Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành ph...

Tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh

.PDF
100
205
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------------- NGUYỄN THỊ DIỆU TRÚC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------------ NGUYỄN THỊ DIỆU TRÚC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Diệu Trúc, xin cam đoan nội dung luận văn thạc sỹ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Tất cả các thông tin, số liệu đƣợc trích dẫn là trung thực và có nguồn gốc đáng tin cậy. Học viên Nguyễn Thị Diệu Trúc MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................... 1 1.1 THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................ 1 1.1.1 Khái niệm về thanh khoản......................................................................... 1 1.1.2 Cung - cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng........................... 1 1.1.3 Các chỉ số cơ bản thể hiện khả năng thanh khoản .................................... 4 1.2 RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............. 6 1.2.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản ............................................................... 6 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ................................................. 6 1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động ngân hàng...................... 7 1.2.4 Các dấu hiệu của rủi ro thanh khoản ......................................................... 8 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..................................................................... 9 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản ...................................................... 9 1.3.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro thanh khoản ................................................ 10 1.3.3 Ý nghĩa của quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ................................................................................................. 10 1.3.4 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ...................................................... 11 1.3.5 Các chiến lƣợc quản trị thanh khoản ....................................................... 14 1.3.6 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản ......................................... 17 1.4 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN THEO BASEL ............................ 22 1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN ................................................................................................................. 24 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................ 31 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................................................... 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển........................................................... 31 2.1.2 Sơ lƣợc tình hình hoạt động của HDBank giai đoạn 2010-2014 ............ 32 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HCM .............................................................................. 36 2.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank ...................... 36 2.2.2 Chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank ............................... 37 2.2.3 Nội dung, phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank ........... 39 2.2.4 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank ................................. 49 2.2.5 Tình hình thanh khoản tại HDBank ........................................................ 52 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................ 60 2.3.1 Những mặt đạt đƣợc trong việc quản trị rủi ro thanh khoản ................... 60 2.3.2 Những hạn chế trong việc quản trị rủi ro thanh khoản ........................... 63 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế ................................................................. 66 Kết luận chƣơng 2: .................................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HCM .............................................. 69 3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HDBANK ĐẾN 2016 ............................................................. 69 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI HDBANK ..................................................................................................................... 71 3.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản.......................... 71 3.2.2 Nhóm giải pháp trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ................. 74 3.3 NAM MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT ..................................................................................................................... 79 3.3.1 Củng cố và phát triển thị trƣờng tiền tệ .................................................. 79 3.3.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý ....................................................................... 80 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 82 KẾT LUẬN................................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ALCO: Uỷ ban quản lý Tài sản nợ - Tài sản có ALM: Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có BIS: Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for international settlements) CAR: Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio) CNTT: Công nghệ thông tin GTCG: Giấy tờ có giá HDBank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí HĐQT: Hội đồng quản trị HSBC: Hongkong and Shanghai Banking Corporation JBIC: Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KKH: Không kỳ hạn LCR: Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) LDR: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (Loan to Deposit Ratio) NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHTW: Ngân hàng trung ƣơng NPL: Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position) NSFR: Tỷ lệ nguồn vốn ổn định (Net Stable Funding Ratio) Minh NV&KDTT: Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu TCKT: Tổ chức kinh tế TCTD: Tổ chức tín dụng TDH: Trung dài hạn TMCP: Thƣơng mại cổ phần DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính về hoạt động kinh doanh của HDBank 32 Bảng 2.2: Tình hình dự trữ Giấy tờ có giá theo kỳ hạn tại HDBank 40 Bảng 2.3: Tình hình dự trữ chứng khoán Chính phủ của HDBank 41 Bảng 2.4: Các chỉ số thanh khoản của HDBank 42 Bảng 2.5: Chỉ số tài sản lỏng/Tổng nợ phải trả của HDBank từ năm 2010 đến 2014 53 Bảng 2.6: Khả năng thanh toán trong bảy ngày của HDBank 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Nội dung Trang Hình 2.1: Huy động vốn theo thành phần kinh tế 33 Hình 2.2: Huy động vốn theo kỳ hạn 34 Hình 2.3: Tổng dƣ nợ và Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 35 Hình 2.4: Dƣ nợ cấp tín dụng theo kỳ hạn 35 Hình 2.5: Quy trình quản trị thanh khoản hàng ngày tại HDBank 49 Hình 2.6: Quy trình quản trị thanh khoản hàng tháng tại HDBank 50 Hình 2.7: Chỉ số dự trữ sơ cấp của một số ngân hàng thƣơng mại từ 2011 đến 2014 53 Hình 2.8: Chỉ số tài sản lỏng của các ngân hàng từ 2011 đến 2014 54 Hình 2.9: Khả năng thanh toán ngay của HDBank từ 2010 đến 2014 55 Hình 2.10: Chỉ số LDR của HDBank từ 2010 đến 2014 56 Hình 2.11: Tỷ lệ cho vay/huy động của các ngân hàng từ 2011 đến 2014 57 Hình 2.12: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng từ 2010 đến 2014 Hình 2.13: Hệ số CAR của các ngân hàng từ 2010 đến 2014 58 59 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bƣớc thực hiện tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay đã đặt ra rất nhiều thách thức cho các ngân hàng thƣơng mại. Để tồn tại và phát triển bắt buộc các ngân hàng thƣơng mại phải cạnh tranh rất gay gắt, nhất là trong tình hình xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng nƣớc ngoài, các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ. Chính vì những sự cạnh tranh đó dễ dàng dẫn đến các rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…trong đó rủi ro thanh khoản đƣợc xem là loại rủi ro nguy hiểm nhất. Thanh khoản và quản trị thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều ngân hàng đã và đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, nếu các ngân hàng không tìm kiếm đƣợc nguồn tài trợ bổ sung khác nhau thì sẽ bị mất khả năng thanh khoản gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp chƣơng trình học Thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu các lý luận cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích thực trạng việc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh. - Rút ra những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc, phân tích nguyên nhân. Từ đó đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp mô tả giải thích, thống kê, so sánh – đối chiếu, phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để làm rõ bản chất vấn đề nghiên cứu, từ đó đƣa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt…nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm về thanh khoản Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn - đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ đƣợc quy định. Do thực hiện bằng tiền, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lƣu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản (Rudolf Duttweiler, 1020). Nhƣ vậy, thanh khoản đƣợc hiểu thông qua các yếu tố sau: - Tính lỏng, tính linh hoạt của tài sản. - Khả năng chuyển hóa tài sản thành tiền. - Khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán với chi phí hợp lý. 1.1.2 Cung - cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng 1.1.2.1Cung thanh khoản Cung thanh khoản là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, là các tài sản có tính thanh khoản cao và các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010), bao gồm: - Tiền mặt tại quỹ (cả nội tệ và ngoại tệ), vàng, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nƣớc, tiền gửi tại các TCTD khác: đây là nguồn thanh khoản đầu tiên của ngân hàng, nguồn này giúp việc thanh toán của ngân hàng diễn ra nhanh và kịp thời. Nhƣng nguồn này càng tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp, vì vậy các ngân hàng thƣơng mại đều có chiến lƣợc duy trì lƣợng tiền mặt không quá nhiều. - Tiền gửi của khách hàng: đây đƣợc xem là nguồn thanh khoản quan trọng nhất của ngân hàng để duy trì nhu cầu thanh khoản thƣờng xuyên, bao gồm các 2 khoản tiền gửi mới phát sinh, đối với tiền gửi đến hạn nhƣng đƣợc gia hạn cho kỳ hạn tiếp theo tạm thời đƣợc loại khỏi nhu cầu thanh khoản trƣớc mắt. - Các khoản tín dụng đƣợc hoàn trả: vừa tạo nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng, vừa chứng tỏ khoản tín dụng an toàn, không bị rủi ro mất vốn. - Lãi và phí dịch vụ đang thu: chẳng hạn nhƣ phí mở, thông báo L/C, bảo lãnh ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, thu chi hộ, két sắt… là nguồn thu và nguồn tạo cung thanh khoản cho ngân hàng. - Bán tài sản tài chính, tài sản đang kinh doanh và đang sử dụng: ngân hàng có thể chuyển hóa một phần tài sản thành tiền mặt tức thời để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Các tài sản dễ chuyển hóa thành tiền nhƣ trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, các loại Giấy tờ có giá tại các TCTD, Tổ chức kinh tế phát hành. - Vay trên thị trƣờng tiền tệ: là vay từ Ngân hàng nhà nƣớc hay các TCTD khác trong trƣờng hợp thiếu thanh khoản. 1.1.2.2Cầu thanh khoản Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của ngân hàng, các khoản làm giảm dự trữ của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010), bao gồm: - Khách hàng rút tiền: đây là nhu cầu thanh khoản chính của ngân hàng, có tính thƣờng xuyên, tức thời và vô điều kiện, bao gồm rút vốn và lãi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có khả năng rút trƣớc hạn và khi đến hạn, kỳ phiếu, trái phiếu…(Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Cấp tín dụng cho khách hàng: đây là các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cam kết cấp cho khách hàng trong hạn mức tín dụng, gia hạn khoản vay mới, nhu cầu cấp tín dụng mới… Cấp tín dụng là hoạt động mà ngân hàng luôn muốn duy trì và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên rất cần thanh khoản (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Hoàn trả các khoản vay đến hạn (vay từ Ngân hàng nhà nƣớc, từ các tổ chức tín dụng): bao gồm gốc và lãi vay. 3 - Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ; - Chi phí nghiệp vụ nhƣ lƣơng, thƣởng, bảo hiểm, công tác phí, mua sắm tài sản, chi nộp thuế và trả cổ tức bằng tiền mặt… 1.1.2.3Trạng thái thanh khoản ròng Trạng thái thanh khoản ròng hay còn gọi là khe hở thanh khoản (Net Liquidity Position - NLP) là chênh lệch giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). Công thức: NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản Từ công thức này ta thấy có 3 trƣờng hợp xảy ra đối với NLP: - NLP >0, nghĩa là Tổng cung thanh khoản > Tổng cầu thanh khoản, là ngân hàng đang trong tình trạng thặng dƣ thanh khoản, lúc này việc cần làm của nhà quản trị ngân hàng là xem xét và quyết định việc đầu tƣ có hiệu quả khoảng thặng dƣ thanh khoản này cho đến khi nguồn thanh khoản này đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tƣơng lai. Đây là việc ngân hàng không khai thác hết đƣợc tiềm năng sinh lời của Tài sản Có. Thanh khoản thừa thƣờng đƣợc xử lý nhƣ sau (Nguyễn Đăng Dờn, 2010): o Nếu thanh khoản thừa không lớn: Ngân hàng có thể giữ nguyên trạng thái. o Nếu thừa với số tiền lớn: Ngân hàng có thể sử dụng để: Mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp và đã bán ra trƣớc đó; Cho vay trên thị trƣờng tiền tệ; Gửi tiền tại các TCTD khác - NLP <0, nghĩa là Tổng cầu thanh khoản lớn hơn Tổng cung thanh khoản, lúc này ngân hàng đang ở trong trạng thái thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng cần áp dụng các biện pháp để bổ sung thanh khoản với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất. Các biện pháp có thể sử dụng khi NLP<0 nhƣ sau: Cơ cấu lại dự trữ cho hợp lý, chuyển đổi các công cụ thứ cấp thành dự trữ sơ cấp; bán các giấy tờ có giá ngắn hạn; tăng cƣờng huy động vốn thông qua các hình thức khuyến mãi, dự thƣởng, tặng quà; vay NHNN bằng hình thức vay cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu 4 và tái chiết khấu, vay các ngân hàng khác thông qua thị trƣờng liên ngân hàng…(Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - NPL = 0, cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản hay gọi trạng thái thanh khoản cân bằng. Trạng thái này rất khó xảy ra trên thực tế. 1.1.3 Các chỉ số cơ bản thể hiện khả năng thanh khoản - Chỉ số dự trữ sơ cấp Chỉ số dự trữ sơ cấp = Dự trữ sơ cấp/Nguồn vốn huy động. Dự trữ sơ cấp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD. Dự trữ sơ cấp đƣợc xem là tuyến phòng thủ số một của ngân hàng. Chỉ số này phản ánh tỷ lệ giữa các tài sản có tính lỏng cao nhất so với tổng tiền gửi của khách hàng. Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao thì càng đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng. Chỉ số này càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt nhƣng hiệu quả kinh doanh, tính sinh lợi từ tài sản sẽ không cao (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Chỉ số Tài sản lỏng/Tổng nợ phải trả Tài sản lỏng (tài sản có tính thanh khoản cao) là những tài sản dễ dàng đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất, nghĩa là giá trị tài sản không giảm nhiều khi chuyển đổi. Tài sản lỏng của TCTD thƣờng bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ. Chỉ số này có ý nghĩa đo lƣờng khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ phải trả của ngân hàng từ các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền nhất của ngân hàng. Chỉ số này cao có nghĩa ngân hàng có khả năng đáp ứng các khoản thanh toán đến hạn, nhu cầu rút vốn hay giải ngân. Nhƣng không phải tỷ số này càng cao là càng tốt, nếu quá cao, thì thể hiện sự dƣ thừa về mặt thanh khoản và giảm sút lợi nhuận của ngân hàng vì tài sản có tính thanh khoản càng cao thì lợi tức sinh ra từ tài sản đó càng thấp (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Tỷ lệ khả năng thanh toán 5 Có hai tỷ lệ khả năng thanh toán là tỷ lệ khả năng thanh toán ngay và tỷ lệ khả năng thanh toán trong 7 ngày tiếp theo. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả và Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại đƣợc quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày) (Trần Huy Hoàng, 2011). - Tỷ lệ Dƣ nợ tín dụng/Huy động Chỉ số này cho biết phần trăm các khoản cho vay tín dụng trong tổng tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng huy động đƣợc tức là cho biết ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu vốn huy động để cho vay. Tỷ lệ này cao cho thấy rằng ngân hàng đã dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trƣởng tín dụng. Chỉ số này càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng kém (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn = {(Tổng dƣ nợ cho vay trung hạn, dài hạn – Tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải trừ)/Tổng nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn}x100% (Trần Huy Hoàng, 2011). Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung hạn, dài hạn đƣợc xác định dựa trên thời hạn còn lại. Chỉ số này cho thấy phần trăm dƣ nợ cho vay trung dài hạn đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn so với tổng nguồn vốn ngắn hạn. Chỉ số này càng cao, rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng cao, vì đã sử dụng nhiều từ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, khi nguồn vốn ngắn hạn đến hạn thanh toán (trong khi khoản tín dụng trung dài hạn thì chƣa đến thời hạn trả nợ), nếu ngân hàng không theo dõi, quản lý tốt để tìm nguồn thanh khoản khác thì sẽ dễ rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. 6 - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi TCTD trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. 1.2 RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, và theo đó, việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn. Không thực hiện đƣợc nghĩa vụ thanh toán là ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán (Rudolf Duttweiler, 2010). 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Ngân hàng thƣờng xuyên phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản chủ yếu do các nguyên nhân cơ bản sau đây: - Do tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn: các ngân hàng thƣơng mại vì theo đuổi mục tiêu tăng trƣởng và mục tiêu lợi nhuận sẽ đi kèm với cơ cấu đầu tƣ bất hợp lý. Theo đó các ngân hàng sử dụng quá nhiều các khoản tiền gửi, nguồn vốn huy động ngắn hạn từ các tổ chức, cá nhân và định chế tài chính khác để sau đó chuyển hóa các nguồn này thành những tài sản đầu tƣ dài hạn, cấp tín dụng cho các khoản cho vay trung dài hạn hoặc ngắn hạn nhƣng kỳ hạn khác với kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Do đó nhiều ngân hàng thƣơng mại đã phải đối mặt với sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thƣờng gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tƣ nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những biến động của lãi suất có thể tác động đến cả ngƣời gửi tiền và ngƣời vay vốn. Khi lãi suất giảm, do sự nhạy cảm đối với sự thay đổi về lãi suất, một số ngƣời gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tƣ vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn những ngƣời đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trƣớc. Chính những chiều hƣớng này làm ảnh 7 hƣởng rất lớn đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hƣớng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hƣởng đến giá trị thị trƣờng của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để gia tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hƣởng đến chi phí vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Ngân hàng thiếu quan tâm và chƣa làm tốt công tác quản trị thanh khoản nhƣ (Nguyễn Đăng Dờn, 2010): o Ngân hàng duy trì dự trữ thanh khoản ở mức độ quá thấp và không hợp lý, điển hình là dự trữ sơ cấp ở mức độ quá thấp trong khi dự trữ thứ cấp lại quá cao nhƣng khả năng chuyển hóa thành tiền chậm. o Ngân hàng xem nhẹ chính sách quản lý thanh khoản hoặc không thiết lập đƣợc chính sách quản lý thanh khoản một cách khoa học và bài bản, đặc biệt trong phân tích diễn biến thị trƣờng, dự báo rủi ro thanh khoản dẫn đến việc thụ động trƣớc sự thay đổi của thị trƣờng, không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền, nhu cầu tài trợ các khoản cho vay khi có yêu cầu. - Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị thua lỗ kéo dài. Đây là nguyên nhân rất nghiêm trọng vì bắt nguồn từ hiệu quả kinh doanh, khiến ngƣời dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ bị mất vốn. Nguyên nhân này khó có thể đƣợc khắc phục sớm, mà đòi hỏi phải có thời gian (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). - Rủi ro thanh khoản cũng có thể bắt nguồn từ các tin đồn thất thiệt, việc này sẽ gây nên tâm lý hoang mang, tiêu cực cho những ngƣời gửi tiền dẫn đến tình trạng rút tiền gửi ào ạt theo số đông khiến cho các ngân hàng không kịp xoay sở và ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). 1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động ngân hàng Ngân hàng sẽ phải chịu mức tổn thất khi rủi ro thanh khoản xảy ra. Thông thƣờng, để ứng phó với tình trạng mất thanh khoản, các NHTM chấp nhận vay tiền trên thị trƣờng liên ngân hàng với mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất thông thƣờng hoặc điều kiện vay vốn khắc nghiệt hơn. Mặt khác ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn và chịu nhiều tổn thất từ việc bán các tài sản tài chính để tăng khả năng 8 thanh khoản vì khi đó ngân hàng sẽ phải bán các chứng khoán và các tài sản khác với giá thấp, điều này không chỉ làm giảm lƣợng vốn thu về mà còn làm giảm thu nhập của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). Khi một ngân hàng gặp các vấn đề về thanh khoản sẽ dẫn tới sự mất lòng tin của dân chúng cũng nhƣ của các tổ chức khác, điều này đồng nghĩa với việc uy tín của ngân hàng bị sụt giảm một cách đáng kể. Hậu quả của vấn đề này là nguồn vốn của ngân hàng bị sụt giảm một cách nghiêm trọng do ngân hàng không huy động đƣợc nguồn tiền gửi từ khách hàng hoặc các TCTD khác từ chối cấp vốn. Nghiêm trọng hơn cả là có thể tạo nên làn sóng rút tiền ồ ạt quy mô lớn tại một thời điểm nhất định càng làm cho vấn đề thanh khoản của ngân hàng thêm trầm trọng và nếu vƣợt quá tầm kiểm soát thì ngân hàng có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch hoặc bị phá sản. Mặt khác, từ rủi ro thanh khoản của một ngân hàng có thể trở thành hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống ngân hàng, đe dọa sự ổn định của cả hệ thống tài chính (Nguyễn Đăng Dờn, 2010). 1.2.4 Các dấu hiệu của rủi ro thanh khoản Ngân hàng không đáp ứng đƣợc hoặc chỉ đáp ứng một phần nhu cầu rút tiền của khách hàng: khi khách hàng có nhu cầu rút tiền với giá trị lớn hoặc nhiều khách hàng rút tiền tại cùng một thời điểm mà ngân hàng không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần yêu cầu đó thì chứng tỏ thanh khoản của ngân hàng đang gặp khó khăn. Ngân hàng từ chối cho khách hàng rút vốn trƣớc hạn: khách hàng có quyền tất toán trƣớc hạn các khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn và sẽ phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn tính theo thời gian gửi tiền thực tế. Nếu ngân hàng từ chối yêu cầu tất toán trƣớc hạn này của khách hàng thì ngân hàng có khả năng đang gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản. Ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: khi ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kịp thời các cam kết tín dụng hoặc từ chối một số yêu cầu vay vốn khả thi của khách hàng thì chứng tỏ ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh khoản (Trần Huy Hoàng, 2011). 9 Ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động hoặc lãi suất vay vốn các TCTD cao hơn thị trƣờng: nếu nhƣ mức lãi suất huy động vốn mà ngân hàng đang áp dụng hay mức lãi suất đi vay các TCTD ngân hàng chấp nhận cao hơn mức lãi suất chung của thị trƣờng một cách bất thƣờng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn, phải huy động với chi phí cao, nguồn cung thanh khoản bị thiếu và nguy cơ khủng hoảng thanh khoản là có khả năng xảy ra (Trần Huy Hoàng, 2011). Ngân hàng chấp nhận lỗ trong việc bán tài sản: việc ngân hàng phải chấp nhận bán nhanh các tài sản với giá thấp và chịu lỗ để có đƣợc nguồn vốn chứng tỏ rằng ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản. Dựa vào tần suất bán tài sản có thể suy đoán đƣợc mức độ khủng hoảng thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng vay vốn từ NHTW: NHTW giữ vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Khi một ngân hàng có dấu hiệu buộc phải đi vay NHTW với khối lƣợng lớn và thƣờng xuyên để đáp ứng hoạt động kinh doanh thì khả năng ngân hàng đang gặp vấn đề về thanh khoản là rất lớn. 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản Ngân hàng thƣơng mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trƣờng với nhiệm vụ nhận tiền gửi từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế, sau đó sử dụng số vốn đó cho các nghiệp vụ về tín dụng, chiết khấu và các dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do đó dòng tiền vào và dòng tiền ra của ngân hàng diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và rất ít trƣờng hợp tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng tổng cầu về thanh khoản, hai đại lƣợng này luôn luôn có sự chênh lệch, ngân hàng thƣờng xuyên phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản hay thặng dƣ thanh khoản. Quản trị rủi ro thanh khoản là để đảm bảo sự cân đối của các dòng tiền trong hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh đƣợc tình trạng mất cân đối về thanh khoản. Quản trị rủi ro thanh khoản là quy trình tác động liên tục, có chủ đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất