Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt nga...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt nga

.PDF
108
285
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU HẰNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ THÁI HÀ Hà Nội – 2013 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... iii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................... 5 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .................. 5 1.1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng.............................................. 5 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ...................................................... 8 1.1.3. Tác động của rủi ro tín dụng lên hoạt động ngân hàng .................. 11 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại .......................... 13 1.2.1. Đo lƣờng rủi ro tín dụng................................................................. 13 1.2.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ............................................. 18 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng .......... 19 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số NHTM ........................ 21 1.3.1. Ngân hàng Mizuho Corporate Ltd, chi nhánh Hà Nội ................... 21 1.3.2. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam .............. 25 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung ........................................................................................................ 28 Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG QUẢN TRI ̣RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA ................................................................ 30 2.1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt Nga ................................... 30 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lƣới hoạt động của VRB ......................... 30 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động......................................................................... 33 2.2. Tình hình hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của VRB giai đoạn 2010-2012......... 34 2.2.1. Hoạt động huy động vốn ................................................................ 34 2.2.2. Hoạt động tín dụng và đầu tƣ ......................................................... 36 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tiń du ̣ng tại VRB ......................................... 43 2.2.1. Công tác tổ chƣ́c quản tri ̣rủi ro tín du ̣ng ....................................... 43 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng .............................................................. 67 2.3. Đánh giá nhƣ̃ng kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c và hạn chế của VRB trong công tác quản trị rủi ro ............................................................................................... 72 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 72 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 73 Chƣơng 3: TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA ................................................................ 83 3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của VRB .. 83 3.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VRB ................. 84 3.2.1. Rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động của VRB cũng nhƣ Điều lệ và quy định của pháp luật hiện hành ............................................................................ 85 3.2.2. Giám sát chặt chẽ quá trình thực thi các quy trình, quy định nội bộ86 3.2.3. Thực hiện tái cơ cấu hoạt động quản trị, điều hành ....................... 87 3.2.4. Áp dụng các công cụ, phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng theo hƣớng tiếp cận dần với thông lệ quốc tế .................................................. 88 3.2.5. Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng ............................................................... 90 3.2.6. Chú trọng công tác đào tạo, tổ chức – nhân sự, quản lý nhân lực . 92 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Số thƣ́ tƣ̣ Ký hiệu Nguyên nghiã 1 BĐH Ban điều hành 2 BKS Ban kiểm soát 3 CBTD Cán bộ tín dụng 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CIC Trung tâm thông tin ứng dụng 6 DNĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 8 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9 DNV&N Doanh nghiê ̣p vƣ̀a và nhỏ 10 HĐTD Hô ̣i đồ ng tiń du ̣ng 11 HĐTV Hô ̣i đồ ng thành viên 12 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 13 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 14 NQH Nợ quá hạn 15 SXKD Sản xuất kinh doanh 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TGĐ Tổng giám đốc 18 TSBĐ Tài sản đảm bảo i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy trình tín dụng của Ngân hàng Mizuho, chi nhánh Hà Nội ..... 22 Bảng 1.2. Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp dựa vào số điểm ........... 28 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn.................................................................. 34 Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng và đầu tƣ ......................................................... 36 Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay theo đối tƣợng khách hàng ................................... 39 Bảng 2.4. Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế ...................................... 40 Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh ......................................................................... 42 Bảng 2.6. Trọng số tài chính và phi tài chính ................................................. 54 Bảng 2.7. Xếp hạng khách hàng...................................................................... 55 Bảng 2.8. Quy trình tín dụng........................................................................... 60 Bảng 2.9. Phân loại nợ .................................................................................... 67 Bảng 2.10. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ....................................... 71 ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình vẽ 2.1. Mô hình tổ chức của VRB ta ̣i Hô ̣i sở chính ............................ 32 Hình vẽ 2.2. Mô hình tổ chức của VRB ta ̣i chi nhánh ................................. 32 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu huy động vốn .................................................................. 35 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu cho vay theo thời gian .................................................... 39 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu cho vay theo đối tƣợng khách hàng ................................ 40 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nợ xấu ............................................................................. 68 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................ 68 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, thƣờng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. - Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, các loại rủi ro phải đƣợc ngân hàng tính đến trong chiến lƣợc kinh doanh và cần đƣợc hiểu thấu đáo, đo lƣờng, kiểm soát và nằm trong khả năng sẵn sàng ứng phó của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng giữ vai trò trung tâm trong hệ thống quản trị rủi ro, là chìa khoá giúp các nhà quản trị ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu đảm bảo lợi nhuận ổn định và ở mức mong muốn. - Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM với nhau và giữa khối NHTM trong nƣớc với khối NHTM nƣớc ngoài (vốn có nhiều thế mạnh hơn về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm quản lý), các NHTM phải tìm cách vƣợt qua khó khăn, chớp lấy cơ hội để có thể đứng vững và phát triển. Mấu chốt quyết định thắng lợi trong cạnh tranh chính là công tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng. Nhƣ vậy, quản trị rủi ro tín dụng vừa là nhu cầu, vừa là yêu cầu cấp bách đối với NHTM hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Mặc dù vấn đề RRTD và QTRRTD đã đƣợc quan tâm khá nhiều nhƣng khi nghiên cứu tác giả nhận thấy: Phần lớn các nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên cứu cách nhận biết, đo lƣờng, phòng ngừa rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nghiên cứu ở trong nƣớc đã chỉ ra các giải pháp cần thiết để phòng ngừa RRTD trong hoạt động ngân hàng, đặt ra đối tƣợng nghiên cứu là vấn đề RRTD của ngân hàng, từ đó phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và đƣa ra các giải pháp hạn chế và phòng ngừa. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chƣa đƣa ra một mô hình quản lý rủi ro tín dụng cụ thể. 1 - NHNN VN (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học : “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” , NXB Phƣơng Đông, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ hơn các khái niệm và lý luận trong việc đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Bên cạnh đó tác giả còn đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới từ đó đề ra nhứng giải pháp khả thi góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa đƣa ra đƣợc những bất cập trong hoạt động quản lý rủi ro, vốn đƣợc coi là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho hệ thống ngân hàng. - Nguyễn Văn Nam - Hoàng Xuân Quế (2002), Rủi ro tài chính, thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB chính trị, Hà Nội. Đề tài của tác giả đã đúc kết lại lý thuyết cơ bản về mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Mặc dù những đóng góp của tác giả là hoàn toàn đáng ghi nhận nhƣng nghiên cứu của tác giả vẫn chƣa đi sâu cụ thể vào các vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu. - Ngoài ra vấn đề rủi ro tín dụng còn đƣợc đề cập ở các công trình nghiên cứu khác nhƣ Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. Nghiên cứu đã giải thích những vấn đề cơ bản về quản lý RRTD và đề xuất khung quản lý RRTD. - Ủy ban Basel (2006), Các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc sự cần thiết phải ứng dụng những nguyên tắc Basel về quản lý nợ cấu, từ đó xây dựng mô hình quản trị RRTD đối với các NHTM. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu riêng biệt từ trƣớc đến nay về vấn đề RRTD và QTRRTD, luận văn có điểm mới khác biệt so với các nghiên cứu trên nhƣ sau: Tác giả lựa chọn cách tiếp cận việc quản lý nợ xấu tại ngân hàng dựa trên phân tích tổng thể về mô hình tổ chức, phƣơng pháp đánh giá RRTD 2 và thực trạng RRTD. Bên cạnh đó tác giả sử dụng tối đa dữ liệu đƣợc công bố, từ đó có thƣớc đo để so sánh với thực trạng và diễn biến nợ xấu đƣợc đƣa ra bởi các ngân hàng trong nƣớc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. - Phân tích và đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga (NHLD Viê ̣t Nga). - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại NHLD Việt Nga. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng của NHTM - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích tổ chƣ́c quản trị rủi ro tín dụng tại NHLD Việt Nga từ năm 2009 đến 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phân tích thực trạng, đối chiếu, so sánh với các quy định thông lệ tốt về quản trị rủi ro tín dụng. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về khái niệm rủi ro tín dụng, các phƣơng pháp đo lƣờng và các công cụ quản trị rủi ro tín dụng, các điều kiện để áp dụng các phƣơng pháp và công cụ đó. - Chỉ ra đƣợc những thành công, hạn chế của NHLD Việt Nga trong việc quản trị rủi ro tín dụng; đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cho NHLD Viê ̣t Nga. 7. Bố cục của luận văn (Nội dung chi tiết từng chƣơng) Ngoài phần mở đầu và kết luận, luâ ̣n văn đƣơ ̣c kế t cấu thành ba Chƣơng: 3 Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga Chương 3: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xẩy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng , giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm mô ̣t khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣơ ̣c mô ̣t nghiê ̣p vụ tài chính nhấ t đinh. ̣ Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổ n thấ t và ảnh hƣởng nghiêm tro ̣ng đế n chấ t lƣơ ̣ng kinh doanh ngân hàng. Có nhiề u đinh ̣ nghiã khác nhau về RRTD: Theo “Financial Institution Management –A Mordern Perpective” , A.Saunder và H .Lange đinh ̣ nghiã RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng , nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dƣ̣ tính mang la ̣i tƣ̀ khoản cho vay của ngân hàng không thể thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c đầ y đủ cả về số lƣơ ̣ng và thời ha ̣n. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì RRTD lại đƣợc hiểu là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Theo khoản 1 Điề u 2 Quy đinh ̣ về phân loa ̣i nơ ,̣ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng của tổ chƣ́c tín du ̣ng (TCTD) ban hành kèm theo Quyế t đinh ̣ số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc , rủi ro tín dụng là khả năng 5 xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng tiề m ẩ n xuyên suố t các hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng. Nó tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân đối của ngân hàng. Nguồn gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, bao gồm:  Hoạt động cho vay;  Tài trợ và chấp thuận thƣơng mại;  Giao dịch liên ngân hàng;  Cam kết và bảo lãnh;  Các phái sinh lãi suất, ngoại hối, tín dụng (kể cả hợp đồng hoán đổi, quyền chọn, các hợp đồng kỳ hạn lãi suất, và các hợp đồng tƣơng lai tài chính);  Nắm giữ trái phiếu và cổ phiếu; và  Thanh toán giao dịch Các loại giao dịch đƣợc liệt kê trên đây có thể chứa đựng các loại rủi ro khác nhƣng rủi ro tín dụng là nổi bật nhất của việc không thực hiện nhƣ kế hoạch và thoả thuận. Rủi ro tín dụng có ở trong từng loại giao dịch đƣợc liệt kê này. Với hầu hết các ngân hàng thƣơng ma ̣i cho vay khách hàng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 60%) trong danh mục tài sản có và thu nhập từ hoạt động này chiếm khoảng 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Bản thân hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết, khiến cho ngân hàng có thể không thu hồi đƣợc hoặc không thu hồi đủ tiền gốc và lãi khi đến hạn . Vì cho vay khách hàng chứa đựng rủi ro tín dụng nhiều nhất và rõ nét nhất trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên khi nói đến rủi ro tín dụng tại các NHTM thì chủ yếu đề cập đến rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng. Các thành phần của rủi ro tín dụng , bao gồ m: 6 Rủi ro vỡ nợ: Rủi ro vỡ nợ đƣợc đo lƣờng bằng khả năng việc vỡ nợ xẩy ra trong mô ̣t khoảng thời gian nhấ t đinh ̣ . Tỷ lệ vỡ nợ hay tần suất vỡ nợ thƣờng đƣơ ̣c dùng nhƣ thông số đa ̣i diê ̣n cho xác suấ t vỡ nơ ̣ . Tầ n suấ t vỡ nơ ̣ thƣờng đƣơ ̣c tính theo ngành hay theo xếp hạng tín dụng. Vỡ nơ ̣ đƣơ ̣c xem nhƣ xẩ y ra nế u mô ̣t trong hai điề u sau diễn ra: (i) Bên có nghiã vu ̣ đƣơ ̣c coi là không trả bấ t kỳ một nghĩa vụ tín dụng nào cho ngân hàng nói chung ; (ii) Bên có nghiã vụ quá hạn hơn 90 ngày đối với bất kỳ nghĩa vụ tín dụng nào của ngân hàng . Rủi ro gia tăng cách biệt về chất lượng tín dụng: Chấ t lƣơ ̣ng tín du ̣ng thể hiê ̣n qua tính hiê ̣u quả và khả năng thu hồ i khoản vay . Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, khu vực tƣ nhân rủi ro hơn nhiều so với chính phủ, vì thế khó huy động vốn hơn, lãi suất đòi hỏi tăng khiến giá trị các khoản vay đối với tƣ nhân giảm dẫn đến giá trị vốn chủ sở hữu giảm. Nế u cách biê ̣t về chấ t lƣơ ̣ng tin ́ du ̣ng càng lớ n tƣ́c là rủi ro tiề m ẩ n đố i với khoản vay càng cao và ngƣợc lại. Rủi ro xuống hạng xếp hạng tín dụng: Hê ̣ thố ng xế p ha ̣ng tiń du ̣ng dƣ̣a trên các tiêu chí đánh giá của các tổ chƣ́c xế p ha ̣ng hoă ̣c nô ̣i bô ̣ ngân hàng thông qua viê ̣c đánh giá các đă ̣c tiń h của ngƣời vay trong viê ̣c đáp ƣ́ng các nghĩa vụ tín dụng. Trong thời gian tồ n ta ̣i của khoản vay, có thể khách hàng bị giảm mức tín nhiệm , giá trị thị trƣờng của khoản vay giảm sẽ ảnh hƣởng tới giá trị ròng của vốn chủ sở hữu 7 Các tham số rủi ro tín dụng, bao gồ m: Xác suất vỡ nợ (PD): là khả năng xảy ra việc ngƣời đi vay không thực hiê ̣n đƣơ ̣c các nghiã vu ̣ nhƣ theo hơ ̣p đồ ng. Tỷ lệ tổn thất vỡ nợ (LGD): là giá tr ị % ƣớc tính của khoản nợ không thể thu hồ i khi vỡ nơ ̣. Giá trị chịu rủi ro (EAD): là giá trị tối đa, thể hiê ̣n bằ ng giá tri ̣tuyê ̣t đố i mô ̣t TCTD có thể tổn thất khi có sự kiện vỡ nợ. 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Có thể phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân chủ quan (từ bên trong ngân hàng) và nguyên nhân khách quan (từ phía ngƣời vay và môi trƣờng hoạt động của NHTM). Nguyên nhân chủ quan Quy chế cho vay thiếu chặt chẽ hoặc quá dễ dàng: Điều này sẽ tạo ra những kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để vay vốn vì mục tiêu bất chính, hoặc khiến cho cán bộ tín dụng mắc sai lầm, thậm chí lợi dụng quy chế để móc ngoặc với khách hàng, gây tổn thƣơng cho ngân hàng. Chất lượng cán bộ tín dụng: Trình độ cán bộ kém trong khâu đánh giá khách hàng hoặc cán bộ tín dụng cố tình làm sai… cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng. Yêu cầu đƣợc đƣa ra đối với cán bộ tín dụng là phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh và môi trƣờng mà khách hàng sống cũng nhƣ có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến ngƣời vay. Nhƣ vậy, họ cần phải đƣợc đào tạo và tự đào tạo kỹ lƣỡng, liên tục và toàn diện. Nếu trình độ của cán bộ tín dụng không cao thì có thể đƣa ra những phán quyết cho vay không hợp lý, không chuẩn xác, không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. Sống trong môi trƣờng “tiền bạc”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng, cho vay khống, cho vay không đúng mục đích… 8 Ngân hàng chạy theo chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn từ các món cho vay: Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng không kỹ lƣỡng, khả năng giám sát đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống, sự tuân thủ theo các quy trình, hạn mức tín dụng bị lơi lỏng. Do quá chú trọng lợi nhuận, một số ngân hàng đã chấp nhận những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn. Đây chính là vấn đề dẫn đến sự mất an toàn vốn cho ngân hàng. Mặt khác, mục tiêu lợi nhuận cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau. Để đạt đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh, một số ngân hàng đã hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, giảm thời gian thẩm định… nhằm lôi kéo khách hàng mà không quan tâm đầy đủ đến khả năng thu hồi vốn vay. Hình thức cạnh tranh không lành mạnh này sẽ làm tăng thêm rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có những nhân tố khác thuộc về ngân hàng thƣơng mại có thể gây ra rủi ro tín dụng nhƣ chất lƣợng thông tin và khả năng xử lý thông tin, năng lực công nghệ … Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, nguyên nhân từ phía người vay Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng bị tác động bởi nhiều nhân tố. Sự yếu kém trong quản lý, trong việc dự đoán những bất trắc có thể xảy ra và thích ứng với những thay đổi bất lợi từ môi trƣờng kinh doanh sẽ khiến cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ, do đó, doanh nghiệp không có đủ nguồn tiền để trả nợ ngân hàng. Đối với các cá nhân vay vốn, khi tình hình thu nhập xấu đi, cá nhân đó cũng không có đủ nguồn tài chính để hoàn trả ngân hàng. Sự suy giảm về năng lực tài chính của khách hàng sẽ đặt ngân hàng vào tình thế rủi ro. Bên cạnh đó, không ít khách hàng tìm cách lừa đảo ngân hàng để đƣợc vay vốn. Họ cố tình “qua mắt” cán bộ tín dụng bằng cách lập phƣơng án sản 9 xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh… Nếu khâu phân tích, thẩm định và giám sát khách hàng của ngân hàng yếu kém thì rủi ro tín dụng trong những trƣờng hợp này là rất cao. Việc trốn tránh trách nhiệm đã uỷ quyền và nghĩa vụ bảo lãnh cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc tiến hành vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay. Thứ hai, nguyên nhân do khách quan bất khả kháng Những nguyên nhân bất khả kháng vƣợt quá tầm kiểm soát của ngƣời vay lẫn ngƣời cho vay, làm cho ngƣời vay mất khả năng thanh toán và gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhạy cảm, chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố kinh tế trong và ngoài nƣớc. Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng đến khả năng tài chính của ngƣời đi vay và sự thành bại của họ trong kinh doanh. Trong thời kỳ kinh tế hƣng thịnh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo khi họ kinh doanh có lãi. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng thì sức mua giảm sút, tình hình kinh doanh khó khăn khiến doanh nghiệp không trả đƣợc nợ đầy đủ và đúng hạn. Môi trƣờng pháp lý mà cụ thể là hệ thống văn bản pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Một hệ thống văn bản đồng bộ, phù hợp và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện và đồng bộ thì hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. 10 Ngoài ra, những rủi ro từ môi trƣờng thiên nhiên nhƣ bão lụt, động đất, hoả hoạn… sẽ gây thiệt hại về tài sản cho ngân hàng và khách hàng; khi đó, khách hàng có thể mất khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. 1.1.3. Tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng Để phản ánh RRTD, ngân hàng thƣờng sử dụng các tiêu chí sau: Tăng trưởng tín dụng nóng: Đây không phải là tiêu chí phản ánh trực tiếp RRTD, nhƣng sự tăng trƣởng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó nó sẽ phản ánh RRTD. Tăng trƣởng tín dụng nóng thể hiện rõ qua các tiêu chí nhƣ: (i) tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng/ tốc độ tăng tổng tài sản và (ii) Tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng/ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Phát triển cơ cấu tín dụng vào các ngành và lĩnh vực rủi ro cao: Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền ...do đó, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng có thể đƣợc chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền vay hay tài sản đảm bảo. Nợ quá hạn: Nợ quá hạn sẽ phát sinh trong trƣờng hợp khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, ngƣời vay không có khả năng trả nợ. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ đƣợc xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn...Nợ quá hạn đƣợc phản ánh qua 2 tiêu chí sau: (i) Tỷ lệ nợ quá hạn: Số dƣ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ; (ii) Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng: Số khách hàng có nợ quá hạn/ Tổng số khách hàng có dƣ nợ. Nợ xấu: Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ. Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét RRTD của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất