Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng thươn...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam(maritime bank)

.PDF
131
118
51

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc ngo¹i th­¬ng hµ néi ---------***--------Cao ThÞ Lan H­¬ng Qu¶n trÞ rñi ro tÝn dông nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh trong ng©n hµng th­¬ng m¹i cæ phÇn hµng h¶i viÖt nam (maritime bank) LuËn v¨n th¹c sü qu¶n trÞ kinh doanh Hµ Néi – 02/2010 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc ngo¹i th­¬ng hµ néi ---------***--------Cao ThÞ Lan H­¬ng Qu¶n trÞ rñi ro tÝn dông nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh trong ng©n hµng th­¬ng m¹i cæ phÇn hµng h¶i viÖt nam (maritime bank) Chuyªn ngµnh M· sè : Qu¶n trÞ kinh doanh : 60.34.05 LuËn v¨n th¹c sü qu¶n trÞ kinh doanh ng­êi h­íng dÉn khoa häc TS. NguyÔn Thu Thñy Hµ Néi – 02/2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện trong quá trình làm việc cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Ngân hàng. Người viết Cao Thị Lan Hương -1- MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ................................................................. 7 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................ 12 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................................................................................................12 1.1.1. TÍN DỤNG ....................................................................................................12 1.1.1.1. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TRONG LỊCH SỬ....................................12 1.1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...........................................15 1.1.1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .......................16 1.1.1.4. VAI TRÒ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................................................................................................18 1.1.2. RỦI RO TÍN DỤNG ......................................................................................20 1.1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO TÍN DỤNG......................................................20 1.1.2.2. CÁC NHÂN TỐ CỦA RỦI RO TÍN DỤNG .............................................22 1.1.2.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG ......................................23 1.1.2.4. HẬU QUẢ CỦA RỦI RO TÍN DỤNG .....................................................28 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..30 1.2.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .............................................30 1.2.2. BẢN CHẤT QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................30 1.2.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .........................................31 1.2.4. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ......................................31 1.2.5. CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 32 1.2.5.1. CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG – XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG .......................32 1.2.5.2. GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG ...................................................................32 1.2.5.3. PHÂN LOẠI KHOẢN VAY......................................................................33 1.2.5.4. LẬP DỰ PHÒNG XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG........................................33 1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 34 1.3.1. THƢỚC ĐO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ...........................34 1.3.1.1. TỔNG DƢ NỢ TÍN DỤNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN CÓ...........................34 1.3.1.2. HIỆU SUẤT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ...................................................34 1.3.1.3. DƢ NỢ BÌNH QUÂN..............................................................................35 1.3.1.4. TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƢ NỢ ...........................................35 1.3.1.5. NỢ KHÓ ĐÒI TRÊN TỔNG NỢ QUÁ HẠN ...........................................35 1.3.1.6. TỶ LỆ VỐN TỰ CÓ TRÊN TỔNG TÀI SẢN CÓ (TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU) ..............................................................................................................35 1.3.1.7. TỶ LỆ MẤT VỐN ....................................................................................36 -2- 1.3.1.8. TỶ LỆ DỰ PHÒNG ................................................................................36 1.3.1.9. TỶ LỆ SINH LỜI.....................................................................................36 1.3.1.10. VÒNG QUAY VỐN LƢU ĐỘNG ............................................................37 1.3.1.11. CHI PHÍ CHO VAY ................................................................................37 1.3.1.12. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC .....................................................................37 1.3.2. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..........................................................................38 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ...................40 1.4.1. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG HỒNG KÔNG THƢỢNG HẢI (HSBC) 40 1.4.2. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI & CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC .............................................................................................................41 1.4.3. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN INDONESIA................42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NA. 44 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM ..............................................................................................................44 2.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ...............................................44 2.1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH................................................................................45 2.1.2.1. TẦM NHÌN .............................................................................................45 2.1.2.2. SỨ MỆNH ..............................................................................................45 2.1.2.3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI ..................................................................................45 2.1.3. DỊCH VỤ, SẢN PHẨM CỦA MARITIME BANK ........................................45 2.1.4. KHÁCH HÀNG .............................................................................................46 2.1.4.1. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP .........................................................46 2.1.4.2. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN .....................................................................46 2.1.5. NGUỒN NHÂN LỰC ....................................................................................47 2.1.6. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG CỦA MARITIME BANK ....................................47 2.1.7. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HIỆN NAY CỦA MARITIME BANK.......................48 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK .....................................................................49 2.2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 49 2.2.1.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ............................................................49 2.2.1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ......................................................................51 2.2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK TỪ 2006 – 2008 59 2.2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK ..............................................65 2.2.3.1. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 65 2.2.3.2. HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK ......70 2.3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK.......................................................76 -3- 2.3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ..................................................................76 2.3.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK ...............................................................................................77 2.3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ..............................................................................................81 2.3.3.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN ................................................................81 2.3.3.2. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ...........................................................85 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG MARITIME BANK ....... 89 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MARITIME BANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP.......................................................................................................................89 3.1.1. CƠ HỘI CHO MARITIME BANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ........89 3.1.2. THÁCH THỨC CỦA MARITIME BANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 90 3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARITIME BANK TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................................................92 3.2.1. MÔI TRƢỜNG CHUNG TẠI VIỆT NAM ....................................................93 3.2.1.1. MÔI TRƢỜNG NHÂN KHẨU HỌC .......................................................93 3.2.1.2. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ........................................................................93 3.2.1.3. MÔI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT .............................................94 3.2.1.4. MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA Xà HỘI.........................................................95 3.2.1.5. MÔI TRƢỜNG CÔNG NGHỆ ................................................................95 3.2.2. MÔI TRƢỜNG NGÀNH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................................96 3.2.2.1. MÔI TRƢỜNG CẠNH TRANH CAO TẠI CÁC KHU VỰC ĐÔNG DÂN CƢ 96 3.2.2.2. MÔI TRƢỜNG CẠNH TRANH KHỐC LIỆT KHI CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI................................................96 3.2.2.3. SỐ LƢỢNG NGƢỜI DÂN DÙNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CÒN ÍT ......97 3.2.2.4. KHÁCH HÀNG CÒN THÓI QUEN LỰA CHỌN NGÂN HÀNG QUỐC DOANH 97 3.2.2.5. ẢNH HƢỞNG THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TOÀN CẦU NĂM 2008 97 3.2.3. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA MARITIME BANK ..................................99 3.2.3.1. ĐIỂM MẠNH CỦA MARITIME BANK ...................................................99 3.2.3.2. ĐIỂM YẾU CỦA MARITIME BANK..................................................... 100 3.2.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARITIME BANK TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................................................... 102 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG MARITIME BANK ..................................................................................................................... 105 3.3.1. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ .............................................................. 105 -4- KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN 106 QUẢN TRỊ THÔNG TIN TÍN DỤNG ........................................................ 106 THẮT CHẶT VÀ THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH, QUY CHẾ TÍN DỤNG 107 3.3.5. NÂNG CAO VAI TRÒ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ ........................ 107 3.3.6. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHÂN TÍCH, THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VÀ PHƢƠNG ÁN VAY VỐN ...................................................................... 108 3.3.7. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG .......................................................................................................... 108 3.3.8. THỰC HIỆN PHÂN TÁN RỦI RO TÍN DỤNG ......................................... 109 3.3.9. XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ KHÓ ĐÒI................................................... 110 3.3.10. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG .............................................. 110 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MARITIME BANK ..... 110 3.4.1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ.................................................................. 110 3.4.2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ........................................... 111 3.4.3. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN ............................ 113 3.3.2. DỤNG 3.3.3. 3.3.4. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 117 PHỤ LỤC................................................................................................................. 121 PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH ..................................................................................................................... 121 PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH.......................................................................................................................... 122 PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH GIÁM SÁT TÍN DỤNG TỪ XA ....................................... 123 PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH GIÁM SÁT TUÂN THỦ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ CẢNH BÁO RỦI RO .................................................................................................... 124 PHỤ LỤC 5: KHẢO SÁT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARITIME BANK TẠI ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG ................................................................. 125 PHỤ LỤC 6: NHU CẦU KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG .......... 126 PHỤ LỤC 7: YẾU TỐ LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐẦU TIÊN .................................. 127 -5- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu ATM : Máy rút tiền tự động BIDV : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BRI : Ngân hàng Nhân dân Indonesia Habubank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nhà Hà Nội HSBC : Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải HSC : Hội sở chính ICBC : Ngân hàng Thƣơng mại và Công nghiệp Trung Quốc KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc RRTD : Rủi ro tín dụng Sacombank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam TMCP : Thƣơng mại Cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ : Tài sản bảo đảm VCB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam -6- VietinBank : Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới -7- DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình tổ chức hiện nay của Maritime Bank ............................................ 45 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn huy động của Maritime Bank ............................... 46 Hình 2.3: Biểu đồ tăng trƣởng huy động vốn của Maritime Bank .............................. 46 Hình 2.4: Dƣ nợ cho vay của của Maritime Bank ...................................................... 48 Hình 2.5: Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank ................................. 50 Hình 2.6: Dƣ nợ cho vay theo nội, ngoại tệ tại Maritime Bank .................................. 53 Hình 2.7: Tình hình biến động nợ quá hạn tại Maritime Bank .................................... 58 Hình 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tại Maritime Bank .................................................................. 58 Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 ....................................... 92 Bảng 2.1: Tình hình cho vay tại Maritime Bank ........................................................ 49 Bảng 2.2: Số lƣợng khách hàng vay vốn tại Maritime Bank ....................................... 50 Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế tại Maritime Bank ....................... 51 Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn tín dụng tại Maritime Bank............................ 54 Bảng 2.5: Dƣ nợ theo nhóm tại Maritime Bank ......................................................... 57 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Maritime Bank ......................... 59 Bảng 2.7: Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Maritime Bank .......................................................................................................... 66 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh Maritime Bank từ 2009 - 2015 .................................. 96 -8- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán,…, phục vụ cho việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, vì vậy, hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Mặc dù, tình hình kinh tế đang có nhiều bất ổn, thị trƣờng tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhƣng ở Việt Nam vẫn có nhiều ngân hàng xin đăng ký thành lập, số lƣợng các ngân hàng tăng lên đáng kể làm cho các ngân hàng không chỉ đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế mà còn phải đối mặt với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô về số lƣợng điểm giao dịch cũng nhƣ chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ và các giá trị tiện ích tăng thêm cho khách hàng. Chính điều đó, hoạt động ngân hàng vốn tiềm ẩn rủi ro thì ngày nay càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Các ngân hàng không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn để giữ chân các khách hàng cũ của ngân hàng và thu hút các khách hàng tiềm năng cũng nhƣ các khách hàng đang giao dịch với các ngân hàng khác để có thể tăng trƣởng dƣ nợ… Điều này sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tăng rủi ro của hoạt động tín dụng và nguy cơ tăng dƣ nợ xấu, dƣ nợ khó đòi cho các ngân hàng. Trong kinh doanh ngân hàng, việc ngân hàng đƣơng đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý, tuy nhiên các ngân hàng phải làm thế nào để quản lý, kiểm soát và hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại đƣợc đánh giá qua năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng. Khác với các doanh nghiệp, bản chất ngân hàng là kinh -9- doanh tiền tệ, dùng tiền để sinh ra tiền, vì vậy mà trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong nghiệp vụ cho vay hay còn gọi là nghiệp vụ tín dụng – ngân hàng chủ yếu cho vay dựa trên việc đánh giá uy tín của khách hàng. Hoạt động tín dụng thƣờng chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 60 – 70% trong danh mục tài sản có của ngân hàng. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề tôi quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Maritime Bank” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trƣớc đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chất lƣợng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh mà chƣa có đề tài nào nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các phƣơng thức, công cụ quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể nhƣ: Luận án tiến sỹ kinh tế: “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay”, tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh Việt Nam. Một số các luận văn khác mới dừng lại ở việc nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng hoặc chất lƣợng tín dụng tại một ngân hàng quốc doanh cụ thể, hoặc của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc mà chƣa phân tích riêng lẻ về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả quản trị rủi và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại một ngân hàng thƣơng mại cổ phần cụ thể, chƣa phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chƣa có sự liên hệ thực tế với kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng quốc tế. - 10 - 3. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng không ngừng nới lỏng chính sách cho vay của mình nhằm thu hút khách hàng và tăng trƣởng dƣ nợ, nguy cơ dƣ nợ xấu cao, rủi ro tín dụng tăng, vì vậy mục đích của đề tài này là nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận văn có nhiệm vụ hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng nhƣ khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, các công cụ đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hƣởng và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nƣớc trên thế giới. Thứ hai, luận văn sẽ nêu thực trạng hoạt động tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và tồn tại cần phải khắc phục. Thứ ba, từ cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam, luận văn có nhiệm vụ đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 cùng một số vấn đề liên quan và đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc vận dụng các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích trên quan điểm hệ thống và thực tiễn hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân - 11 - hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, đƣa ra những đánh giá trung thực, hƣớng tới một số giải pháp cụ thể nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam. - 12 - Ch-¬ng 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Tín dụng Bất cứ xã hội nào còn sản xuất hàng hoá thì còn sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Nguyên nhân khách quan của sự tồn tại và phát triển tín dụng là do mâu thuẫn của tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã hội: trong lúc có một bộ phận vốn tiền tệ nhàn rỗi đƣợc giải phóng khỏi quá trình tái sản xuất ở doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này thì ở các chủ thể khác lại có nhu cầu thiếu vốn cần đƣợc bổ sung. Thiếu vốn cần đƣợc bổ sung không chỉ là nhu cầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lƣu thông mà còn là nhu cầu bổ sung thiếu hụt tạm thời giữa thu và chi của các tổ chức cá nhân khác trong xã hội, kể cả ngân sách nhà nƣớc. Đây cũng không chỉ là nhu cầu đầu tƣ cho lĩnh vực sản xuất, lƣu thông mà còn là nhu cầu cần thiết cho tiêu dùng. Mâu thuẫn giữa hiện tƣợng thừa, thiếu vốn tiền tệ trong xã hội phát sinh trong khi quá trình sản xuất lƣu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tín dụng để giải quyết mâu thuẫn đó. Tín dụng theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại là trên cơ sở lòng tin, nghĩa là ngƣời cho vay tin tƣởng vào ngƣời đi vay sẽ sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. Mặc dù có những khái niệm về tín dụng theo cách diễn đạt khác nhau nhƣng có thể nêu một cách tổng quát: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị (dƣới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu” [7, tr. 26]. 1.1.1.1. Các loại hình tín dụng trong lịch sử Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển cả về nội dụng lẫn hình thức. Các quan hệ tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng hơn, ban đầu là quan hệ giữa các cá nhân với nhau, sau đó là giữa cá nhân với tổ chức, tổ chức - 13 - với tổ chức, quan hệ với nhà nƣớc và cao nhất là tín dụng quốc tế. Trong quá trình phát triển lâu dài đó quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua các hình thức sau: a. Tín dụng nặng lãi Tín dụng nặng lãi hình thành khi xuất hiện sự phân chia giai cấp. Đặc điểm nổi bật của tín dụng này là lãi suất cho vay rất cao. Chính vì vậy, tiền vay chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích tiêu dùng cấp bách, hoàn toàn không mang mục đích sản xuất nên đã làm giảm sức sản xuất xã hội. Tuy nhiên đánh giá một cách công bằng thì tín dụng nặng lãi góp phần quan trọng làm tan rã kinh tế tự nhiên, mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tƣ bản ra đời. b. Tín dụng thƣơng mại Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau. Công cụ của hình thức tín dụng này là các thƣơng phiếu thƣơng mại (gồm có kỳ phiếu và hối phiếu thƣơng mại). Tín dụng thƣơng mại có đặc điểm là: đối tƣợng cho vay là hàng hoá vì hình thức tín dụng đƣợc dựa trên cơ sở mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất với nhau và do đó các chủ thể tham gia vào quá trình vay mƣợn cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Qui mô tín dụng bị hạn chế bởi nguồn vốn cho vay là của từng chủ thể sản xuất kinh doanh. c. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là ngân hàng - tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức cá nhân trong xã hội. Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hình thành quan hệ vay mƣợn lẫn nhau trong xã hội. Đó là mối quan hệ vay mƣợn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng vốn, là quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi. Trong mối quan hệ đó ngân hàng giữ vai trò vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay. - 14 - Với tƣ cách là ngƣời đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tƣ cách là ngƣời cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần đƣợc bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tín dụng thƣơng mại cũng đã giải quyết quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp cần tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cho sản xuất lƣu thông mà chƣa có tiền, nhƣng hạn chế của tín dụng thƣơng mại không đáp ứng đƣợc yêu cầu tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn với khối lƣợng thời hạn khác nhau. Chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay. Mặc dù tín dụng ngân hàng ra đời từ rất lâu nhƣng đến nay, định nghĩa về tín dụng vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Khái niệm “Tín dụng” có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh “Creditium” có nghĩa là sự tin tƣởng. Có thể hiểu tín dụng là một sự ứng trƣớc “giá trị hiện tại” để đổi lấy “giá trị tƣơng lai” với mong muốn rằng “giá trị tƣơng lai” sẽ lớn hơn “giá trị hiện tại” [6, tr. 114]. Theo K.Mark thì tín dụng – dƣới hình thức biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến ngƣời này giao cho ngƣời khác một số tƣ bản nào đó dƣới hình thái hàng hóa đƣợc đánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải đƣợc trả lại trong một thời gian đã đƣợc ấn định. Theo Điều 20: Luật các tổ chức tín dụng quy định: “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng...”. - 15 - ...“ Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Tổng quan lại ta có thể hiểu tín dụng ngân hàng là “quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển quyền sử dụng tạm thời một lƣợng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong một thời gian nhất định và sau thời gian đó lƣợng vốn đƣợc hoàn trả cộng thêm phần lãi trên lƣợng vốn theo một lãi suất nhất định”. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế thị trƣờng, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế linh hoạt, kịp thời, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm các các hình thức tín dụng khác trong lịch sử. 1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng a. Đối tƣợng của tín dụng là vốn tiền tệ: Số vốn này không nằm trong quá trình tuần hoàn của chu kỳ sản xuất kinh doanh mà là một loại vốn riêng biệt: vốn nhàn rỗi dùng để cho vay. Thời kỳ khủng hoảng, trì trệ sản xuất, khả năng cung cấp vốn vay lại rất lớn vì nhiều ngƣời không bỏ vào sản xuất mà đem gửi ngân hàng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn lại giảm vì không có lĩnh vực nào đầu tƣ có lợi, lúc này chỉ có một số ít ngƣời đi vay để đảm bảo khả năng thanh toán khỏi bị phá sản. b. Tín dụng là có lòng tin: Tín dụng xuất phát từ tiếng La-tinh “Creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của ngƣời cho vay vào ngƣời đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhƣng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. c. Tín dụng là có tính thời hạn: Khác với các quan hệ mua bán thông thƣờng khác (sau khi trả tiền ngƣời mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Ngƣời cho vay giao giá trị khoản vay dƣới - 16 - dạng hàng hoá hay tiền tệ cho ngƣời kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, ngƣời đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo nhƣ cam kết đã giao ƣớc với ngƣời cho vay. Nhƣ vây, khối lƣợng tiền tệ cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên trở giá trị sử dụng, nó đƣợc phát ra trong một thời gian nhất định rồi sẽ thu về chứ không đƣợc bán đứt. d. Tín dụng là có tính hoàn trả: Đây là đặc trƣng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng đƣợc ngƣời đi vay hoàn trả cho ngƣời cho vay kèm theo một phần lãi nhƣ đã thoả thuận. Do đặc điểm riêng của mình tín dụng ngân hàng đạt đƣợc ƣu thế hơn các hình thức tín dụng khác về khối lƣợng, thời hạn và phạm vi đầu tƣ. Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng đầu tƣ chuyển đổi vào bất cứ lĩnh vực nào của sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Tín dụng ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Vì vậy mà tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụng hiện có, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế linh hoạt và kịp thời. 1.1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Cho vay đúng mục đích, nghĩa là, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng đều phải có kế hoạch vay vốn và chỉ ra đƣợc tính hiệu quả của kế hoạch đó. Trên cơ sở đó ngân hàng kiểm tra xem xét, nếu thấy đồng vốn vay ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế và trả nợ đúng hạn thì mới quyết định cho vay. Trên cơ sở kế hoạch xin vay - 17 - vốn của ngƣời xin vay, bản thân ngân hàng phải xây dựng kế hoạch cho vay vốn của mình để chủ động trong việc đầu tƣ tín dụng. Nguyên tắc đảm bảo cho khách hàng vay vốn có đủ vốn và vay vốn có kế hoạch. Đồng thời nguyên tắc này nhằm tiết kiệm đồng vốn, đầu tƣ vốn có trọng điểm và có hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, việc cho vay đúng mục đích còn tăng cƣờng sự giám sát của ngân hàng đối với tổ chức, cá nhân vay vốn. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn phát sinh ngoài kế hoạch, ngân hàng xét thấy cần thiết và hợp lý, cân đối với nguồn vốn của mình, có thể cho vay bổ sung cho ngƣời vay. Vốn vay phải sử dụng đúng cam kết và mục đích. b. Ngƣời vay vốn phải hoàn trả đúng kỳ hạn cả vốn và lãi Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn tập trung và huy động từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, những ngƣời vay vốn của ngân hàng sau một kỳ hạn nhất định đều phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Đơn vị vay vốn sau một thời gian nhất định phải trả cho ngân hàng một khoản lợi tức thoả thuận, vì đó là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân hàng và là cơ sở cho ngân hàng tiến hành hạch toán kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, đến thời kỳ trả nợ mà đơn vị vay vốn không trả cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và đơn vị phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất thông thƣờng. Với nguyên tắc này ngân hàng bảo toàn đƣợc vốn, kịp thời đƣa vốn vào hoạt động kinh doanh của mình, có thu để bù đắp chi và có lãi nhằm duy trì và phát triển hoạt động của bản thân ngân hàng. c. Cho vay có giá trị tài sản đảm bảo Các đơn vị muốn vay vốn của ngân hàng đều phải thế chấp tài sản có thể bằng hàng hoá thông thƣờng hoặc các chứng từ có giá nhƣ tín phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản. Hoặc có thể vay vốn thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng có uy tín. Nguyên tắc này giúp cho các đơn vị sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Ngân hàng cho vay vốn an toàn tránh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng