Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thư...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam

.DOC
109
77
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢƠNG NGỌC TÂN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢƠNG NGỌC TÂN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƢ LIÊM Đà Nẵng - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trƣơng Ngọc Tân MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................3 6. Bố cục của để tài.....................................................................................3 7. Tổng quan tài liệu...................................................................................4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI....................... 7 1.1. TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................ 7 1.1.1 Ngân hàng thƣơng mại......................................................................7 1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại............................... 8 1.1.3. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại....................................11 1.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...................................................... 13 1.2.1. Khái niệm và mục đích...................................................................13 1.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng................................................................13 1.2.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng................................................................ 16 1.2.5. Tài trợ rủi ro tín dụng..................................................................... 23 1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP....................................................................... 25 1.3.1. Khái niệm và vai trò cho vay doanh nghiệp trong ngân hàng thƣơng mại............................................................................................................ 25 1.3.2. Các hình thức cho vay doanh nghiệp..............................................26 1.3.3. Đặc điểm và rủi ro tín dụng chủ yếu trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại....................................................................... 29 1.3.4. Yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp........31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆTNAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM...34 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM................................................. 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam..........................................................34 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam..................................35 2.2. TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP VÀ CÁC RỦI RO CHỦ YẾU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM................................................................................ 39 2.2.2. Thị phần cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.............................................40 2.2.3. Các rủi ro chủ yếu trong cho vay doanh nghiệp.............................45 2.2.4. Sự phân cấp quản trị rủi ro giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam và Chi nhánh Quảng Nam........................................................48 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM.............................. 49 2.3.1. Về công tác nhận diện rủi ro...................................................................................49 2.3.2. Về công tác đo lƣờng rủi ro........................................................... 51 2.3.3. Về công tác kiểm soát rủi ro...........................................................55 2.3.4. Về công tác tài trợ rủi ro.................................................................60 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM.............................. 63 2.4.1. Thành công..................................................................................... 63 2.4.2. Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng..............................64 2.4.3. Nguyên nhân...................................................................................66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................69 CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM.......................... 70 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................70 3.1.1. Bối cảnh chung tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam........................................................................................70 3.1.2. Định hƣớng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam đến năm 2020..........71 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP............................................ 73 3.2.1 Nhóm giải pháp về nhận diện rủi ro tín dụng..................................73 3.2.2 Nhóm giải pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng........................................77 3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng......................................81 3.2.4 Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro tín dụng.............................................83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐỀ TÀI (Bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBTD Chi nhánh Cán bộ tín dụng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Nhà nƣớc thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam DN Doanh nghiệp KH Khách hàng MTV Một thành viên NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHNT Ngân hàng Ngoại thƣơng NHTM Ngân hàng thƣơng mại RRTD Rủi ro tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSĐB Tài sản đảm bảo VCB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Vietcombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam XHTD Xếp hạng tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD & POOR’S 20 2.1 Cơ cấu cho vay doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 39 2.2 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp 41 2.3 Tỷ lệ loại hình doanh nghiệp trong cho vay doanh nghiệp 42 2.4 Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế 44 2.5 Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo địa bàn hoạt động 45 2.6 Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp 46 2.7 Rủi ro tín dụng theo hình thức đảm bảo 46 2.8 Rủi ro tín dụng theo thời hạn cho vay 47 2.9 Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế 48 2.10 Bảng tổng hợp nhận diện rủi ro tín dụng 51 2.11 Bảng tổng hợp kết quả xếp hạng cho vay doanh nghiệp 52 2.12 Bảng tổng hợp kiểm soát rủi ro tín dụng 56 2.13 Quỹ dự phòng rủi ro 61 2.14 Bảng tổng hợp tình hình xử lý nợ xấu 62 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình vẽ Trang 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietcombank Quảng Nam 38 2.2 Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 39 2.3 Tỷ lệ loại hình doanh nghiệp trong cho vay doanh nghiệp 42 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nƣớc đòi hỏi ngành ngân hàng phải không ngừng thay đổi, nâng cao chất lƣợng của mình để hòa chung với nhịp độ phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Theo đó, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay đã và đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển, củng cố và duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ d ƣới sức ép tái cơ cấu, sáp nhập ngân hàng của Ngân hàng nhà nƣớc. Trong các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và đặc biệt trong tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, các khoản cho vay doanh nghiệp là những khoản vay lớn và luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng không những thất thoát nguồn vốn mà còn ảnh hƣởng đến uy tín kinh doanh và vị thế của chính ngân hàng. Vì vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại cần đƣợc quản trị chặt chẽ nhằm giảm thiểu các tổn thất, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, giúp ngân hàng đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trƣởng. Qua gần 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam đã dần khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietcombank Quảng Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng trƣởng ổn định qua các năm, góp phần cho sự phát triển và hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn ch ƣa đ ƣợc kiểm soát hiệu quả và 2 đang có xu hƣớng ngày càng một gia tăng. Chi nhánh còn phải đối diện với nhiều khoản nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong giai đoạn này mặc dù thấp nh ƣng đó chỉ là trong ngắn hạn, còn trong dài hạn Chi nhánh còn có thể đối diện với nhiều thách thức với các khoản vay doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt ra cho Chi nhánh là phải thực hiện các biện pháp khả thi nhằm quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. Từ yêu cầu thực tiễn quan trọng đó, tôi quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” để nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dung trong cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh trong thời gian đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản nhƣ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thƣơng mại. - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: 3 + Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. + Về không gian: nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. + Về thời gian: các số liệu nghiên cứu thực hiện 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp với các công cụ phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích và đánh giá nguyên nhân và thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. 6. Bố cục của để tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia làm 03 chƣơng, cụ thể: Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thƣơng mại 4 Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam Chương 3: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam 7. Tổng quan tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu và tham khảo nhiều tài liệu và các luận văn trƣớc đây có liên quan đến đề tài. Mỗi nghiên cứu có các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau và đã có những giải pháp khác nhau về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể nhƣ sau: Giáo trình Quản trị Ngân hàng thƣơng mại: GS.TS Nguyễn Văn Tiến, PGS.TS Phan Thị Cúc . Cuốn sách giới thiệu tổng quan về các nghiệp vụ và công tác quản trị trong Ngân hàng thƣơng mại. Trong đó nội dung ch ƣơng “Quản trị rủi ro tín dụng” đã trình bày đầy đủ và rõ ràng các loại rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thƣơng mại. Theo bài báo “Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Huế” (2009) của tác giả Hoàng Văn Hoa đăng trên Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 4(33).2009. Bài báo đã đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đến mức thấp nhất nhƣ đổi mới mô hình và quy trình cho vay trong hoạt động tín dụng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lƣợng thẩm định; tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát vốn vay; đổi mới công nghệ; nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất giải pháp cải thiện danh mục đầu t ƣ, giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc có hoạt động không hiệu quả; đồng thời ƣu tiên mở rộng cho vay các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5 Bài báo khoa học: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Loan đăng trên Tạp chí Tạp chí Ngân hàng số 02 tháng 01/2012. Bài báo đã làm sáng tỏ đ ƣợc các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng th ƣơng mại ở Việt Nam nhƣ quy trình tín dụng tại các ngân hàng còn chung chung chƣa cụ thể cho từng loại hình tín dụng, từng sản phẩm…ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng giao dịch; tài sản đảm bảo kém chất lƣợng dẫn đến thu hồi nợ khó khăn; tập trung cho vay nhiều ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán nên khả năng thu hồi nợ, lãi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Từ đó, tác giả đ ƣa ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, trong đó đáng chú ý là nâng cao chất lƣợng quản trị điều hành, nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, các phòng, ban, cán bộ tín dụng. Luận văn thạc sĩ: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank – Chi nhánh Đà Nẵng” - Nguyễn Hồng Diệu Hƣơng (2012). Đề tài đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình quản trị rủi ro tín dụng thông qua bốn bƣớc cơ bản: nhận dạng rủi ro; đánh giá rủi ro; kiểm soát rủi ro; tài trợ rủi ro tại ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó tác giả đã đƣa ra các biện pháp tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Đà Nẵng. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chung về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà không đi vào đối tƣợng khách hàng cụ thể. Luận văn thạc sĩ: “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Việt Á Chi nhánh Quảng Ngãi” - Đoàn Anh Sơn (2013). Đề tài tập trung tiếp cận vấn đề dƣới góc độ hạn chế rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp. Tác giả đã khảo sát thực tế thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Việt Á Quảng Ngãi. Tuy nhiên, các giải pháp về rủi ro tín dụng doanh nghiệp tác giả chƣa đƣa mang tính thực tiễn và phù hợp với bối cảnh ngành ngân hàng hiện nay. 6 Luận văn thạc sĩ: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng” – Nguyễn Lê Chánh Tín (2013). Luận văn đã làm rõ những lý luận về quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thƣơng mại trên thế giới. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng. Tuy nhiên, đề tài các phải pháp còn mang tính lý thuyết, chung chung, không tập trung cụ thể vào một công cụ để phân tích. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trên, trong luận văn này tác giả đi theo hƣớng hệ thống hóa các lý luận về rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp. Luận văn này đi từ việc phân tích chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Vietcombank Quảng Nam. Trên cơ sở phân tích đó, luận văn đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Quảng Nam trong giai đoạn 2016 – 2020. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng là một tổ chức tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Trong hệ thống ngân hàng gồm có ngân hàng trung ƣơng và ngân hàng thƣơng mại với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, trong đó ngân hàng thƣơng mại thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lƣợng các ngân hàng. Theo đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cho rằng “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 định nghĩa nhƣ sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Nhƣ vậy, hiện nay có khá nhiều khái niệm về ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, có thể đƣa ra khái niệm chung về ngân hàng thƣơng mại nh ƣ sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. 8 b. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại - Chức năng trung gian tài chính: Chức năng trung gian tài chính đ ƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ng ƣời gửi tiền và ngƣời đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng th ƣơng mại. - Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đ ƣa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhƣ thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lƣới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. - Chức năng tạo ra phƣơng tiện thanh toán: Tạo ra phƣơng tiện thanh toán là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. 1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm Là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng một lƣợng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn. [12, tr. 260-261] 9 b. Phân loại hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại [12, tr. 265-269] Các hoạt động tín dụng ngân hàng rất phong phú và đa dạng. Trong quản lý, để phân tích đánh giá các hoạt động tín dụng làm cơ sở hoạt định cho các chính sách tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng dựa vào các tiêu chí sau để phân loại tín dụng ngân hàng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn đến 1 năm. - Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. - Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm. * Căn cứ vào bảo đảm tín dụng - Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của ngƣời thứ ba. - Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của ngƣời thứ ba. * Căn cứ mục đích sử dụng vốn - Tín dụng bất động sản: là các khoản tín dụng đầu tƣ vào bất động sản. - Tín dụng công thương nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí nhƣ mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế và chi trả lƣơng. - Tín dụng nông nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi. - Tín dụng tiêu dùng: là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng. - Tín dụng đầu tư tài chính: là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp mua chứng khoán, vàng. 10 * Căn cứ vào chủ thể vay vốn - Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thƣờng vay với những khoản vay có giá trị lớn. - Tín dùng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): gọi là bán lẻ vì những cá nhân thƣờng vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh hộ gia đình. - Tín dụng cho các tổ chức tài chính: là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính. * Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay - Tín dụng hoàn trả nhiều lần: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau. - Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn gốc và lãi vay một lần khi đến hạn. - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào. * Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng - Tín dụng bằng tiền mặt: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. - Tín dụng bằng tài sản: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản. - Tín dụng bằng uy tín: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. * Căn cứ vào xuất xứ tín dụng - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoản trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng. 11 - Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian nhƣ: tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể. 1.1.3. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định. [1, tr. 138] Theo khái niệm cơ bản “Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cấp tín dụng và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ”. Theo A.Saunders và H.Lange thì “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về số lượng và thời gian”. Theo định nghĩa cuae Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh tổn thất kinh tế do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nhƣ vậy, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng, song về cơ bản vẫn giống nhau về bản chất. Tóm lại, có thể định nghĩa rủi ro tín
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng