ thấp hơn Trung Quốc và Thái Lan. Tại Trung Quốc, loài nuôi và hệ thống nuôi rất đa dạng. Sản lƣợng cá có vẩy (nuôi nƣớc ngọt) chủ yếu cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc. Sản lượng trong các môi trường nuôi Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản thế giới đƣợc chia thành hai môi trƣờng nuôi: nuôi nội địa và nuôi biển. Nuôi nội địa chủ yếu là nuôi trong môi trƣờng nƣớc ngọt. Nuôi biển bao gồm các hoạt động nuôi trên biển và các cơ sở nuôi nƣớc mặn trên bờ. Trong năm 2012, sản lƣợng nuôi nƣớc ngọt đạt 41.946 triệu tấn, chủ yếu là do sự đóng góp của cá có vẩy, chiếm 92%, tƣơng đƣơng 38.599 triệu tấn. Động vật giáp xác chiếm 6%, và các loài khác chỉ đóng góp 2%. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn đạt 24.687 triệu tấn; trong đó, động vật thân mềm chiếm 60%, tƣơng đƣơng 14.884 triệu tấn, cá có vẩy 13,5%, tƣơng đƣơng 5.552 triệu tấn, động vật giáp xác chiếm 15,8%, tƣơng đƣơng 3.917 triệu tấn và các loài khác chiếm 10,7%. Trong tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (66,6 triệu tấn năm 2012), sản lƣợng cá có vẩy chiếm 2/3 (tƣơng đƣơng 44,2 triệu tấn); trong đó, sản lƣợng nuôi nƣớc ngọt là 38,6 triệu tấn, nuôi nƣớc mặn là 5,6 triệu tấn. Xét về mặt số lƣợng, sản lƣợng cá có vẩy (nuôi trong môi trƣờng nƣớc mặn) chỉ chiếm 12,6%, song về mặt giá trị, chúng chiếm 26,9%, tƣơng đƣơng 23,5 tỷ đô la Mỹ. Nguyên nhân là do các loài cá ăn thịt (nhƣ cá hồi Đại Tây Dƣơng, cá song) chiếm tỷ trọng lớn trong sản lƣợng cá nƣớc mặn và những loài cá này có giá trị kinh tế cao hơn cá nuôi nƣớc ngọt. Năm 2012, sản lƣợng giáp xác chiếm 9,7% về khối lƣợng (tƣơng đƣơng 6,4 triệu tấn) và 22,4% về giá trị (tƣơng đƣơng 30,9 tỷ đô la Mỹ). Xét về mặt số lƣợng, sản lƣợng của động vật thân mềm đạt 15,2 triệu tấn, gấp đôi sản lƣợng loài giáp xác; tuy nhiên, giá trị chỉ bằng một nửa so với loài giáp xác.Thực tế, 7 một phần lớn sản lƣợng của động vật thân mềm là sản phẩm phụ của nuôi ngọc trai nƣớc ngọt ở châu Á. Một số loài thủy sản khác chỉ chiếm sản lƣợng rất nhỏ, khoảng 0,9 tỷ tấn, đƣợc nuôi ở một vài nƣớc tại vùng Đông Á và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phƣơng. Sự phát triển nhanh chóng của sản lƣợng nuôi nƣớc ngọt phản ánh một thực tế là nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nuôi biển. Sản lƣợng từ nuôi nƣớc ngọt hiện chiếm 57,9% trong tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt đóng góp to lớn trong việc cung cấp nguồn protein thực vật cho con ngƣời, đặc biệt là ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển nhƣ châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Qua các hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt đƣợc trông đợi sẽ đóng góp vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do dân số tăng nhanh tại các nƣớc đang phát triển trong thời gian tới. 2. Ở Việt Nam Việt Nam là nƣớc có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành Nuôi trồng Thủy sản, với đƣờng bờ biển dài 3260 km, đi qua nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhiều nguồn sinh vật đa dạng và phong phú. Việt Nam có nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt ở trong 2860 con sông lớn nhỏ; nhiều triệu hecta đất ngập nƣớc, ao hồ, ruộng trũng, đặc biệt là lƣu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Sản lƣợng thủy sản năm 2015 ƣớc đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,43% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó cá đạt 4725,4 nghìn tấn, tăng 3,38%, tôm đạt 797,2 nghìn tấn, tăng 0,85%. Năm 2016, ảnh hƣởng của hạn mặn từ đầu năm đã tác động đến nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển, đặc biệt ở vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Thêm vào đó, hiện tƣợng cá biển chết hàng loạt ở khu vực biển miền Trung từ cuối tháng 3 đã ảnh hƣởng tới tâm lý ngƣời tiêu dùng các sản phẩm từ khai thác thủy sản biển, dẫn tới kết quả sản xuất thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2016 tuy vẫn tăng trƣởng nhƣng đạt thấp hơn so cùng kỳ. Sản lƣợng thủy sản 6 tháng đầu năm ƣớc tính đạt 3131,3 nghìn tấn, tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm 2015, trong đó cá đạt 2309,4 nghìn tấn, tăng 2,2%; tôm đạt 306 nghìn tấn, giảm 2,5%. Nuôi trồng thủy sản Năm 2015 là năm mà nuôi trồng thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn: thời tiết thay đổi thất thƣờng, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trƣờng xuất khẩu giảm mạnh, giá thu mua thấp trong khi chi phí giống, thức ăn, thuốc thú ý khá cao, chất lƣợng con giống không đảm bảo…Do đó nhiều địa phƣơng không mở rộng diện tích nuôi, thậm chí giảm quy mô nuôi với 8 các hộ nuôi nhỏ lẻ, phân tán mà chú trọng hơn vào chuyển đổi phƣơng thức nuôi, mô hình nuôi để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lƣợng. Ngoài các loại thủy sản trọng điểm nhƣ cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngƣời nuôi cũng hƣớng tới nuôi các loại thủy sản có tính ổn định hoặc có giá trị kinh tế cao nhƣ ba ba, cá hồi, cá bống tƣợng, cá chép lai, cá rô phi đơn tính, cá nheo, cá chình, cá lăng, nuôi tôm càng xanh… Bƣớc vào năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản sơ bộ đạt 1068,7 nghìn ha, tăng 1,4%, trong đó diện tích cá 347 nghìn ha, tăng 1,61%, diện tích nuôi tôm 660,9 nghìn ha, tăng 1,63%. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng năm ƣớc đạt 3513,4 nghìn tấn, tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó cá đạt 2522,6 nghìn tấn, tăng 3,0%, tôm đạt 628,2 nghìn tấn, giảm 0,52%. Diện tích (Nghìn ha) 600.0 Diện tích mặt nƣớc NTTS ở Việt Nam 500.0 400.0 Diện tích nuôi trồng thủy sản biển 300.0 Diện tích nƣớc mặn, lợ 200.0 Diện tích nƣớc ngọt 100.0 0.0 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Năm Hình 3: Diện tích các loại hình mặt nƣớc NTTS ở Việt Nam Hiện tƣợng biến đổi khí hậu gây hạn mặn, thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đã tác động tiêu cực tới nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, các địa phƣơng và ngƣời dân cũng đã cơ cấu lại các diện tích nuôi trồng kém hiệu quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản ƣớc đạt 893 nghìn ha, giảm 3% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó diện tích cá đạt 256,2 nghìn ha, giảm 2,2%; diện tích nuôi tôm đạt 581,2 nghìn ha, giảm 3,5%. 9 Sản lượng thủy sản Việt Nam 7000 6000 3215.9 Sản lượng (Nghìn tấn) 3115.3 3513.3 3412.8 2933.1 5000 4000 3000 2514.3 2000 2705.4 2803.8 2920.4 3036.4 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Nuôi trồng Khai thác 1000 0 2011 Năm Sản lượng (nghìn tấn) Hình 4: Sản lƣợng thủy sản của Việt Nam (2011 – 2015) 3000 2500 2255.6 2402.2 2351.6 2458.7 2522.6 2000 1500 Sản lượng cá 1000 500 478.7 473.9 560.5 615.2 628.2 0 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng tôm Năm Hình 5: Sản lƣợng NTTS (cá, tôm) của Việt Nam (2011-2015) Sản lƣợng nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2016 ƣớc tính 1586,4 nghìn tấn, tăng 0,7 % so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó cá ƣớc đạt 1191,4 nghìn tấn, tăng 1,1%; tôm ƣớc đạt 226,6 nghìn tấn, giảm 4%. - Nuôi cá tra: Nuôi cá tra có sự chuyển dịch từ nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung theo chuỗi liên kết, tập trung vào áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGap, Global GAP, ASC nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, nâng cao giá trị 10 và tính cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu.Tuy nhiên, nuôi cá tra vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Giá bán cá tra nguyên liệu vẫn ở mức thấp bình quân năm chỉ từ 19.000đ - 21.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất lên đƣợc 24.500 đồng/kg nhƣng cũng chỉ đƣợc 2 tháng đầu năm. Với mức giá này ngƣời nuôi nhỏ lẻ gần nhƣ không có lãi hoặc thua lỗ. Trƣớc tình hình đó, nhiều hộ cá thể ngƣng nuôi hoặc chuyển sang nuôi loại khác hoặc cho thuê ao hoặc chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp do hộ không chủ động đƣợc đầu ra, chi phí đầu tƣ nuôi theo VietGap cao hơn so với phƣơng pháp truyền thống từ 15-20% trong khi giá cá tra thấp, không ổn định và chi phí nuôi cao. Nhƣng những hộ nuôi theo mô hình nuôi theo chuỗi liên kết hộ với doanh nghiệp dƣới hình thức nhận nuôi gia công, liên kết dọc giữa hộ với doanh nghiệp chế biến thức ăn, với doanh nghiệp chế biến sản phẩm và liên kết ngang giữa các hộ với các hộ thông qua các chi hội thủy sản vẫn mang lại hiệu quả tƣơng đối tốt nên vẫn duy trì đƣợc diện tích nuôi tƣơng đối ổn định. Để chủ động nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp nuôi cá tra vẫn duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Diện tích nuôi cá tra thâm canh năm 2015 sơ bộ đạt 4949 ha, tăng 0,45% so với cùng năm trƣớc. Xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn, lại phải chịu mức thuế cao, giá cá tra nguyên liệu thấp cộng thêm những bất lợi về tỷ giá nên ngƣời nuôi chƣa thực sự yên tâm sản xuất. Mộ bộ phận nuôi cầm chừng, kéo dài thời gian nuôi chờ giá lên dẫn đến tình trạng cá vƣợt kích cỡ thƣơng phẩm và bị ép giá. Các doanh nghiệp nuôi lớn và các mô hình nuôi theo chuỗi liên kết vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng tƣơng đối ổn định do chủ động đƣợc trong các khâu nuôi từ con giống, chăm nuôi đến tiêu thụ, chủ động trong tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ mới ngoài các thị trƣờng truyền thống. Sản lƣợng cá tra công nghiệp trong năm ƣớc đạt 1204,3 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó Đồng Tháp ƣớc đạt 400 nghìn tấn, tăng 0,87%, An Giang đạt 284,6 nghìn tấn, tăng 4,6%, Bến Tre đạt 170,6 nghìn tấn, tăng 7,7%. - Nuôi tôm nước lợ: Nuôi tôm nƣớc lợ chuyển dịch trở lại từ tôm thẻ chân trắng sang nuôi tôm sú, ngƣợc với xu hƣớng chuyền dịch các năm trƣớc đây. Diện tích nuôi tôm sú sơ bộ năm khoảng 570 nghìn ha, tăng 14,6% (+73 nghìn ha); tôm thẻ chân trắng đạt 84 nghìn ha, giảm 1,8% (-1,5 nghìn ha). Song song với đó, sản lƣợng tôm sú tăng 3,15%, đạt 249,2 nghìn tấn, sản lƣợng tôm thẻ chân trắng đạt 344,6 nghìn tấn, giảm 3,7 % so với năm 2014. Nuôi tôm thẻ chân trắng không còn mang lại hiệu quả cao nhƣ những năm đầu mới phát triển, khả năng chống chịu dịch bệnh kém hơn tôm sú và sức ép cạnh tranh cao hơn tôm sú. Hơn nữa, nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải 11 tiến kết hợp cua, cá rô phi khá hiệu quả nên một bộ phận ngƣời nuôi tôm thẻ chân trắng chuyển sang nuôi tôm sú. Ngƣời nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng tôm diễn biến khó lƣờng. Giá tôm không ổn định, giá tôm thẻ chân trắng bình quân khoảng 85.000 đồng/kg (loại 100 con/1kg), giảm khoảng 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trƣớc, giá tôm sú bình quân khoảng 180.000 đồng/kg (loại 40 con/1kg), giảm khoảng 36.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trƣớc. Giá tôm giảm cộng thêm bất lợi về tỷ giá, sức ép cạnh tranh ngày càng tăng do một số nhà cung cấp nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia có dấu hiệu phục hồi. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch cao làm cho dịch bệnh bùng phát nhƣ bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp,… và khó kiểm soát, gây thiệt hại không nhỏ cho ngƣời dân (Theo báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). Xuất nhập khẩu thủy sản Năm 2015, xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc ƣớc đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2014. Thị trƣờng tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hƣởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25-30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển (tăng 5%), xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%. Xuất khẩu sang các thị trƣờng đều giảm (3-27%) so với năm 2014, trừ ASEAN tăng 8%. Về nhập khẩu, 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam đạt 908 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ƣớc tổng nhập khẩu thủy sản cả năm 2015 đạt trên 1 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, 42% với trên 455 triệu USD, giảm 7%, nhập khẩu cá ngừ 216 triệu USD, tăng 14%, chiếm 20%, các loại cá biển khác đạt 346 triệu USD, tăng 16% và chiếm 32%. Bảng 2: Giá một số nguyên liệu thủy sản tại Đà Nẵng tháng 10/2016 (Nguồn Vasep). Mặt hàng Giá (đồng/kg) Mặt hàng Cỡ Cá ngừ vằn 25.000 Mực lá 25 con/kg Cá ngừ mắt to 35.000 Mực nang Cỡ 12 Giá (đồng/kg) 35 200.000 90.000 Cá hố 1 - 2 con/kg 120.000 Cá thu 2 - 3 con/kg 140.000 Cá đổng 4 - 6 con/kg 85.000 Cá bò da > 500 g/con 70.000 40 con/kg 150.000 Cá cờ 60.000 60 con/kg 140.000 Cá nục 20.000 Mực ống 17 cm/con 24 90.000 Bạch tuộc 60.000 15 con/kg Tôm sú 25 con/kg 350.000 30 255.000 Tôm chân 80 con/kg trắng 120 con/kg 110.000 80.000 III. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NTTS 1. Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tƣơng lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hƣớng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lƣợc phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học". Từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững đƣợc đƣa ra, nhƣ: – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhƣng không làm ảnh hƣởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. 13 – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trƣờng cho thế hệ tƣơng lai. – Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thƣơng tổn đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai đáp ứng nhu cầu của họ. Hình 6: Sơ đồ phát triển bền vững do UNESCO đề xuất Năm 1987, trong Báo cáo “Tƣơng lai của chúng ta” (Our common future) của Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” đƣợc định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này đƣợc nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ấn phẩm về phát triển bền vững vì nó mang tính khái quát hoá cao về mối quan hệ giữa các thế hệ về thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, từ đó tạo ra phát triển bền vững, vì suy cho cùng, bản chất của phát triển bền vững tức là sự tồn tại bền vững của loài ngƣời trên trái đất không phân biệt quốc gia, dân tộc và trình độ kinh tế, xã hội, ở đây sự tồn tại của loài ngƣời luôn gắn với sự tồn tại của môi trƣờng kinh tế, xã hội và tự nhiên mà con ngƣời cần phải có. Tuy nhiên, định nghĩa này thiên về đƣa ra mục tiêu, yêu cầu cho sự PTBV, mà chƣa nói đến bản chất các quan hệ nội tại của quá trình phát triển bền vững là thế nào? Chính vì vậy, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đƣa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện 14 tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. * Ở Việt Nam: Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhƣng nó lại sớm đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ. Về mặt học thuật, thuật ngữ này đƣợc giới khoa học nƣớc ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trƣờng tiến hành nhƣ "Tiến tới môi trƣờng bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland nhƣ một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trƣờng, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trƣờng và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nƣớc: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đƣa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng. Đồng thời cũng đề xuất một số phƣơng án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững (2000) do Lƣu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trƣờng cho phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trƣờng, bền vững văn hoá, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững nhƣ mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tƣơng tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng của World Bank. 2. Hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững 2.1. Khái niệm Là sự quản lý thành công nguồn lợi thủy sản để sản xuất ra thực phẩm thỏa mãn nhu cầu thay đổi của con ngƣời, trong khi đó vẫn duy trì và tăng cƣờng đƣợc chất lƣợng của môi trƣờng và bảo vệ đƣợc các nguồn tài nguyên tự nhiên (FAO, 1998). Nuôi trồng thủy sản bền vững dựa trên những hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển ổn định trong thời gian dài, có hiệu 15 quả kinh tế, đảm bảo cung cấp thỏa mãn nhu cầu thực phẩm và các sản phẩm có giá trị khác cho con ngƣời, thức ăn cho gia súc và đảm bảo ổn định xã hội và tài nguyên môi trƣờng đƣợc gìn giữ và tái tạo. Để phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Sinh thái cân bằng: Bảo tồn đƣợc môi trƣờng, tài nguyên tự nhiên và đa dạng sinh học. 2. Kinh tế sống động: Nuôi trồng thủy sản có năng suất và có lợi nhuận trong phạm vi trang trại cũng nhƣ trong phạm vi cả nƣớc. 3. Thích ứng với xã hội: Hệ thống nuôi trồng thủy sản thích hợp với truyền thống của dân tộc, với nền văn hóa, tôn giáo của đất nƣớc, công bằng xã hội và phù hợp với chủ trƣơng chính sách 4. Kỹ thuật tƣơng ứng: Kỹ thuật đƣợc sử dụng trên cơ sở tài nguyên sẵn có ở địa phƣơng và kinh nghiệm của ngƣời nông dân có điều chỉnh trong điều kiện mới. Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận quan trọng của môi trƣờng sinh thái, do đó định nghĩa và tiêu chuẩn của một hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững nêu ra ở trên cũng là nội dung định nghĩa và nhóm tiêu chí của một nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. 2.2. Đặc trưng của một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững - Qui mô vừa - Thâm canh sinh học cao - Đa dạng hóa sản xuất (đối tƣợng, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng, và chức năng lao động). Áp dụng hệ thống nuôi trồng phong phú sẽ tạo ra thế ổn định và tạo điều kiện dễ dàng trong việc chuyển hƣớng nuôi do những biến động của môi trƣờng và xã hội. - Kết hợp nhiều ngành: Khai thác, nuôi trồng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến, kinh tế và xã hội học. - Tăng cƣờng chất lƣợng nƣớc, cải tạo đáy nền ao nuôi, sử dụng và quản lý tốt tài nguyên mặt nƣớc. - Tận dụng các đặc tính tự nhiên vốn có của các đối tƣợng nuôi, mối quan hệ của chúng với thiên nhiên. Sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. - Sử dụng các đối tƣợng nuôi, các loài thực vật và cả các sinh vật tự nhiên trong ao nuôi để phát huy tối ƣu khả năng sản xuất của chúng trên một đơn vị diện tích mặt nƣớc hay năng suất lao động. 16 - Bảo đảm tính bền vững lâu dài, tài nguyên sinh học và năng lƣợng tự nhiên đƣợc bảo tồn hay tái tạo. 2.3. Tiêu chuẩn của nuôi trồng thủy sản bền vững * Bảo vệ môi trường nuôi tốt - Xử lý các chất thải từ nghề nuôi: Các chất lắng đọng hữu cơ làm thay đổi các thành phần và chất lƣợng nƣớc ao nuôi, và chất tồn dƣ trong nuôi trồng do sử dụng các hóa chất, thuốc thú y hay thức ăn công nghiệp. Cần xử lý tốt các chất thải để tránh ô nhiễm môi trƣờng. - Quản lý các đối tƣợng nuôi, phát huy tính đa dạng sinh học (biodiversity), đặc biệt các động thực vật, chú ý đến động thực vật phù du. Mật độ nuôi các đối tƣợng hợp lý trên một diện tích mặt nƣớc, đồng thời phải tổ chức tạo nguồn thức ăn tự nhiên và phát huy chuỗi thức ăn tự nhiên. * Tổ chức hệ thống sản xuất và quản lý trang trại có hiệu quả cao - Phát triển nuôi trồng thủy sản theo nông hộ. - Quản lý chặt chẽ các cơ sở nuôi có qui mô lớn: Các cơ sở nuôi trồng có qui mô lớn thƣờng cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị sản xuất nhƣng đó là những cơ sở có chứa nhiều phế thải, mật độ nuôi tập trung cao. Cần quản lý chặt chẽ các cơ sở nuôi trồng này về các mặt quy vùng sản xuất, xây dựng các cơ sở để xử lý các chất thải, ngăn ngừa dịch bệnh. * Quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên sinh học bền vững Cần có một sự hài hoà giữa một bên tạo ra sản phẩm tối đa và một bên tạo ra sản phẩm tối ƣu. - Về giống: Bảo tồn và sử dung quỹ gien của các loài thủy hải sản. Chú ý bảo tồn các đối tƣợng bản địa, nhất các loài đặc hữu đã thích ứng lâu đời với điều kiện sinh thái của địa phƣơng. Tạo các dòng bằng cách nhân thuần, tăng cƣờng tạo giống mới và phát huy tiềm năng di truyền tốt của các đối tƣợng nuôi. - Về thức ăn: Tạo ra và sử dụng các nguồn thức ăn không cạnh tranh và không gây nên hiện tƣợng cùng chung miền hay chuỗi thức ăn. Lƣu ý sử dụng các loại thức ăn của địa phƣơng sẵn có. - Về thú y thủy sản: Phòng chống các bệnh có thể lây lan nhanh. Làm tốt công tác dịch tể thú y thủy sản và quản lý tốt các bệnh theo qui định của tổ chức thú y thế giới (OIE). * Tổ chức nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan