Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh truyền hình V...

Tài liệu Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh truyền hình VTV4

.PDF
147
747
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THANH THỦY QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI QUA KÊNH VTV4 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội-2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THANH THỦY QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI QUA KÊNH VTV4 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Bình Hà Nội-2012 2 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. CNHHĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa 2. NVNONN: Người Việt Nam ở nước ngoài 3. THVN: Truyền hình Việt Nam 4. NGVN: Ngoại giao văn hóa 5. UBNNVNVNONN: Ủy ban nhà nước Việt Nam về người Việt Nam ở nước ngoài 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 9 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................... 11 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................... 15 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 15 5. Đóng góp mới về khoa học đề tài ............................................................. 16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. .................................................... 16 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 17 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM................................................................................................................ 18 1.1. Một số khái niệm về văn hóa và quảng bá văn hóa Việt Nam .................. 18 1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa, truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc ................................................................................ 18 1.1.2. Đặc trưng văn hóa Việt Nam .................................................. 24 1.1.3. Quảng bá văn hóa và các hình thức quảng bá văn hóa Việt Nam....28 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài.................................................. 1.2.1. Một số vấn đề về người Việt Nam ở nước ngoài ......................... 1.2.1.1. Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. ........ 1.2.1.2. Báo chí và nhu cầu thông tin về tình hình đất nước, văn hóa Việt Nam của cộng đồng NVNONN ......................................................... 1.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài. .......... 1.2.2.1. Tầm quan trọng của việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN .................................................................................................. 1.2.2.2. Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN ............................................. 6 1.3.Vai trò của VTV4 trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN ................................................................................................. 1.3.1. VTV4 – Chương trình truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN ............................................................................................ 1.3.2. Vai trò của VTV4 trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN ......................................................................................... 48 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 50 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN VTV4 .................................................................................................. 51 2.1. Khảo sát về số lượng, tần suất các chương trình giới thiệu, quảng bá về văn hóa trên kênh VTV4. .................................................................................... 51 2.1.1. Khảo sát số lượng các chương trình về văn hóa trên kênh VTV4 ...........51 2.1.2. Khảo sát tần suất các chương trình có nội dung về bản sắc văn hóa Việt Nam ................................................................................... 54 2.2. Nội dung chương trình về quảng bá văn hóa Việt Nam trên VTV4. 58 2.2.1. Giới thiệu tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu thông tin của NVNONN. ................ 58 2.2.2. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc VN trong cộng đồng NVNONN ............................................................................... 63 2.2.3. Tăng cường khối đại đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng NVNONN. ...................................................................... 67 2.2.4. Phát huy vai trò của cộng đồng NVNONN làm cầu nối, quảng bá hình ảnh nền văn hoá độc đáo, đa dạng của Việt Nam với thế giới. ........ 71 2.3. Hình thức phản ánh chương trình văn hóa trên VTV4. ............................. 74 2.3.1. Kết cấu chương trình VTV4 ................................................... 74 2.3.2. Về thể loại ............................................................................. 77 2.3.3. Ngôn ngữ truyền hình ............................................................ 79 2.4. Một số nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức của chương trình ........ 81 2.4.1. Tổng hợp ý kiến của khán giả VTV4 ...................................... 81 7 2.4.2. Ưu điểm và hạn chế của các tác phẩm trong việc giới thiệu, quảng bá nền văn hóa Việt Nam trên VTV4. .................................... 85 2.4.2.1. Những ưu điểm ......................................................................... 85 2.4.2.2. Những hạn chế .......................................................................... 87 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 89 CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ VĂN HÓA DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ................................... 91 3.1.Kinh nghiệm quảng bá văn hóa .................................................................. 91 3.2.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quảng bá văn hóa Việt Nam .............................................................................................................. 93 3.2.1. Đối với các cơ quan chức năng nhà nước ............................... 93 3.2.2. Đối với cơ quan báo chí ......................................................... 91 3.2.3. Đối với phóng viên, biên tập viên. ........................................ 100 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 102 KẾT LUẬN ................................................................................................... 103 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo ước tính hiện nay có khoảng hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đó là một con số không nhỏ. Cũng như mọi cộng đồng dân cư khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) có nhu cầu rất lớn được thu nhận thông tin hàng ngày bên cạnh thông tin về tình hình quốc tế là những thông tin về tình hình đất nước, quê hương. Dù ra đi dưới nhiều hoàn cảnh, thời điểm khác nhau nhưng cộng động NVNONN vẫn luôn hướng về cội nguồn, gìn giữ và phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc. Nguyện vọng chung của tuyệt đại đa số NVNONN là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và đẩy mạnh các hoạt động hướng về cội nguồn, cùng nhân dân trong nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng CNHHĐH đất nước. Tuy nhiên, tại một số nơi, tính liên kết cộng đồng gắn bó tương trợ giúp đỡ nhau của người Việt Nam chưa cao, thế hệ trẻ người VN được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài có xu hướng xa dần nguồn gốc dân tộc và những giá trị văn hóa VN, nhiều người không nói được tiếng Việt, một số khác thậm chí có hành động đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của dân tộc. Do vậy, công tác thông tin đối ngoại hiện nay đặc biệt là thông tin văn hóa tới cộng đồng NVNONN không những đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần trong mối liên hệ với đất nước, mà còn thông qua họ quảng bá một cách sinh động về hình ảnh văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới. Nhận biết được nhu cầu đó, Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; thường xuyên đề ra chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối 9 đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Đồng thời nhấn mạnh: “Công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương ở trong và ngoài nước và toàn dân ta”. [14] Là một trong những kênh thông tin riêng dành cho đồng bào nước ngoài được xây dựng và hoạt động khá hiệu quả, sự ra đời của Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 chính là nhằm đáp ứng kịp thời việc đưa thông tin một cách “chính thống”, nhanh nhạy, trung thực về mọi mặt đời sống xã hội của Việt Nam đến với thế giới và NVNONN. Qua đó, giúp cho công đồng hiểu một cách đầy đủ, chính xác hơn về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới trên đất nước ta. Đồng thời, với sứ mạng “Mang giá trị Việt ra khắp thế giới” VTV4 tôn vinh nền văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam tới với thế giới, mà đặc biệt là cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của VTV4 trong việc quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam tới với cộng đồng NVNONN, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài “Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh truyền hình VTV4” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa vai trò và tầm quan trọng của việc quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN trên kênh VTV4. Cũng như tổng kết lại những ưu điểm và các mặt còn hạn chế trong các chương trình về văn hóa trên VTV4. 10 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối với cộng đồng NVNONN, Đảng ta đã khẳng định đây là một bộ phận không tách rời, là nguồn lực quan trọng của các dân tộc Việt Nam và là cầu nối hữu nghị, hợp tác có ý nghĩa của nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế. Chính vì vậy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài cũng như công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN. Đồng thời, cũng có nhiều cuốn sách nghiên cứu về NVNONN như: “Về người Việt Nam định cư ở nước ngoài” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà, NXB TPHCM, 1990, “ Người Việt nam ở nước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, NXB Chính trị quốc gia năm 1997 hay cuốn “ Người Việt ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” Trần Trọng Đăng Đàn, NXB Chính trị quốc gia năm 2005. Dựa trên công tác khảo cứu về người Việt Nam ở nước ngoài theo từng vùng kiểu cư: Tây Âu, Bắc Mỹ, Liên Xô trước đây và Đông Âu..; theo từng nhóm người: trí thức, sinh viên, doanh nghiệp, văn nghệ sĩ, lao động… Những công trình này đã nghiên cứu một cách công phu với hệ thống tư liệu phong phú, sinh động đề cập đến nhiều vấn đề trên các mặt, các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tương, văn hóa, xã hội…của NVNONN. đưa ra cái nhìn tổng quát về đời sống, những đặc trưng cá nhân, đặc trưng văn hóa của cộng đồng NVNONN. Nghiên cứu về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với NVNONN đã có một số đề tài, đề án như: Đề tài cấp bộ về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ nay đên 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước” năm 2007 của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Bảo Chung, Học viện Ngoại giao năm 2008 về “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới”. Đặc biệt 11 là bài viết của Thứ trưởng Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về NVNONN Nguyễn Thanh Sơn về “Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN” đã đánh giá những kết quả đạt được trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, xây dựng chính sách và vận động cộng đồng. Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nhấn mạnh về vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin hiện nay [30]. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu cụ thể về tình hình báo chí dành cho NVNONN. Có thể kể đến một số công trình như sau: “Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” của TS. Phạm Minh Sơn và TS. Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2009; Đề tài cấp Bộ “ Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới” của Ban Tư tưởng – Văn hóa TW (nay là Ban tuyên giáo TW), năm 2007, “ Báo chí và ngoại giao” do TS Dương Văn Quảng biên soạn, NXB Thế Giới năm 2002…tập trung nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại nói chung trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong nghiên cứu của TS Dương Văn Quảng đã khẳng định vai trò quan trọng của thông tin đối ngoại đối với công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới. Tác giả cũng đã chỉ ra những mặt thành công, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác thông tin đối ngoại cho NVNONNN trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở phạm vị hẹp hơn, tập trung làm rõ vai trò của kênh truyền hình đối ngoại VTV4 trong công tác chuyển tải thông tin tới kiều bào ở nước ngoài cũng đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: 12 Khóa Luận “ Công tác biên tập các chuyên mục dành cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh VTV4 – Đài THVN” của tác giả Hoàng Hồng Hạnh, khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thông qua khảo sát hai chuyên mục “Gặp gỡ khán giả VTV4” và “Kết nối cộng đồng”, tác giả tập trung nghiên cứu về công tác biên tập các chuyên mục dành cho NVNONN của các phóng viên, biên tập viên và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng biên tập nội dung các chuyên mục trên VTV4. Với đề tài “Nâng cao hiệu quả chương trình thời sự đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam” trong luận văn thạc sỹ báo chí, tác giả Đào Huy Hoàng đã đi sâu vào nghiên cứu các bản tin thời sự bằng tiếng nước ngoài phát trên kênh VTV1, VTV2 và VTV4 của Đài truyền hình Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng là NVNONN. Từ đó nhấn mạnh vai trò của các bản tin, đặc biệt là các bản tin thời sự trên VTV4. Được phát sóng bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: tiếng Anh, Pháp, Trung…các bản tin thời sự của VTV4 là chiếc cầu nối hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài với các sự kiện thời sự, chính trị, văn hóa ở trong nước. Ngoài ra, Đề án “Nâng cao chất lượng kênh truyền hình VTV4” của Ban tuyền hình đối ngoại – Đài THVN, đánh giá những hoạt động nổi bật của VTV4 cũng như những hạn chế còn tồn đọng, từ đó đề án cũng đã đưa ra phương hướng, chiến lược tổng quát phát triển dài hạn của VTV4 trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, về đề tài quảng bá văn hóa cho đối tượng là NVNONN thật sự chưa có nhiều đề tài đi sâu về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Luận văn “ Công tác thông tin văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp” của tác giả Hồ Thị Bích Ngọc khoa Báo chí – Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Trong luận văn này, 13 tác giả đã khảo sát thực trạng công tác thông tin văn hóa trên cả 3 loại hình báo chí : Báo in, báo điện tử và Truyền hình (Kênh VTV4, Hệ phát thanh đối ngoại VOV5, Tạp chí Quê hương điện tử). Trong tiết 2.2.3. của luận văn “Thực trạng thông tin về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả đã có khảo sát và có sự so sánh về nội dung văn hóa Việt Nam đăng tải trên ba phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích chuyên sâu nội dung chương trình về văn hóa cũng như nghiên cứu về hiệu quả trên kênh VTV4 đối với NVNONN. Trong buổi Hội thảo “ Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” được tổ chức vào tháng 10/2008, đã có một số bài phát biểu ít nhiều cũng đã đề cập tới công tác thông tin văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng như: “Vai trò của truyền thông trong công tác Ngoại giao Văn hóa” của tác giả Bạch Ngọc Chiến, Quyền Trưởng ban VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; “Xu hướng văn hóa-truyền thông thế giới tác động đến báo chí, ngoại giao văn hóa quốc tế đương đại và khuyến nghị cho Việt Nam” của PGS.TS. Lê Thanh Bình, Trưởng Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao; “Thúc đẩy quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” Vụ Thông tin-Văn hóa, Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Các bài viết đã đưa ra cái nhìn tổng quát về vai trò của truyền thông trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam, cũng như một số giải pháp thúc đẩy quảng bá văn hóa Việt Nam tới NVNONN. Và mới đây nhất là công trình luận văn thạc sỹ báo chí của tác giá Lý Thị Hải Yến với đề tài “ Kênh VTV4, báo trực tuyến và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài” đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về nhu cầu tiếp nhận của công chúng NVNONN ( cụ thể ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ), chỉ ra sự quan tâm của công chúng với các vấn đề trong nước để truyền tải, đồng 14 thời luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông tới đối tượng là NVNONN. Đây là những tài liệu hết sức quý giá cho công trình nghiên cứu về quảng bá hình ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thật sự có 1 đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam trên kênh VTV4. Vì vậy, đề tài mong muốn làm rõ hơn các kết quả của các nghiên cứu trước đó và phát hiện một số vấn đề mới phục vụ cho công tác quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam tới cộng đồng NVNONN. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn: Nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn chương trình truyền hình dành cho NVNONN của kênh truyền hình VTV4. Qua đó rút ra những ưu nhược điểm của các chương trình, đề xuất kiến nghị một số giải nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình truyền hình phù hợp với đối tượng công chúng là NVNONN. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát, tổng hợp, phân tích giá chất lượng hiệu quả của các chương trình truyền hình về văn hóa dành cho NVNONN trên sóng VTV4, Đài THVN. Khảo sát hoạt động nghề nghiệp của những người tham gia vào quy trình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình dành cho NVNONN; tổng kết, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chương trình quảng bá văn hóa Việt Nam cho NVNONN trên kênh truyền hình VTV4 Phạm vi nghiên cứu: là một số chương trình văn hóa trên kênh VTV4, trong đó đi sâu nghiên cứu các chuyên mục: Văn hóa Việt, Du lịch và ẩm thực, Văn hóa - Hội nhập, Dạy tiếng việt trên Truyền hình từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 15 Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại; một số lý thuyết về thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa trong thời kỳ mới. Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích tài liệu có liên quan tới NVNONN, nghiên cứu văn kiện, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thông tin văn hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng tới NVNONN Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn, trao đổi với một số cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động văn hóa đối ngoại, một số phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất biên tập các chương trình trên kênh truyền hình VTV4 Phương pháp quán sát và khảo sát: Tác giả đã quan sát, phân tích thời gian, số lượng các chương trình liên quan đến văn hóa được phát trên kênh VTV4, trong đó nghiên cứu sâu về một số chương trình trong phạm vi khảo sát: Văn hóa Việt, Du lịch và ẩm thực, Văn hóa - Hội nhập, Dạy tiếng việt trên Truyền hình. 5. Đóng góp mới về khoa học đề tài Làm rõ vai trò, vị trí tầm quan trọng của các chương trình văn hóa dành cho NVNONN phát sóng trên VTV4 của Đài THVN trong hệ thống thông tin đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cả về nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình văn hóa dành cho NVNONN trên VTV4 một cách tương đối toàn diện, có hệ thống. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho đối tượng công chúng là NVNONN. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 16 Trên cơ sở tổng hợp, khảo sát ý kiến khán gải qua thư điện tử gửi về chương trình nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn và một số vấn đề lý luận nhằm nâng cao chất lượng các chương trình trên VTV4 nói chung, các chương trình thông tin về văn hóa Việt Nam nói riêng. Làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách và xây dựng quy trình sản xuất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho NVNONN. Làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và sinh viên báo chí 7. Kết cấu của Luận Văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quảng bá văn hóa Việt Nam Chương 2: Thực trạng quảng bá văn hóa Việt Nam trên kênh truyền hình VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam Chương 3: Kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả chương trình quảng bá văn hóa Việt Nam dành cho người VNONN 17 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ VĂN HÓA CỦA QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm về văn hóa và quảng bá văn hóa Việt Nam 1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa, truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Dù có ý thức hay vô thức, con người đã tạo ra cho mình một môi trường văn hóa ngay từ buổi sơ khai của loài người: đó là quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng, quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hoạt động đấu tranh sinh tồn và chinh phục thiên nhiên. Chính nền “văn hóa” buổi sơ khai ấy đã tạo nên môi trường sống của con người, do vậy có thể nói, văn hóa là thuộc tính lớn nhất của loài người, là biểu tượng về sức mạnh và giá trị của con người. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa lại phản ánh một cách đánh giá và nhìn nhận khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa về văn hóa trong cuốn sách có nhan đề: “ Văn hóa – tổng luận phê phán các quan niệm” (Culture: a critical review of concepts and definitions) để thấy cách hiểu về văn hóa khá rộng lớn, liên quan đến mọi mặt đời sống và tinh thần của con người. 50 năm sau, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trí thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn hóa và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức, chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Thông qua định nghĩa này, ta nhận thấy rõ đặc trưng cơ bản nhất của một nền văn hóa là sự khác biệt của nó với một nền văn hóa khác, mà dựa vào sự khác biệt đó người ta có thể nhận ra toàn bộ nền văn hóa hay một cá nhân bất kỳ trong nền văn hóa ấy. 18 Về mặt thuật ngữ khoa học Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo tự điển của Viện Hàn lâm Pháp, từ “văn hóa” được định nghĩa là: “Toàn bộ những thủ đắc về văn chương, nghệ thuật, thủ công nghiệp, kỹ thuật, khoa học, phong hóa, luật lệ, cơ chế, tục lệ, truyền thống, những cách suy nghĩ và những cách sống, những cách ứng xử thuộc mọi lãnh vực, những lễ nghi, những thần thoại và tin tưởng tạo nên một di sản cộng đồng và cá tính của một nước, một dân tộc hay một sắc dân, một quốc gia”. Tại Việt Nam, ngay từ những thập niên khởi đầu xây dựng Văn học Quốc Ngữ của Việt Nam, nhà sử học Đào Duy Anh đã hiện ra như một học giả với tác phẩm giáo khoa uy tín từ năm 1938: “Việt Nam Văn Hoá sử cương”. Ngay trang đầu, theo lối tác phẩm tư tưởng Âu Mỹ, ông xác định từ ngữ “Văn hóa là gì”, và theo ông Văn hóa tức là sinh hoạt “Văn hoá chính là toàn bộ sinh hoạt của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để tạo ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần” [1, tr.11]. Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời cũng đã rất chú trọng tới vai trò của văn hoá đối với sự phát triển xã hội. Bắt đầu từ đề cương văn hoá của Đảng và bắt đầu từ định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hoá, lĩnh vực độc đáo này đã được nhận thức theo nghĩa rộng nhất: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” [24, tr. 431] Trong định nghĩa của Hồ Chí Minh, đặc trưng quan trọng nhất của văn hoá chính là sáng tạo và phát minh, cụm từ đã được nhấn mạnh tới 2 lần. Nội 19 hàm của sáng tạo và phát minh là “tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần” và “tìm ra cái có ý nghĩa, có giá trị lớn cho khoa học và loài người” [30]. Như vậy sản phẩm sáng tạo của con người có mặt trong toàn bộ đời sống xã hội, nhưng quan trọng nhất là những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra. Những giá trị đó làm nên cốt lõi, làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc. “Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hoá với ý nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả một hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [18, tr.18] Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hoá, PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người, loài người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình” [32,tr. 25]. Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Từ những định nghĩa trên có thể khẳng định rằng: văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc tới lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. Như vậy có thể thấy rằng Văn hóa là một khái niệm rộng, phức hợp, đa nghĩa, cho nên đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nhưng tất cả các định nghĩa đều nhấn mạnh văn hóa là sản phẩm hoạt động có định hướng của con người, gắn với cộng đồng dân tộc, 20 có hệ giá trị được vun bồi, chắt lọc, nâng cao qua nhiều thế hệ, nên vừa gắn với truyền thống vừa gắn với thời đại. Do vậy, văn hóa không đứng ngoài phát triển, nó nằm bên trong sự phát triển, là yếu tố nội sinh, là động lực và mục tiêu của sự phát triển. Mọi quá trình phát triển đều bao hàm nội dung văn hóa. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là sản phẩm đặc sắc nhất của con người tạo ra trong quá trình lao động. Có thể nói văn hóa là sự hóa thân của đời sống, nó thấm vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nó xuyên suốt cơ thể xã hội, nó biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia, văn minh nhân loại. Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước. Vậy, truyền thống văn hóa là gì? Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…” [ 34, tr. 35] Truyền thống văn hóa dân tộc được coi là yếu tố nội sinh cơ bản của sự phát triển của một dân tộc của một quốc gia, một cộng đồng. Thông qua truyền thống văn hóa của một dân tộc, sức mạnh cội rễ của một dân tộc, ý thức dân tộc, sức mạnh tinh thần của văn hóa, của một dân tộc sẽ được lưu giữ, truyền lại và phát triển. Các quốc gia, các dân tộc trên thế giới đều có nguồn gốc giống nhau song không thể có nền văn hóa dân tộc giống nhau được. Các đặc điểm riêng của các nền văn hóa dân tộc được xác định một cách tương đối nhờ các yếu tố sau: - Hoàn cảnh địa lý, tự nhiên xã hội 21 Hoàn cảnh địa lý, tự nhiện đã tạo ra các sản phẩm văn hóa dân tộc không thể đồng nhất, cũng như các điều kiện về tâm lý, tính cách và các hoạt động sáng tạo khác nhau, mặc dù chủ thể của những hoạt động ấy cũng là do con người. - Con đường vận động phát triển của các dân tộc khác nhau Truyền thống văn hóa được tạo dựng và từng bước phát triển của lịch sử dân tộc, ghi nhận những giá tri sáng tạo văn hóa của các thế hệ dân tộc ấy trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với nhau và phù hợp với môi trường thiên nhiên. Nó bắt nguồn từ bản sắc văn hóa, từ bản chất tinh thần của con người, của dân tộc, kế thừa và phát huy những tinh hoa của dân tộc, bổ sung cải tiến những giá trị tinh hoa văn hóa mới vào kho tàng văn hóa dân tộc. Chính những yếu tố này làm nên tính đặc sắc của truyền thống văn hóa dân tộc và cũng chứng tỏ sức sáng tạo của dân tộc ấy. Không có một mẫu số chung nhất định, không phải các dân tộc trên thế giới đều phát triển như nhau. Vì vậy, văn hóa dân tộc là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân tộc trên thế giới góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa nhân loại. Tùy thuộc vào những đặc điểm riêng trong lịch sử, xã hội của mỗi dân tộc, văn hóa dân tộc sẽ có bộ mặt riêng phản ánh trình độ phát triển của dân tộc đó trong những hoạt động cũng như trong mọi sản phẩm của lao động sáng tạo. Về vấn đề này, tổng thư ký UNESCO đã phát biểu: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động và tổng quát về mọi mặt của đời sống (của một cá nhân hay của một cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện tại qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẫm mỹ lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [ 9, tr. 28]. Trong đó, bản sắc văn hóa dân tộc là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất