Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quang yen town...

Tài liệu Quang yen town

.PDF
110
47
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN --------------------------------------------- PHẠM THỊ THU HÀ ĐÔ THỊ QUẢNG YÊN - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60 31 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Nguyễn Quang Ngọc HÀ NỘI - 2012 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Thị xã Quảng Yên ngày nay (trước là huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh) đã từng có vai trò là trung tâm của một vùng lãnh thổ biên ải rộng lớn ở Đông Bắc Tổ quốc và là vùng đất có truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời. Thời phong kiến, nơi đây đã tồn tại đô thị Quảng Yên - là một trong số ít những đô thị cổ của Quảng Ninh, những đô thị cổ khác là Vân Đồn, Móng Cái - Vạn Ninh. Trong khi Vân Đồn, Móng Cái - Vạn Ninh đơn thuần là đô thị - bến cảng phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa thì Quảng Yên vừa là trung tâm thương mại, vừa là thủ phủ của một vùng. Trong một thời gian dài, Quảng Yên từng là trung tâm chính trị của một vùng đất rộng lớn từ Móng Cái đến sông Bạch Đằng. Với một bề dày truyền thống và vai trò quan trọng trong lịch sử như vậy, nhưng trong suốt một thời gian dài kể từ sau giải phóng, do sự dịch chuyển trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Ninh mà trong suốt một thời gian dài, Quảng Yên - Yên Hưng hầu như đã bị lu mờ trong bức tranh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói chung. Nhưng trong những năm gần đây, huyện Yên Hưng với hạt nhân là thị trấn Quảng Yên đã có bước tăng trưởng khá tương xứng với tiềm năng và có sự hoà nhập về định hướng phát triển không gian đô thị, kinh tế, xã hội, văn hoá với Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Với những lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất, quỹ không gian, quỹ môi trường sinh thái, du lịch, các tuyến và công trình đầu mối của quốc gia đã và đang hình thành; quỹ nhân lực và tài nguyên giàu có… huyện Yên Hưng chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và bền vững, có thể liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng -Yên Hưng - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngày 25/11/2011, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở huyện Yên Hưng. Đô thị Quảng Yên được xác định với chức năng là đô thị trung tâm miền Tây tỉnh Quảng Ninh và địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh của vùng Đông Bắc Tổ quốc. 2 Tuy nhiên, hiện nay thị xã Quảng Yên mới chỉ đang ở bước khởi đầu của công cuộc đô thị hóa. Việc nghiên cứu nguồn gốc, chức năng cũng như các tiềm năng, thực trạng phát triển của đô thị Quảng Yên là điều hết sức cần thiết để có thể góp phần định hướng cho phát triển bền vững thị xã hiện tại và trong tương lai. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước trong các lĩnh vực lịch sử, đô thị, quy hoạch lãnh thổ, địa lí, kinh tế,… chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đô thị Quảng Yên - lịch sử hình thành, thực trạng và định hướng phát triển” cho luận văn của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vùng đất Quảng Yên gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã được ghi lại trong nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là cuốn “Chiến thắng Bạch Đằng 938 và 1288” (Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, 1988). Cuốn sách đã trình bày diễn biến hai chiến thắng trên sông Bạch Đằng trong lịch sử Việt Nam: chống quân Nam Hán năm 938 và chống quân Nguyên năm 1288. Nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ vai trò, vị trí trọng yếu của vùng đất cửa sông Bạch Đằng đối với đất nước. Thời Pháp thuộc, Quảng Yên đã được Pháp xây dựng thành một đô thị chức năng, do đó cũng có các tài liệu nghiên cứu về vùng đất này, có thể kể đến “Notice sur la province de Quang Yen” (Địa chí tỉnh Quảng Yên) trình bày về vị trí, giới hạn, điều kiện tự nhiên – xã hội; tình hình chính trị, giáo dục, y tế, giao thông, kinh tế... của Quảng Yên; hoặc “La Métallurgie du Zinc au Tonkin : Uzine à Zinc de Quang-Yen” viết về lịch sử ra đời, trang thiết bị, cơ sở nhà máy, các sản phẩm của nhà máy nấu kẽm Quảng Yên (Bắc Kỳ) từ năm 1921. Một số công trình nghiên cứu về vùng đất Quảng Yên từ sau giải phóng cho tới hiện tại bao gồm: - Văn hoá Yên Hưng - lịch sử hình thành và phát triển (Lê Đồng Sơn chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia 2008) - Văn hoá Yên Hưng – di tích văn bia, câu đối, đại tự (Lê Đồng Sơn chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia 2008) 3 - Đô thị Quảng Yên – truyền thống và định hướng phát triển (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế giới 2011). Các nghiên cứu của tác giả Lê Đồng Sơn – với vai trò là trưởng phòng Văn hóa huyện Yên Hưng – đã tập hợp và hệ thống các tư liệu về di tích văn hóa – lịch sử, cũng như các phong tục tập quán độc đáo nhằm bảo tồn vốn văn hóa lâu đời của địa phương. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dày công nghiên cứu về lịch sử hình thành các làng xã của huyện Yên Hưng và trấn lỵ Quảng Yên. Cuốn “Đô thị Quảng Yên – truyền thống và định hướng phát triển” gồm 27 bài nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong hội thảo khoa học “Đô thị Quảng Yên – truyền thống và định hướng phát triển” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đồng tổ chức. Các bài viết đã phân tích khá sâu các vấn đề về lịch sử, văn hóa cũng như các điều kiện và nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phát triển đô thị. Tuy nhiên Hội thảo lại được tổ chức với mục đích kỉ niệm 210 năm thành lập trấn lỵ Quảng Yên và phục vụ cho việc công nhận thị trấn Quảng Yên là đô thị loại IV. Các bài viết, vì lí do như vậy nên nội dung tập trung xoay quanh về thị trấn Quảng Yên (nay là phường Quảng Yên, thuộc thị xã Quảng Yên) chứ chưa phải là bức tranh tổng thể về huyện Yên Hưng – thị xã Quảng Yên ngày nay. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm diễn ra hội thảo, thị trấn Quảng Yên được quy hoạch mở rộng địa giới hành chính ra 4 xã xung quanh để nâng cấp thành thị xã (định hướng quy hoạch từ 2006), nhưng hiện nay thị xã Quảng Yên - với vị trí và vai trò nổi bật của mình - lại được thành lập trên cơ sở toàn bộ huyện Yên Hưng. Điều này đòi hỏi phải có một hướng nhìn mới trong việc nghiên cứu đô thị Quảng Yên truyền thống – hiện tại và tương lai. Các tác phẩm, bài viết kể trên đã nghiên cứu từng khía cạnh về lịch sử, văn hóa, kinh tế Quảng Yên trong từng thời điểm lịch sử khác nhau, tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào thật cụ thể, đầy đủ và hệ thống để nêu bật được vai trò, vị trí cũng như vị thế phát triển của đô thị Quảng Yên từ truyền thống cho đến 4 hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi muốn nghiên cứu thật cụ thể và có hệ thống lịch sử hình thành và phát triển của thị xã Quảng Yên, cũng như các nguồn lực và thực trạng phát triển đô thị của nó, từ đó đề ra định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững đô thị Quảng Yên. 3. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu trên, người viết thực hiện đề tài nghiên cứu đô thị Quảng Yên nhằm tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành cũng như vai trò của Quảng Yên trong lịch sử; đánh giá vị trí, vai trò quan trọng của Quảng Yên trong phát triển kinh tế xã hội của vành đai kinh tế biển và tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; đồng thời đề xuất định hướng và các giải pháp để phát triển bền vững thị trấn Quảng Yên trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. 4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn - Về đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình hình thành, nguồn lực và thực trạng phát triển của đô thị Quảng Yên hiện nay, từ đó tìm ra định hướng cũng như một số giải pháp cho phát triển đô thị Quảng Yên một cách bền vững. - Về phạm vi nghiên cứu: là địa giới hành chính thị xã Quảng Yên hiện nay với những mối quan hệ mật thiết lâu đời về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó là đô thị Quảng Yên trong mối quan hệ với khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. 5. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu thứ nhất, là các công trình, tài liệu viết về Quảng Yên trong thời kì phong kiến, gồm các bộ chính sử như: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam thực lục…; sách địa chí như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Quảng Yên), Đồng Khánh địa dư chí lược (tỉnh Quảng Yên)... Căn cứ vào các công trình này, chúng tôi có thể phác họa được lịch sử hình thành cũng như phát triển của Quảng Yên trong thời kì phong kiến. 5 Nguồn tư liệu thứ hai, là các ghi chép của thực dân Pháp về Quảng Yên như Notice sur la province de Quang Yen (Địa chí tỉnh Quảng Yên năm 1932) trình bày về vị trí, giới hạn, điều kiện tự nhiên – xã hội; tình hình chính trị, giáo dục, y tế, giao thông, kinh tế... của Quảng Yên; La Métallurgie du Zinc au Tonkin viết về nhà máy kẽm Quảng Yên (1921); cùng một số tài liệu khác nói về cảng ở Quảng Yên – Hải Phòng; các bản đồ Quảng Yên thời kì Pháp thuộc… Nguồn tư liệu này hiện đang lưu trữ tại Thư viện Quốc gia. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu về đô thị Quảng Yên thời kì thuộc Pháp. Nguồn tư liệu thứ ba, là các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến các vấn đề phát triển đô thị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó là các văn bản, báo cáo của huyện Yên Hưng; các tài liệu thống kê của địa phương qua các năm (Niên giám thống kê huyện Yên Hưng). Các tài liệu này rất quan trọng để chúng tôi tìm hiểu được về thực trạng của địa phương và là cơ sở để đề ra định hướng trong tương lai. Nguồn tư liệu thứ tư là các tài liệu thu thập được trong quá trình điền dã tại địa phương, bao gồm cả tài liệu chữ viết, tài liệu truyền miệng và tài liệu vật chất. Về tài liệu chữ viết, hiện nay ở thị xã Quảng Yên còn lưu giữ được nhiều thư tịch cổ như sắc phong, hương ước cổ, kết hợp với những tài liệu như văn bia, câu đối, đại tự, gia phả của các dòng họ… Các tư liệu này được lưu giữ và bảo tồn khá tốt. Có một điều thuận lợi hơn nữa trong quá trình điền dã, đó là chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của ông Lê Đồng Sơn – trưởng phòng Văn hóa thị xã Quảng Yên – là người đã dày công sưu tập và nghiên cứu về các di tích văn bia, câu đối, đại tự ở địa phương. Về tài liệu vật chất, thì chủ yếu dựa trên các hiện vật như các công trình kiến trúc đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, di tích cách mạng, nhà ở… Tất cả các công trình đó đều là căn cứ để chúng tôi tìm hiểu về thị xã Quảng Yên truyền thống cũng như hiện tại. Về tài liệu truyền miệng, có các truyền thuyết dân gian, các làn điệu dân ca, các cách thức làm nghề thủ công truyền thống,… được sưu tập trong quá 6 trình điền dã tại địa phương. Các tư liệu này được bổ sung làm cho nghiên cứu của chúng tôi được toàn diện hơn. Tất cả các tài liệu trên đã được so sánh, kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học và kiểm chứng trên thực tế; đồng thời có sự tham vấn của các chuyên gia cả ở trung ương và địa phương nên đều đáng tin cậy. Mặt khác chúng tôi cũng khai thác tư liệu bằng phương pháp phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu và khai thác các thông tin thứ cấp được đăng tải trên mạng Internet. 6. Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài này, chúng tôi đã áp dụng hướng nghiên cứu chủ đạo là khu vực học. Đô thị Quảng Yên được xem xét như một không gian xã hội - văn hóa, từ đó ứng dụng những phương pháp của khu vực học để có những nhận thức mang tính tổng hợp và toàn diện về một đô thị trong suốt chiều dài phát triển. - Phương pháp điền dã: Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí‎ tài nguyên, các cơ quan quản lí‎ chuyên ngành ở địa phương; tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm. - Phương pháp thống kê: những tài liệu thống kê của tình hình địa phương liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường, xã hội, là những tài liệu mang tính định lượng. Trên cơ sở khai thác từ nhiều nguồn như Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên (trước đây là huyện Yên Hưng) và các Sở Du lịch, Công thương, Tài nguyên Môi trường…, các số liệu được đưa vào xử lí, phân tích để từ đó rút ra những kết luận đánh giá có tính thực tiễn cao. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng quan tài liệu có được cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề trong tỉnh Quảng Ninh và khu vực. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích các dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập được và những kết quả phân tích, 7 việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. 7. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của đô thị Quảng Yên trong bối cảnh khu vực Đông Bắc, từ truyền thống cho đến hiện tại. - Phân tích thực trạng phát triển đô thị của Quảng Yên; thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của đô thị. - Sử dụng các kết quả phân tích thực trạng làm cơ sở đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển bền vững đô thị Quảng Yên trong tương lai. 8. Kết cấu nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Địa lí và lịch sử hình thành đô thị Quảng Yên Chương 2: Thực trạng đô thị Quảng Yên Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển bền vững đô thị Quảng Yên 8 Chương 1 ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ QUẢNG YÊN 1.1. Địa lí đô thị Quảng Yên 1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Quảng Yên là thị xã ven biển nằm ở phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 314,2km2. Vị trí toạ độ từ 20045’06” đến 21002’09” độ vĩ Bắc và 106045’30”đến 10600’59” độ kinh Đông. Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ. Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu. Phía đông giáp thành phố Hạ Long. Phía tây giáp huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng. Thị xã Quảng Yên gồm 19 đơn vị hành chính xã, phường, trong đó khu vực nội thị bao gồm các phường Quảng Yên, Yên Giang, Cộng Hoà, Đông Mai, Minh Thành, Hà An, Tân An, Nam Hoà, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải. Khu vực ngoại thị gồm các xã Tiền An, Sông Khoai, Hiệp Hoà, Hoàng Tân, Cẩm La, Liên Hoà, Liên Vị, Tiền Phong. Địa hình chủ yếu của thị xã Quảng Yên là đồng bằng và bãi bồi ven biển có xen lẫn đỗi núi thấp của những dãy núi cánh cung Đông Triều chạy ra biển. Toàn bộ Quảng Yên gần như nằm trọn về phía một nửa delta bồi tích của sông Bạch Đằng mà nửa kia thuộc về Hải Phòng. Nhìn chung, địa hình thị xã Quảng Yên được chia làm hai vùng có diện tích gần tương đương nhau là Hà Nam và Hà Bắc với sông Chanh làm ranh giới. Vùng Hà Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi bát úp, với các đồi núi thấp được phân bố ở phía bắc huyện (tập trung ở các phường Minh Thành, Đông Mai, một phần của các phường Sông Khoai, Cộng Hòa, Tiền An, Tân An và Hoàng Tân) với diện tích khoảng 6.100ha. Toàn bộ đồi núi ở đây đều được phát triển trên các đá cát, bột, sạn kết, đá phiến sét có tuổi Trias. Hiện nay, đồi núi ở đây đang bị khai thác làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là đá vôi ở Hoàng Tân. 9 Tuy nhiên, vùng Hà Bắc cũng có những khoảnh đồng bằng nhỏ hẹp phân bố ở các phường Đông Khoai, Minh Thành, Yên Giang, Tiền An. Các khoảnh đồng bằng ở đây đều được cấu tạo bởi cát đến cát-bột được thành tạo vào Holoxen muộn [8]. Hiện nay được sử dụng để trồng lúa. Một nét đặc biệt ở vùng Hà Bắc là sự có mặt của một bộ phận đồng bằng cao 8-12 mét phân bố ở khu vực nghĩa trang phường Tiền An và lân cận. Đồng bằng này còn giữ được trạng thái khá bằng phẳng của nó và được cấu tạo bởi cát màu vàng. Đối sánh với các thành tạo tương tự trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xếp nó vào tuổi Pleistocen muộn, phần muộn (Q13-2). Hiện nay, bề mặt này được sử dụng làm đất ở và trồng bạch đàn. Vùng Hà Nam là vùng có địa hình đồng bằng thấp được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Thái Bình mang ra. Có thể chia địa hình vùng này thành 2 loại: đồng bằng thấp trong đê và bãi bồi ngoài đê. Đồng bằng thấp trong đê phân bố chủ yếu trên đảo Hà Nam. Địa hình đồng bằng trong đê chỉ có độ cao từ 0,5 đến 2,0 mét so với mực nước biển. Trên bề mặt của nó còn có những khu vực thấp hơn, do đó, thường bị ngập úng khi có mưa nhiều. Hiện nay, địa hình ở đây được sử dụng làm đất ở, trồng lúa và các cây hoa màu, cũng như cho các mục đích khác. Bãi bồi ven biển ở khu Hà Nam nói riêng và cả thị xã Quảng Yên nói chung có diện tích khoảng 12.300 ha (chiếm 37,1% diện tích tự nhiên của thị xã), được phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Nhà Mạc, đầm Soài, dọc phía bắc bờ kênh Cái Tráp, Yên Giang, phía tây-nam sông Hốt thuộc các phường Hoàng Tân, Tiền An. Các bãi bồi ven biển được cấu tạo chủ yếu bởi bùn và bị chia cắt bởi các lạch triều. Hiện nay, các bãi bồi này đang được sử dụng nuôi trồng hải sản và rừng ngập mặn. Đây chính là thế mạnh để thị xã Quảng Yên phát triển kinh tế cả trong thời gian vừa qua, cũng như trong những năm tới. Đất đồi núi có 6100 ha, chiếm 15,3% diện tích Quảng Yên, phân bố ở khu vực phía Bắc thị xã, tập trung ở các phường Minh Thành, Đông Mai và một phần ở các phường Sông Khoai, Cộng Hoà, Tân An, Tiền An, Hoàng Tân. Đất bao gồm chủ yếu là đất feralit vàng đỏ trên đá mắcma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích sa thạch, phiến thạch, đá vôi. Đất có tầng dày trung bình từ 60- 10 80cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ tới trung bình, độ PH từ 4 đến 4,5%, hiện chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây ăn quả. Đất đồng bằng có gần 14.800ha, chiếm 44,6% diện tích đất đai; gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các phường trong thị xã nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ PH dưới 4,5%, hàm lượng mùn trung bình. Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nước mùa mưa nên gley mạnh, đất chua hàm lượng mùn thấp. Hiện đất được sử dụng chủ yếu để trồng cây lương thực thực phẩm, trồng lúa cho hai vụ. Thị xã Quảng Yên có bờ biển chạy dài hơn 30km với nhiều cửa sông, bãi triều, vịnh là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản cho giá trị kinh tế cao. Ngư dân Quảng Yên có thể vươn ra các ngư trường lớn như Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Cát Bà... Đất bãi bồi ở cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có gần 12.300ha, chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở khu vực ven biển và cửa sông. Phần lớn đất hiện được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn có sú vẹt và đất hoang hoá. Thị xã Quảng Yên có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-340C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6-70C, biên độ nhiệt ngày khá lớn, trung bình 9-110C. Số giờ nắng dồi dào, trung bình 1700-1800 giờ/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2 và tháng 3. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1600mm, cao nhất có thể lên đến 2600mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160-170 ngày. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao: 81%, cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, lên tới 86%, xuống thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11. Khí hậu ở Quảng Yên phân làm hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung bình là 28-290C, cao nhất có thể lên tới 380C, gió nam và đông nam thổi mạnh, tốc độ trung bình 24m/s, gây mưa nhiều, độ ẩm lớn. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió 11 mùa đông bắc thổi nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4 đến 6 ngày, tốc độ gió lên tới cấp 5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7, cấp 8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 30C. Bão là một hiện tượng thời tiết đặc biệt trong vùng. Bão thường bắt đầu xuất hiện vào tháng 6 (có khi vào tháng 5) và kết thúc vào tháng 10 (có khi tháng 11). Sông ngòi ở Quảng Yên khá dày, hầu hết chảy theo hướng tây bắc – đông nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông. Lớn nhất là sông Bạch Đằng do sông Giá và sông Đá Bạc hợp thành, dòng chính dài khoảng 8km, đổ ra biển ở cửa Nam Triệu. Sông Chanh là một chi lưu của sông Bạch Đằng, đổ ra biển ở cửa lạch thị xã. Ngoài ra còn một số sông nhỏ khác như: sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang, sông Bình Hương và sông Yên Lập, các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ. Chế độ thủy văn của các sông này chịu tác động mạnh theo mùa và phụ thuộc rất nhiều vào chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. Hàng năm, hệ thống sông này mang ra vùng biển Hải Phòng - Quảng Yên khoảng 10-11 tỷ m3 nước và khoảng 4,0 triệu tấn phù sa. Tuy nhiên, do nằm gần biển, nên nước sông hầu hết là mặn - lợ thuận lợi cho nuôi trồng hải sản và bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5-6m, khu vực Hà Nam và ven biển nước bị ngấm mặn, ít sử dụng được, khu vực Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác và sử dụng cho sinh hoạt. Hồ Yên Lập có dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3 cung cấp nước qua 28,4km kênh chính dẫn nước tới hầu hết các phường trong thị xã, chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Tài nguyên khoáng sản ở Quảng Yên chỉ có một số mỏ nhỏ gồm: đá vôi phân bố chủ yếu trên đảo phường Hoàng Tân, trữ lượng trên 1 triệu m3. Đất sét có ở phường Sông Khoai, Minh Thành, Đông Mai, Tiền An, Cộng Hoà, trữ lượng tổng cộng khoảng trên 1 triệu m3. Cát sỏi xây dựng phân bố chủ yếu rải rác ven sông trong thị xã, trữ lượng vài triệu m3. Than đá có một vỉa nhỏ nằm trong khu vực Đá Chồng phường Minh Thành, trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn. Tài nguyên rừng ở Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ở khu vực đồi núi cao phía bắc giáp Hoành Bồ. Diện tích rừng hiện có 6300ha, 12 chiếm 18,7% diện tích toàn thị xã, trong đó rừng tự nhiên có 2800ha phần lớn là rừng thứ sinh; rừng trồng có 3500ha, trong đó rừng sản xuất có 2700ha và rừng phòng hộ ven biển 800ha. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số của th ị xã Quảng Yên tính đế n ngày 31/12/2010 là 139.596 người (dân số thường trú là 133.810 người). Mật độ dân số trung bình là 437 người/km2 và phân bố không đều. Tại các phường như Quảng Yên, Cộng Hoà, Hiệp Hoà, Tiền An, Cẩm La, Phong Hải dân cư tập trung đông, với mật độ trên 700–1.000 người/km2. Ngược lại, ở các xã phường như Minh Thành, Đông Mai, Tân An, Hà An, Liên Hoà, Liên Vị... mật độ dân số là 500 người/km2, đặc biệt như xã Hoàng Tân, Tiền Phong mật độ dân số đạt 100 người/km2. Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân số nội thị, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm. Tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 0,93%. Toàn thị xã có trên 15.000ha đất nông nghiệp, bình quân 0,27ha/lao động nông nghiệp. Hiện nay trên địa bàn đã hình thành nhiều khu vực trồng lúa có năng suất cao, vùng rau màu tập trung có giá trị lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Đây được coi là vùng nông nghiệp sinh thái đảm bảo môi trường. Việc chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, mô hình trang trại còn rất ít, do vậy năng suất chưa cao. Song song với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi không được tập trung và xử l‎í đúng kĩ thuật. Với những ưu thế về biển, diện tích bãi triều rộng trên 12.000 ha, đang khai thác gần 8 nghìn ha nhưng chủ yếu ở dạng quảng canh nên tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp còn rất lớn. Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong điều kiện tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Quảng Yên còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp với vị trí thuận lợi gần các cảng biển quốc tế và liền 13 kề thành phố Hạ Long, nguồn nhân lực tương đối dồi dào và quỹ đất xây dựng còn lớn. Quảng Yên có các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, trong đó có những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh có giá trị độc đáo, tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Quảng Yên có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Thác Mơ, hồ Yên Lập, hai cây lim Giếng Rừng, rừng thông tưởng niệm Bác Hồ, đảo Hoàng Tân với núi đá vôi và một số hang động cổ, hàng trăm ha rừng thông nhựa trồng trên núi đất, có bãi biển trải dài từ phía Đông sang phía Tây đảo. Một số tài nguyên du lịch nhân văn có thể kể đến như bãi cọc Bạch Đằng, đình Phong Cốc, miếu Tiên Công, đình Trung Bản,... đã được xếp hạng quốc gia. Đô thị Quảng Yên có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và nơi đây còn giữ lại những nét xưa của một đô thị cổ trung đại, hòa cùng với những nét kiến trúc hiện đại như các di tích thành cổ Quảng Yên, bến Ngự bên bờ sông Chanh, các công sở, dinh thự của người Pháp (dinh Tuần phủ, Bố chánh, Án sát Quảng Yên, dinh Tỉnh trưởng, các nhà cổ…). Bên cạnh đó thị xã Quảng Yên còn có nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán trong lao động, sinh hoạt hội hè của dân cư vùng châu thổ Sông Hồng đi khai phá đất mới như lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội xuống đồng (lễ Hạ Điền)... Đây là nguồn tài nguyên to lớn, không những có ý nghĩa du lịch mà còn có ý nghĩa giáo dục, quảng bá truyền thống văn hoá lịch sử của địa phương và dân tộc. Nhìn chung, các tài nguyên du lịch của huyện Yên Hưng phân bố ở các vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận và khai thác cho phát triển du lịch. Các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có số lượng lớn với mức độ tập trung cao. Thị xã có điều kiện thuận lợi để tạo ra một số sản phẩm du lịch như tham quan nghỉ dưỡng biển, tham quan nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, pic nic cuối tuần và đặc biệt là du lịch văn hóa. Ngoài ra, do lợi thế về mặt vị trí tương quan với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long cũng như vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, các tài nguyên du lịch của Quảng Yên hoàn toàn có thể được khai thác như những điểm 14 dừng hấp dẫn trong các tour du lịch của cả tỉnh Quảng Ninh cũng như các tour liên tỉnh: Hải Phòng - Quảng Ninh. Quảng Yên có hệ thống giao thông đa dạng với các loại hình: đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trên địa bàn huyện có hai quốc lộ đi qua là Quố c lô ̣ 18A, Quố c lô ̣ 10; hệ thống giao thông đường bộ trong thị xã đang dần được nâng cấp, chỉnh trang ngày một thuận lợi. Thị xã có một tuyến đường sắt Kép - Hạ Long đi qua địa bàn, liên thông với mạng lưới đường sắt quốc gia, chủ yếu là chở hàng nông sản phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Giao thông đường thủy của thị xã đặc biệt thuận lợi vì có 3 mă ̣t tiế p giáp với sông và biể n : phía Đông giáp Vịnh Hạ Long và Sông Bình Hương; phía Nam giáp sông Chanh, sông Cái Tráp và cửa Nam Triệu; phía Tây giáp sông Bạch Đằng, sông Uông. Đây được coi là nguồn lực thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho toàn thị xã. 1.2. Lịch sử hình thành đô thị Quảng Yên 1.2.1. Thời kì trƣớc năm 1802 Tại di chỉ khảo cổ Hoàng Tân, nói rộng hơn là ở khu di chỉ Tràng Kênh Hoàng Tân thuộc huyện Yên Hưng - Quảng Yên xưa, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật chứng tỏ khu vực này là nơi chế tác và trao đổi công cụ lao động bằng đá, gốm, đồng của người nguyên thủy thời đại kim khí cách ngày nay 2.500 3500 năm. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy ở khu vực Tràng Kênh - Hoàng Tân một số lượng lớn các hiện vật bằng đồng rất đặt trưng của văn hóa Đông Sơn vùng cửa biển thời đại các vua Hùng như thạp đồng, lưỡi cày đồng, kiếm đồng, dao đồng, lưỡi câu... Chứng tỏ đây là nơi tụ cư đông đúc của cư dân Bộ Ninh Hải nước Văn Lang xưa kia. Các xã phường của Quảng Yên như Sông Khoai, Cộng Hòa, Uông Bí, Mạo Khê hiện còn hàng trăm ngôi mộ cổ thời Đông Hán trong lòng đất, nên đã có y‎kiến cho rằng, có thể mảnh đất Quảng Yên từng là một trong những khu vực hành chính của Quận Giao Chỉ thời Đông Hán. 15 Vùng đất Quảng Yên còn là nơi ghi dấu chiến thắng vĩ đại trong lịch sử, mở ra một kỉ nguyên mới cho nền độc lập của nước nhà, đó là trận Bạch Đằng năm 938 - một trận đánh giữa quân dân Việt Nam do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục. Đó là một thế trận hết sức chủ động và lợi hại, thể hiện một quyết tâm đánh thắng quân giặc của chủ tướng Ngô Quyền và quân dân ta. Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, hoàng tử Nam Hán là Hoằng Thao cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, nối lại quốc thống cho dân tộc. Hai tiếng Bạch Đằng đã đi vào lịch sử. Trong tâm thức nghìn nǎm của người Việt Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc, đúng như lời ngợi ca của Phạm Sư Mạnh: Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật, Giang san vương khí Bạch Đằng thâu. Tạm dịch: (Kỳ quan của Vũ trụ là Mặt trời lên tại Dương Cốc, Khí thiêng của núi sông tụ lại ở Bạch Đằng). Theo Đại Việt sử kí toàn thư bản khắc năm Chính Hòa 18 (1697): đời Đinh, Lê, Quảng Yên thuộc trấn Triều Dương; đời Lí‎ Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14 (1023) đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An. Vào thời vua Lý Anh Tông, sử chép, năm 1147 vua dựng hành dinh ở trại Yên Hưng để thực thi sứ mệnh thiêng liêng trấn giữ vùng cửa ngõ sông nước quan trọng nhất và mở rộng ra toàn bộ các vùng biển đảo của quốc gia Đại Việt. Hai năm sau, tháng 2 năm 1149 vua cho lập trang Vân Đồn để buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La [4,tr.336]. Ở bến Giang, đượng Hạc Hoàng Tân cách Quảng Yên chừng 8 km về phía đông, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều di tích của các bến hàng hoá quan trọng trong hệ thống thương cảng Vân Đồn vào các thời Trần - Lê. 16 Thời Trần, Quảng Yên là ấp thang mộc của An Sinh Vương Trần Liễu [4, tr.14], là nơi đất hiểm nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng năm 1288, trên 4 vạn quân và 600 chiến thuyền của đế quốc Nguyên - Mông xâm lược đã bị tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Chiến thắng vĩ đại này đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên Mông và góp phần chặn vó ngựa xâm lược của chúng trên thế giới. Sau đó, nơi đây đã được vua Trần đổi thành lộ An Bang. Vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đã từng ngự thăm và làm thơ về phủ trị An Bang. Nhà Lê, đầu đời Thuận Thiên (1428), Quảng Yên được gọi là Yên Bang (An Bang) thuộc Đông Đạo. Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) không phải một, mà nhiều lần qua lại trị sở An Bang và nhận thấy nơi đây “đất giầu, dân thịnh, chính là nhờ uy đức của nhà vua”. Năm 1466, ông đổi lộ An Bang làm thừa tuyên An Bang. Từ năm Gia Thái đời vua Lê Thế Tông (1573-1577) vì kiêng húy tên vua Lê Anh Tông nên mới đổi An Bang thành Yên Quảng. Thị xã Quảng Yên ngày nay thuộc Yên Quảng, trấn Yên Quảng có một phủ (Hải Đông), sáu huyện (Chi Phong, Yên Hưng, Hoành Bồ, Thủy Đường, Kim Thành, An Dương) và ba châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã ghi nhận vùng Yên Quảng “khách thương đến buôn bán, lớp này đến lớp khác” [21,tr.226]. Nhà Tây Sơn (1788-1802) đã đem phủ Kinh Môn trấn Hải Dương lệ vào Yên Quảng, dời trấn lỵ đến xã Vu Thanh, huyện Kim Thanh, phủ Kinh Môn. 1.2.2. Thời kì nhà Nguyễn (1802-1883) Năm 1802, đồng thời với sự ra đời của vương triều Nguyễn, vua Gia Long trả Kinh Môn lệ vào trấn cũ Hải Dương; vẫn lấy một phủ Hải Đông làm trấn Yên Quảng; dời trấn lỵ từ xã Vu Thanh, huyện Kim Thanh, phủ Kinh Môn đến gò Quỳnh Lâu, huyện Yên Hưng làm trấn lỵ Yên Quảng, mở ra một dấu mốc mới trong lịch sử hình thành đô thị Quảng Yên. Ban đầu, đô thị Quảng Yên được hình thành trên phần đất hai xã Quỳnh Lâu và Yên Giang, dần dần mở rộng ra các khu vực lân cận. Năm 1822 vua Minh Mệnh đổi tên trấn Yên Quảng thành trấn Quảng 17 Yên và vẫn giữ trấn lỵ Quảng Yên tại đây. Như thế lịch sử đã từng chứng kiến quá trình thay đổi địa danh từ An Bang thành An Quảng, rồi Yên Quảng và Quảng Yên, nhưng trên thực tế ý nghĩa của địa danh và vị trí, chức năng của nó trải các vương triều Lý, Trần, Lê, Lê Trung hưng và Nguyễn hầu như vẫn không có sự thay đổi đáng kể [37,tr.52]. Để củng cố bộ máy cai trị, năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nhà Nguyễn đã cho xây dựng tại trấn Quảng Yên một toà thành. Thành được đắp trên một quả đồi thấp, ngay trung tâm trấn, ban đầu được xây bằng đất, đến năm Tự Đức thứ 19 (1866) thì được xây kiên cố bằng gạch. Theo sách Đại Nam nhất thống chí nhà Nguyễn (thế kỷ 19) thì thành Quảng Yên có chu vi 696m, cao 2,8m, mở ba cửa là cửa tiền, cửa tả và cửa hữu. Hiện nay, thành Quảng Yên vẫn còn dấu vết là một số đoạn tường thành xây bằng gạch, đá trải qua thời gian đã bị rêu phong. Đây là dấu vết thành cổ còn rõ nhất, trong số các di tích thành cổ đã được biết đến ở Quảng Ninh như thành Xích Thổ (Hoành Bồ), thành Ngọc Vừng (Vân Đồn)... Trong cuộc cải cách hành chính các tỉnh ở phía bắc, tháng 10 năm Tân Mão (1831), vua Minh Mệnh cho từ Quảng Trị trở ra chia hạt, đặt quan. Trong đó, trấn Quảng Yên được đổi thành tỉnh Quảng Yên. Tỉnh Quảng Yên thống trị 1 phủ là Hải Đông, 3 huyện là Hoa Phong, Hoành Bồ, Yên Hưng; 3 châu là Vạn Ninh, Vân Đồn, Tiên Yên. Đến tháng 8, năm Ất Mùi (1835), triều Nguyễn cho đặt lưu quan các châu, các huyện thuộc tỉnh Quảng Yên. Ba huyện Yên Hưng, Hoa Phong, Hoành Bồ và hai châu Tiên Yên và Vạn Ninh, nguyên trước đều đặt thổ tri huyện và thổ tri châu; châu Vân Đồn thì đặt thổ lại mục. Đến tháng 12 năm Ất Mùi (1835), vua chuẩn cho bộ Lại định lại để thi hành: huyện lỵ Yên Hưng đặt ở xã Quỳnh Lâu; huyện lỵ Hoa Phong đặt ở xã Yên Khoái; huyện lỵ Hoành Bồ đặt ở xã Trí Xuyên; châu lỵ Tiên Yên đặt ở xã Hải Lãng; châu lỵ Vạn Ninh đặt ở xã Vạn Xuân. Đến tháng 5, Bính Thân (1836), triều Nguyễn đặt thêm phủ Sơn Định thuộc Quảng Yên. Rút huyện Hoành Bồ và châu Tiên Yên đặt làm phủ Sơn Định, kiêm lý Hoành Bồ, thống hạt Tiên Yên. Còn 4 huyện, châu: Hoa Phong, Yên Hưng, Vạn Ninh, Vân 18 Đồn vẫn là phủ Hải Ninh, kiêm lý Hoa Phong và Vân Đồn, thống hạt Yên Hưng và Vạn Ninh . Đến tháng 3 năm Mậu Tuất (1838), nhà vua định các thủ phủ, thủ huyện ở các địa phương, những phủ huyện nào gắn liền với tỉnh thành thì gọi là thủ phủ, thủ huyện. Ở tỉnh Quảng Yên có phủ Hải Ninh, huyện Yên Hưng là thủ phủ, thủ huyện. Như vậy, sau khi Gia Long sáng nghiệp triều Nguyễn, trong suốt thế kỷ 19, từ trấn Yên Quảng, trấn Quảng Yên đến tỉnh Quảng Yên nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng, bộ máy tổ chức hành chính của triều Nguyễn đã được thiết lập, chia định địa phận, đặt quan chia chức, tổ chức hoạt động về hành chính, kinh tế và cả duy trì việc giáo dục, văn hóa ở các phủ, huyện, tổng, xã. Mặc dù đến cuối thế kỷ bị ách đô hộ của ngoại bang, nhưng cùng với các tỉnh trong cả nước bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Yên nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng đã từng bước được hoàn thiện, nhất là sau cải cách hành chính của Minh Mệnh (1831), hoạt động đều đặn và đưa Quảng Yên và huyện Yên Hưng phát triển trong xu thế chung của đất nước thế kỷ 19.Như vậy, kể từ 1822 đến 1883, trước khi thực dân Pháp xâm lược, thị xã Quảng Yên được lựa chọn để đặt thủ phủ cho toàn bộ miền Yên Quảng rộng lớn. Đồng nghĩa với việc xác lập trung tâm chính trị, những cơ sở văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục cũng được xây dựng đã nhanh chóng đưa Quảng Yên trở thành trung tâm của khu vực Đông Bắc rộng lớn. 1.2.3. Thời kì thuộc Pháp (1883-1955) Thời thuộc Pháp, quá trình đô thị hóa phụ thuộc vào chính sách thuộc địa nhằm chủ yếu phục vụ mục tiêu quân sự và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó, một mạng lưới đô thị hành chính nhỏ “lị sở” kèm theo đồn trú được hình thành. Quảng Yên lúc đó cũng được lựa chọn để Pháp xây dựng đô thị vì nơi đây thuận tiện cho nhu cầu khai thác than và giao thông đường thủy của Pháp. Trong suốt thời kì này, Quảng Yên đã tiếp tục được duy trì và phát triển như một trung tâm kinh tế, văn hóa, quân sự, chính trị vùng Đông Bắc cho đến giữa thế kỷ XX. 19 Từ tháng 3/1883, sau khi chiếm được thành tỉnh Quảng Yên, thực dân Pháp đã cho xây dựng trại lính, đồn bốt, dinh tỉnh trưởng, sở mật thám, nhà tù, kho bạc, nhà đoan, chợ Rừng... và các khu phố: phố Yên Hưng (phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Hoàng Hoa Thám ngày nay), phố Tiền Môn (phố Ngô Quyền, Phạm Ngũ Lão ngày nay), phố Khê Chanh (phố Trần Khánh Dư ngày nay), quy mô vượt ra ngoài thành tỉnh Quảng Yên, thành thị xã tỉnh lỵ Quảng Yên – nơi tập trung bộ máy cai trị cả vùng Đông – Bắc của thực dân Pháp. Quảng Yên trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Yên. Ngày 20-7-1945, quân cách mạng ở chiến khu Đông Triều và huyện Yên Hưng đánh chiếm thị xã Quảng Yên, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ Quảng Yên và huyện Yên Hưng. Quảng Yên là tỉnh lỵ đầu tiên trong cả nước giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám. Ngày 24-8-1945, chính quyền cách mạng được thành lập ở Quảng Yên, vẫn lấy thị xã Quảng Yên làm tỉnh lỵ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Quảng Yên đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng quê hương, khôi phục và phát triển kinh tế. Do Quảng Yên chiếm giữ vị trí quan trọng ở khu đông bắc, nằm gần hai trục đường bộ chính, án ngữ vùng cửa ngõ đường thủy từ vùng biển đông bắc vào trung tâm đất nước, nên khi Pháp quay trở lại miền Bắc đã ngay lập tức tiến quân lên đánh chiếm vùng đất này. Ngày 28 tháng 2 năm 1947, thị xã Quảng Yên bị Pháp chiếm và ngay sau đó chúng đánh chiếm khu vực Hà Nam và toàn bộ Yên Hưng [1,tr.67]. Về cơ bản, 1945-1955 là thời gian kinh tế Quảng Yên trở thành một bộ phận của nền kinh tế vùng tạm chiếm của thực dân Pháp. Quảng Yên là vùng huyết mạch ở vùng Đông Bắc, Pháp đã biến khu vực này thành cửa ngõ của các hoạt động kinh tế giữa Hòn Gai và Hải Phòng. Các cửa biển Nam Triệu, Lạch Huyện trở nên nhộn nhịp bởi các đoàn tàu thuyền từ vùng Đông Bắc tiến xuống khu vực tạm chiếm của Pháp ở đồng bằng sông Hồng. Con đường 18 qua Quảng Yên là con đường huyết mạch kinh tế nối Hòn Gai với Hà Nội. Để mở rộng và phát triển hoạt động thương nghiệp, năm 1949, thực dân Pháp quyết định cho mở rộng thêm chợ Rừng. Từ đó các hoạt động thương mại, dịch vụ trong khu vực có bước phát triển, nhưng về cơ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất