Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt ...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh phú mỹ hưng luận văn thạc sĩ

.PDF
128
101
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----------- ĐỖ ĐĂNG KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----------- ĐỖ ĐĂNG KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN HUY HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng” này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Đỗ Đăng Khoa MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN. MỤC LỤC. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU. DANH MỤC HÌNH VẼ. LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................................................................ 4 1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng ......................................................................... 4 1.1.1. Tín dụng và tín dụng ngân hàng ................................................................. 4 1.1.1.1. Tín dụng .......................................................................................................... 4 1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng ........................................................................................ 5 1.1.2. Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 5 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: ............................................................................. 5 1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng: ................................................................................ 6 1.1.2.3. Thiệt hại của rủi ro tín dụng ........................................................................... 8 1.1.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng tại NHTM ......................................................... 10 1.1.3.1. Phân loại nợ, nợ quá hạn, nợ xấu.................................................................. 10 1.1.3.2. Các hệ số đánh giá ....................................................................................... 13 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM .......................................................... 14 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: .......................................................... 14 1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM ............................... 14 1.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM ................................... 16 1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng ............................................................................. 16 1.2.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng ............................................................................... 16 1.2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng ............................................................................... 17 1.2.3.4. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro tín dụng ....................................................... 19 1.2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng ................................................................................... 19 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác QTRRTD tại NHTM................... 19 1.2.4.1. Chu kỳ kinh tế............................................................................................... 19 1.2.4.2. Chính sách kinh tế ........................................................................................ 20 1.2.4.3. Nguồn thông tin ............................................................................................ 21 1.2.4.4. Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước ............................. 21 1.2.4.5. Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại ............................................... 22 1.2.4.6. Nguồn nhân lực............................................................................................. 24 1.2.4.7. Các nhân tố thuộc về khách hàng ................................................................. 25 1.2.5. Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM ........................ 26 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới ................................. 28 1.3.1. Quản lý rủi ro tín dụng theo nguyên tắc tín dụng thận trọng ....................... 28 1.3.2. Quản lý rủi ro tín dụng bằng hạn mức cho vay ............................................ 28 1.3.3. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát .......................... 29 1.3.4. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng ......................... 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƢNG ..................................................................................... 32 2.1. Giới thiệu khái quát về Agribank Phú Mỹ Hƣng .................................... 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 32 2.1.3. Sơ lược hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng trong giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................................. 35 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hƣng ................ 37 2.2.1. Tình hình huy động vốn ............................................................................ 37 2.2.2. Tình hình dƣ nợ ......................................................................................... 39 2.2.3. Cơ cấu dƣ nợ .............................................................................................. 40 2.2.3.1. Theo thành phần kinh tế .............................................................................. 40 2.2.3.2. Theo mục đích sử dụng vốn và ngành nghề hoạt động ............................... 41 2.2.3.3. Theo biện pháp bảo đảm tiền vay ................................................................ 42 2.2.4. Tình hình nợ xấu........................................................................................ 43 2.2.5. Phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu ................................................ 44 2.2.5.1. Các yếu tố thuộc về môi trường .................................................................. 44 2.2.5.2. Các yếu tố thuộc về khách hàng .................................................................. 45 2.2.5.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng .................................................................... 45 2.3. Tổ chức hoạt QTRRTD tại Agribank Phú Mỹ Hƣng ............................ 48 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ......................... 48 2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ..................................... 49 2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức khung .................................................................................. 49 2.3.2.2. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................... 49 2.4. Các phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng đã đƣợc tổ chức thực hiện tại Agribank Phú Mỹ Hƣng ........................................................................... 52 2.4.1. Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng do Agribank Việt Nam xây dựng ..................................................................................................................... 52 2.4.1.1. Đề xuất tín dụng .......................................................................................... 52 2.4.1.2. Hoàn thành thủ tục hồ sơ và giải ngân ........................................................ 61 2.4.1.3. Giám sát tín dụng ......................................................................................... 62 2.4.1.4. Thanh lý hợp đồng tín dụng......................................................................... 63 2.4.2. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý các khoản nợ có vấn đề ............... 63 2.4.2.1. Bước 1. Phòng ngừa rủi ro........................................................................... 64 2.4.2.2. Bước 2. Nhận diện rủi ro tín dụng ............................................................... 65 2.4.2.3. Bước 3. Thu thập thông tin – phân tích rủi ro ............................................. 66 2.4.2.4. Bước 4. Lập kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện .............................. 67 2.4.3. Tổ chức thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng ................................ 69 2.4.4. Tổ chức công tác kiểm tra – giám sát tín dụng độc lập trong ngân hàng .... 69 2.5. Đánh giá công tác QTRRTD tại Agribank Phú Mỹ Hƣng trong thời gian qua ....................................................................................................... 70 2.5.1. Những mặt làm được .................................................................................. 70 2.5.2. Những hạn chế ............................................................................................. 71 2.5.3. Những bài học kinh nghiệm ........................................................................ 72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 74 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƢNG .......................... 75 3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ..................................................... 75 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 75 3.1.2. Giả thuyết..................................................................................................... 76 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến QTRRTD tại Agribank Phú Mỹ Hƣng .......................................................................... 76 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin ................................................................................................................. 76 3.2.2. Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................... 77 3.2.3. Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 77 3.2.4. Phân tích độ tin cậy của các thang đo .......................................................... 78 3.2.5. Phân tích độ tin cây của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng .................................. .78 3.2.6. Phân tích độ tin cậy của thang đo QTRRTD của Agribank ........................ 79 3.2.7. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo........................................... 80 3.2.7.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến QTRRTD tại Agribank Phú Mỹ Hưng ............................... 80 3.2.7.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo QTRRTD tại Agribank. .............. 81 3.2.8. Kiểm định mô hình và giả thuyết ............................................................. 81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 84 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƢNG ....................................... 85 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hƣng đến năm 2020................................................................................. 85 4.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Agribank Việt Nam năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ..................................................................................... 85 4.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ........................................................................... 86 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hƣng ........................................................................... 87 4.2.1. Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng thích hợp ................................ 87 4.2.2. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay............................... 88 4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và giám sát tín dụng ...................... 91 4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................................................... 91 4.3. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam ..................................................... 91 4.3.1. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô ............. 91 4.3.2. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với tình hình thực tế ................ 92 4.3.3. Nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát ............... 94 4.3.4. Nâng cao vai trò năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng ........................ 94 4.3.5. Xây dựng lại bộ máy quản lý tín dụng tại các chi nhánh ............................ 95 4.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính Phủ .......................... 96 4.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 96 4.4.1.1. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành ..................................................... 96 4.4.1.2. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát ..................................... 96 4.4.1.3. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).................... 97 4.4.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ ....................................................................... 98 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 99 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ACB Agribank Phú Mỹ Hưng Agribank Nam Việt AMC Asset Management Company CBTD CBTĐ CIC Credit Information Center CV DNNN HTXH KBNN KHKD KTKSNB NH NHNN NHNo&PTNT NHTM NHTMCP NHTMNN QDPRR QTRRTD RRTD TCKT TCTD TIẾNG VIỆT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Cán bộ tín dụng Cán bộ thẩm định Trung tâm thông tin tín dụng Cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam – khu vực Tp. HCM Doanh nghiệp nhà nước Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam Kho bạc nhà nước Kế hoạch kinh doanh Kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng Ngân hàng nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn. Ngân hàng Thương mại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại nhà nước Quỹ dự phòng rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng TMCP VIETCOMBANK VIETINBANK XLRR ANOVA EFA IBMB KMO NIM POS Sig SPSS VIF Thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Xử lý rủi ro Phân tích phương sai Phân tích nhân tố khám phá Analysis of Variance Exploratory Factor Analysis Internet banking and Dịch vụ ngân hàng điện tử Mobibanking Chỉ số xem xét sự thích hợp của Kaiser – Mayer – Alkin phân tích nhân tố Net Interest Margin Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên Point of Sale Máy chấp nhận thanh toán thẻ Significance level Mức ý nghĩa Statistical Package for Social Phần mềm xử lý thống kê dùng Sciences trong các ngành khoa học xã hội Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1. Dư nợ của một số NHTM đến cuối năm 2012 8 Bảng 1.2. Mô hình xếp hạng của công ty Moody và 18 Standard&Poor Bảng 2.1. Tình hình hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng 35 giai đoạn 2010 – 2012. 40 Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình huy động vốn 37 Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình dư nợ 39 Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 40 Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn và ngành 41 nghề hoạt động Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ phân theo biện pháp bảo đảm tiền vay 42 Bảng 2.7. Chất lượng tín dụng 43 Bảng 2.8: Bảng xếp loại khách hàng doanh nghiệp theo điểm 58 số Bảng 2.9: Chính sách tín dụng theo mức độ rủi ro 58 DANH MỤC HÌNH VẼ STT TÊN HÌNH TRANG 1 2 3 4 5 6 Hình 1.1. Các bộ phận của rủi ro tín dụng Hình 1.2. Chu chuyển vốn trong nền kinh tế Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Agribank Phú Mỹ Hưng Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tín dụng Hình 2.4. Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề Hình 3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến QTRRTD tại Agribank Phú Mỹ Hưng 7 9 33 49 53 64 7 75 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng là mảng hoạt động mang lại thu nhập chính cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động này lại luôn tiềm ẩn rủi ro. Tùy vào mức độ rủi ro tín dụng mà hậu quả có thể dẫn đến là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ hoặc phá sản và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho nền kinh tế. Vì vậy song hành cùng hoạt động tín dụng luôn là đòi hỏi nhận diện, đánh giá, phân tích, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. Các đòi hỏi đó cũng chính là nội dung của công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. Nhƣ vậy, Quản trị rủi ro tín dụng nhƣ thế nào để hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại tăng trƣởng bền vững. Để làm sáng tỏ vấn đề này tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hƣng”. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện đề tài, Tôi cũng đã nghiên cứu tham khảo một số đề tài có nội dung liên quan đến Quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhƣ: - Phan Thị Minh Thƣ, Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Lâm Đồng, 2007; - Trần Trung Tƣờng, Quản trị tín dụng của các Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, 2011; - Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc, Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh, 2007. Các đề tài trên đều nêu rõ vai trò, thực trạng công tác tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các 2 ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên các đề tài này chƣa xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố đối với Quản trị rủi ro tín dụng về mặt định lƣợng. Chính vì vậy, ngoài sự tham khảo các đề tài trên, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của Giáo viên hƣớng dẫn, tôi đã tiến hành xây dựng một mô hình nghiên cứu tác động của một số nhân tố đến Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank dựa trên phƣơng pháp định lƣợng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. Phân tích và hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, các điểm mạnh và điểm yếu trong phƣơng thức quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hƣng. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hƣng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hƣng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hƣng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng 2 phƣơng pháp chủ yếu: Phƣơng pháp mô tả – giải thích, đối chiếu – so sánh, phân tích – tổng hợp số liệu từ thực tế thu thập của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hƣng. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua khảo sát thông tin từ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – khu vực Tp. Hồ Chí Minh. 3 6. Kết cấu của luận văn: Luận văn chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Phú Mỹ Hƣng. Chƣơng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Phú Mỹ Hƣng. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Phú Mỹ Hƣng. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng: 1.1.1. Tín dụng và tín dụng ngân hàng: 1.1.1.1. Tín dụng: Có rất nhiều khái niệm về tín dụng: - Theo từ điển kinh doanh Oxford thì tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latin: Creditum, nghĩa là sự tin tƣởng, tín nhiệm (trust), đồng thời định nghĩa tín dụng là việc một chủ thể đƣợc phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ từ một chủ thể khác dựa trên cơ sở hai bên tin tƣởng rằng việc hoàn trả sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai. - Theo tài liệu hƣớng dẫn thực hành quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc Jamaica thì tín dụng là việc một chủ thể cung cấp hoặc cam kết cung cấp tài chính, trên cơ sở có hoặc không có đảm bảo, cho một chủ thể khác và có hoàn trả trong một thời gian xác định toàn bộ vốn gốc và lãi cùng với các khoản chi phí và/hoặc lãi. Nhƣ vậy, có thể khái quát tín dụng là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tƣợng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thƣờng kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là ngƣời cho vay, và một bên là ngƣời đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả. Trong nền kinh tế thị trƣờng, tín dụng đã đƣợc đa dạng hóa thành rất nhiều hình thức, song tựu chung lại nó vẫn mang ba đặc trƣng cơ bản nhƣ sau: 5  Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn.  Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này đƣợc xác định dựa trên sự thỏa thuận giữ các bên tham gia quan hệ tín dụng.  Chủ sở hữu vốn đƣợc nhận lại một phần thu nhập dƣới dạng lợi tức. 1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng: Theo luật các TCTD do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 , thì “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” Tƣơng tự các hình thức tín dụng khác, tín dụng NH đƣợc giao kết dựa trên các nguyên tắc là: bên vay vốn phải hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và tiền lãi sau một thời gian xác định đúng nhƣ các thỏa thuận với phía NH. So với các hình thức tín dụng khác trong nền kinh tế thị trƣờng (tín dụng thƣơng mại, tín dụng nhà nƣớc) tín dụng NH có ƣu điểm là có thể huy động vốn để cho vay với quy mô lớn và hầu hết các đối tƣợng thiếu hụt vốn trong nền kinh tế đều có thể tiếp cận loại hình tín dụng này. Tuy vậy, ƣu điểm này lại dẫn NH đến loại rủi ro thƣờng gặp nhất và có khả năng gây nhiều tổn thất nhất đến hoạt động của NH là rủi ro tín dụng. 1.1.2. Rủi ro tín dụng: 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: Theo tài liệu giới thiệu về chức năng và hoạt động của Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản thì RRTD là nguy cơ khoản vay bị mất đi một phần hoặc toàn bộ giá trị do khả năng tài chính của bên đi vay bị sụt giảm. Trƣờng hợp điển hình là nguy cơ không thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi vay vì khách hàng vay vốn bị phá sản. 6 Theo văn bản hƣớng dẫn quản lý RRTD do Ủy ban Basel về giám sát NH ban hành tháng 09/2000, thì RRTD đƣợc định nghĩa là khả năng tiềm tàng mà một ngƣời đi vay NH hoặc đối tác của NH sẽ không thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình theo các điều khoản cấp tín dụng đã thỏa thuận với NH. Căn cứ vào khoản 1, điều 2 theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Nhƣ vậy, có thể nói rằng RRTD là loại rủi ro xuất hiện trong các mối quan hệ mà NH là chủ nợ, khách hàng vay nợ lại không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. 1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng: Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD đƣợc phân chia thành các loại sau: 7 Rủi ro tín dụng (Rủi ro mất vốn) Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục (Rủi ro liên quan đến một khoản cho vay) (Rủi ro liên quan đến danh mục các khoản cho vay) Rủi ro lựa chọn Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại (liên quan đến việc đánh giá một khoản cho vay) (liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay) (liên quan đến từng loại cho vay) Rủi ro tập trung cho vay (liên quan đến kém đa dạng hóa cho vay) Rủi ro bảo đảm (liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay) Hình 1.1: Các bộ phận của rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch: là loại rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính:  Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.  Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, cách thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng