Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam...

Tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam

.PDF
122
342
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH LÊ PHƯƠNG THẢO QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hoà Chí Minh - naêm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH LÊ PHƯƠNG THẢO QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS . TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. Hồ Chí Minh - năm 2010 LỜI CAM ĐOAN  Tôi là Lê Phương Thảo, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Học viên Lê Phương Thảo MỤC LỤC ****** ****** Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... - 1 1. Tính cấp thiết của đề tài : .................................................................................... - 1 2. Mục tiêu nghiên cứu : ......................................................................................... - 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : .................................................................... - 2 4. Phương pháp nghiên cứu : .................................................................................. - 2 5. Những kết quả đạt được của Luận văn: .............................................................. - 2 6. Nội dung kết cấu của Luận văn: ......................................................................... - 2 - CHƯƠNG 1..............................................................................................................- 3 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NHTM..................................................................................- 3 1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.................................................................- 3 1.1.1 Khái niệm về rủi ro :...................................................................................................- 3 1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng...........................................................................- 3 1.1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: ............................................................- 4 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: .....................................- 6 1.1.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế -xã hội: ........................................................................................................................................- 7 1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản...........................................................................................- 8 1.2.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ....................................................- 8 1.2.2 Ý nghĩa của quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ...........................................................................................................................- 9 1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:.....................................................................- 10 - 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản...............................................................- 10 1.2.5 Cung và cầu về thanh khoản....................................................................................- 12 1.2.6 Đánh giá trạng thái thanh khoản:.............................................................................- 13 1.2.7 Chiến lược quản trị thanh khoản: ............................................................................- 13 1.2.7.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản: ..........................................................- 13 1.2.7.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản....................................................................- 14 1.2.8 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản: .......................................................- 17 1.2.8.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh.... 17 1.2.8.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả:.......................................................................- 17 1.2.8.3 Sử dụng các phương pháp dự báo nhu cầu thanh khoản:...................................- 18 1.3 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và một số ngân hàng tại Việt Nam. .......................................................................................- 24 1.3.1 Bài học trên thế giới: ................................................................................................- 24 1.3.2 Bài học đối với Việt Nam:.......................................................................................- 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................- 29 CHƯƠNG 2.......................................................................................................................- 30 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .................................................................................- 30 2.1 Tổng quát về thanh khoản và quản trị thanh khoản tại các NHTM Việt Nam hiện nay30 2.2 Những quy định chung của NHNN liên quan đến quản trị thanh khoản.................- 33 2.2.1 Quy định về dự trữ bắt buộc ....................................................................................- 33 2.2.2 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.....................- 34 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank...............................................- 36 2.3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...................- 36 2.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank............................................- 39 2.3.2.1 Những quy định về quản trị thanh khoản tại Eximbank.....................................- 39 2.3.2.2 Phương pháp quản lý thanh khoản tại Eximbank ...............................................- 43 2.3.2.3 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank.........................................- 45 2.3.2.4 Các phương án xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tại Eximbank...- 45 2.3.2.5 Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank .........................................- 48 2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank ................................- 65 2.4.1 Những ưu điểm:........................................................................................................- 65 - 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................- 66 2.4.2.1 Những hạn chế:......................................................................................................- 66 2.4.2.2 Nguyên nhân :........................................................................................................- 69 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................... - 74 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ...................................... - 74 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI EXIMBANK ........................................... - 74 3.1 Định hướng phát triển của Eximbank trong năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ......................................................................................................................... - 74 3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank ......................................................................................................................... - 76 3.2.1 Về phía Ngân hàng Eximbank ................................................................................ - 76 3.2.1.1 Xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản......................................... - 76 3.2.1.2 Xây dựng nghiệp vụ điều hành thanh khoản chặt chẽ ......................................... - 77 3.2.1.3 Xây dựng bộ phận quản lý rủi ro thị trường riêng biệt ........................................ - 78 3.2.1.4 Hoàn thiện công tác cảnh báo trong quản trị thanh khoản................................... - 78 3.2.1.5 Xây dựng hệ thống thông tin vững mạnh ............................................................ - 79 3.2.1.6 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ................................... - 79 3.2.1.7 Phát triển nguồn vốn ổn định............................................................................... - 80 3.2.1.8 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có”- tài sản “Nợ” ....................................... - 83 3.2.1.9 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp .............................................................................................................................. - 84 3.2.1.10 Các giải pháp khác :........................................................................................... - 86 3.3 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: ................................. - 87 3.3.1 Đối với Chính phủ: ................................................................................................. - 87 3.3.1.1 Xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi ....................................................................... - 88 3.3.1.2 Tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát..................................................... - 89 3.3.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM Nhà nước........................................ - 90 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................................................. - 91 3.3.2.1 Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý.................................................................. - 91 3.3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của NHNN đối với NHTM về công tác quản trị thanh khoản ........................................................................................................ - 92 3.3.2.3 Hỗ trợ thanh khoản đối với các NHTM............................................................... - 93 3.3.2.4 Hoàn thiện chính sách tiền tệ............................................................................... - 94 3.3.2.5 Tăng chủng loại hàng hóa giao dịch để thu hút nhiều ngân hàng tham gia thị trường mở .................................................................................................................................... - 95 3.3.2.6 Đơn giản trong hoạt động thị trường mở ............................................................. - 96 - 3.3.2.7 Phát triển thị trường tiền tệ .................................................................................. - 96 3.3.2.8 Hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro ......................... - 97 3.3.2.9 Kiểm soát việc thành lập NHTM......................................................................... - 98 3.3.2.10 Các kiến nghị khác............................................................................................. - 99 KẾT LUẬN ................................................................................................................... - 100 - DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á. Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam ALCO : Ủy ban quản lý tài sản có – tài sản nợ BIDV: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam BHTG : Bảo hiểm tiền gửi BHTGVN : Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam DTBB: Dự trữ bắt buộc DN : Doanh nghiệp DongA Bank: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Việt Nam ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long EIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam HS : Hội sở KKH : Không kỳ hạn MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Việt Nam MHB : Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam NH : Ngân hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung Ương NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần QĐ : Quyết định Seabank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Việt Nam Sacombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Việt Nam SCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Việt Nam Southernbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Việt Nam Techcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TS : Tài sản VIBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VHĐ : Vốn huy động DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Vốn điều lệ của Eximbank và một số NHTM đến thời điểm 30/06/2010 .................................................................................................................................50 Bảng 2.2 Hệ số CAR qua các năm của một số NHTM...........................................51 Bảng 2.3 Chỉ số H1 của Eximbank và một số NHTM ............................................53 Bảng 2.4 Chỉ số H2 của Eximbank và một số NHTM ............................................54 Bảng 2.5 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 của Eximbank và một số NHTM ...........55 Bảng 2.6 Chỉ số H4 của Eximbank..........................................................................56 Bảng 2.7 So sánh chỉ số H4 của Eximbank và một số NHTM ...............................56 Bảng 2.8 Chỉ số H5 của Eximbank..........................................................................58 Bảng 2.9 So sánh chỉ số H5 của Eximbank và một số NHTM ...............................59 Bảng 2.10 Hệ số H6 của Eximbank.........................................................................60 Bảng 2.11 Chỉ số cơ cấu tiền gửi của Eximbank ....................................................60 Bảng 2.12 Tỷ lệ về khả năng chi trả của Eximbank ...............................................61 Bảng 2.13 Khả năng thanh toán chung của Eximbank ...........................................62 Bảng 2.14 Dự trữ bắt buộc của Eximbank..............................................................63 Bảng 2.15 Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank...................................................................63 Bảng 2.16 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn ..........64 Bảng 2.17 Bảng tóm tắt các tài sản và nợ của ngân hàng theo nhóm kỳ hạn tính từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày đáo hạn ........................................... Phụ lục 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế nói chung và của các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng. Hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, trong đó có một loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ và luôn chứa đựng nguy cơ bộc phát đầy bất ngờ, đó chính là rủi ro thanh khoản. Thực tiễn đã cho thấy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản không những là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào mà còn đối với cả hệ thống ngân hàng của một nước. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Chỉ khi nhà quản trị ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của quản trị thanh khoản và kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp thì ngân hàng đó mới duy trì và phát triển được hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời ngày càng nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Với ý nghĩa trên, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” để tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng này. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Luận văn nhằm tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng này. Trang - 2 - 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : * Đối tượng : Bài viết nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Phạm vi nghiên cứu : tại ngân hàng Eximbank, có so sánh đối chiếu với 14 NHTM khác trong đó có 9 NHTMCP và 5 NHTMNN. 4. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp như: mô tả - giải thích, so sánh đối chiếu, phân tích - tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo từ sách tham khảo, báo chí, báo điện tử, các báo cáo của các tổ chức tài chính, các quy định liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thu thập thêm thông tin và số liệu. 5. Những kết quả đạt được của Luận văn: Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank. Hai là, góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Eximbank. 6. Nội dung kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro kinh doanh và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank Chương 3 : Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank Trang - 3 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NHTM 1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về rủi ro : Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh. Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng, phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới. 1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro: Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất Trang - 4 - xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện trên tổng số trường hợp đồng khả năng. Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra. Các loại rủi to trong kinh doanh ngân hàng: Có bốn loại rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng: Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Trong tất cả các rủi ro nói trên thì rủi ro thanh khoản là có ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đối với riêng ngân hàng mà còn cả hệ thống ngân hàng và lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Đây là rủi ro nguy hiểm nhất đối với hoạt động ngân hàng, có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. 1.1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Theo quan điểm của trường phái mới, được nhiều người đồng thuận, cho rằng cần quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện. Theo đó, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn Trang - 5 - diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro. Nhận dạng rủi ro: Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp. Phân tích rủi ro: Đây chính là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro nhằm đề ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn. Đo lường rủi ro: Muốn vậy, phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường rủi ro và phân tích, đánh giá. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, tức là mức độ nghiêm trọng của tổn thất, đây là tiêu chí có vai trò quyết định. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro, Trang - 6 - ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin... Tài trợ rủi ro: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro. Nhóm tự khắc phục rủi ro : ngân hàng có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu của mình tài trợ cho rủi ro hoặc dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp những thiệt hại do rủi ro gây ra như quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ –NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước. Nhóm chuyển giao rủi ro : ngân hàng có thể bán các khoản nợ vay hiện tại có dấu hiệu rủi ro cho các ngân hàng bạn có tiềm lực tài chính lớn hơn hoặc tham gia bảo hiểm cho các khoản tiền gửi nhằm chuyển giao rủi ro từ phía ngân hàng mình sang một ngân hàng khác hay một tổ chức khác. 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro: Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng: Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả hoặc dự trữ quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi ro cao. Trang - 7 - Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý. Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô... Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ. Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý. Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả. Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được. Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản. Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo. Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh: Do thiên tai, hoả hoạn. Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định, các vụ kiện về kinh tế của nước ngoài. Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường. Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. 1.1.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế -xã hội: Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro và có thể bị mất vốn. Nhưng do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn gây tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội. Cụ thể là: Trang - 8 - - Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản... - Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Những tổn thất này còn lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tài chính. Các thua lỗ trong hoạt động của ngân hàng luôn có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của công chúng. Khi dân chúng thiếu tin tưởng vào khả năng kinh doanh của ngân hàng hoặc nghi ngờ ngân hàng mất khả năng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng, dẫn đến việc đổ bể tài chính hoặc phá sản của ngân hàng. - Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kinh tế xã hội. Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu tư, những người gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới có được. Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính. 1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản 1.2.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng các nhu cầu như rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Trang - 9 - 1.2.2 Ý nghĩa của quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Thanh khoản hay khả năng tài trợ vốn để gia tăng tài sản có hay đáp ứng nghĩa vụ thanh toán phát sinh từ các tài sản nợ đến hạn, luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng và là một yếu tố then chốt đối với sự sống còn của bất kỳ một NHTM nào. Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra mà không được xử lý và khắc phục kịp thời thì rất dễ xảy ra hiệu ứng “đô – mi – nô” gây đổ vỡ và lan truyền toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, quản trị thanh khoản là một trong những hoạt động quan trọng nhất mà các ngân hàng cần phải tập trung hướng tới để từ đó có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm đến tối thiểu những thiệt hại do rủi ro thanh khoản gây ra. Đồng thời, quản trị thanh khoản giúp cho hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, đảm bảo có hiệu quả tại thị trường trong nước và tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn khu vực và thế giới. Mục tiêu ngắn hạn của quản trị thanh khoản ngân hàng là giảm đến mức thấp nhất khối lượng của tài sản có mà ngân hàng nắm giữ để đáp ứng đòi hỏi về dự trữ bắt buộc và các nhu cầu khác vì tài sản này không sinh lời. Ngoài ra, việc quản lý thanh khoản không những yêu cầu các nhà quản trị phải thường xuyên xác định trạng thái thanh khoản của ngân hàng mình mà còn phải đánh giá xem các yêu cầu tài trợ vốn sẽ thay đổi như thế nào trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm những tình huống khủng hoảng khả năng thanh toán. Trong điều kiện bình thường, đối với những ngân hàng không xây dựng được một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, và trong trường hợp xấu nhất – chẳng hạn như nền kinh tế nói chung lâm vào khủng hoảng hoặc một ngân hàng nào đó nói riêng bị khủng hoảng về khả năng thanh toán, sự tồn tại của hệ thống ngân hàng cũng sẽ bị đe dọa. Để duy trì sự ổn định, sức mạnh tài chính và uy tín của mình, cũng như để có thể luôn sẵn sàng ứng phó với những tình huống khủng hoảng thanh khoản có thể Trang - 10 - xảy ra bất cứ lúc nào, các ngân hàng cần xây dựng một chiến lược quản lý thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm quản lý thanh khoản trong quá khứ của chính các ngân hàng, và học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nước ngoài. 1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản: Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản “Có” và quản lý tốt cấu trúc danh mục của tài sản “Nợ”. Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau: Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay. 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do hai nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây: những nguyên nhân tiền đề và những nguyên nhân từ hoạt động. Những nguyên nhân tiền đề : Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng