Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi ở huyện quang bình, tỉnh hà giang....

Tài liệu Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi ở huyện quang bình, tỉnh hà giang.

.PDF
70
192
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- ĐỖ ĐỨC ANH Tên đề tài: QUY HOẠCH LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG THÍCH NGHI Ở HUYỆN QUANG BÌNH, HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Nông Lâm Kết Hợp : Lâm nghiệp : 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- ĐỖ ĐỨC ANH Tên đề tài: QUY HOẠCH LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG THÍCH NGHI Ở HUYỆN QUANG BÌNH, HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Nông Lâm Kết Hợp : 45 - NLKH : Lâm nghiệp : 2013 - 2017 : PGS.TS Trần Thị Thu Hà Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo đại học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, với mong muốn bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu thực tế, chuẩn theo nguyện vọng của bản thân, được sự cho phép của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Điều tra - Quy hoạch rừng, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”. Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS. TS. Trần Thị Thu Hà, và sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp huyện Quang Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận. Nhân dịp này cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Trường, Khoa Lâm nghiệp và đặc biệt là cô giáo PGS. TS. Trần Thị Thu Hà đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thiện tốt khóa luận này. Trong thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, trình độ và kiến thức thực tế còn hạn chế, lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp quý báu của các quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất ................................... 11 Bảng 2.2: Diện tích các loại rừng và đất LN theo mục đích sử dụng ............ 15 Bảng 2.3: Giá trị GDP các nghành qua từng năm huyện Quang Bình ........... 18 Bảng 4.1: Diện tích có rừng ở các xã trên địa bàn huyện .............................. 26 Bảng 4.2: Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi...................... 28 Bảng 4.3: Giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp theo giá hiện hành ........... 32 Bảng 4.4: Diện tích quy hoạch ở các xã........................................................ 36 Bảng 4.5: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Keo lai ................... 40 Bảng 4.6: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây thông 3 lá ............... 40 Bảng 4.7: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Bồ đề...................... 41 Bảng 4.8: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Mỡ ......................... 41 Bảng 4.9: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Quế ........................ 42 Bảng 4.10: Diện tích phân hạng thích nghi trồng một số loài cây lâm nghiệp ..................................................................................................................... 42 Bảng 4.11: Dự kiến sự khác biệt của phương thức trồng rừng thích nghi ..... 48 và trồng rừng truyền thống ........................................................................... 48 Bảng 4.12: Diện tích quy hoạch cây trồng rừng thích nghi huyện Quang Bình ..................................................................................................................... 50 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quang Bình ............................................ 8 Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng huyện Quang Bình.................. 30 Hình 4.2: Bản đồ độ cao huyện Quang Bình................................................. 37 Hình 4.3: Một phần bản đồ độ cao xã Bản Rịa huyện Quang Bình ............... 39 Hình 4.4: Bản đồ quy hoạch trồng rừng Keo Lai huyện Quang Bình ............ 43 Hình 4.5: Bản đồ quy hoạch trồng rừng Thông huyện Quang Bình .............. 44 Hình 4.6: Bản đồ quy quy hoạch trồng rừng Bồ Đề huyện Quang Bình ....... 45 Hình 4.7: Bản đồ quy hoạch trồng rừng Mỡ huyện Quang Bình ................... 46 Hình 4.8: Bản đồ quy hoạch trồng rừng Quế huyện Quang Bình .................. 47 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu B.đàn Bđ Bđ+Que C.su Co De Keo Keo+B.de Keo+Mo Keo+Xoan Khac Mo Mo+Lim Que S.mu Tr.huong Trau Tre/luong Xoan Xoan+Co TT BHYT ĐHNLTN UBND FAO GIS GDP Nội dung Bạch đàn Bồ đề Bồ đề +Quế Cao su Cọ Dẻ Keo Keo + Bồ đề Keo + Mỡ Keo + Xoan Khác Mỡ Mỡ + Lim Quế Sa mu Trầm hương Trẩu Tre/Luồng Xoan Xoan + Cọ Thị trấn Bảo hiểm y tế Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Ủy ban nhân dân Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Hệ thống thông tin địa lí Tổng sản phẩm nội địa v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v Phần 1 ............................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của công việc sinh viên trực tiếp thực hiện........................ 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện .................... 2 Phần 2 ............................................................................................................ 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4 2.1. Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện .................................................... 4 2.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 4 2.1.2. Trong nước ......................................................................................... 5 2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập .................................................................... 7 2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 7 2.2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 7 2.2.1.2. Địa hình – Thổ nhưỡng ...................................................................... 9 2.2.1.3. Khí hậu – Thủy văn ......................................................................... 13 2.2.1.4. Tài nguyên ....................................................................................... 13 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hôi ...................................................................... 16 vi 2.2.2.1. Dân số và nguồn lao động................................................................ 16 2.2.2.2. Kinh tế ............................................................................................. 17 2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 19 2.2.2.4. Văn hóa - Xã hội.............................................................................. 20 2.2.2.5 Tiềm năng du lịch ............................................................................. 20 Phần 3 .......................................................................................................... 22 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................... 22 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện ............................................................. 22 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................ 22 3.3. Phương pháp quy hoạch ........................................................................ 22 Phần 4 .......................................................................................................... 26 DỰ KIẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................. 26 4.1. Điều tra, phân tích quá trình phát triển cây trồng rừng trong những năm qua ............................................................................................................... 26 4.1.1. Kết quả trồng rừng trên địa bàn trong những năm gần đây ................. 26 4.1.2. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tổ chức sản xuất rừng trồng ..................................................................................................................... 31 4.1.3. Khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng...................................... 31 4.1.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển trồng rừng................ 33 4.2. Xác định các chỉ tiêu chính về phát triển cây trồng rừng theo hướng sản xuất vùng nguyên liệu tập trung có hiệu quả cao .......................................... 34 4.3. Xây dựng bản đồ thích nghi các loài cây trồng rừng chính trên địa bàn huyện. .......................................................................................................... 35 4.3.1. Quỹ đất quy hoạch vùng trồng rừng thích nghi .................................. 35 vii 4.3.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây trồng lâm nghiệp .................................. 39 4.3.3. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của của đất đối với một số cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn huyện ................................................... 42 4.4. Quy hoạch và phát triển một số loài cây trồng rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện Quang Bình ...................................................... 48 Phần 5: ......................................................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51 5.1. Kết luận ................................................................................................. 51 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54 I. Tài liệu tiếng việt ...................................................................................... 54 II. Tài liệu dịch ............................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục ......................................................................................................... 57 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của công việc sinh viên trực tiếp thực hiện Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Tác dụng của rừng đối với nước ta về kinh tế xã hội và môi trường rất đa dạng. Nhưng rừng nước ta đã bị tàn phá nặng nề bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện nay cùng với diện tích rừng đã bị mất, chất lượng rừng còn lại tiếp tục giảm sút; trữ lượng rừng thấp, nhiều loài cây gỗ quý trở nên hiếm, nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, khả năng cung cấp của rừng không đáp ứng được, nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Mặt khác năng lực phòng hộ của rừng cũng bị hạn chế, thiên tai lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Trước thực trạng này, việc trồng rừng, phục hồi rừng trở nên cấp bách cần được quan tâm đúng mức của Nhà nước và toàn xã hội trong đó có các nhà lâm nghiệp. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chương trình phát triển lâm nghiệp như thực hiện chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, diện tích che phủ của rừng được tăng lên đáng kể, tính đến năm 2015 độ che phủ trong cả nước đạt 40,84%. Các tỉnh thành phố trong cả nước đều thực hiện chủ trương này của Nhà nước. Nhưng do điều kiện tự nhiên mỗi tỉnh là khác nhau nên mỗi vùng có các loài cây đặc trưng khác nhau. Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao có thể phân bố loài cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế, đất đai, khí hậu của mỗi vùng, khu vực nhất định để phát huy tối đa tiềm năng của đất rừng đang là vấn đề khó khăn cho nhà quản lý và người trồng rừng. Nhiều khu vực quy hoạch cây trồng không thích hợp làm cho cây dễ mắc bệnh, kém năng suất, hiệu quả về kinh tế và môi trường không cao... 2 Huyện Quang Bình , tỉnh Hà Giang có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoảng 50,163.42 ha (Chiếm 63,35 % diện tích trong toàn huyện).Đất đai thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp là chủ yếu, nhưng năng suất và chất lượng rừng trồng thấp, cây kém phát triển, trữ lượng không cao. Nếu với trữ lượng thấp hiệu quả về kinh tế và môi trường không cao như hiện nay thì người dân sẽ không mặn mà với nghề rừng, dẫn đến nguy cơ diện tích lâm nghiệp sẽ bị lấn chiếm để canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Mặt khác, do bố trí cây trồng không hợp lý làm cho diện tích độ che phủ mặt đất giảm thiểu sẽ làm cho hiện tượng xói mòn diễn ra nhanh chóng. Do đó vấn đề đặt ra hiện nay làm sao có thể lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, khu vực nhất định đang là vấn đề hết sức khó khăn cho nhà quản lý và người trồng rừng. Trong quá trình trồng rừng cũng như trồng các loài cây khác người dân chỉ trồng theo cảm tính hoặc chủ trương của huyện chứ chưa tìm hiểu loài cây đó có thích nghi với điều kiện sinh thái và mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường tại khu vực trồng hay không. Nhận thức được tính cấp thiết của việc lựa chọn loài cây trồng hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như góp phần cải thiện môi trường sinh thái tại địa phương được tốt hơn, vì vậy tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi cho huyện Quang Bình” được hình thành là hết sức cần thiết. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện - Điều tra, phân tích quá trình phát triển cây trồng rừng trong những năm qua, làm rõ những tồn tại, hạn chế, lợi thế phát triển cây trồng rừng của huyện Quang Bình. - Xác định các chỉ tiêu chính về phát triển cây trồng lâm nghiệp theo hướng nguyên liệu, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. 3 - Xây dựng bản đồ thích nghi các loài cây trồng rừng chính trên địa bàn huyện Quang Bình. - Quy hoạch và phát triển một số loài cây trồng rừng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Quang Bình. 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện 2.1.1. Trên thế giới Những thay đổi về môi trường trên toàn cầu cũng như trong từng khu vực, quốc gia đã đòi hỏi ngành lâm nghiệp xem xét việc quy hoạch và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng, thực tế cho thấy khoa học về tổ chức rừng này không chỉ đơn thuần là khoa học thuần túy về cấu trúc, sản lượng, sinh vật học rừng mà còn liên quan đến yếu tố xã hội, kinh tế, môi trường. Bước sang nhưng năm 1970 nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai. Ở Mỹ, việc đánh giá đất đai được thực hiện trong các chương trình của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Ở Châu Âu, đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận đầu tiên ra đời (FAO 1972). Sau đó được Briskiman và Smith soạn lại. Năm 1975 cuộc thảo luận đi đến thống nhất hình thành nội dung phương pháp đầu tiên của FAO về đánh giá đất đai. Những năm sau đó công tác đánh giá đất đai được tiến hành bởi các chuyên gia. Năm 1984, Bohlin đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin cho quy hoạch trồng rừng. Lund và Soda đã đưa hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch xây dựng rừng. Những kết quả phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp địa phương. Hiện nay trên thế giới có hai trường phái quy hoạch chính sau: - Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo hài hòa sự phát triển đa mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức và Úc. - Một số nước khác thì sử dụng phương pháp quy hoạch sử dụng đất mang tính đặc thù và riêng biệt. Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo 5 hình thức mô hình hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao; Ở Hungari, quy hoạch sử dụng đất được coi là vấn đề đặc biệt tồn tại. Sự thay đổi từ một hệ thống tập trung sang cơ chế lập quy hoạch phi tập trung cùng với việc hướng tới tư nhân hóa mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức và xã hội. - Như ở Philippin có: 3 cấp lập quy hoạch, cụ thể cấp quốc gia sẽ hình thành những chỉ đạo chung, cấp vùng triển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp. - Ở Thái Lan, việc quy hoạch đất đai được phân theo 3 cấp: Quốc gia, vùng và á vùng hay địa phương. Từ những thực tế trên, quy hoạch sử dụng đất đai đã và đang là tiền đề cho việc phát triển quy hoạch lâm nghiệp. Chính vì vậy mà hệ thống hoàn chỉnh về mặt lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được hình thành. 2.1.2. Trong nước Ở nước ta, quy hoạch được người Pháp áp dụng thử nghiệm thông qua các mô hình rừng trồng. Từ năm những năm 60, ở miền Bắc đã bắt đầu công tác quy hoạch tổng thể về Lâm nghiệp, trong khi đó ở miền Nam thực hiện các mô hình thử nghiệm điều chế rừng. Sau năm 1975, hình thành các Liên hiệp Lâm nghiệp, các Lâm trường trong cả nước đã tiến hành các cuộc tổng kiểm kê tài nguyên rừng và xây dựng phương án quy hoạch Lâm nghiệp cho từng cấp lãnh thổ, trong đó chú trọng tới các đơn vị trực tiếp kinh doanh lâm nghiệp như Liên hiệp Lâm nghiệp, Lâm trường. Giai đoạn này, phương án Quy hoạch Lâm nghiệp được xem là yếu tố pháp lý để tổ chức sản xuất kinh doanh cho một đơn vị lâm nghiệp. Tuy nhiên, thực tế khó thực thi, do quá trình xây dựng phương án chưa phản ánh được thực trạng nhu cầu xã hội hoặc do cơ sở dữ liệu có độ tin cậy quá thấp, đồng thời với nó là sự tách biệt cộng đồng dân cư trong các hoạt động kinh doanh, quản lý bảo vệ rừng, dẫn đến 6 phương án quy hoạch kém hiệu quả, rừng vẫn bị mất. (Nguyễn Văn Sinh, 2012) [5], [6]. Bắt đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chúng ta bắt đầu chú trọng vào khoa học điều chế rừng, tức là tổ chức rừng khoa học hơn về không gian và thời gian, tránh kinh doanh rừng không hiệu quả, làm mất rừng. Dựa vào phương án quy hoạch, hầu hết các Lâm trường đều phải xây dựng phương án điều chế rừng và hàng năm đều có các thiết kế sản xuất. Hoạt động này đã đóng góp tích cực vào việc quản lý kinh doanh gỗ ổn định hơn, tuy nhiên về kỹ thuật các phương án này ở mức đơn giản. Thực tế cho thấy quy hoạch lâm nghiệp có tính xã hội sâu sắc, chúng ta cần quan tâm hơn đến kiến thức bản địa, năng lực, nguồn lực tại chỗ để xây dựng một kế hoạch kinh doanh rừng khả thi và có hiệu quả hơn trong đó chú ý đến vai trò của cộng đồng, người dân, những kinh nghiệm cũng như sự tham gia của họ, và kinh doanh rừng phải đóng góp vào việc nâng cao đời sống của cư dân sống gần rừng. (Nguyễn Văn Sinh, 2012).[5] Trong những năm gần đây, khoa học quy hoạch rừng đang tiếp tục được phát triển để phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội hiện đại, trong đó xem xét một cách toàn diện hơn việc tổ chức nghề rừng trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ba yêu cầu cơ bản là bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường. Sự hình thành và phát triển của quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng cho một vùng luôn gắn liền với quy hoạch lâm nghiệp, sự phát triển kinh tế - xã hội và kinh doanh rừng. Mới đầu, chủ yếu là kinh rừng theo hướng cảm tính “thích cây gì thì trồng cây đấy” mà chưa chú trọng tới các cơ sở khoa học. Trong những năm gần đây với thực tiễn trồng rừng, người ta nhận ra rằng mỗi loài cây chỉ thích nghi với một điều kiện sinh thái nhất định, vì vậy cần phải lựa chọn loài cây trồng hợp lý cho từng vùng 7 để việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp có thể mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi được hình thành. 2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lý - Huyện được thành lập ngày 24 tháng 12 năm 2003 theo Nghị định 146/2003/NĐ-CP của Chính Phủ Việt Nam trên cơ sở tách 12 xã: Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang; 2 xã Tiên Nguyên, Xuân Minh thuộc huyện Hoàng Su Phì và xã Tân Nam thuộc huyện Xí Mần. Huyện Quang Bình có 15 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn Yên Bình (thành lập ngày 7/12/2010 trên cơ sở xã Yên Bình) và 14 xã: Bản Rịa, Bằng Lang, Hương Sơn, Nà Khương, Tân Bắc, Tân Nam, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Tiên Yên, Vĩ Thượng, Xuân Giang, Xuân Minh, Yên Hà, Yên Thành. Năm 2010, huyện Quang Bình có diện tích 791.880,5 km2. -Tọa độ Địa lý: Từ 22012’30’’ đến 22034’41’’ Vĩ Bắc. Từ 103017’25’’đến 104017’25’ Kinh Đông. + Phía Bắc giáp với huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì. + Phía Nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. + Phía Tây giáp với tỉnh Lào Cai. + Phía Đông giáp huyện Bắc Quang. 8 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quang Bình 9 2.2.1.2. Địa hình – Thổ nhưỡng a. Địa hình Quang Bình nằm trong vùng núi đất lẫn đá, hệ thống núi thấp từ Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 300 - 500 m, địa hình không thuận lợi, đất rừng vẫn còn nhiều nhưng chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo kiệt, tầng đất dày còn tính chất của rừng. Có khả năng tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng mới. - Quang Bình thuộc vùng thấp của tỉnh Hà Giang, chia làm 3 loại hình cơ bản: + Địa hình đồi núi cao ( trung bình từ 900 - 1.700m) gồm phần diện tích của các xã: Tiên Nguyên, Tân Trịnh, Bản Rịa, Xuân Minh, Tân Bắc… Phần lớn địa hình đều có độ dốc trên 250, địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau. + Địa hình đồi núi thấp: có độ cao thay đổi từ vài chục đến 900m, phân bố ở hầu hết tất cả các xã. Địa hình có dạng đồi bát úp, hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các loài cây công nghiệp dài ngày và ăn quả. + Địa hình thung lũng: gồm tất cả các dải đất bằng hoặc lượn sóng ven con sông Bạc và sông Con. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù xa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước nên hầu hết đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu. b. Thổ nhưỡng Diện tích đất tự nhiên của Quang Bình là 79.178,05 ha. Trong đó diện tích sản xuất đất nông lâm nghiệp là 71.792,91 ha, chiếm 90,9%; diện tích đất phi nông nghiệp là 2.946,20 ha, chiếm 3,72%; đất chưa sử dụng 4.448,93 ha, chiếm 5,61% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trên địa bàn huyện có nhiều loại đất phân bố ở các hạng địa hình khác nhau, kết hợp với sự phân hóa của 10 khí hậu nên có điều kiện quy hoạch khai thác và phát triển nông - lâm nghiệp chuyên canh theo hướng hàng hóa bao gồm: - Nhóm đất phù sa: có diện tích 2.721,80 ha chiếm 3,7% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã dọc theo sông suối. Đất có hàm lượng mùn và đạm tổng hợp ở số lớp mặt từ trung bình đến khá. Lân và kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất hiện tại và tương lai thích hợp cho trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là các cây lương thực chủ yếu là lúa nước. Đây là nhóm đất phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện. - Nhóm đất gley: có diện tích 1.377,5 ha chiếm 1,73% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình thấp trũng khó thoát nước. Đất có phản ứng chua đến rất chua, thành phần cơ giới của đất cũng biến động rất phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo. Kali tổng số trung bình nhưng kali dễ tiêu nghèo. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hóa. - Nhóm đất than bùn: có diện tích 7,8 ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở xã Bằng Lang. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn, đạm và lân tổng số rất cao. Các chất dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Dung tích hấp thu trung bình. Nhóm đất này có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. - Nhóm đất xám: có diện tích 74.151,76 ha chiếm 94,28% diện tích đất tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng chua đến rất chua, thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp đất mặt từ trung bình đến khá. Dung tích hấp thu trong đất thấp, vùng đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày và vùng đất có địa hình cao độ dốc trung bình thích hợp với các cây dài ngày. 11 - Nhóm đất đỏ: có diện tích 205,4 ha chiếm 0,27% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở xã Vỹ Thượng. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất chua hoặc ít chua. Hàm lượng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ có hàm lượng dinh dưỡng khá thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất TT Tên đất Ký hiệu I Nhóm đất phù sa 1 Đất phù sa chua điển hình Pc-h 2 Đất phù xa chua cơ giới nhẹ 3 Đất phù sa chua gley nông 4 Đất phù sa gley sâu 5 Đất phù xa có tầng đốm gỉ chua Pc-a Pcg1 Pcg2 Pr II Nhóm đất gley 6 Đất gley chua điển hình 7 Đất gley chua cơ giới nhẹ 8 Đất gley chua có tầng loang lổ 9 Đất chua đá nông 10 Đất gley chua đá sâu III Nhóm đất than bùn 11 Đất than bùn nhuyễn IV Nhóm đất xám 12 Đất xám điển hình cơ giới nhẹ 13 Đất xám điển hình gley nông 14 Đất xám điển hình gley sâu Diện tích 2.721,80 Tỷ lệ % 3,4 0,83 GLcdl GLcd2 0,45 1.251,30 1,5 286,00 0,36 165,00 0,2 1.377,55 GLc -h GLc -a GLc -r 664,50 355,00 1,7 824,50 1 266,00 0,34 206,25 0,26 26,50 0,03 54,30 0,07 5,00 Xha Xh-g l Xhg2 5,00 0,006 74.145,47 T 0,006 93,64 161,25 0,20 7,50 0,009 4 658,50 0,83
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng