Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật việt nam

.PDF
85
274
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM NHUNG QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM NHUNG QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang Hà Nội - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 20 tháng 11 năm 2010 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Kim Nhung MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA .. 5 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ......................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa giao sau ............................................. 5 1.1.2. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ................ 7 1.1.3. Khái niệm Sở giao dịch hàng hóa ................................................... 11 1.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa ........................................................ 13 1.2.1. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với Nhà nước..................... 14 1.2.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa với nhà kinh doanh .................. 15 1.2.3. Vai trò đối với Người sản xuất ra hàng hóa giao dịch.................... 18 Chương 2. QUY CHẾ VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...... 21 2.1. Lịch sử hình thành pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa ....................... 21 2.2. Thành lập Sở giao dịch hàng hóa .......................................................... 24 2.2.1 Hồ sơ thành lập Sở giao dịch hàng hóa .......................................... 26 2.2.2. Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa ............................... 28 2.3. Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa ................................ 31 2.3.1 .Thành viên Sở giao dịch hàng hóa.................................................. 32 2.3.1.1. Thành viên môi giới.................................................................. 32 2.3.1.2. Thành viên kinh doanh ............................................................. 35 2.3.2. Các tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa .................................................................................................... 36 2.4. Danh mục hàng hóa được phép mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa .. 41 2.5. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.................... 44 2.5.1. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch . 44 2.5.2. Đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch 48 2.6. Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ........................ 53 2.7. Những hạn chế của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa ........... 55 Chương 3. KIẾN NGHỊ .................................................................................. 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu, đất đai cũng như nguồn nhân lực - 80% dân số sống tập trung ở vùng nông thôn, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp bởi vậy nền nông nghiệp có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển hàng hóa nông nghiệp là tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch - vấn đề tồn tại từ lâu vẫn chưa được giải quyết để tận dụng tối đa những lợi thế về mặt hàng nông nghiệp này. Thị trường tiêu thụ hàng hóa này không ổn định, sản phẩm sản xuất ra nhiều khi không tiêu thụ được hoặc tiêu thu với giá “bèo”, điều này làm cho một số người dân không mặn mà với việc đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành và xây dựng các trung tâm mua bán hàng hóa giao sau gọi là Sở giao dịch hàng hóa. Sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa đã giải quyết được phần nào những vướng mắc mà cả người sản xuất và nhà đầu tư gặp phải. Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa của một số nước đã tồn tại từ lâu, ví dụ như: Sở giao dịch hàng hóa Chicago năm 1848, Sở giao dịch hành hóa Sydney thành lập vào năm 1960, sàn giao dịch nông sản Đại Liên (Trung Quốc) thành lập từ năm 1993….Ở Việt Nam đến năm 2002 mới có Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên khai trương nhưng giao dịch trên sở này trầm lắng và một số sở khác ra đời tuy nhiên đều hoạt động ở mức chỉ được một hai phiên giao dịch. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như việc giải quyết yêu cầu của thị trường hàng hóa nông nghiệp, thời gian qua đã có những Sở giao dịch hàng hóa ra đời, tuy nhiên hoạt động của các sở này không mấy hiệu quả. Nguyễn Thị Kim Nhung 1 Luận văn tôt nghiệp Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hình thức mới ở Việt Nam, lần đầu tiên được quy định một cách chính tắc trong Luật Thương mại 2005 với 11 Điều khoản và được hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật, nghị định 158/2006/ NĐ-CP và thông tư 03/2009/TT-BCT. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay hoạt động này còn chưa phổ biến, các Sở giao dịch hàng hóa ra đời ở nước ta nghèo về chuẩn và lỏng lẻo về pháp lý. Quy định của pháp luật còn mờ nhạt, còn nhiều hạn chế, chưa tìm được mô hình hài hòa, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của giới doanh nghiệp, nhà kinh doanh nhỏ lẻ lẫn tổ chức đầu tư quy mô lớn. Để có Sở giao dịch hoạt động hiệu quả cần có những hành lang pháp lý đầy đủ.Vì vậy tác giả chọn đề tài “Quy chế pháp lý pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng như một số khía cạnh trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch như: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của Thạc sỹ Bùi Thanh Lam, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, “Các chủ thể tham gia trên Sở giao dịch hàng hóa” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Yến, giảng viên Trường Đại Học Luật Hà Nội, “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của Tiến Sỹ Nguyễn Việt Tý – giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Luân văn tốt nghiệp cử nhân của Phạm Chí Dũng, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quỳnh Liên nghiên cứu về Mua bán hàng hóa , tuy nhiên các công trình nghiên cứu đều tập trung vào một khía cạnh nhất định của lĩnh vực này. Chưa có đề tài nào nghiên cứu quy chế pháp lý giành cho Sở giao dịch hàng hóa. Nguyễn Thị Kim Nhung 2 Luận văn tôt nghiệp 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài giới hạn trong các quy định của pháp luật hiện hành về Sở giao dịch hàng hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên cứu Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; - Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: + Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử ; + Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu 5.1 Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, có cái nhìn tổng quát về thị trường hàng hóa giao sau và nêu lên những vấn đề còn bất cập và phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đối về Sở giao dịch hàng hóa. 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Bản Luận văn này theo đuổi những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa; Nguyễn Thị Kim Nhung 3 Luận văn tôt nghiệp - Nhận diện các đặc trưng cơ bản của mảng pháp luật đối với Sở giao dịch hàng hóa; - Đánh giá thực trạng và chỉ ra những hạn chế, tồn tại của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa; - Đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về mua Sở giao dịch hàng hóa. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Luận văn khái quát tổng thể khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, nêu lên những vấn đề còn bất cập trong khung pháp lý. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về Sở giao dịch và hoạt động thực tiễn của Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về Sở giao dịch hàng hóa Chương 2: Quy chế về Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 3: Kiến Nghị Nguyễn Thị Kim Nhung 4 Luận văn tôt nghiệp Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa giao sau Trên thế giới, ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, để phát triển sản phẩm nông sản các nước đã hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng hóa giao sau. Lúc đầu sự ra đời của hoạt động mua bán giao sau này nhằm mục đích khắc phục tình trạng không ổn định về giá cả do ảnh hưởng của tính thời vụ. Cùng với sự phát triển của thi trường hàng hóa giao sau này, các nhà đầu tư, họ chỉ “mượn” giá trị của các hàng hóa cơ sở để mua đi bán lại với mục đích bảo hộ hoặc kiếm lời không chờ mong một sự giao nhận hàng như cam kết trong hợp đồng, họ nhận thấy thị trường này là “miếng bánh ngon” cho mục đích của họ. Với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư càng làm cho thị trường hàng hóa giao sau này ngày càng sôi động ở trên thế giới. Thị trường hàng hóa giao sau là bỏ tiền ra để đầu tư vào giá cả của một loại hàng hóa để kiếm lời. Nhưng không dừng lại ở chỗ là một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, quan hệ mua bán này được nâng lên một tầm cao mới, được tổ chức qui củ. Mua bán hàng hóa giao sau này được thể hiện ở dạng giao dịch đó là giao dịch triển hạn, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn. Giao dịch triển hạn là giao dịch mà người bán và người mua thỏa thuận, cam kết với nhau về việc mua bán, giao hàng và nhận tiền trong tương lai theo hợp đồng triển hạn với các quy định rất chặt chẻ về chất lượng, số lượng hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận, loại giao dịch này không mang tính bảo hiểm rủi ro cho các chủ thể tham gia bởi trong giao dịch này nếu một trong hai bên không thực hiện hợp đồng thì người trung gian trở thành người Nguyễn Thị Kim Nhung 5 Luận văn tôt nghiệp mua và người bán. Nhu cầu của con người nói chung và các thương nhân nói riêng luôn tìm đến những cái tiến bộ, khắc phục những hạn chế “cũ”. Thương nhân khi tham gia giao dịch họ luôn mong muốn tìm lợi nhuận với phương châm rủi ro tối thiểu, lợi nhuận tối đa và bên trung gian tham gia giao dịch nào cũng muốn mình thoát khỏi trách nhiệm. Để giải quyết hạn chế của hợp đồng triển hạn các bên tìm đến với phương thức giao dịch mới và giao dịch kỳ hạn ra đời, giao dịch kỳ hạn là hoạt động mua bán giữa các bên được ký kết thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Giao dịch kỳ hạn nó khắc phục được nhược điểm của giao dịch triền hạn nhưng ở giao dịch kỳ hạn cũng có những hạn chế nhất định khi giá cả thị trường “bấp bênh” rủi ro mang lại cho người bán, người mua không lường trước được do đó để khắc phục hạn chế của giao dịch này xuất hiện hình thức giao dịch mới, hình thức này giúp bên bán và bên mua có thể định lượng được rủi ro của mình và nắm quyền quyết định trong tay - thực hiện hay không thực hiện hợp đồng khi họ mua quyền, hình thức này người ta gọi là giao dịch quyền chọn. Giao dịch quyền chọn là hợp đồng giữa người mua và người bán trong đó người mua mua của người bán quyền chọn mua hoặc bán với mức giá định trước. Như vậy, mua bán hàng hóa giao sau là việc các bên trong quan hệ mua bán thỏa thuận mua một lượng hàng với những thỏa thuận về giá cả, phẩm cấp, chất lượng của hàng hóa tại thời điểm giao kết nhưng vệc giao hàng và tiền được thực hiện sau một thời gian do hai bên quy định trong hợp đồng. Tham gia thị trường hàng hóa giao sau này các chủ thể không giống nhau về mục đích, chủ thể này thì để hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình họ tham gia thị trường cũng có chủ thể không chỉ là hạn chế rủi ro mà mục đích lớn hơn hết là lợi nhuận từ những hợp đồng được ký kết mang lại. Tuy nhiên, do tính đặc thù là hàng hóa được giao sau nên không phải mọi mặt hàng đều được mua bán trên thị trường này mà chủ yếu các mặt hàng có tính mùa vụ. Thị trường hàng hóa giao sau là Nguyễn Thị Kim Nhung 6 Luận văn tôt nghiệp một thị trường tập trung có tổ chức rất cao, chỉ mua bán các sản phẩm dẫn xuất từ thị trường hàng hóa thực là các hợp đồng giao sau. Thị trường này ra đời và phát triển cùng với phương thức giao sau. Tương ứng với các giao dịch triển hạn, giao dịch kỳ hạn và giao dịch quyền chọn thì có thị trường triển hạn, thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn. Trên thị trường triển hạn diễn ra việc mua bán các hợp đồng mà các hợp đồng đã quy định việc giao hàng nông sản vào một thời điểm trong tương lai những điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa. Sự phát triển cao hơn là thị trường triền hạn là thị trường kỳ hạn, thị trường này diễn ra tại một địa điểm cố định là Sở giao dịch, thị trường này nó tiếp thu được những tiến bộ và giải quyết được những nhược điểm của thị trường triển hạn tại đây người ta có thể mua đi bán lại các hợp đồng và hàng hóa mua bán trên thị trường này khá đa dạng. Thị trường kỳ hạn chưa phải là mô hình thị trường lý tưởng nhất vì vậy, người ta tìm đến thị trường quyền chọn, ở thị trường này họ giải quyết được vấn đề biến động giá trên thị trường có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động mua hoặc bán. 1.1.2. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa tại những điểm tập trung đã xuất hiện trên thế giới từ thời Trung cổ dưới hình thức chợ phiên như chợ nô lệ, chợ tơ lụa…hình thức chợ tập trung này ngày càng phát triển và nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng tăng lên và xuất hiện nhiều loại giao dịch khác nhau, giao dịch sơ khai là trao đổi hàng lấy hàng, tiền lấy hàng và giao ngay sau đó là những giao dịch triền hạn rồi đến giao dịch kỳ hạn, quyền chọn. Sự phát triển của hình thức mua bán như vậy nguyên nhân chủ yếu là kinh doanh luôn mong muốn tìm kiếm những điều có lợi nhất và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho mình để đảm bảo nguồn vốn đầu tư. Ngay từ thế kỷ 18 đã xuất hiện hoạt động mua bán có quy mô và quản lý chặt chẽ và hoạt động mua bán qua cái trung gian gọi là Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới ngày càng phát triển và là mô hình Nguyễn Thị Kim Nhung 7 Luận văn tôt nghiệp cho nhiều quốc gia thực hiện. Việt Nam với hình thức mua bán qua Sở giao dịch này là nước tạm gọi là “sinh sau” Mặc dù từ năm 2002 có Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên ra đời nhưng mãi đến năm 2005 luật Thương mại mới đề cập đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch khi đó khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mới được biết đến trong luật. Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”. Từ khái niệm này ta nhận thấy rằng, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nó đặt biệt hơn hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống, vai trò trung gian ở đây không phải là một cá nhân mà là Sở giao dịch hàng hóa – có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ về mặt pháp lý và được sự giám sát của Nhà nước, lượng hàng hóa được giao dịch qua sở thường số lượng lớn với những tiêu chuẩn khắt khe do Sở giao dịch tại nơi giao dịch đặt ra và mặt hàng được giao dịch qua sở này mức độ biến động giá rất lớn. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất : Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, như vậy, có nghĩa là mục đích của các chủ thể tham gia hoạt động này là sinh ra lợi nhuận. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, có nghĩa là chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa gồm các thương nhân là nhà giao dịch, nhà môi giới và khách hàng. Nhà giao dịch là những thành viên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa kỳ Nguyễn Thị Kim Nhung 8 Luận văn tôt nghiệp hạn, quyền chọn cho chính bản thân họ, giao dịch từ chính tài khoản của họ. Các nhà giao dịch tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa với mục đích đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình và thường là nhà kinh doanh hay nhà sản xuất lớn, có sự am hiểu về mua bán kỳ hạn, quyền chọn [8]. Hoạt động mua bán hàng hóa chắc chắn sẽ kém phần sôi nổi nếu thiếu đi vai trò của người môi giới, trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì nhà môi giới theo quy định của pháp luật là thương nhân, nhiệm vụ của họ là gắn kết những người có nhu cầu mua bán để hưởng hoa hồng. Nếu chỉ có người giao dịch và người môi giới thì không thể hình thành nên hoạt động mua bán hàng hóa bởi sẽ thiếu đi người mua, người bán do đó chủ thể không thể thiếu gọi chung là khách hàng. Vai trò của người môi giới phát huy khi được khách hàng ủy thác mua hoặc bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và người môi giới. Thứ hai: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là việc mua bán, thỏa thuận giữa bên mua và bên bán phải qua trung gian đó là Sở giao dịch hàng hóa. Các bên tham gia phải tuân thủ tất cả các quy định của Sở giao dịch đặt ra đối với các chủ thể tham gia thị trường này. Có lẻ đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và mua bán theo kiểu truyền thống. Mua bán theo kiểu truyền thống các bên có nhu cầu mua hoặc bán một mặt hàng nào đó họ trực tiếp tìm đối tăc hoặc có thể thông qua mối giới nhưng môi giới ở đây chỉ đóng vai trò giới thiệu người mua và người bán gặp nhau, không tham gia vào quá trình thương lượng giữa hai bên. Mọi thương lượng về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức giao nhận đều do bên bán và bên mua trực tiếp và trao đổi thống nhất với nhau. Thứ ba: Với định nghĩa của Luật thương mại 2005 thì không phải tất cả các mặt hàng hóa mà xã hội có nhu cầu mua bán đều được giao dịch qua Sở Nguyễn Thị Kim Nhung 9 Luận văn tôt nghiệp giao dịch hàng hóa mà chỉ những mặt hàng nằm trong danh mục được phép giao dịch qua từng thời kỳ do Bộ Thương mại quy định mới được giao dịch qua sở. Mặt hàng được các bên có nhu cầu mua, bán này không nhất thiết phải có mặt tại thời điểm đặt lệnh vì tính chất mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là mua bán giao sau. Tại thời điểm hợp đồng được ký kết có thể hàng hóa này chưa được hình thành nhưng đến hạn thực hiện hợp đồng hàng hóa đã tồn tại. Nó cũng giống mua bán hàng hóa giao sau, việc giao dịch, ký kết hợp đồng để ấn định thời điểm giao hàng và nhận tiền vào thời điểm trong tương lai Thứ tư: Nếu như mua bán truyền thống là giao ngay, như vậy trao tiền nhận hàng ngay tại thời điểm hai bên ưng thuận giá cả, chất lượng, số lượng thì hoạt động mua bán qua sở hoàn toàn khác trong hoạt động mua bán hàng hóa này, Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian. Giá mua, bán hàng hóa được hai bên thỏa thuận tại thời điểm mua hoặc bán nhưng hàng hóa (nếu nhận) sẽ được thực hiện trong tương lai. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm giao dịch thành công chưa phát sinh mà nó chỉ phát sinh khi đến hạn hợp đồng. Hình thức để gắn kết trách nhiệm pháp lý giữa bên mua và bên bán được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Thứ năm: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thường được thực hiện bằng hai loại hợp đồng gồm hợp đồng kỳ hạn – Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận, theo đó, bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng [6] và hợp đồng quyền chọn – Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó [6]. Nguyễn Thị Kim Nhung 10 Luận văn tôt nghiệp 1.1.3. Khái niệm Sở giao dịch hàng hóa Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, sự thay đổi của thời tiết là yếu tố quyết định đến năng suất của mùa vụ. Do tính mùa vụ nên sản lượng của năm này được sử dụng cho đến khi mùa vụ tiếp theo thu hoạch, tính mùa vụ này dẫn đến khi mất mùa người nông dân tích trữ hàng hóa, nâng giá bán sản phẩm lên gây bất lợi cho thương nhân và mặt trái của nó là khi được mùa bị thương nhân ép giá gây khó khăn cho nông dân. Tình trạng này đều không có lợi cho hai bên cung cầu do đó thương nhân và nông dân gặp nhau mua bán trước mùa vụ. Điều này đã được một số thương nhân ở một số địa phương ở miền Trung áp dụng đối với các sản phẩm cây đào. Theo mùa vụ cây đào ra hoa vào dịp tết thì vào giữa năm thương nhân đến trang trại hoặc từng hộ gia đình thỏa thuận giá cả mua bán “vườn cây đào”, thương nhân đặt cọc một số tiền cho người trồng cây đào. Khi đến mùa thu hoạch thương nhân đến thu hoạch và thanh toán tiền. Hoặc là hiện tượng “mua bán lúa non” hình thức này hoàn toàn tự phát. Việc gặp gỡ giữa người mua và người bán để thương lượng giá cả hàng hóa trong tương lai trên thế giới đã hình thành từ thời Trung cổ. Trong giai đoạn sơ khai thì người mua và người bán tự tìm kiếm đối tác, gặp gỡ thương lượng với nhau, dần dần hình thức này phát triển hơn là có trung gian bởi không phải người có hàng bán đều biết được người có nhu cầu mua và ngược lại. Trung gian là cầu nối giữa bên cung và bên cầu họ chuyên làm nhiệm vụ môi giới cho các bên và nhận tiền hóa hồng. Hoạt động mua bán hàng hóa tương lai này trên thế giới ngày càng phát triển và dần hình thành nên các khu mua bán tập trung - các Sở giao dịch hàng hóa hoạt động có quy mô và lượng giao dịch ngày càng lớn hơn. Trước tình hình đó ở Nhật bản - OSAKA đã hình thành Sở giao dịch mua bán trao đổi gạo của thương nhân. Sự ra đời của sở làm cho quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm Nguyễn Thị Kim Nhung 11 Luận văn tôt nghiệp được thời gian, chi phí và nhiều nước trên thế giới nhận thấy hoạt động mua bán qua sở này đạt hiệu quả nên các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới lần lượt ra đời. Ngày nay trên khắp thế giới đã xuất hiện Sở giao dịch hàng hóa và có hơn 40 Sở giao dịch hàng hóa nối mạng giao dịch toàn cầu và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu thì số lượng kết nối với nhau ngày càng tăng. Đáp ứng yêu cầu Việt Nam cũng bắt đầu có cái nhìn về Sở giao dịch hàng hóa và đưa ra khái niệm cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Luật Thương mại 2005. Dựa trên khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ta có thể tóm tắt đưa ra các đặc điểm về Sở giao dịch hàng. Sở giao dịch hàng hóa là nơi tập trung thực hiện các giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn đối với hàng hóa được phép giao dịch qua sở. Tuy luật thương mại 2005 không đưa ra khái niệm Sở giao dịch hàng hóa là gì song ở Nghị định hướng dẫn thi hành luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch tại Điều 6 chương II đưa ra khái niệm “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định”. Như vậy, theo khái niệm này thì Sở giao dịch hàng hóa trước tiên là pháp nhân, một tổ chức được gọi là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được thành lập hợp pháp, có cơ cầu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [4]. Điều kiện đưa ra cho chủ thể thành lập Sở giao dịch hàng hóa là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần. Bên cạnh đó Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Sở có chức năng công bố, niêm yết danh sách, tiêu chuẩn của hàng hóa được phép giao dịch tại sở. Sở giao dịch còn đưa ra nội dung trong lệnh Nguyễn Thị Kim Nhung 12 Luận văn tôt nghiệp mua bán hàng hóa qua sở, trình tự thủ tục bắt buộc đối các chủ thể khi tham gia mua bán qua sở. Sở giao dịch hàng hóa kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên của sở. Cụ thể chức năng của Sở giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân do đó nó có địa điểm kinh doanh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của mình. Tại Sở giao dịch các thành viên của Sở giao dịch tiến hành mua bán các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Sở giao dịch hàng hóa được pháp luật trao cho quyền đề ra các quy tắc, quy chế để điều hành hoạt động “kinh doanh” của mình và giám sát, thực thi các quy tắc đó. Sở giao dịch hàng hóa không tham gia vào việc mua bán mà chỉ cung cấp những tiện nghị cho các bên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa của các thành viên diễn ra sôi động. 1.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa hiện nay trên thế giới phát triển rất sôi động, sự phát triển này nhờ vào những đóng góp thiết thực mà sở mang lại cho nền kinh tế và quản lý kinh tế nói chung và cho những chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán này. Một số thương nhân Việt Nam đã tham gia thị giao dịch mua bán hàng hóa qua sở tại nước ngoài. Thực tế cho thấy việc tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài đã có những kết quả nhất định và quan trọng hơn là việc tham gia các sàn giao dịch ở nước ngoài là bước đi phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch giao sau trong việc tích lũy kinh nghiệm và bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình [3]. Ở nước ta hiện nay tuy chưa phát triển sôi động như các nước trên thế giới nhưng thị trường này đã được nhiều Nguyễn Thị Kim Nhung 13 Luận văn tôt nghiệp nhà đầu tư quan tâm, thực tế chứng minh là có nhiều Sở giao dịch đã ra đời tuy còn hoạt động cầm chừng. Trong tương lai không xa chắc chắn hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam sẽ phát triển sôi động vì vậy, điều cần phải làm bây giờ là xây dựng mô hình Sở giao dịch hàng hóa phù hợp với điều kiện của đất nước. Để có mô hình phù hợp điều sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và Sở giao dịch hàng hóa. Hiện nay và tương lai gần việc thành lập các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa 1.2.1. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa đối với Nhà nước Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một bức tranh phản ánh nên kinh tế của tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn biến giá cả của hàng hóa trên thế giới trong tương lai gần. Do đó, Sở giao dịch hàng hóa trở thành một công cụ để Nhà nước quản lý, quan sát sự biến chuyển trên thị trường hàng hóa giao qua sở nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế. Trong xã hội hiện nay khi hoạt động “kinh doanh”, cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phức tạp. Hàng giả, hàng kém chất lượng là một vấn nạn cần phải được giải quyết triệt để không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới nói chung. Một trong những giải pháp hữu hiệu để quản lý và chống hàng giả, hàng kém chất lượng là thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Hoạt động mua bán qua sở này một mặt loại bỏ được các mặt hàng giả, kém chất lượng bởi thông qua trung gian là Sở giao dịch hàng hóa thì tất cả các loại hàng hóa được giao dịch qua sở đều bị kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng bởi khi hàng hóa được đưa vào kho của Sở giao dịch đều được giám định cẩn thận và bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn mặt khác thông qua Sở giao dịch Nhà nước có thể kiểm soát được biến động thị trường và việc Nguyễn Thị Kim Nhung 14 Luận văn tôt nghiệp mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá. Trên cơ sở biến động đó dự đoán được chiều hướng kinh tế phát triển thế nào từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu hạn chế tối đa sự tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế đồng thời có những công cụ, chính sách phòng ngừa sự lạm phát nền kinh tế. Có những chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các mặt hàng nông sản mà nước nhà có lợi thế. Không chỉ kiểm soat thị trường mà thông qua các Sở giao dịch cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc thống kê các số liệu về số lượng hàng hóa, mặt hàng được ưu chuộng, đối tượng tham gia chủ yếu hoạt động mua bán qua sở, từ sự thống kê Nhà nước có những chính sách phát triển các mặt hàng cho phù hợp bên cạnh đó còn góp phần hoàn thiện khung pháp lý để hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phổ biến và có chất lượng tốt, thu hút được đông đảo sự quan tâm từ phía “xã hội”. Với sự kiểm sát chặt chẽ của Sở giao dịch về chất lượng hàng hóa, hàng hóa giao dịch ngày càng có chất lượng tốt hơn, cùng với chính sách của Nhà nước áp dụng cho người dân trồng nông sản, điều này cũng giúp Nhà nước dần dần tiêu chuẩn hóa hàng hóa giao dịch qua sở phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế giúp nhà xuất khẩu của Việt Nam khi tham bán các loại hàng hóa này ra nước ngoài sẽ “được giá” và cạnh tranh được với hàng các nước không như hiện nay, hàng hóa của Việt Nam khi xuất ra nước ngoài thường cạnh tranh với hàng các nước bằng cách giảm giá chứ không cạnh tranh được về mặt chất lượng. 1.2.2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa với nhà kinh doanh Bất cứ ai trong quá trình từ sản xuất đến lưu thông phân phối cũng đều quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá và tiết kiệm chi phí giao dịch. Do đó sự ra đời tồn tại và phát triển của Sở giao dịch hàng hóa không chỉ giúp Nhà Nước quản lý thị trường về mặt chất lượng hàng hóa, kiểm soát sự biến động trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu nói riêng. Nhờ Nguyễn Thị Kim Nhung 15 Luận văn tôt nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan