Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quảng bá hình ảnh đất nước và con người việt nam qua ký sự truyền hình...

Tài liệu Quảng bá hình ảnh đất nước và con người việt nam qua ký sự truyền hình

.PDF
154
50
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- NGUYỄN HỘI NGUYÊN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI VIỆT NAM QUA KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- NGUYỄN HỘI NGUYÊN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI VIỆT NAM QUA KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Hà Nội – 2019 Chủ tịch hội đồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam qua ký sự truyền hình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bảo Khánh. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn rõ ràng, trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Hội Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và triển khai thực hiện đề tài “ Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua ký sự truyền hình” tác giả luận văn đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và các giảng viên trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt tác giả luận văn luôn nhận được sự quan tâm định hướng, chỉ bảo tận tình của T.S Trần Bảo Khánh. Cảm ơn sự quan tâm, động viên của thầy đã cho tác giả nguồn động lực để cố gắng hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo, đội ngũ phóng viên, biên tập viên kênh VTV1, trung tâm phóng sự và phim tài liệu Đài THVN, đài PTTH Bắc Giang, đài PT-TH Thanh Hóa đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên lớp cao học báo chí khóa 21, những người bạn đã luôn giúp đỡ và đồng hành trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu, liên hệ với nhân vật… Trong điều kiện hạn chế về thời gian cũng như năng lực của bản thân, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng chấm luận văn, của các thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV : Biên tập viên BG.TV : Đài PT-TH Bắc Giang GS.TS : Giáo sư, tiến sĩ KTV : Kỹ Thuật viên KSTH : Ký sự truyền hình NVNONN : Người Việt Nam ở nước ngoài PV : Phóng viên PT-TH : Phát thanh- Truyền hình TS : Tiến sĩ TTV : Đài PT-TH Thanh Hóa VTV1 : Kênh tin tức – chính trị tổng hợp ( Đài Truyền hình Việt Nam) VTV : Đài Truyền hình Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất tác phẩm ký sự truyền hình……….. 40 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ theo dõi chuyên mục ký sự trên VTV1 và TTV, BG.TV……………………………………………...………………………113 Biểu đồ 3.2: Đánh giá độ hài lòng của khán giả…………………………113 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 6 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .......................................................... 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................ 12 5. Cơ sở luận và Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ................................................. 13 7. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 14 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN ......................................... 15 1.1. Các khái niệm có liên đến đề tài. ........................................................ 15 1.1.1. Ký sự và ký sự truyền hình .............................................................. 15 1.1.2.Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam .......................... 22 1.2. Thể loại ký sự truyền hình và vấn đề quảng bá đất nƣớc con ngƣời Việt Nam ...................................................................................................... 24 1.2.1.Nhận diện về thể loại ........................................................................ 24 1.2.2. Đặc điểm cơ bản thể loại ký báo chí và ký sự truyền hình .............. 27 1.2.3. Phân biệt ký sự truyền hình với một số thể loại khác ...................... 29 1.2.4. Các dạng ký sự truyền hình ............................................................. 32 1.3 Quy trình tổ chức sản xuất tác phẩm ký sự truyền hình .................. 35 1.3.1.Công việc, chức danh trong tổ chức sản xuất ký sự truyền hình ...... 35 1.3.2. Quy trình sản xuất tác phẩm ký sự truyền hình ............................... 39 1.4. Các tiêu chí đánh giá một tác phẩm ký sự truyền hình hay, hấp dẫn41 1.5. Tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nƣớc con ngƣời Việt Nam. ..................................................................................................... 44 1.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam.......................................................................... 44 1 1.5.2. Vai trò của truyền hình khi tham gia quảng bá hình ảnh đất nước. con người Việt Nam ................................................................................... 46 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 48 CHƢƠNG 2: HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI VIỆT NAM TRONG KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH ................................................................ 50 2.1. Tình hình sản xuất, sử dụng ký sự truyền hình ................................ 50 2.1.1. Ở đài truyền hình Việt Nam............................................................. 50 2.1.2. Ở các đài Phát thanh - truyền hình địa phương ............................... 53 2.2. Ký sự truyền hình- Thể loại phù hợp phản ánh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam ...................................................................................................... 60 2.2.1. Khả năng tái hiện lịch sử và hiện tại................................................ 60 2.2.2. Tính chất sinh động , hấp dẫn .......................................................... 66 2.3. Các yếu tố cấu thành nội dung và hình thức của tác phẩm ............. 68 2.3.1.Đặc điểm hình thức của ký sự truyền hình ....................................... 68 2.3.2. Đặc điểm về nội dung ...................................................................... 87 2.4. Quy trình sản xuất tác phẩm ký sự truyền hình ............................... 91 2.4.1.Giai đoạn tiền kỳ ............................................................................... 92 2.4.2. Giai đoạn hậu kỳ .............................................................................. 97 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................ 102 CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH ................................................. 104 3.1. Những thành công và hạn chế của ký sự truyền hình khi quảng bá hình ảnh, đất nƣớc , con ngƣời Việt Nam ............................................... 104 3.1. 1.Những thành công .......................................................................... 104 3.1. 2. Những hạn chế .............................................................................. 115 3.2. Những vấn đề đặt ra .............................................................................................. 123 3.2.1. Nhu cầu thông tin về đất nước, con người Việt Nam .................... 123 2 3.2.2. Nhu cầu công chúng với nội dung và hình thức thông tin ............ 127 3.2.3. Nhu cầu của nội dung chương trình phát sóng .............................. 131 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng ký sự truyền hình .... 133 3.3.1. Về mặt lý luận ................................................................................ 133 3.3.2. Về mặt nhân lực và phương tiện kỹ thuật ...................................... 135 3.3.3. Về nội dung và hình thức tác phẩm ............................................... 139 3.3.4. Về mặt cơ chế tài chính ................................................................. 140 3.3.5. Về khung giờ phát sóng chương trình .......................................... 142 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................ 143 KẾT LUẬN ................................................................................................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 147 PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, báo chí đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, đưa Việt Nam ra thế giới và đưa bạn bè thế giới đến với Việt Nam. Thành công này không chỉ giúp cho bạn bè trên thế giới hiểu về Việt Nam mà còn giúp cho người dân trong nước hiểu sâu sắc hơn vẻ đẹp phong cảnh, văn hóa, con người trên khắp mọi vùng miền đất nước. Trong đó, có phần đóng góp rất quan trọng của truyền hình. Với vai trò là phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, truyền hình có khả năng thông tin sự kiện một cách nhanh nhất khi nó mới xảy ra, thậm chí đang diễn ra. Người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua các chương trình truyền hình trực tiếp. Ưu thế của truyền hình còn là việc tác động một cách sâu sắc vào tình cảm con người, hình thành trong họ những suy nghĩ đẹp để dẫn tới những hành động đẹp. Do vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của công chúng từ đó định hướng thái độ, hành vi con người. Vì vậy, có thể nói rằng, đây loại hình báo chí phù hợp với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa con người Việt Nam. Truyền hình có nhiều hình thức và thể loại có khả năng làm tốt công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nhưng trong đó thể loại ký sự là hình thức có khả năng lớn để làm công việc này. Thời gian gần đây, trên sóng của các đài Truyền hình trong cả nước liên tục xuất hiện các tác phẩm thuộc thể loại ký sự phản ánh về vấn đề này, có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu: Ký sự Thăng Long”, “Ký sự Chín cửa sông”, “Ký ức miền Tây”, “Hành trình di sản văn hoá Óc Eo”, “Đảo Ngọc Việt Nam”, “Qua vùng đầm vịnh”, 4 “Miền Cha Pi”, “Bản tình ca của đá”, “Lãng du miền sông nước”, “Phương Nam du ký”, “Bay bổng Phương Nam”, “Chuyện về những người lính truyền tải điện”, “Dưới mái hiên xưa”, “Con đường di sản”, “Miệt Cù Lao”, “Lớp học tình thương”, “Hành trình nam Xu Đăng”, “Ký sự bản trường ca dựng nước”, Ký sự nẻo về nguồn cội”, “Ký sự theo chiều dài đất nước”, “Từ những miền quê”, “ Biển đảo Việt Nam”, “Hương vị quê nhà”…là những phim có độ dài vài chục tập; hoặc là những phim có độ dài vừa phải, chừng vài tập. Đề tài của thể loại này tập trung hướng tới là: Cảnh đẹp thiên nhiên các vùng miền, phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của các địa phương trong cả nước. Ký sự truyền hình là thể loại báo chí mà khả năng của nó không nằm ở dung lượng thông tin dày đặc, hoặc là sự phân tích kĩ càng, cũng không phải là tính chất thời sự của báo chí nói chung, mà năng lực thông tin của ký sự nằm ở khả năng phản ánh sự trăn trở, suy ngẫm của nhà báo trước mỗi sự kiện, sự việc, con người, hướng người xem tới một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở họ tình cảm cao đẹp. Do vậy, thể loại này rất phù hợp với việc thông tin tuyên truyền quảng bá. Cần nhấn mạnh rằng, thể loại ký sự truyền hình đã thu được nhiều thành công trên sóng truyền hình, những thành công này dựa trên sức mạnh của thể loại và được các tác giả sử dụng rất đúng với loại đề tài được lựa chọn. Trong quá trình sản xuất chương trình thể loại ký sự truyền hình, đang có nhiều cách hiểu khác nhau, thường hay bị đóng gói chung là phóng sự hoặc phim tài liệu ít người gọi đúng tên thể loại này. Có lẽ bởi vì giữa chúng có khá nhiều điểm tương đồng về thủ pháp sáng tạo, về quy trình sáng tác thông thường. Chính vì vậy, trong quá trình sáng tạo tác phẩm ký sự truyền hình, nhiều tác giả cũng chưa chắc chắn mình sử dụng đúng thể loại ký sự chưa, dẫn đến hiệu quả thông tin không cao như mong đợi. Đó có thể là một phim 5 tài liệu dài, được trau chuốt kĩ càng, nhưng cũng có thể là một phóng sự ở mức trung bình được kéo dài một cách lộ liễu mà nguyên nhân chính nằm ở chỗ không nắm vững cách thức sáng tác. Xuất phát từ một số lý do cơ bản nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua ký sự truyền hình” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về thể loại ký sự nói chung và ký sự truyền hình nói riêng, đã có một số công trình: Cuốn sách “Các thể ký báo chí” của tác giả Đức Dũng xuất bản năm 1992 và tái bản vào các năm 1996, 1998, 2001, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Đây là một cuốn sách có giá trị về lí luận cho những người muốn nghiên cứu sâu về thể loại ký báo chí. Bên cạnh việc phân tích làm sáng tỏ đặc trưng, đặc điểm và những vấn đề có liên quan đến các thể loại Phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên, sổ tay phóng viên, thư phóng viên, cuốn sách còn cố gắng trang bị cho người đọc những kiến thức cần thiết về kỹ năng sáng tạo tác phẩm ký báo chí. Để minh họa cho phần lý thuyết sách có một phần phụ lục giới thiệu một số tác phẩm ký báo chí tương đối tiêu biểu được chọn lọc từ thực tiễn đời sống báo chí nước ta. Đây là một cuốn sách có nội dung tốt đảm bảo yêu cầu về học thuật, đồng thời thể hiện sự năng động trong việc bám sát để nhận diện thực tiễn trong hoạt động sáng tạo của những người làm báo, hay trong các công tác nghiên cứu và giảng dạy báo chí. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ trình bày cho loại hình báo in mà chưa đề cập cho truyền hình. Cuốn sách “Ký văn học và ký báo chí” của tác giả Đức Dũng, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, năm 2003, Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề xung quanh các thể ký, tác giả trình bày quan niệm riêng của mình từ 6 một góc nhìn mới và luận điểm then chốt là phân biệt giữa ký văn học và ký báo chí với tư cách là hai loại thể khác nhau thuộc hai hệ thống khác nhau. Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu khoa học công phu sáng tạo, sử dụng một hệ thống tài liệu phong phú, đồng thời luôn bám sát thực tiễn sinh động của đời sống văn học và báo chí nước ta để rút ra được các kết luận cần thiết. Trong cuốn sách “Sản xuất chương trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa –Thông tin, năm 2003. Cuốn sách này đề cập nhiều đến các phương pháp sản xuất các chương trình truyền hình, các yếu tố cấu thành một sản phẩm truyền hình. Trong cuốn sách cũng có một phần đề cập tới thể loại ký sự truyền hình, tuy nhiên nội dung chủ yếu đề cập đến nhiều là quy trình sản xuất tác phẩm ký sự chứ không đi sâu vào phân tích các yếu tố đặc trưng của thể loại ký sự trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Cuốn sách “Công chúng truyền hình Việt Nam” của tác giả Tiến sĩ Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2011. Cuốn sách giúp độc giả hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết cơ bản nhất của công chúng truyền hình Việt Nam, với những nội dung: Về công chúng truyền hình Việt Nam, công chúng truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ xã hội học, đặc điểm tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng truyền hình Việt Nam hiện nay, đặc điểm trong xử lý thông tin truyền hình cho đến những thay đổi của công chúng trong thời gian tới. Giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” của tác giả PGS. TS Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách này gồm 8 chương, trình bày khá sâu sắc về lý luận chung về thể loại và thể loại báo chí, sự hình thành và phát triển của các thể loại báo chí, những đặc thù của thể loại báo chí. Một số vấn đề về thể ký trong văn học 7 và báo chí, các thể loại phóng sự, ký chân dung, ký chính luận, ghi nhanh, câu chuyện báo chí, tiểu phẩm cũng được tác giả đưa ra một cách cụ thể và sâu sắc. Đây là một công trình nghiên cứu đầy tâm huyết, chi tiết về các thể loại báo chí cơ bản có ý nghĩa quan trọng với những đối tượng đang học tập và nghiên cứu về báo chí truyền hình. Giáo trình “Báo chí truyền hình” của tác giả PGS.TS Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009. Đây là cuốn sách có nội dung phong phú về loại hình truyền hình. Cuốn sách giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quan về loại hình này. Mở đầu cuốn sách giới thiệu về những vấn đề chung của truyền hình như: Khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của chương trình truyền hình và sản phẩm của truyền hình, những yếu tố cơ bản trong truyền hình. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình, chức năng đặc điểm, quy trình sáng tạo một số chương trình truyền hình như: Cầu truyền hình, tin truyền hình, phóng sự truyền hình, phim tài liệu truyền hình. Đặc biệt cuốn sánh này tác giả cũng đề cập tới thể loại ký sự truyền hình, đây là một cuốn sách hiếm hoi viết về thể loại ký sự truyền hình. Tuy đây là kiến thức cơ bản về thể loại nhưng rất quan trọng, những kiến thức quý báu này sẽ được tác giả chọn lọc và kế thừa, phát triển trong luận văn của mình. Sách “Báo chí truyền hình” của tác giả C.V. Cu dơ nhet xốp - X.L. X vích - A. la lu rốp xki (2004), tập1, 2, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. Nội dung sách đề cập tới tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình. Trong đó các tác giả tập trung trình bày vị trí, chức năng của truyền hình trong xã hội, bản chất của truyền hình hiện đại, các phương tiện xây dựng kịch bản truyền hình và những định hướng, triển vọng của truyền hình trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ truyền thông. 8 Sách “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả E.P. Prôkhôrốp Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành năm 2004. Đây là tài liệu cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản và hệ thống về lĩnh vực báo chí. Trong nội dung cuốn sách, tác giả trình bày những vấn đề chung nhất, khái quát nhất về lý luận nghiệp vụ báo chí và những đặc thù của hoạt động báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo. Nội dung cuốn sách này tác giả đi sâu giới thiệu báo chí trong hệ thống các thiết chế xã hội; báo chí trong không gian thông tin; báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo; hiệu lực và tính hiệu quả của báo chí. Đặc biệt ở chương cuối tác giả phân tích làm nổi bật vai trò của nhà báo với tư cách là chủ thể của hoạt động thông tin đại chúng, trong đó nêu rõ những phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm công dân, địa vị pháp lý của nhà báo cũng như quyền tác giả trong hoạt động báo chí. Bên cạnh những cuốn sách kể trên còn có một số đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam và thể loại ký báo chí trong thời gian qua. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ báo chí học năm 2008 của học viên Trương Thị Diệu Thúy Khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn “Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục người đương thời” Nội dung luận văn đề cập tới một số lý luận về thể loại ký báo chí, tuy nhiên trong luận văn chỉ đi nghiên cứu sâu về thể loại ký chân dung. Thông qua việc phân tích các tác phẩm ký chân dung phát sóng trên chuyên mục người đương thời của VTV (giai đoạn 2001 đến 2006) để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của thể loại này. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho chuyên mục người đương thời của VTV. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ báo chí học năm 2009 của học viên Hoàng Thu Hằng khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học xã hội và 9 Nhân văn “Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang” Nội dung luận văn trình bày một số lý luận chung về ký báo chí, phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ báo chí. Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp báo chí, trong đó ký báo chí thể loại tiêu biểu nhất của nhà báo Phan Quang. Nghiên cứu nội dung phản ánh và nghệ thuật viết ký báo chí được thể hiện trong những tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang. Phân tích những đặc trưng riêng về phong cách viết ký của nhà báo, giàu chất trí tuệ, đậm chất văn chương từ đó đánh giá hiệu quả thông tin từ phong cách viết ký của ông, nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình gia tăng sáng tạo trong hoạt động viết thể loại ký báo chí để thông tin hiệu quả hơn. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ báo chí học năm 2016 của học viên Đặng Thúy Lan Khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn “Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh đối ngoại VTC10 – NET VIET” Nội dung luận văn tập trung giải quyết một số lý luận chung về truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình VTC10 - NetViet hiện nay. Trong đó, nghiên cứu tập trung trình bày một số khái niệm và vai trò của truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; Đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài; năng lực đáp ứng thông tin cho kiều bào trên báo chí Việt Nam hiện nay. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ báo chí học năm 2014 của học viên Nguyễn Đức Dũng Học viện báo chí và Tuyên truyền “Tổ chức sản xuất ký sự truyền hình ở các đài Phát thanh và truyền hình miền Đông Nam Bộ” Tác giả luận văn tập trung phản ánh vào thực trạng sản xuất ký sự truyền hình ở các đài 10 phát thanh và truyền hình miền Đông Nam Bộ chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thể loại ký sự truyền hình. Khóa luận tốt nghiệp năm 2001 ngành báo chí của sinh viên Dương Thị Thu Hương trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn “Hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên tạp chí Quê hương từ năm 1998 đến nay ” Nội dung của khóa luận tập trung phân tích nội dung và hình thức các bài viết có đề tài phản ánh về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đăng trên tạp chí Quê hương phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.Trong khóa luận cũng đề cập tới thể loại ký báo chí, tuy nhiên tác giả chỉ liệt kê các tác phẩm thuộc thể loại ký báo chí được đăng trên tạp chí chứ không đi sâu phân tích về thể loại này. Như vậy, có thể thấy rằng đã có một số tài liệu, sách, giáo trình, luận văn, khóa luận có đề cập tới những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vào thể loại ký sự truyền hình, một thể loại rất phù hợp với việc quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam. Đây chính là khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu sâu, vì vậy đề tài “Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua ký sự truyền hình” không bị trùng lặp với các công trình khoa học trước đó. Trong luận văn, tôi sẽ kế thừa những ý tưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ các vấn đề về ký sự truyền hình, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố về nội dung và hình thức của thể loại và quy trình sáng tạo tác phẩm. 11 Vai trò và khả năng của thể loại ký sự truyền hình trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam 3.2. Nội dung nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề lí luận của ký sự truyền hình, đưa ra được khái niệm, đặc điểm để phân biệt ký sự với các thể loại có hình thức tương tự, bước đầu đưa ra các dạng thức trong thể loại. Khẳng định ký sự truyền hình là thể loại độc lập, có chức năng và vai trò riêng biệt trong hệ thống thể loại báo chí và báo chí truyền hình. Khảo sát các chuyên mục ký sự trên kênh VTV1 của đài Truyền hình Việt Nam và một số đài PT-TH địa phương đang sử dụng ký sự truyền hình, đánh giá chất lượng, phân tích điểm mạnh và điểm yếu để làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuyên mục ký sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa, đài Phát thanh-Truyền hình Bắc Giang. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát quy trình sáng tạo, thực trạng sử dụng thể loại ký sự trong chuyên mục ký sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa, đài Phát thanh-Truyền hình Bắc Giang (thời gian từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018). 5. Cơ sở luận và Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở luận Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nhĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí vô sản và quan điểm của 12 Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí. Các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, các tác giả đi trước nghiên cứu luận văn có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong qua trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung mặt lý thuyết về ký sự truyền hình. Đây chính là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra các giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm xác định tần xuất xuất hiện, mức độ phát triển của thể loại ký sự được khai thác trong chuyên mục ký sự. Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế của thể loại này khi phản ánh thực tiễn. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện với các chuyên gia để thu thập ý kiến đánh giá về vấn đề nghiên cứu, phỏng vấn công chúng nhằm thu thập ý kiến của họ về việc đáp ứng nhu cầu thông tin của thể loại này trên thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần bổ sung vào phát triển hệ thống lý thuyết về thể loại báo chí truyền hình. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn giúp cho người đọc có cái nhìn rõ hơn hiệu quả của việc thông tin, tuyên tuyền hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, về sự phát triển ký sự truyền hình trong thực tế. Thông qua kết quả nghiên 13 cứu, luận văn giúp góp phần giúp cho cơ quan báo chí, các đài truyền hình Trung ương và địa phương nhất là các nhà báo, những người tham gia sản xuất có thể nhìn nhận đúng về ký sự truyền hình. Luận văn có giá trị tham khảo nhất định đối với những người làm công tác nghiên cứu báo chí, những người làm báo hình đặc biệt là công tác phục vụ đào tạo chuyên ngành báo chí. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về lý luận. Chương 2: Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong ký sự truyền hình. Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng ký sự truyền hình. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất