Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty cổ phần may nhà bè...

Tài liệu Quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty cổ phần may nhà bè

.PDF
137
641
71

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ---------------------- PHẠM ANH KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2015 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ---------------------- PHẠM ANH KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ QUANG TRỊ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn “Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và hợp pháp. Nguồn số liệu đáng tin cậy được lấy từ các Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán qua các năm từ 2010 đến 2014. Các giải pháp nêu trong Luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn hiện nay. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2015 Tác giả Luận văn Phạm Anh Khoa i LỜI CẢM TẠ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy TS. Đỗ Quang Trị đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Trong quá trình thực hiện Luận văn, thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết, cách giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp… Thầy là người truyền động lực cho tôi, đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Đào Tạo Sau Đại Học đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu học tập đến khi hoàn thành Luận văn này. Trân trọng. Phạm Anh Khoa ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................i T 8 3 T 8 3 LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................ii T 8 3 T 8 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vi T 8 3 T 8 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................................. vii T 8 3 T 8 3 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................ix T 8 3 T 8 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP ........ 1 T 8 3 T 8 3 1.1. RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................ 1 T 8 3 T 8 3 1.1.1. Các khái niệm về rủi ro ............................................................................................. 1 T 8 3 T 8 3 1.1.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp ............................................................................ 5 T 8 3 T 8 3 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .............................................. 7 T 8 3 T 8 3 1.2.1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp..................................................................................... 7 T 8 3 T 8 3 1.2.2. Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp .................................................................... 10 T 8 3 T 8 3 1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp .................................................... 13 T 8 3 T 8 3 1.2.4. Các phương thức, kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính................................................ 17 T 8 3 T 8 3 1.2.5. Đánh giá rủi ro tài chính thông qua các báo cáo tài chính...................................... 20 T 8 3 T 8 3 1.2.6. Các công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính ............................................... 27 T 8 3 T 8 3 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ DOANH T 8 3 NGHIỆP NƯỚC NGOÀI .................................................................................................. 35 T 8 3 1.3.1. Bài hoc kinh nghiệm thứ 1...................................................................................... 35 T 8 3 T 8 3 1.3.2. Bài hoc kinh nghiệm thứ 2...................................................................................... 36 T 8 3 T 8 3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 38 T 8 3 T 8 3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH T 8 3 TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ ................................................................ 39 T 8 3 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ ......................... 39 T 8 3 T 8 3 iii 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................. 39 T 8 3 T 8 3 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè ........................................ 40 T 8 3 T 8 3 2.1.3. Đối tác của Tổng công ty may Nhà Bè ................................................................... 41 T 8 3 T 8 3 2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức và chức năng của các bộ phận ............................................ 42 T 8 3 T 8 3 2.1.5. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi ....................................................................... 44 T 8 3 T 8 3 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty Cổ phần may Nhà Bè ............. 46 T 8 3 T 8 3 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY T 8 3 NHÀ BÈ............................................................................................................................... 50 T 8 3 2.2.1. Rủi ro thanh khoản.................................................................................................. 50 T 8 3 T 8 3 2.2.2. Rủi ro hiệu quả hoạt động....................................................................................... 53 T 8 3 T 8 3 2.2.3. Rủi ro cấu trúc tài chính.......................................................................................... 57 T 8 3 T 8 3 2.2.4. Rủi ro lãi suất vay ................................................................................................... 60 T 8 3 T 8 3 2.2.5. Rủi ro tỷ giá hối đoái .............................................................................................. 63 T 8 3 T 8 3 2.2.6. Rủi ro khả năng sinh lời.......................................................................................... 65 T 8 3 T 8 3 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ T 8 3 PHẦN MAY NHÀ BÈ........................................................................................................ 67 T 8 3 2.3.1 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè............ 67 T 8 3 T 8 3 2.3.2. Điểm đạt được và những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tài chính tại Tổng T 8 3 công ty cổ phần may Nhà Bè ............................................................................................ 73 T 8 3 2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG T 8 3 TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ .......................................................................................... 76 T 8 3 2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 76 T 8 3 T 8 3 2.4.2. Hạn chế ................................................................................................................... 76 T 8 3 T 8 3 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế.............................................................................................. 77 T 8 3 T 8 3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 79 T 8 3 T 8 3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO T 8 3 TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ.......................................... 80 T 8 3 iv 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ T 8 3 BÈ......................................................................................................................................... 80 T 8 3 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI T 8 3 CHÍNH ................................................................................................................................ 81 T 8 3 3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng chương trình quản trị rủi ro, nâng cao năng lực quản trị T 8 3 cho doanh nghiệp .............................................................................................................. 81 T 8 3 3.2.2. Nhóm giải pháp cho các bộ phận chức năng nhằm giảm ảnh hưởng biến động chi T 8 3 phí, kiểm soát dòng tiền, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ..................................... 82 T 8 3 3.2.3. Nhóm giải pháp ứng dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất T 8 3 và giá nguyên vật liệu nhằm đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp .. 89 T 8 3 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI T 8 3 CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ ......................................... 92 T 8 3 3.3.1. Về phía Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè ........................................................... 92 T 8 3 T 8 3 3.3.2. Về phía các các cơ quan Nhà nước, các Ban ngành ............................................... 94 T 8 3 T 8 3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 97 T 8 3 T 8 3 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................................. 98 T 8 3 T 8 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 99 T 8 3 T 8 3 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 104 T 8 3 T 8 3 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - BCTC : Báo cáo tài chính - CBCNV : Cán bộ công nhân viên - CC : Cung cấp - CP : Cổ phần - CTCP : Công ty cổ phần - DT : Doanh thu - DTBH : Doanh thu bán hàng - EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Earnings Before Interest and Taxes) - GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) - GT : Giá trị - HĐKD : Hoạt động kinh doanh - KD : Kinh doanh - L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit) - LN : Lợi nhuận - NHTM : Ngân hàng thương mại - TMCP : Thương mại cổ phần - TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) - TS : Tài sản - VCP : Vốn cổ phần - VCSH : Vốn chủ sở hữu vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè....................................42 Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè ...........................48 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Tổng công ty may Nhà Bè 2009-2014 ............................48 Bảng 2.1: Tình hình KD Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 .......................46 Bảng 2.2: So sánh tình hình KD Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ..........47 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...............................................................................................................................49 Bảng 2.4: Tỷ số thanh toán của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ............50 Bảng 2.5: So sánh tỷ số thanh toán của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................50 Bảng 2.6: Tỷ số hoạt động của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 .............53 Bảng 2.7: So sánh tỷ số hoạt động của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................53 Bảng 2.8: Tỷ số nợ của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 .........................57 Bảng 2.9: So sánh tỷ số nợ của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 .............58 Bảng 2.10: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................60 Bảng 2.11: So sánh tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................61 vii Bảng 2.12: Tình hình lỗ do tỷ giá tại Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................63 Bảng 2.13: So sánh tình hình lỗ do tỷ giá tại Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................63 Bảng 2.14: Tỷ số khả năng sinh lợi của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................65 Bảng 2.15: So sánh tỷ số khả năng sinh lợi của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................65 Bảng 2.16: Khoản phải thu khách hàng của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................69 Bảng 2.17: So sánh khoản phải thu khách hàng của Tổng công ty may Nhà Bè qua các năm 2010-2014 ...........................................................................................................70 Bảng 3.1: Một số sản phẩm phái sinh được cung cấp bởi một số Ngân hàng hiện nay ..........89 viii 1. Lý do chọn đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Theo lộ trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế; ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thông qua. Tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đón nhận những cơ hội rất tốt nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức rất lớn và đòi hỏi tự thân doanh nghiệp phải tìm cho mình hướng đi thích hợp để đủ sức vượt qua. Để vượt qua những thử thách đó, doanh nghiệp cần có bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, biến cố do những rủi ro xảy ra. Tuỳ theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp và có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản. Việc nhận diện các loại rủi ro thường gặp để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp, đồng thời có thể biến những thách thức thành cơ hội giúp doanh nghiệp nắm lợi thế cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cùng với sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, rủi ro và quản trị rủi ro ngày càng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Dù không được mong đợi nhưng rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn trong mọi quyết định đầu tư hoặc kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần thiết phải có hệ thống quản trị rủi ro tốt để có thể tránh được những tổn thất không đáng có. Tổng công ty may Nhà Bè là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam - một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường may mặc. Mặc dù là doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm, đã hoạt động hơn 40 năm nhưng rủi ro vẫn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay kinh doanh. Từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè” để làm Luận văn tốt nghiệp Cao học. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Luận văn tập trung trả lời 03 câu hỏi lớn sau: ix Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè thường phải đối diện với những rủi ro tài chính nào? Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè quản trị rủi ro tài chính như thế nào để phòng ngừa, né tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại mà rủi ro tài chính có thể gây ra? Giải pháp giúp Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè vượt qua những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai? Để trả lời được 03 câu hỏi trên cần phân tích tình hình tài chính và thực trạng rủi ro tài chính của Tổng công ty, qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị và hướng xử lý khi những rủi ro tài chính đó xảy ra. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: là tổng thể các nguy cơ rủi ro tài chính có khả năng gây tác động đến Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè. Các rủi ro tài chính này được nhận diện thông qua các việc phân tích các tỷ số tài chính từ các Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè năm 2010 đến năm 2014. 2.3. Phạm vi nghiên cứu: tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè từ năm 2010 đến năm 2014. Từ đó nhận diện các rủi ro tài chính và đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính. Thu thập dữ liệu: sử dụng số liệu cho nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất, xem xét các báo cáo thường niên của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè từ năm 2010 đến năm 2014 và các tài liệu thuộc Hiệp hội dệt may Việt Nam, từ internet... 3. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Luận văn dùng nguồn số liệu và thông tin của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè. Trên cơ sở lý thuyết quản trị rủi ro tài chính và mục tiêu nghiên cứu được xác định, chúng tôi chủ yếu sử dụng x phương pháp phân tích; so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính và giải pháp đối với từng loại rủi ro tài chính; đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tài chính và hướng xử lý khi rủi ro tài chính xảy ra (nếu có) phù hợp. 4. Ý nghĩa của Luận văn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè nắm rõ hơn về các mối nguy cơ rủi ro tài chính, hiểu được lợi ích của quản trị rủi ro tài chính để lựa chọn giải pháp quản trị rủi ro tài chính thích hợp cho mình. Luận văn trình bày, phân tích có hệ thống thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè, dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá áp dụng trong thực tiễn. Từ đó đưa ra giải pháp quản trị rủi ro tài chính hiệu quả nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 5. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 03 chương như sau: Chương 1: Lý thuyết về rủi ro tài chính và quản tri rủi ro tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè. xi CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 1.1. RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Các khái niệm về rủi ro 1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro Có nhiều định nghĩa về rủi ro: Rủi ro (risk) là khả năng các sự kiện không mong đợi sẽ xảy ra (Nguyễn Thị Cành, 2009). Rủi ro còn được định nghĩa như là sự thay đổi có tính tương đối từ các kết quả thực tế mang lại không đúng với các kết quả, kỳ vọng mong muốn (Dương Hữu Hạnh, 2009). Dưới góc độ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính, rủi ro được định nghĩa một cách đơn giản và trực tiếp nhất là sự thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản và khoản nợ (Nguyễn Văn Nam, 2002). Trong hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro là khả năng xảy ra sự kiện không mong đợi tác động xấu tới thu nhập và vốn đầu tư. Thông thường người ta cho rằng rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Các trường hợp rủi ro được khái quát hoá bằng sự hiện diện của những tình huống không chắc chắn mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do lạm phát, do biến động lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá, hoặc do đánh giá sai khả năng tình huống xảy ra, hoặc do quyết định đầu tư không thích hợp, hoặc cũng có thể do yếu tố chính trị, xã hội hoặc môi trường kinh doanh thay đổi…Một cách tổng quát, rủi ro được chia thành 4 loại rủi ro: Rủi ro tài chính: bao gồm các rủi ro về giá cả đầu vào/đầu ra; rủi ro về lãi suất, tỷ giá biến động; lạm phát tăng; mất khả năng thanh toán; tính thanh khoản giảm sút; rủi ro về đòn cân nợ quá cao v.v… 1 Rủi ro hoạt động (rủi ro kinh doanh): là rủi ro mà trong hoạt động kinh doanh, công ty phải đối mặt như nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu của công ty; nghiên cứu và phát triển sản phẩm/thị trường bị hạn chế; năng lực sản xuất yếu, hiệu quả kém; năng lực quản trị không đạt yêu cầu; chu kỳ kinh doanh không ổn định; v.v… Rủi ro nguy hiểm (rủi ro thuần túy) bao gồm: chiến tranh, thiên tai, gián đoạn hoạt động, các trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định về pháp luật v.v… Rủi ro chiến lược bao gồm các loại rủi ro như: sự cạnh tranh gay gắt, tiến bộ về khoa học kỹ thuật vượt trội, xu hướng chính trị - xã hộ không ổn định, nhu cầu thay đổi, uy tín công ty bị giảm sút, v.v… Tóm lại, rủi ro là những tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai không phù hợp với dự báo hay kỳ vọng đã được xác định tại thời điểm hiện tại. Rủi ro bắt nguồn từ tính không chắc chắn trong tương lai chi phối. Sở dĩ tương lai có tính không chắc chắn là do chúng ta thiếu thông tin, thiếu kiến thức hoặc thiếu sự hiểu biết về kết quả của một hành động, một quyết định hoặc một sự kiện trong tương lai (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015). Rủi ro có thể được xảy ra một cách tích cực nếu chúng ta có đầy đủ thông tin, kiến thức và sự hiểu biết thì rủi ro được xem như một cơ hội; nhưng nếu rủi ro xảy ra theo một cách tiêu cực và chúng ta không có đầy đủ thông tin, sự hiểu biết thì rủi ro có thể được xem như một sự đe dọa hay một sự tổn thất. 1.1.1.2. Khái niệm về rủi ro tài chính Rủi ro tài chính (financial risk) là sự gia tăng rủi ro của các cổ đông trên mức rủi ro kinh doanh cơ bản của công ty, là kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính (Nguyễn Thị Cành, 2009). Bên cạnh đó, hai tác giả Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyền (2002) định nghĩa “Rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến các tổn thất do thị trường 2 tài chính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá các loại chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản”. Thuật ngữ rủi ro tài chính được dùng để diễn tả những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá hàng hoá không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận của một doanh nghiệp mà còn có thể định đoạt liệu doanh nghiệp đó có thể tồn tại hay không. Hiện nay, một doanh nghiệp phát triển tốt không chỉ cần có công nghệ sản xuất tiên tiến, nguồn lao động giá rẻ, chiến lược kinh doanh tốt… mà còn phải hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn định mới phát triển được, những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy những doanh nghiệp đang phát triển tốt rơi vào tình trạng khó khăn hay thậm chí phá sản. Ngoài ra, những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra những đối thủ mạnh mới cho doanh nghiệp, sự thay đổi thất thường trong giá nguyên vật liệu có thể biến giá cả sản phẩm, hàng hóa tăng đến mức người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm thay thế. Biến động lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Tóm lại, rủi ro tài chính là rủi ro phát sinh từ độ nhạy cảm của các nhân tố giá cả thị trường như biến động giá cả hàng hoá đầu vào – đầu ra, lãi suất, tỷ giá, lạm phát tăng, giá chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – sử dụng nguồn vốn vay quá nhiều trong kinh doanh, mất khả năng thanh toán, tính thanh khoản giảm sút v.v… 1.1.1.3. Phân loại rủi ro Đứng trên khía cạnh là nhà quản trị, rủi ro có thể chia thành hai loại: rủi ro không thể giảm thiểu được (là rủi ro hệ thống) và rủi ro có thể giảm thiểu được (rủi ro phi hệ thống). Rủi ro tài chính thuộc loại rủi ro có thể giảm thiểu được. a) Rủi ro hệ thống (systematic risk) 3 Trong đầu tư, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường gọi là rủi ro hệ thống hay là rủi ro không phân tán được. Rủi ro hệ thống đến từ các yếu tố bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị... Rủi ro hệ thống là rủi ro không thể nào tránh được cho dù có đa dạng hóa như thế nào đi nữa. Là một dạng rủi ro thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định, ngành nghề nào cũng phải có rủi ro kinh doanh thuộc về bản chất. b) Rủi ro phi hệ thống (nonsystematic risk) Rủi ro phi hệ thống là rủi ro bên trong doanh nghiệp và có thể được loại bỏ bằng cách đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa được. Rủi ro tài chính thuộc loại là rủi ro phi hệ thống; có thể giảm thiểu hoặc triệt tiêu bằng các bằng các nghiệp vụ quản trị bao gồm: + Rủi ro cấu trúc tài chính: Là tình trạng doanh nghiệp vay nợ quá nhiều nhưng sử dụng nợ vay kém hiệu quả dẫn đến tình trạng không kiểm soát được; doanh nghiệp không thể thanh toán nợ vay và lãi vay dẫn đến rủi ro phá sản doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, (2009). + Rủi ro biến động giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa: Rủi ro về giá cả đầu vào hay giá cả đẩu ra là rủi ro xảy ra khi giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ tăng lên khiến cho chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng cao hoặc khi giá bán ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giảm khiến cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận hoặc thậm chí dẫn đến lỗ (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015). + Rủi ro lãi suất: Rủi ro về lãi suất (interest rate risk): là rủi ro khi lãi suất tăng lên khiến cho chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp mất khả năng trả lãi vay và nợ vay cho các chủ nợ (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015). 4 + Rủi ro tỷ giá hối đoái: Rủi ro tỷ giá hối đoái (foreign exchange risk) là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai (Nguyễn Minh Kiều, 2009). + Rủi ro tín dụng thương mại (credit risk): phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của doanh nghiệp rủi ro tín dụng thương mại xảy ra khi doanh nghiệp bán chịu hàng hóa và khách hảng mua chịu thất bại trong việc trả nợ (Nguyễn Minh Kiều, 2009). + Rủi ro dòng tiền: là rủi ro tài chính do sự mất cân đối thu-chi trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán (tạm thời trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn) ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp hoặc thậm chí có thể dẫn đến tình trạng phá sản. 1.1.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố tạo thành rủi ro tác động đến doanh nghiệp trong đó có rủi ro tài chính tác động mạnh mẽ đến quyết định của nhà đầu tư (Nguyễn Minh Kiều, 2009) bao gồm: 1.1.2.1. Rủi ro, tỷ suất sinh lời và quyết định đầu tư Tỷ suất sinh lời là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời và tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lợi còn được xem là thước đo bằng số của thành quả đầu tư. Tỷ suất sinh lời gồm có: Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA (return on total assets) là tỷ suất sinh lời được T 8 3 T 8 3 đánh giá trên góc độ tổng nguồn vốn hình thành nên tổng tài sản, được gọi là thước đo tài sản. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ tổng tài sản (trình bày phần sau mục 1.2.6.4). Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (return on equity) Đây là chỉ số được T 8 3 T 8 3 các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ 5 đông thường. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao (trình bày phần sau mục 1.2.6.4). Khả năng sinh lời trên doanh thu ROS (return on sales) là một tỷ số sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạt động". ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu,… (nhưng trước lãi vay và thuế). Trong kinh doanh, rủi ro thường biến động cùng chiều với tỷ suất sinh lời. Rủi ro là sự không chắc chắn của tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro và tỷ suất sinh lời có mối quan hệ đồng biến mà người ta thường gọi là sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời nhà đầu tư mong đợi khi quyết định đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Nhà đầu tư có lý trí chỉ quyết định đầu tư khi tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn mức rủi ro có thể chấp nhận. 1.1.2.2. Rủi ro và khánh kiệt tài chính Khi rủi ro xảy ra tác động xấu đến doanh nghiệp, tuỳ theo mức độ thiệt hại mà nó mang lại doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng thiệt hại về tài chính ở mức độ khác nhau. Ðối với các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, bị sụt giảm giá trị tài sản, có thể sẽ dẫn đến tổn thất phần lớn vốn kinh doanh thậm chí mất hoàn toàn vốn; khi đó doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khánh kiệt tài chính. Với tình trạng này, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn và thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Việc thực thi các giải pháp để cứu doanh nghiệp như tái cấu trúc tài sản, thu hẹp quy mô, bán tài sản, bán nợ, mua bán hoặc sáp nhập sẽ gây ra những tổn thất đáng kể. 1.1.2.3. Rủi ro và phá sản doanh nghiệp Đối với những rủi ro lớn khi xảy ra tác động xấu đến doanh nghiệp sẽ gây ra hậu quả nặng nề dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cứu vãn và có thể phá sản, điều này thường xảy ra với các doanh nghiệp có quy mô vốn 6 nhỏ, không thể đa dạng hoá được danh mục đầu tư mà phần lớn chỉ tập trung vào một hoạt động. Đối với các doanh nghiệp lớn cũng có thể bị phá sản nếu như rủi ro làm doanh nghiệp lỗ ròng dẫn đến khánh kiệt tài chính và phá sản. Giải pháp cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản cũng không đạt được, phá sản là điều tất yếu nhưng các chi phí thủ tục là gánh nặng đáng kể. Việc định giá và thanh lý tài sản là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục phá sản.. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận một cách có khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009). Từ khái niệm này cho thấy, quản trị rủi ro doanh nghiệp bao gồm các nội dung: + Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro; + Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro; + Tài trợ rủi ro; + Biến rủi ro thành cơ hội. 1.2.1.1. Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro a) Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những dạng 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng