Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại việt nam...

Tài liệu Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại việt nam

.PDF
117
366
55

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt phïng thÞ thanh hiÒn quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch t¹i viÖt nam Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Người hướng dẫn khoa học : TS. Ngô Huy Cương Hµ néi - 2008 1 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Phùng Thị Thanh Hiền 2 Môc lôc Trang Trang b×a phô Lêi cam ®oan Môc lôc më ®Çu 1 Ch­¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n vÒ quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng 3 nh©n trong kinh doanh du lÞch 1.1. C¸c ®Æc ®iÓm cña kinh doanh du lÞch vµ sù cÇn thiÕt x©y dùng quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch 3 1.1.1. Kh¸i niÖm kinh doanh du lÞch 3 1.1.2. §Æc ®iÓm cña kinh doanh du lÞch 6 1.1.3. Sù cÇn thiÕt x©y dùng quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch 7 1.2. Kh¸i luËn vÒ th­¬ng nh©n vµ quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n 10 1.2.1. Kh¸i niÖm vµ ph©n lo¹i th­¬ng nh©n 10 1.2.1.1. Kh¸i niÖm th­¬ng nh©n 10 1.2.1.2. Ph©n lo¹i th­¬ng nh©n 21 1.2.2. 35 Nh÷ng néi dung c¨n b¶n cña quy chÕ th­¬ng nh©n 1.2.2.1. §iÒu kiÖn vµo nghÒ 35 1.2.2.2. §iÒu kiÖn hµnh nghÒ 41 1.2.2.3. §iÒu kiÖn chÊm døt kinh doanh 45 1.3. Néi dung quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch 49 1.3.1. Khëi ®Çu kinh doanh du lÞch 49 1.3.2. §iÒu kiÖn kinh doanh du lÞch 57 1.3.2.1. §èi víi kinh doanh l÷ hµnh 57 3 1.3.2.2. QuyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chøc, c¸ nh©n kinh doanh vËn chuyÓn kh¸ch du lÞch 61 1.3.2.3. QuyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chøc c¸ nh©n kinh doanh l­u tró du lÞch 63 1.3.2.4. QuyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chøc c¸ nh©n kinh doanh ph¸t triÓn khu du lÞch, ®iÓm du lÞch 65 1.3.2.5. QuyÒn vµ nghÜa vô cña tæ chøc c¸ nh©n kinh doanh dÞch vô trong khu du lÞch, ®iÓm du lÞch 66 1.3.3. 68 §iÒu kiÖn chÊm døt kinh doanh du lÞch 1.3.3.1. §èi víi c¸c doanh nghiÖp trong n­íc 68 1.3.3.2. §èi víi c¸c doanh nghiÖp n­íc ngoµi 71 Ch­¬ng 2: thùc tr¹ng quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh 74 doanh du lÞch ë viÖt nam 2.1. Nguån ph¸p luËt ®iÒu tiÕt kinh doanh du lÞch 74 2.2. Thùc tr¹ng c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt vÒ vµo nghÒ kinh doanh du lÞch 78 2.3. Thùc tr¹ng c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt vÒ kinh doanh du lÞch 83 2.4. Thùc tr¹ng c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt vÒ chÊm døt kinh doanh du lÞch 87 2.5. Nguyªn nh©n nh÷ng khiÕm khuyÕt cña quy chÕ ph¸p lý ®èi víi th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch t¹i ViÖt Nam 89 Ch­¬ng 3: mét sè ®Þnh h­íng vµ gi¶i ph¸p hoµn thiÖn quy chÕ ph¸p lý 97 cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch t¹i viÖt nam 3.1. C¬ së ®Ó h×nh thµnh c¸c ®Þnh h­íng 97 3.2. Mét sè ®Þnh h­íng hoµn thiÖn quy chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch 100 KÕt luËn 109 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 111 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên trong tất cả mọi lĩnh vực. Là một đất nước có tiềm lực phát triển kinh tế, có nguồn tài nguyên dồi dào, với chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế bền vững, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: Đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vì vậy hoàn thiện và xây dựng pháp luật kinh doanh du lịch là một nhu cầu bức thiết. Trong việc xây dựng và hoàn thiện đó, qui chế pháp lý cho thương nhân trong kinh doanh du lịch là một trọng tâm góp phần củng cố, phát triển thị trường du lịch, mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài. Các qui định pháp luật về thương nhân là điều kiện để thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại của mình phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Qui chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch đã được các nhà luật học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, bởi lẽ kinh doanh du lịch chỉ có thể phát triển khi có một môi trường pháp lý thuận tiện cho các thương nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, mặc dù Luật Du lịch đã được ban hành, song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn phát triển trong lĩnh vực này. Hàng loạt các văn bản dưới luật và thực tiễn thi hành luật cần phải xem xét. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài "Quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kinh doanh du lịch là một lĩnh vực mới phát triển trong những năm gần đây. Đã có một số công trình nghiên cứu không chuyên pháp lý về lĩnh 5 vực này, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt và đầy đủ về vấn đề này, trong khi thực tiễn đòi hỏi phải hoàn thiện chế định này một cách bức bách. Chính vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu qui chế thương nhân trong lĩnh vực du lịch ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Đánh giá thực tiễn cũng như hiệu quả của các qui định pháp luật đối với lĩnh vực này, và nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng trong việc hoàn thiện pháp luật về quy chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được hoàn thành dựa trên các nguyên tắc, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: Phân tích tổng hợp; thống kê; so sánh pháp luật và phân tích qui phạm mô hình hoá, điển hình hoá các quan hệ xã hội. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Ch­¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n vÒ qui chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch. Ch­¬ng 2: Thùc tr¹ng qui chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch ë ViÖt Nam. Ch­¬ng 3: Mét sè ®Þnh h­íng vµ gi¶i ph¸p hoµn thiÖn qui chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch t¹i ViÖt Nam. 6 Chương 1 Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n vÒ qui chÕ ph¸p lý cña th­¬ng nh©n trong kinh doanh du lÞch 1.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUI CHẾ PHÁP LÝ CỦA THƯƠNG NHÂN TRONG KINH DOANH DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm kinh doanh du lịch Ngày nay, du lịch đó trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch vẫn đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch. Pháp lệnh Du lịch định nghĩa: "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Luật Du lịch năm 2005 quan niệm: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Việc làm rõ và thống nhất các nội dung cơ bản trong khái niệm về du lịch có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho các nhà làm luật, các nhà kinh doanh hiểu một cách rõ ràng trong quá trình nghiên cứu luật và đầu tư trong kinh doanh. Bởi du lịch không chỉ là một ngành kinh doanh mà cũng là một hiện tượng xã hội. Vậy kinh doanh du lịch là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, cung ứng dịch vụ du lịch. Đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích sinh lợi. 7 Theo Điều 38 của Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội Việt Nam ban hành năm 2005: Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ bao gồm các ngành nghề sau đây: - Kinh doanh lữ hành; - Kinh doanh lưu trú du lịch; - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; - Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; - Kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu du lịch, đòi hỏi cần phải có các loại hình du lịch tương ứng. Vai trò cụ thể của từng loại hình du lịch này như sau: 1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) Tồn tại phổ biến hai loại hình sau: - Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. - Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Agency Business): Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kí nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch, tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Tuy nhiên cách phân chia trên đây chỉ mang tính tương đối. Không có nghĩa là tồn tại các doanh nghiệp chỉ kinh doanh lữ hành và đại lý lữ hành với các hoạt động kể trên. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành. Trên thực tế các công ty lữ hành du lịch có rất 8 nhiều loại khác nhau, với những hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng trong quá trình phát triển của hoạt động du lịch. 2. Kinh doanh dịch vụ lưu trú (Hospitality Business) Ban đầu, kinh doanh dịch vụ lưu trú là kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ nghỉ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với đòi hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch, khách sạn tổ chức thêm dịch vụ kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác. Từ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm: kinh doanh dịch vụ lưu trú theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, kinh doanh dịch vụ lưu trú là dịch vụ cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ của khách. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh thần nhiều hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh của các cơ sở lưu trú nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là những khách có khả năng thanh toán cao đã làm tăng tính đa dạng của hoạt động kinh doanh lưu trú. Ngoài các hoạt động chính nói trên thì điều kiện cho những cuộc hội họp, các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí ngày càng tăng nhanh. Theo đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú được bổ sung thêm các dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là… 3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation) Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường với khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập tới hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập tới hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp khách du lịch dịch chuyển từ nơi cư trú 9 thường xuyên của mình đến điểm du lịch cũng như là vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, tầu hoả, máy bay, tàu thuỷ… Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch nào có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú thường xuyên của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. 4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch Khu du lịch, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư nâng cấp, bảo tồn các tài nguyên du lịch đã có. Khai thác các tài nguyên du lịch tiềm năng, đầu tư phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới. Kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch. Khu du lịch, điểm du lịch được qui hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Mọi tổ chức cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án, qui hoạch phát triển du lịch. Trong quá trình kinh doanh phải quản lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các công trình sáng tạo của con người, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn. Xây dựng dự án phải phù hợp với qui hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt và tuân theo pháp luật về đầu tư. 5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên trong lĩnh vực kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, bán đồ lưu niệm, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn, đầu tư du lịch… 1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh du lịch - Du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn rất cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. 10 - Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, điều kiện về tài nguyên du lịch nhân văn cũng như tính độc đáo, hấp dẫn của phong cảnh tự nhiên. - Đối tượng phục vụ của ngành thường xuyên thay đổi và rất phức tạp (Nhu cầu của con người về dịch vụ du lịch thường xuyên thay đổi và rất phức tạp vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thu nhập, thời gian rảnh rỗi, trình độ văn hoá, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…). - Kinh doanh du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều hoạt động khác nhau như: kinh doanh dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh hàng hoá…Các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau. - Sản phẩm của hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn là những sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình. Vì thế việc quản lí và đánh giá chất lượng chất lượng sản phẩm rất khó khăn nó phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý cũng như kì vọng của khách du lịch. - Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, dịch vụ diễn ra đồng thời, trong cùng một địa điểm. Do đó, sản phẩm du lịch không thể tồn kho, cất giữ như các sản phẩm hàng hoá thông thường khác. 1.1.3. Sự cần thiết xây dựng qui chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Thực hiện chủ trương của Đảng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, yêu cầu ban hành một quy chế pháp lý trong kinh doanh du lịch rõ ràng minh bạch, giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, công bằng và các chính sách ưu đãi để đảm bảo: 11 - Thu hút được được nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư và phát triển du lịch - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển được kinh tế đất nước - Phát triển và bảo vệ được tài nguyên du lịch - Củng cố và phát triển giao lưu quốc tế Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2007: - Khách du lịch quốc tế ước đạt 4,2 triệu lượt, tăng 17,2 % so với năm 2006. - Khách du lịch nội địa ước đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006. - Thu nhập xã hội về du lịch năm 2007 đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006. - Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao (8,5%). Nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng qui chế pháp lý cho thương nhân trong kinh doanh du lịch, Nhà nước đã ban hành Luật Du lịch năm 2005. Trong luật quy định nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng với tổ chức cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực du lịch. Qui định các lĩnh vực nhà nước thực hiện và các lĩnh vực nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch… Trên cơ sở những chính sách cơ bản này, Chính phủ sẽ ban hành một cơ chế, chính sách cụ thể, áp dụng trong một giai đoạn nhất định để tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch. Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong năm 2007, Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ đồng cho 59 tỉnh, thành phố phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đây là nguồn vốn quan trọng, để xây dựng các khách sạn với qui mô lớn, Tổng cục Du lịch phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về du lịch. 12 Xây dựng, tạo lập qui chế pháp lý trong kinh doanh du lịch để quy định chi tiết hơn việc xác định tài nguyên du lịch và vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững. Thông qua nội dung của quy hoạch du lịch để đảm bảo tính hiệu quả của đầu tư du lịch trong phạm vi toàn quốc và của mỗi địa phương. Ngăn ngừa tình trạng xây dựng lộn xộn, mất mỹ quan, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái tại các khu du lịch, điểm du lịch. Việc xác định, phân loại, công nhận và tổ chức quản lý khu, điểm, tuyến và đô thị du lịch, những yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch, sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam. Thông qua việc xây dựng quy chế pháp lý của thương nhân, vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch được đảm bảo bằng các chính sách khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển du lịch khuyến khích dân cư tham gia hưởng lợi từ hoạt động du lịch, du lịch được sử dụng như công cụ hữu hiệu để xoá đói, giảm nghèo. Xây dựng qui chế pháp lý để xác định nội dung phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Cụ thể, bổ sung ngành nghề kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch nhằm khuyến khích việc tôn tạo, xây dựng khu du lịch, điểm du lịch mới nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, bổ sung quy định về đại lý lữ hành, hợp đồng lữ hành; các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết các yêu cầu kiến nghị của khách du lịch sẽ giúp khách yên tâm hơn khi đi du lịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng của các dịch vụ du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đã mở ra những vận hội to lớn cho đất nước. 13 Việt Nam tiếp tục được thế giới đánh giá là một đất nước ổn định, hoà bình, một điểm đến an toàn, thân thiện. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có ý nghĩa quan trọng, tạo môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động du lịch, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh du lịch Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng, toàn diện với khu vực và thế giới. Thực hiện những cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ du lịch yêu cầu cần xây dựng các văn bản pháp luật và các văn bản có liên quan điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để du lịch hội nhập toàn diện vào thị trường quốc tế. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thuận tiện cho khách nước ngoài đến Việt Nam. 1.2. KHÁI LUẬN VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ QUI CHẾ PHÁP LÝ CỦA THƯƠNG NHÂN 1.2.1. Khái niệm và phân loại thương nhân 1.2.1.1. Khái niệm thương nhân Thương nhân là chủ thể thông thường của luật thương mại. Vì vậy khi xây dựng đạo luật về thương mại nói chung và các lĩnh vực khác nhau của luật thương mại nói riêng nhà làm luật thường chú trọng đến hai mảng lớn là thương nhân và hành vi thương mại, mà trong đó qui chế pháp lý của thương nhân là không thể thiếu. Bộ luật Thương mại đầu tiên trên thế giới là Bộ luật Thương mại của Pháp năm 1807 định nghĩa: "Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng là nghề nghiệp thường xuyên của mình" (Điều 1). Hành vi thương mại thường luôn gắn liền với thương nhân. Thương nhân là người tiến hành các hành vi thương mại, ngược lại khi nghiên cứu xem thương nhân là những ai, người ta lại thường hay dựa vào tiêu chí hành vi thương mại. Vì vậy, khi nói tới khái niệm thương nhân ta cần phải nói tới hành vi thương mại với tính cách là nghề nghiệp của thương nhân. 14 Như vậy, khái niệm hành vi thương mại và khái niệm thương nhân có mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Hành vi thương mại có tính chất khách quan. Chúng ấn định nghề nghiệp của thương nhân. Nói cách khác, chúng là dấu hiệu để nhận biết thương nhân, nếu họ thực hiện các hành vi thương mại một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp. Ngược lại, thương nhân cũng là một yếu tố cơ bản để xác định tính chất thương mại của một hành vi. Chính vì mối quan hệ nêu trên, khi tìm cách đưa ra một định nghĩa về hành vi thương mại người ta thường dựa vào hai tiêu chí cơ bản là chủ thể thực hiện hành vi (các thương nhân) và bản chất các hành vi đó. Cách định nghĩa hành vi thương mại dựa vào tiêu chí chủ thể lấy người thương gia làm trung tâm của vấn đề. Tương tự như Bộ luật Thương mại Pháp, Bộ luật Thương mại Czech cho rằng: "Hành vi thương mại (được xem như hành vi của thương nhân) được hiểu là một hoặc do các thương nhân tiến hành một cách độc lập với danh tính của mình và tự chịu trách nhiệm nhằm mục đích kiếm lợi nhuận" [15]. Cách định nghĩa của Czech chính là dựa vào tiêu chí chủ thể để đánh giá một hành vi thương mại. Với cách định nghĩa như thế, hành vi thương mại lệ thuộc rất nhiều vào chủ thể thực hiện hành vi. Điều này có nghĩa là mọi hành vi do thương nhân thực hiện vì mục tiêu lợi nhuận đều được coi là hành vi thương mại. Xin lưu ý rằng ngoài ra còn có nhiều trường hợp đặc biệt khác chẳng hạn như thương nhân thực hiện một hành vi không trực tiếp sinh lời, nhưng lại phục vụ cho hoạt động thương mại khác của anh ta. Hoặc có những loại hành vi không cần thiết phải do thương nhân thực hiện mới được coi hành vi thương mại như hành vi lập hối phiếu, hành vi khai thác mỏ... Cách định nghĩa hành vi thương mại dựa vào tiêu chí bản chất của hành vi có thể nói là cách định nghĩa phổ biến hiện nay. Theo đó, hành vi thương mại không còn lệ thuộc nhiều vào chủ thể thực hiện hành vi nữa.. 15 Chúng được liệt kê, được gọi tên ra một cách độc lập bất kể đến việc chúng có phải do một thương gia thực hiện hay không. Ban đầu, các nhà làm luật đưa ra một số hành vi được coi là mang tính bản chất thương mại, mặc định chúng là các hành vi thương mại và quy định trong các đạo luật thương mại, "hành vi thương mại là những hành vi chế tạo, lưu chuyển, trung gian có mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp, trừ những ngoại lệ luật định" [24, tr. 25]. Về sau, các hành vi thương mại theo cách liệt kê có hạn định nêu trên bộc lộ những nhược điểm của nó, đó là khi thực tế thương mại xuất hiện thêm nhiều loại hành vi thương mại khác với hành vi quy định trong luật. Vì thế sự liệt kê có hạn đó đương nhiên trở thành vật cản làm hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại cũng như phạm vi điều chỉnh của luật thương mại đối với các loại hành vi mới đó. Các hành vi thương mại cơ bản chia làm ba loại: Thứ nhất, hành vi thương mại do bản chất, hành vi loại này là: hành vi được coi là hành vi thương mại ngay cả trong trường hợp chúng được thực hiện một cách riêng rẽ như việc mua động sản để bán lại, các hoạt động môi giới, các hoạt động ngân hàng hay hối đoái... Thứ hai, hành vi thương mại do hình thức: Nó được xem là hành vi thương mại ngay cả khi chúng được những người không phải là thương nhân thực hiện, các hành vi này bao gồm hành vi lập hối phiếu, hành vi của các công ty thương mại. Thứ ba, hành vi thương mại do phụ thuộc nó là những hành vi phụ thuộc vào hoạt động thương mại hoặc các thương gia như các trái vụ giữa các thương nhân với nhau [16]. Có hai loại hành vi thương mại phụ thuộc: Thứ nhất là hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện do nhu cầu nghề nghiệp của mình nên trở thành hành vi thương mại (loại này cần được gọi là hành vi 16 thương mại chủ quan vì phụ thuộc vào tư cách của người thực hiện thương nhân); thứ hai là hành vi có bản chất dân sự do thương nhân thực hiện nên trở thành hành vi thương mại vì phụ thuộc vào một hành vi thương mại khác (loại này cần được gọi là hành vi phụ thuộc vì liên quan tới một hành vi thương mại khác). Có những hành vi thương mại không phải do thương nhân thực hiện và được thực hiện vì mục đích dân sự lại được coi là hành vi dân sự phụ thuộc. Một hành vi thương mại phụ thuộc có nguồn gốc và bản chất dân sự, nhưng tính cách thương mại của nó phụ thuộc vào hai yếu tố: 1) hành vi phải do thương gia thực hiện; 2) hành vi phải được làm vì nhu cầu thương mại [21]. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật một số quốc gia, hành vi thương mại là một trong những yếu tố làm cơ sở để xác định tư cách thương gia của một chủ thể tham gia thực hiện các hoạt động thương mại. Ví dụ, Bộ luật Thương mại Pháp và Bộ luật Thương mại Trung kỳ có quy định: "Thương nhân là những người làm những hành vi thương mại và lấy những hành vi đó làm nghề nghiệp của mình". Bản thân hành vi thương mại rất phức tạp, cho nên các mối quan hệ, các lợi ích có liên quan của những người có liên quan được xác lập thông qua các hành vi này là những vấn đề nhạy cảm hơn so với những quan hệ dân sự. Để thuận lợi cho việc kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động này, cần phải xác định thế nào là hành vi thương mại, rồi tập hợp chúng lại dưới sự điều chỉnh của một hệ thống các quy phạm pháp luật. Theo Điều 632 của Bộ luật Thương mại Pháp thì các hành vi thương mại do bản chất có hai loại là hành vi thương mại ngay cả khi chúng được thực hiện một cách riêng rẽ, và hành vi chỉ được coi là thương mại khi nó được thực hiện thông qua một doanh nghiệp [18, tr. 20-24]. 17 Các hành vi thương mại riêng rẽ bao gồm: - Việc mua động sản để bán lại không kể tới việc có gia công, sửa chữa, hoàn thiện hoặc làm tăng thêm giá trị hay không; - Việc mua bán bất động sản để bán lại hoặc mua để xây dựng lại rồi bán toàn bộ hay từng phần; - Hoạt động làm trung gian để mua hoặc bán các bất động sản, cơ sở kinh doanh, cổ phần của công ty kinh doanh bất động sản; - Hoạt động môi giới thương mại; - Hoạt động ngân hàng hay hối đoái; Các hành vi thông qua doanh nghiệp bao gồm: - Các doanh nghiệp cho thuê động sản; - Các doanh nghiệp hoạt động chế tạo hay các nhà công nghiệp; - Các doanh nghiệp hoạt động cung ứng hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu...; - Các doanh nghiệp hoạt động biểu diễn công cộng như tổ chức biểu diễn ca nhạc, xiếc kịch... và các nhà xuất bản; - Các doanh nghiệp hoạt động uỷ thác; - Các cửa hàng bán đấu giá; - Các hãng đại lý và các văn phòng kinh doanh; - Các hãng bảo hiểm, các hãng điện ảnh, các hãng quảng cáo, thông tin. Ngoài ra, hoạt động khai thác mỏ luôn luôn được coi là hành vi thương mại. Bộ luật Thương mại Pháp quy định những hành vi thương mại do hình thức gồm có hành vi lập hối phiếu và các công ty thương mại; những hành vi thương mại do phụ thuộc là những hành vi phụ thuộc vào hoạt động thương mại. Ví dụ, các giao dịch của thương nhân với nhau. Điều này dẫn đến hệ quả rằng hành vi của thương nhân trong hoạt động kinh doanh đều được xem là các 18 hành vi thương mại dù bên đối tác có phải là thương nhân hay không trừ khi có chứng minh các hành vi đó không được thực hiện vì nhu cầu thương mại. Tuy nhiên, các giao dịch về sở hữu công nghiệp là giao dịch dân sự và cũng được coi là hành vi dân sự đối với các hành vi nhằm sở hữu bất động sản [21]. Bộ luật Thương mại nhất thể Hoa Kỳ (UCC) qui định các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh tên họ hoặc tên gọi thương mại mà không cần làm thủ tục xin phép. Ở một số bang của Hoa Kỳ có thể phải đăng ký tên hoặc tên gọi thương mại của chủ thể kinh doanh vào danh bạ thương mại theo như thông lệ. Nhìn chung, một cá nhân muốn trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới hình thức cá thể ở Hoa Kỳ sẽ phải hội đủ ít nhất các điều kiện sau: a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b. Có những am hiểu trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết; c. Có đủ các điều kiện vật chất khác như: số vốn tối thiểu tương ứng, tài sản, thiết bị kỹ thuật; d. Tìm kiếm được thị trường. Trong khi điều kiện a là đòi hỏi pháp lý, thì điều kiện b, c, d là do thương nhân kiểm nghiệm trên thực tế. Một chủ thể không có đủ điều kiện tối thiểu như vậy sẽ không thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và sẽ bị thương trường tự đào thải. Bộ luật Thương mại Nhật Bản xác định những người thực hiện các giao dịch thương mại như một nghề nghiệp nhân danh bản thân mình, những người bán hàng như một nghề nghiệp trong các cửa hàng hoặc ở những nơi tương tự hoặc những người làm nghề khai mỏ, thậm chí không tham gia các giao dịch thương mại như một nghề nghiệp và những công ty được thành lập theo Bộ luật Thương mại đều được coi là thương nhân, theo qui định này thì hành vi khai thác mỏ luôn được coi là hành vi thương mại. Vì vậy, bất kể ai thực hiện hành vi này đều được coi là thương nhân. Cũng theo điều luật này 19 thì những người chuyên thực hiện hành vi thương mại luôn được coi là thương nhân chia thành hai nhóm: thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân. Bộ luật Thương mại Nhật Bản còn cho rằng, các giao dịch do thương nhân thực hiện nhằm mục đích nghề nghiệp cũng là các hành vi thương mại (Điều 503). Luật Thương mại của Đức quan niệm công ty thương mại là các thương nhân bởi hình thức - bất kỳ một thực thể nào được thành lập dưới hình thức công ty thương mại đều được xem là thương nhân hoặc bất kỳ hành vi nào nhằm thành lập một công ty thương mại đều được xem là hành vi thương mại. Bộ luật Thương mại Cộng hoà Czech mô tả "thương nhân là: - Người (thể nhân hoặc pháp nhân) được ghi tên vào sổ đăng ký thương mại. - Người thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho tiến hành một số hoạt động buôn bán nhất định. - Người thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép được cấp theo các luật hoặc các qui định đặc biệt khác với các qui định điều chỉnh việc cấp giấy phép buôn bán. - Thể nhân thực hiện hoạt động nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp) mà được đăng ký vào sổ đăng ký thích hợp theo luật hoặc qui định đặc biệt" (Điều 2 khoản 2). Bộ luật Thương mại Tunisia trong Điều 2 qui định: tất cả những người mà tự bản thân thực hiện một cách chuyên nghiệp các hành vi liên quan tới sản xuất, lưu thông và tích trữ hàng hoá đều được coi là thương nhân, trừ những trường hợp đặc biệt được qui định bởi luật. Bộ luật Thương mại Iran trong Điều 1 qui định hết sức đơn giản trong mối quan hệ với hành vi thương mại: một người có nghề nghiệp thông thường là các giao dịch thương mại được coi là thương nhân. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan