Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt, cn khánh hoà....

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt, cn khánh hoà.

.PDF
115
66
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG    TRƯƠNG THỊ ÁI LOAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀ NẴNG – NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG    TRƯƠNG THỊ ÁI LOAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành Mã số : Tài chính - Ngân hàng : 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học : GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH ĐÀ NẴNG – NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trương Thị Ái Loan MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................ 3 7. Kết cấu luận văn ................................................................................. 3 8. Tổng quan tài liệu ............................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........ 8 1.1 CÁC KHÁI NIỆM RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG - SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ................ 8 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng .......................................................... 8 1.1.2 Khái niệm quản trị RRTD.............................................................. 9 1.1.3 Sự cần thiết của công tác quản trị RRTD ...................................... 9 1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ........................................ 10 1.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng ............................................................. 10 1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng .............................................................. 14 1.2.3 Tổ chức thực hiện ........................................................................ 19 1.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng ............................................................. 21 1.2.5 Đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................... 21 1.2.6 Tài trợ rủi ro tín dụng .................................................................. 22 1.3 CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH KẾT QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................................................. 23 1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) ................................................................... 23 1.3.2 Tỷ lệ nợ xấu (%) .......................................................................... 24 1.3.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (%) ...... 24 1.3.4 Hệ số thu nợ (%) .......................................................................... 24 1.3.5 Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) ............................................................. 25 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ...................................................................................................... 25 1.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng ........................................................... 25 1.4.2 Nhân tố từ phía khách hàng ......................................................... 27 1.4.3 Nhân tố từ môi trường bên ngoài................................................. 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ................................................................................................................ 31 2.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT VÀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ...... 31 2.1.1 Khái quát về toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt .................................................................................................................. 31 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Khánh Hòa....................................................................................................... 37 2.1.3 Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Khánh Hòa ..................................................................................... 37 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA .............................. 39 2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Khánh Hòa (Chi nhánh Khánh Hòa) .......................... 39 2.2.2 Cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Khánh Hòa ............................................................................................ 41 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ................................................................................................. 45 2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Khánh Hòa........................................................................... 45 2.3.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng................................................ 48 2.3.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng .............................................. 54 2.3.4 Công tác tài trợ RRTD ................................................................. 56 2.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ............................................................. 57 2.5 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ................................................................................................. 59 2.5.1 Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng .................. 59 2.5.2 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh ...................................... 61 2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng ................................................ 64 2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng .................................................. 69 2.4.4 Nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo .......................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 74 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA................................................................................ 75 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................................................. 75 3.1.1 Phát triển hoạt động tín dụng tại chi nhánh cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong quá trình hội nhập .................................................................. 75 3.1.2 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay từng thời kỳ ............ 76 3.1.3 Xác định hạn mức rủi ro trong hoạt động tín dụng ..................... 76 3.1.4 Sử dụng tín dụng đảm bảo chắc chắn .......................................... 76 3.1.5 Công tác thu thập thông tin và hồ sơ tín dụng ............................. 77 3.1.6 Hoàn thiện kỹ thuật thu hồi các khoản nợ có vấn đề ................... 77 3.1.7 Nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng .......... 78 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ................................................................................. 78 3.2.1 Nhóm giải pháp về dấu hiệu cảnh báo trong hoạt động quản trị RRTD .............................................................................................................. 78 3.2.2 Nhóm giải pháp phòng ngừa RRTD ............................................ 81 3.2.3 Nhóm giải pháp tài trợ RRTD ..................................................... 87 3.2.4 Nhóm giải pháp xử lý nợ có vấn đề và xử lý tổn thất RRTD ...... 88 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 91 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ và các ban ngành có liên quan ................................................................................................................. 91 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt ................ 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CIC Trung tâm thông tin tín dụng CVKH Chuyên viên khách hàng CVQLTD Chuyên viên quản lý tín dụng DN Doanh nghiệp DPRR Dự phòng rủi ro DSCV Doanh số cho vay HĐ Hội đồng KD Kinh doanh KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KV Khu vực NHBĐLV Ngân hàng Bưu điện Liên Việt NHĐT Ngân hàng điện tử NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NN Nhà nước PCRT Phòng chống rửa tiền PGDBĐ Phòng giao dịch bưu điện PTML Phát triển mạng lưới PTSP Phát triển sản phẩm QH Quan hệ QLDN Quản lý doanh nghiệp QLRR Quản lý rủi ro QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng SX-KD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TKBĐ Tiết kiệm bưu điện TL Tỷ lệ TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo TW Trung ương DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng bảng 1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 Các biểu hiện của 1 khoản tín dụng xáu và một chính sách tín dụng kém hiệu quả Thứ tự xếp hạng RRTD của doanh nghiệp theo MOODY'S VÀ S&P Biểu diễn dư nợ năm 2011 và 2012 So sánh tình hình dư nợ năm 2011 phân theo thành phần kinh tế - theo - kỳ hạn - theo loại tiền tệ So sánh tình hình dư nợ năm 2012 phân theo thành phần kinh tế - theo - kỳ hạn - theo loại tiền tệ Trang 18 19 40 41 42 2.4 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2011 43 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2012 44 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 2.2 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sơ đồ mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Trang 35 36 2.3 Biểu đồ tăng trưởng dư nợ năm 2011 và 2012 40 2.4 Biểu đồ dự nợ phân theo ngành kinh tế cuối năm 2011 43 2.5 Biểu đồ dư nợ phân theo ngành kinh tế cuối năm 2012 44 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 60-80% thu nhập của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro của hoạt động tín dụng cũng không thể không nhắc đến, rủi ro tín dụng quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tại Việt Nam, có vô vàn những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng, như do môi trường kinh tế không ổn định. Rủi ro cũng có thể do môi trường pháp lý chưa thuận lợi hay sự thay đổi trong cơ chế pháp lý. Rủi ro cũng có thể do chính ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng những dự án mạo hiểm để thu về lợi nhuận cao; những cán bộ, nhân viên ngân hàng cố ý làm sai quy trình tín dụng, bỏ sót một vài bước trong quy trình. Để đáp ứng nhu cầu an toàn trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại cổ phần cần nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, sao cho tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn. rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây nên những tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín ngân hàng. Do tính chất lây lan của nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế xã hội. Chính vì những lí do đó, việc quản trị RRTD là vấn đề bức xúc trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tính bức thiết và tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong tín dụng, và để góp phần nhận dạng, phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại đơn vị công tác, em đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Khánh Hòa” làm hướng nghiên cứu cho luận văn của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Khánh Hòa. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng RRTD và thực trạng quản trị RRTD, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD có thể áp dụng trong thực tiễn để hạn chế RRTD của đơn vị kinh doanh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ tính bức thiết và tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong tín dụng, các câu hỏi dưới đây sẽ nhận dạng, phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng - Thế nào là rủi ro tín dụng? Khái niệm cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng? Sự cần thiết của công tác quản trị RRTD trong hoạt động ngân hàng - Làm thế nào để nhận diện được rủi ro tín dụng? - RRTD được đo lường bằng các mô hình nào? - Các biện pháp nào dùng để kiểm soát rủi ro tín dụng và đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng? - Ngân hàng thương mại tài trợ rủi ro tín dụng bằng những phương thức nào? - Ngân hàng dựa vào định hướng nào để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng? - Những gì chi nhánh đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua? - Nguyên nhân của những tồn tại này? 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay và kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Khánh Hòa từ đầu năm 2011 cho đến hết năm 2012. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cấp tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Khánh Hòa 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh,... Các kết luận và giải pháp đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, tổng hợp thông tin, tư liệu trong thực tế công tác. Qua đó, đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và tổng hợp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng để có các biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng. Ứng dụng vào công việc thực tế tại đơn vị công tác của người nghiên cứu đề tài, qua đó trao đổi kinh nghiệm với các anh chị em cũng đang làm công tác tín dụng tại các ngân hàng bạn trong và ngoài địa bàn 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Khánh Hòa. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại 4 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Khánh Hòa. 8. Tổng quan tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã có tìm đọc và tham khảo một số tài liệu sau đây: 1. Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trần Nguyễn Hạ Đoan về “Quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng” – Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Liêm: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, về tín dụng, về quản lý RRTD đối với phát triển KT-XH; làm rõ vai trò, nội dung cơ bản của quản lý tín dụng, mục tiêu và các công cụ thực hiện quản lý tín dụng, cũng như làm rõ các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý tín dụng của NHTM đối với phát triển KT-XH cũng như sự phát triển bền vững của NHTM. - Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Rút ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. - Đưa ra những biện pháp cụ thể trong thực tế công tác quản lý rủi ro rín dụng để hạn chế RRTD. Qua luận văn này, em củng cố thêm những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, tín dụng, về tín dụng, về RRTD và về quản trị RRTD; đồng thời tìm hiểu được một số các giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. 2. Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Lê Trọng Quý về “Giải pháp hạn chế RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Đà Nẵng” – Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Như Liêm: 5 - Hệ thống hoá những vần đề cơ bản về ngân hàng thương mại. Những khái niệm, định nghĩa cơ bản về RRTD và quản trị RRTD. - Các công cụ để đo lường RRTD và các công cụ đề phòng ngừa RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Đà Nẵng. - Phân tích và đánh giá thực trạng RRTD cũng như các giải pháp để hạn chế RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Đà Nẵng. - Đưa ra những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để hoàn thiện và bổ sung các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Đà Nẵng một cách có hiệu quả hơn. Qua luận văn này, em được hệ thống hóa những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, tín dụn, về tín dụng, về RRTD và về quản trị RRTD; đồng thời tìm hiểu được một số các giải pháp hạn chế RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Đà Nẵng. 3. Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Lê Thị Hồng Điều về “Quản lý RRTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” – Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn: Cơ sở lý luận về nguyên nhân RRTD và quy trình quản lý RRTD, các phương pháp tiếp cận RRTD theo Basel 1, Basel 2, các nguyên tắc quản lý RRTD theo kinh nghiệm của Malaysia, để làm rõ cơ sở lý luận. Thực tiễn hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, RRTD của toàn hệ thống được quản lý ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực của quốc tế. - Để đạt được chất lượng tín dụng tốt thì yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý chặt chẽ và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt động tín được an toàn hiệu quả. Qua luận văn này, em học hỏi được những giải pháp thích hợp nhằm quản lý RRTD trong giới hạn cho phép, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh, góp phần phát triển tín dụng bền vững, đồng thời học hỏi nhiều biện pháp tích cực 6 trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách bài bản, hiệu quả giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. 4. Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Trần Trung Tường về “Quản trị tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” – Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Đắc Hưng và TS Lê Hùng: - Luận án nêu tổng quan hệ thống NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, làm rõ những bước phát triển của các NHTMCP trên địa bàn. - Luận án chỉ rõ trong những năm gần đây, các NHTMCP trên địa bàn có số lượng và quy mô lớn nhất trong toàn quốc, năng động mở rộng mạng lưới ở TP.HCM cũng như các địa phương khác trong cả nước, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản trị điều hành và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM trên các góc độ khác nhau, từ phân cấp phán quyết cấp tín dụng, hoàn thiện thể lệ chế độ và quy trình tín dụng, đến quản trị rủi ro... - Trên cơ sở đó luận án khẳng định những ưu điểm trong việc góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế ở TP.HCM, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đồng thời chỉ ra những tiềm ẩn của rủi ro, những diễn biến phức tạp của rủi ro và những khó khăn trong huy động vốn... - Luận án rút ra những hạn chế, những nguyên nhân hạn chế đối với quản trị RRTD trong thời gian qua. Qua luận án trên, em học hỏi được những đề xuất gồm tám nhóm giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, bao gồm hệ thống giải pháp toàn diện về xây dựng chính sách, về tổ chức thực hiện và những giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện 7 chính sách đạt hiệu quả. Ở mỗi giải pháp, luận án đã chỉ cho em thấy các nội dung và biện pháp thực hiện cụ thể. Những giải pháp luận án đưa ra là những ý tưởng mới, được hình thành một cách có căn cứ khoa học trên cơ sở thực trạng quản trị tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Qua các luận văn trên em đã hoàn thiện hơn những nhận thức về rủi ro tín dụng. Từ đó tiếp tục nghiên cứu mở rộng cho đề tài của mình, nâng cao phần giải pháp thành giải pháp cho hiệu quả của hoạt động tín dụng, đưa ra các giải pháp mới trong công tác quản lý để hạn chế đến mức tối đa việc xảy ra rủi ro trong công tác cấp tín dụng. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CÁC KHÁI NIỆM RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG - SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn cho ngân hàng. Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng của tất cả ngân hàng. Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả nợ được theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói cụ thể hơn, luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời gian. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ của họ vào ngày cam kết theo hợp đồng tín dụng. + Có thể do khách hàng giải ngân trễ hạn, hoặc giải ngân ít hơn mức cam kết, hoặc có thể hủy ngang không giải ngân, hoặc trả vốn vay trước hạn. + Có thể khách hàng trả lãi vay, vốn vay trễ hạn đe dọa làm vỡ kế hoạch sử dụng nguồn vốn này vào các dự án kinh doanh khác. NH phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, dĩ nhiên hoặc phải trả thêm chi phí sử dụng vốn, và/hoặc làm giảm các khoản thu nhập của NH. 9 + Có thể khách hàng không thanh toán đầy đủ cả vốn vay và/hoặc lãi vay. Trong trường hợp này NH vừa không nhận được khoản thu nhập mà lẽ ra họ phải được nhận, lại vừa có thể bị mất vốn kinh doanh. 1.1.2 Khái niệm quản trị RRTD Quản trị là thiết lập một chương trình hoạt động kinh doanh dài và ngắn hạn cho một doanh nghiệp ngân hàng, xác định các nguồn tài nguyên để thực hiện chương trình đó và lãnh đạo nhân viên Ngân hàng thực hiện những mục tiêu đề ra. Quản trị RRTD là theo dõi hoạt động tín dụng của NH, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm làm giảm thiểu đến thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro, phát hiện và xử lý các hậu quả gây ra bởi RRTD. 1.1.3 Sự cần thiết của công tác quản trị RRTD Rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm tàng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH. Tính khách quan của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xuất phát chính từ tầm quan trọng của hoạt động cấp tín dụng, tầm quan trọng của danh mục tín dụng, bản chất rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hiệu quả kinh doanh, tới sự lành mạnh và an toàn của các NH. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng tới mọi hoạt động của NH, đến kết quả kinh doanh của NH mà còn ảnh hưởng quan trọng tới tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng ở mọi thanh phần kinh tế, cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, NHTM cần phải có sự phòng ngừa và có những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cấp tín dụng, các khoản dự định giải ngân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan